đào trung  đĄO

Thông Din Lun

Martin Heidegger

(25)

 

Kỳ 1,  Kỳ 2,  Kỳ 3,  Kỳ 4,  Kỳ 5,  Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14 Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, , Kỳ 39, , Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63,  Kỳ 64,  Kỳ 65Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96,  Kỳ 97, Kỳ 98,  Kỳ 99,  Kỳ 100,  Kỳ 101, Kỳ 102,  Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105,  Kỳ 106, Kỳ 107,  Kỳ 108, Kỳ 109, Kỳ 110, 

 

   Minh giải chất xanh trong câu thơ của Trakl “…chất xanh của những đóa hoa xanh…kích thích kẻ ngắm hoa” và “Khuôn mặt con thú/Đông cứng với chất xanh, với chất thiêng liêng” Heidegger chỉ ra chính chất xanh là sự thiêng liêng, mặt con thú đối diện với chất xanh đông cứng lại và biến đổi thành khuôn mặt của tṛ chơi man dă. Nhưng đấy không phải là một khuôn mặt chết, ánh mắt của nó tập trung nh́n về sự thiêng liêng, nh́n vào “tấm gương chân lư”, đi vào niềm im lặng như trong câu thơ “Sức mạnh hùng vĩ của niềm im lặng trong đá tảng”.  Đá tảng tức là ngọn núi qui tập trong nơi trú ẩn bằng đá sức mạnh làm thuyên giảm khi cưu mang sự đớn đau, sự đớn đau này xoa dịu chúng ta hướng đến hữu thiết yếu. Đối diện với chất xanh thiêng liêng khuôn mặt con vật tṛ chơi man dă trở thành dịu dàng và sự đớn đau giảm đi. Nhưng tuy tṛ chơi xanh man dă này là con thú nhưng thú tính của nó không nằm trong bản chất thú vật nhưng trong ánh nh́n tư duy nhắc nhở thi sĩ lên tiếng kêu gọi. Theo Heidegger con thú tư duy, có lư trí, animal rationale, này chính là con người bản chất chưa được xác theo như lời Nietszche.  Chữ xác lập ở đây hiểu theo nghĩa “tính chất thú vật của con thú chưa được thu tập về cái nền vững chắc, nói thế có nghĩa, chưa được thu tập về “nhà”, vào chính nhà của nó, ngôi nhà của hữu bị che khuất của nó.” (WL:167) Qui chiếu lịch sử siêu-h́nh-học Tây phương Heidegger cho rằng từ thời Plato siêu-h́nh-học này đă hoài công vật lộn để hoàn tất bản chất con người nhưng vẫn bế tắc cho nên con người chưa được xác định bản chất này chính là con người hiện đại. Bằng tên gọi “tṛ chơi xanh man dă” Trakl gợi ra khuôn diện của bản chất con người với ánh mắt trông chờ được màu xanh của đêm soi rơ trong lúc nó  tư duy về những bước chân của kẻ xa lạ được sự thiêng liêng chiếu sáng.  “Tên gọi ‘tṛ chơi xanh’ đặt tên cho những kẻ nào biết suy nghĩ về người xa lạ và cùng người xa lạ lang thang t́m về quê nhà của nhân hữu.” (WL:167)

   Nhưng ai là kẻ bắt đầu cuộc lên đường này? Trong bài thơ “Một Đêm Đông” Trakl viết: “Mancher auf der Wanderschaft/ Mấy  kẻ  lang  thang  màn  trời chiếu  đất/ Kommt ans Tor auf dunklen Pfaden/ Trên những  ngả  đường  tối  thẳm  đến  bên  cửa   nhà.” Trong tṛ chơi xanh man dă con người mục nát bỏ lại đằng sau bản chất nằm trong h́nh thức mục nát trước khi xác lập được hữu. Mục nát với Trakl không có nghĩa chết đi v́ như trong bài thơ “Bảy Bài Ca của Cái Chết” Trakl thi hóa cái chết như việc “đi xuống” tới cái được gọi là “cái ǵ đó lạ lùng”, bỏ lại sau lưng h́nh thể con người đă ruỗng mục. Trong khổ thứ nh́ đoạn cuối bài “Bảy Bài Ca của Cái Chết” ta đọc thấy: “Ôi cái h́nh thể rũa nát của con người: những mảnh kim loại gắn kết nhau,/Đêm và sự khủng khiếp của khu rừng đắm ch́m,/Và sự man dă tàn lụi của thú vật;/Cơn lắng đọng không có gió thổi của linh hồn.”  Gió – gió của Thiêng Liêng, của Thượng đế - không thổi nguôi linh hồn con người ruỗng mục cho nên gió vẫn cô đơn. Tiếp theo khổ thơ trên là hai câu kết: “Nơi đó vẫn thường hằng ca hát/Phía trên những bức tường đen của trận gió cô đơn của Thượng đế.” Tṛ chơi xanh man dă bị gai nhọn giảo h́nh không thoát khỏi. “Thường hằng” trong câu thơ trên mang ư nghĩa năm dài và đường đi của mặt trời vẫn ở trong mùa đông ảm đạm và không một ai nghĩ tưởng về con đường kẻ xa lạ rộn ràng bước chân trong đêm tối. Hoàng hôn ma quái được Trakl dùng làm đầu đề cho bài thơ sau đây: “ Bên cánh rừng vẫn tụ hội/Tṛ chơi tối thẳm man dă;/Trên đồi gió đêm ngưng thổi nhẹ nhàng,/ Tiếng quạ than văn ngưng bặt,/Và tiếng sáo của mùa thu êm đềm trổi lên/ Từng hồi cấp bách lặng câm./ Trên đám mây đen, ngươi/ Khướt say với cuộc hành tŕnh ma túy/Trên mặt  hồ vào đêm./ Bầu trời đầy sao, /Tiếng chị hằng/Vẫn vang lên xuyên qua đêm ma quái.” Ở đây bầu trời đêm chính là hồ nước. Trakl rất thường dùng h́nh ảnh mặt hồ như tấm gương trong thơ, nước hồ khi th́ trong xanh khi th́ tối thẳm đầy khuyến dụ con người. Nhưng trong hồ nuớc vào đêm của bầu trời đầy sao lại hiện ra hoàng hôn xanh thẳm của đêm ma quái với ánh nh́n lạnh lẽo xuất phát từ Hằng Nga. Theo thi ca cố Hy Lạp Hằng Nga tỏa sáng nhuộm mọi vật có màu trăng. Thế nên kẻ xa lạ đi trong đêm được gọi là kẻ dạ hành. “Ngươi” trong câu thơ trích dẫn ở trên chính là thi sĩ kẻ đi chèo thuyền trên mặt hồ tối đen nghe tiếng chị hằng đang cố đuổi theo kẻ dạ hành xa lạ trên mặt hồ. Heidegger giải thích: “Khi con người đi theo “cái ǵ đó lạ lùng,” điều này có nghĩa, theo gót kẻ xa lạ được kêu gọi đi xuống phía dưới, th́ chính con người cũng trở thành những kẻ xa lạ và cô đơn.” (WL:170) Qua hành tŕnh này linh hồn biến vào đêm xanh thẳm của năm tháng ma quái, trở thành “linh hồn mùa thu”, “linh hồn xanh”. Khi “Hạ Tàn” tính chất lạ lùng của kẻ xa lạ trong cuộc lang thang trở thành có sắc thu và tối thẳm. Trong bài “Linh hồn sắc thu” khổ thứ nh́ đoạn cuối Trakl viết: “Cá và tṛ chơi chẳng mấy chốc trôi đi mất./Cũng chẳng bao lâu sau linh hồn xanh và cuộc hành tŕnh xa thẳm/Chia tay những kẻ thân yêu đă thành người khác./Đêm chuyển đổi h́nh ảnh, ư nghĩa.” Những kẻ lang thang đi theo bước chân kẻ xa lạ chia tay với những người thân yêu  nay đă thành lạ lẫm, là kẻ khác: kẻ khác ở đây chính là khuôn đúc h́nh dạng con người ruỗng mục. Theo Heidegger khuôn đúc con người ở đây phải hiểu theo nghĩa ném vào trong một cái khuôn, quăng vào trong một cái khuôn và ném bỏ vào trong cái khuôn này được gọi là gịng tộc, thuộc một loại hạng, một đời/thế hệ. Chữ này ở đây hiểu theo nghĩa toàn thể nhân loại cũng như chữ gịng giống hiểu là chủng tộc, bộ lạc, gia đ́nh, tất cả được bỏ vào trong sự phân đôi đực cái. Thi sĩ gọi cái vỏ của con người là “h́nh thể ruỗng mục”. Và nguyền rủa cái thế hệ từ lâu bị tách khỏi cái hữu thiết yếu cho nên đă trở thành một loại “bất ổn”, “chưa được xác lập” như lời Nietszche. Lời nguyền rủa giáng xuống nhân loại chia ĺa, bất đồng giữa phái tính, bộ tộc, và chủng tộc. Tuy mỗi bộ phận của nhân loại t́m cách thoát khỏi từ sự bất đồng nhưng lại rơi vào sự hỗn mang bất trị của sự man dă của tṛ chơi man dă. Sự bất đồng này không phải là tính chất chia đôi nhị nguyên mà chính là một lời nguyền rủa. Khởi từ sự hỗn mang mù quáng của sự man dă lời nguyền rủa đem mỗi loại người vào sự phân đôi không thể cứu chữa và rồi ném mỗi loại vào sự cô lập vô cương tỏa. Loại người bị gẫy nát phân làm hai mảnh cho nên tự nó không thể lọt vào cái khuôn của riêng nó nữa. Chỉ c̣n bằng cách bỏ lại sau lưng tính chất nhị phân như “một cái ǵ đó lạ lùng” và t́m đường đi vào sự thuần nhă của nhị thể đơn giản bằng cách  theo vết chân kẻ xa lạ. Trong phần trên Trakl cho rằng những kẻ lang thang khi theo bước chân kẻ xa lạ nh́n những người thân yêu như những ‘người khác’. Đó cũng chính là cái nh́n của kẻ xa lạ về nhân quần. Tuy nhiên những ‘người khác’ trên chuyến tàu du hành trong tối thẳm kẻ xa lạ đă đưa họ đi vào đêm màu xanh của hắn và tâm hồn họ trở thành ‘tâm hồn xanh.’ Nhưng tâm hồn đó cũng được tách riêng ra để hướng về nơi chốn kẻ xa lạ tiến bước. Kẻ xa lạ chính là kẻ tách riêng, xa biệt. Nhưng hắn – “một cái ǵ đó lạ lùng”- đi về hướng nào? Hắn được kêu gọi “đi xuống dưới” có nghĩa đi theo sự suy tàn trong  buổi hoàng hôn ma quái của màu xanh. Sự suy tàn tuy phải trải qua sự tàn phá của mùa đông đang tới nhưng không bị hủy diệt mà chỉ đi qua sự tàn phá để lột bỏ bản chất gẫy nát phân hoại và đi vào buổi hoàng hôn ma quái theo Trakl trong bài ‘Helian’ : “ Vào những buổi chiều hôm kẻ xa lạ lạc lơng trong sự tàn phá của tháng Một đen/ Dưới những cành cây rũ mục, dọc theo những bức tường lở loét,/Nơi người anh em thiêng liêng đă đi qua,/Lạc lơng trong tiếng nhạc dịu dàng của sự điên loạn của chính ḿnh.”  Bàn về ư nghĩa của đêm Heidegger coi đêm như sự tàn lụi của ngày trong tháng năm ma quái, như sự thay đổi xuôi về sự ma quái khiến chúng ta phải nh́n ngắm và suy nghĩ. “Lời của thi sĩ về những biểu hiện lóng lánh nhiều mặt của những h́nh ảnh dường như khác  biệt trong ánh sáng của buổi chiều đó. C̣n thực tại thiết yếu nhà tư tưởng cố gắng nắm bắt trong tư tưởng được diễn tả bằng lời lẽ khác cùng với lúc đêm về. Từ một ư nghĩa và một h́nh ảnh khác nhau, đêm không những biến đổi toàn thể việc nói lên của thi ca và tư tưởng mà c̣n cả cuộc đối thoại của họ nữa.” (WL:172) Đêm biến đổi h́nh ảnh và ư nghĩa và sự biến đổi này phủ lấp một cuộc khởi hành từ trật tự ngày tháng và mùa màng cổ cũ. Đêm cũng đồng hành với tâm hồn xanh trong cuộc lang thang tối thẳm về nơi chốn mọi sự vật thu tập cư ngụ và bảo tồn cho một cuộc thăng hành khác. Đúng theo ngôn ngữ thơ của Trakl cái quang cảnh, nơi chốn thơ Trakl đưa ta tới là ‘kẻ xa lạ lang thang’  được đăt tên là ‘kẻ ở nơi xa biệt’. V́ giọng điệu thơ của Trakl được giữ cùng một cung bực trong bài ca kẻ xa lạ xa biệt cho nên Heidegger đăt tên cho quang cảnh nơi chốn thơ Trakl là xa biệt (apartness).

 (c̣n tiếp)

đào trung  đĄO           

http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html

 

© gio-o.com 2011