đào trung đąo

Thông Din Lun

Martin Heidegger

(87)

 

Kỳ 1,  Kỳ 2,  Kỳ 3,  Kỳ 4,  Kỳ 5,  Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14 Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, , Kỳ 39, , Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63,  Kỳ 64,  Kỳ 65Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87,

 

Đối với Derrida, ba triết gia quan trọng nhất để xây dựng công tŕnh hủy tạo là Hegel, Nietszche, và Heidegger. Trước bài ‘La différance’ và ‘Le puits et la pyramide’ cùng viết năm 1968, trong De la grammatologie Derrida đă cho thấy Hegel đóng vai tṛ chủ chốt trong việc triển khai hủy tạo: “Chân trời của nhận thức tuyệt đối, chính là sự xóa bỏ chữ viết/văn tự trong logos, sự hồi phục dấu vạch trong sự tái sinh, sự tái chiếm hữu của sự khác biệt, sự hoàn tất của cái chúng ta đă gọi là siêu h́nh học của cái riêng tư. Tuy nhiên, tất cả những ǵ Hegel đă tư duy trong viễn cảnh này, nghĩa là tất cả mọi thứ ngoại trừ mạt thế luận, có thể được đọc lại như suy niệm về văn tự. Hegel cũng là nhà tư tưởng của sự khác biệt bất khả qui giảm. Ông ta đă phục hồi tư tưởng như kư ức sản xuất những dấu chỉ. Và ông cũng đă đưa sự cần thiết thiết yếu của dấu vạch viết vào lại trong một diễn ngôn triết học – nghĩa là có tính chất Socrate - như chúng ta đă từng thử chứng minh đâu đó – ông ta đă tin tưởng ḿnh có thể vượt qua: Hegel là triết gia cuối cùng của quyển sách và là nhà tư tưởng đầu tiên của chữ viết/văn tự. (1) Hủy tạo Hegel của Derrida chỉ ra Aufhebung là nơi chốn xảy ra hủy tạo. Ba năm sau những bài về Hegel in trong Marges, năm 1974 Derrida cho xuất bản Glas có thể coi như để kết thúc Hegel. V́ là một quyển sách rất khó đọc, khó tiếp cận cho nên giới nghiên cứu văn học với vốn liếng triết học không đủ để đi vào Glas nên ít nhắc tới quyển này. Chúng tôi cho rằng Glas là một tác phẩm đánh dấu thời đại v́ Derrida đă đọc và hiểu Hegel trong một viễn tượng triết học khác hẳn những chuyên gia đă viết về Hegel trước đây nói chung, ở Pháp nói riêng. Để hiểu tại sao Glas của Derrida đánh dấu một bước ngoặt trong nghiên cứu về Hegel, Hegel được hiểu khác đi từ sau Glas, chúng ta cần tóm lược quá tŕnh tiếp nhận Hegel ở Pháp.

Trước thập niên 30s ở Pháp Hegel không được giới hàn lâm đọc và dịch. Lư do Hegel không được nghiên cứu khá phức tạp nhưng có lẽ trên hết v́ vào giai đoạn sau Thế chiến I người Pháp có ác cảm với tất cả những ǵ của Đức theo nhận xét của Alexandre Kojève. Nhất là ác cảm đối với Hegel v́ triết lư Hegel được coi là biểu trưng cho chủ thuyết tôn sùng Đức (Germanism) hoặc thống nhất những dân tộc nói tiếng Đức (Pangermanism). Thêm vào đó là lư do thời bấy giờ trong giới triết học hàn lâm triết học duy lư của Descartes tuyệt đối ngự trị tuy Kant có được nghiên cứu nhưng trong viễn tượng tri thức luận khoa học. Trong khung cảnh trí thức đó năm 1929 Jean Wahl cho xuất bản quyển sách mỏng về Hegel: La malheur de la conscience dans la philosophie de Hegel/Ư thức khốn khổ trong triết học Hegel. Cuốn sách không thu hút được sự chú ư của học giới. Người thứ nh́ phá bỏ “sự thầm lặng đồng lơa” (chữ của Mikel Dufrenne) của học giới đối với Hegel là Alexandre Koyré âm thầm dịch và chú giải những bản văn của Hegel dọn đường cho sự tiếp nhận Hegel ở Pháp. Nhưng người tạo được ảnh hưởng lớn nhất – cũng là ảnh hưởng lâu dài cho tới ngày nay -  của Hegel ở Pháp phải kể công đầu của Alexandre Kojève với những bài giảng về Hegel ở École pratique des hautes études suốt từ tháng Giêng năm 1933 cho đến tháng Năm năm 1939 thu hút những khôn mặt thuộc giới trí thức trẻ hàng đầu của Pháp thời đó như Georges Bataille, Raymond Aron, Jacques Lacan, Raymond Queneau, Maurice Merleau-Ponty, Eric Weil, Emmanuel Lévinas…đến nghe giảng. Những bài giảng của Kojève đặt trọng tâm vào cuốn Hiện tượng luận về Tinh thần này sau được Raymond Quéneau thu tập và in thành quyển Introduction à la lecture de Hegel. Alexandre Kojève (1902-1968) là một trường hợp khá đặc biệt: xuất thân từ một gia đ́nh giàu có, sinh ra ở Nga, học đại học Heidelberg ở Đức, làm luận văn tiến sĩ về triết gia Nga Vladimir Soloviev dưới sự bảo trợ của Karl Jaspers, chịu ảnh hưởng của Heidegger và Koyré, sống ở Pháp suốt thời gian sau khi trưởng thành và làm việc cho sở Ngoại vụ thuộc Bộ Kinh tế Pháp, thông thạo nhiều tử ngữ (Phạn, Hán, Tây tạng, cổ Hy lạp) cũng như nói và viết thông thạo một số sinh ngữ chính (Nga, Pháp, Đức. Anh.) Qua những bài giảng về Hegel ta có thể thấy Kojève là một nhà mác-xít hiện sinh lăng mạn. Năm 1937 Gibelin đưa ra bản dịch quyển Leçons sur la Philosophie de ‘l’Histore, Những bài giảng về Triết học Lịch sử, 1939 Henri Lefèbre cho in Morceaux choisis/Văn tuyển của Hegel. Nhưng sự kiện quan trọng sau Introduction à la lecture de Hegel của Kojève là việc Jean Hyppolite cho xuất bản bản dịch quyển Phénoménologie de l’Esprit/Hiện tượng luận về Tinh thần của Hegel. Kể từ đó Hegel được coi là triết gia quan trọng nhất được nghiên cứu nhiều v́ theo lời Jean Hyppolite: “Sau cuộc chiến cuối cùng (trong cuộc chiến này chúng tôi trải nghiệm sự xâm lăng, thua trận, kháng chiến) tư tưởng Pháp, và dĩ nhiên, tư tưởng triết học, không ngừng làm rơ vị trí của ḿnh qua vị trí lịch sử của con người.”(2). Kể từ sau Thế chiến II kết thúc triết học Hegel nở rộ ở Pháp. Như vậy ảnh hưởng của Hegel ở Pháp có thể nói là chậm. Ở Anh và Mỹ tuy sách của Hegel được dịch từ những thập niên cuối thế kỷ 19 nhưng Hegel và chủ nghĩa duy tâm thuần suy của Hegel lại là mục tiêu phản bác của chủ nghĩa thực dụng và triết học phân tích. Nhưng điều oái oăm là sau một thời gian dài bị những triết gia thực dụng và phân tích đả kích, cuối cùng người ta lại t́m thấy trong hệ thống của Hegel chính những điều căn cốt chủ nghĩa thực dụng và triết học phân tích đang t́m kiếm. Thảm họa đáng nói đến nhất về việc nghiên cứu Hegel đến với các triết gia Mác-xít sống dưới chế độ cọng sản cai trị: nói tới, nghiên cứu Hegel đồng nghĩa với “có quan điểm, lập trường xét lại” nhằm chỉ ra những sai lầm trong diễn giải tư tưởng Marx được Nhà nước cọng sản giao giảng nên lập tức bị trù dập. Điển h́nh là trường hợp  György Lukács và Trần Đức Thảo.

   Alexandre Kojève nhấn mạnh đến mặt nhân học của tư tưởng Hegel khi tập trung vào chủ đề tự-ư-thức và lịch sử trong quyển Hiện tượng học về Tinh thần nhằm chứng minh triết lư của Hegel trong nền tảng là một triết học về sự tiến hóa của ư thức trong lịch sử, trên nền tảng của biện chứng Chủ-Nô. Theo Kojève, Hegel đă chỉ ra Ham muốn là động cơ chính yếu của sự triển khai của con người trong lịch sử: “Ngay hữu của con người, hữu ư thức bản thân, như vậy đă ngầm hiểu và giả thiết sự Ham muốn,”(3) và hành động của con người là phủ định (négative). Ham muốn của con người khác với sự ham muốn của các động vật khác v́ ham muốn của con người không chỉ dừng lại ở sự thỏa măn với cái có trước mặt nhưng hướng tới một cái ǵ không có trước mât, khiếm diện. V́ vậy ham muốn thực sự là cái không-hữu (non-être), khiếm diện, vắng mặt, là Ham muốn cái Ham muốn. Như vậy lịch sử con người là lịch sử của Ham muốn cái (được) ham muốn. Tư tưởng chỉ đạo này xuyên suốt trong biện chứng Chủ-Nô: Nô hy sinh sự ham muốn bản thân để thỏa măn ham muốn làm chủ của Chủ, Nô nh́n nhận Chủ là chủ trong khi không được chủ nh́n nhận như Nô của Chủ. Chính tương quan phủ định này là thiết yếu cho tự-ư-thức. Nhưng sự nh́n nhận một chiều này chỉ ra Chủ được nh́n nhận qua một sự vật v́ vậy ư thức làm chủ của Chủ không toàn phần trong khi ư thức của Nô là sự dồn nén Ham muốn, qua lao động Nô biến đổi Thế giới của cả Chủ lẫn của Nô và bản thân Nô. Lao động cho phép Nô vượt lên trên, chấm dứt mối quan hệ Chủ-Nô v́ ư thức của Chủ là ư thức vong thân trong khi ư thức của Nô là ư thức giải phóng. Qua cách giải thích này ta dễ nhận ra Kojève vừa có tham vọng đưa ra một giải pháp cho hoàn cảnh lịch sử thời đại vừa muốn tổng hợp Mác-xít với hiện tượng luận. Nhưng có lẽ sự độc đáo của Kojève trong diễn giải Hegel nằm ở việc sử dụng khái niệm diễn ngôn (discourse) để minh giải khái niệm tinh thần (Esprit) trong chương B của Phần VI bài giảng năm 1936-1937 diễn giải Phenomenolgie của Hegel từ trang 346 đến 422 “Der sich entfremdete Geist”. Kojève cho rằng Tinh thần theo Hegel không là “thiêng liêng” của Thượng đế mà chính là tinh thần con người theo nghĩa tinh thần này nằm trong nội tại của Thế giới tự nhiên và được nâng đỡ bởi hữu tự nhiên, hiện hữu của hữu tự nhiên này bị giới hạn bởi không và thời gian, “Tinh thần là Thực tại được vén mở bởi Diễn ngôn,” chứ không phát xuất từ hay là sự biểu đạt của Tuyệt đối. Thế nên nhiệm vụ của triết học là minh giải diễn ngôn. Theo Kojève, dấu chỉ (signes) là con tầu lư tưởng chuyên chở Tinh thần. Bởi diễn ngôn là độc đoán, độc lập với những cái nó qui chiếu tới, biến đổi tự nhiên thành những thành tố của diễn ngôn, nên là điều kiện tiên quyết của tinh thần tuyệt đối, là trung gian để tự nhiên biến chuyển thành thế giới văn hóa và kỹ thuật. “Ngôn ngữ phát sinh từ sự không hài ḷng. Con người nói về Tự/Thiên nhiên giết hại và làm nó khốn khổ; con người nói về Nhà nước ức chế nó, và con người làm kinh tế chính trị bởi v́ lư tưởng xă hội không đúng như lư tưởng của nó, không làm nó “thỏa măn..” (4) Điều khá ngạc nhiên ở đây là Kojève khi đưa Diễn ngôn vào giải thích Hegel dường như đă từ bỏ quan điểm nhân học buổi đầu. Khi cho rằng Diễn ngôn là điều kiên của khả tính Con người th́ con người tùy thuộc vào quyền năng của diễn ngôn, con người không chỉ là con vật phải chết mà là cái chết nhập thể, nhân loại tự vẫn qua tiếp diễn liên tục biện chứng vượt bỏ (aufgehoben) của diễn ngôn. Như ta thấy, tuy sơ lược, diễn giải Hegel của Kojève trong phần đầu về biện chứng Chủ Nô gần với tư tưởng của György Lukács trong quyển Lịch sử và Ư thức giai cấp nên trong bầu không khí thời đại thiên tả, mác-xít ở Pháp đă đáp ứng được nhu cầu tinh thần giải thích hoàn cảnh lịch sử hiện tại qua tổng hợp hiện tượng luận của Husserl với tư tưởng Hegel. Nhưng ảnh hưởng đó đă phai  nhạt theo thời gian trong khi ảnh hưởng của phần diễn giải tư tưởng Hegel trong chủ đề Diễn ngôn lại có ảnh hưởng lâu dài cho đến ngày nay về triết học cũng như về mặt lư thuyết văn học của Pháp.

_______________________________________

(1)     De la grammatologie, 41: L’horizon du savoir absolu, c’est l’effacement de l’écriture dans le logos, la résumption de la trace dans la parousie, la réappropriation de la différence, l’accomplissement de ce que nous avons appelé ailleurs la métaphysique du propre.

   Et poutant, tout ce que Hegel a pensé dans cet horizon, c’est-à-dire tout sauf l’eschatologie, peut être relu comme méditation de l’écriture. Hegel est aussi le penseur de la différence irréductible. Il a rehabilité la pensée comme mémoire productrice de signes. Et il a réintroduit, comme nous essaierons de le montrer ailleurs, la nécessité essentielle de la trace écrite dans un discours philosophique – c’est-à-dire socratique – qui avait toujours cru pouvoir s’en passer: dernier philosophe du livre et premier penseur de l’écriture.

(2)     Jean Hyppolite, Figures de la pensée philosophique, vol.2 (PUF 1971) trang 974.

(3)     Alexandre Kojève, Introduction à la lecture de Hegel, trang 11: L’être même de l’homme, l’être conscient de soi, implique donc et presuppose le Désir.

(4)     Ibid, 117: Le language naît du mécontentement. L’Homme parle de la Nature qui le tue et le fait soufrir: il parle de l’État qui l’opprime, et il fait de l’économie politique parce que la réalité sociale n’est pas conforme à son ideal, et ne le “satisfait” pas.

 

 

(c̣n tiếp)

đào trung đąo

http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html

 

©gio-o.com 2013