đào trung đạo
Thông Diễn Luận
Martin Heidegger
triết học nhiều kỳ
(51)
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14 Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, , Kỳ 39, , Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99, Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108, Kỳ 109, Kỳ 110,
Ảnh hưởng, phản biện và tranh luận xoay quanh Thông diễn luận của Heidegger
Tuy magnum opus Sein und Zeit của Heidegger được xuất bản từ năm 1927 nhưng trong hai thập niên sau đó phần chủ yếu Thông diễn luận trong tác phẩm này không được giới triết học cả ở Đức lẫn ở Pháp chú ư và khai thác. Một trong những lư do của sự kiện này là v́ suốt trong ba thập niên sau khi Sein und Zeit xuất hiện người ta chỉ chú ư đến phong trào triết lư hiện sinh đang nở rộ từ sự hồi sinh của triết lư Kierkegaard. Giới chuyên triết ở Đức tuy có đi xâu hơn vào Sein und Zeit nhưng cũng chỉ chú tâm nhiều tới quan niệm về hiện-tượng-luận của Heidegger biến đổi và đối nghịch với hiện-tượng-luận của Husserl như thế nào và bỏ quên phần thông-diễn-luận trong tác phẩm này. Ở Pháp từ những thập niên 30s giới triết gia trẻ chú ư tới Husserl nhiều hơn, tuy từ năm 1929 Emmanuel Levinas và Maurice Blanchot đă đọc Sein und Zeit. Năm 1929 – một năm trước khi nghỉ hưu - Husserl qua Pháp thuyết tŕnh đề tài về Descartes (năm 1937 mới được in thành sách với tựa đề Cartesianische Meditationen trong khi bản dịch Pháp văn đă được xuất bản từ năm 1931) Maurice-Merleau Ponty có đi nghe thuyết tŕnh trong khi Jean-Paul Sartre không có mặt (theo Annie Cohen-Solal người viết tiểu sử Jean-Paul Sartre). Vào thời điểm này Sartre mới chỉ làm quen với hiện-tượng-luận của Husserl qua sự giới thiệu của người bạn học Raymond Aron, và sau đó đọc quyển Théorie de l’intuition dans la phénomenology de Husserl của Levinas (xuất bản năm 1930) và Meditations Cartesiennes do Gabriell Pfeifer và Emmanuel dịch Cartesianische Meditationen sang Pháp văn in năm 1931. Niên khóa 1933-1934 nhờ Raymond Aron hỗ trợ Sartre được nghỉ dạy ở trường trung học Le Havre để qua Đức lưu trú tại Französische Akedemikerhaus ở Berlin để đọc Husserl. Trong Carnets de la drole de guerre Sartre thú nhận đă bị triết học Husserl cuốn hút và tuy có biết quyển Sein und Zeit của Heidegger nhưng v́ đă định tâm với Husserl nên tuy có đọc Heidegger nhưng không tiêu hóa nổi. Cũng trong Sổ Tay này Sartre thú nhận đă mắc lỗi lầm lớn là cùng lúc đến với hai triết gia quan trọng hàng đầu thới bấy giờ. Sau này tuy có đọc Heidegger nhưng Sartre chỉ học hỏi được từ Sein und Zeit những ǵ gần gũi quen thuộc với những ư niệm đă lập thành từ hồi trẻ như những ư niệm về công chính, kiện tính, sử tính và hiện-hữu-trong-thế-giới.
Nh́n chung cả ở Đức lẫn ở Pháp, trong hai thập niên sau khi Sein und Zeit ra mắt, đáng tiếc giới triết học không mấy chú ư tới quan niệm của Heidegger về Thông-diễn-luận mà chú tâm nhiều đến triết học hiện sinh và hiện tượng tượng luận với tính cách “phong trào.” Cho măi tới những năm cuối thập niên 50s Thông diễn luận của Heidegger mới bắt đầu được chú ư. Lư do chính yếu của việc trở lại với thông-diễn-luận là v́ vấn đề ranh giới giữa triết học và văn chương được đưa ra tranh biện kể từ những năm cuối 50s thế kỷ trước cùng với sự xuất hiện bùng nổ những lư thuyết văn học và phê b́nh văn học mới với những khuynh hướng và cơ sở khác biệt. Nhưng chung cuộc vấn đề chủ yếu lư thuyết văn học cũng như phê b́nh văn học phải giải quyết vẫn là am hiểu/nhận thức và diễn giải. Và để có giải đáp cho hai vấn đề này người ta không thể không t́m đến thông diễn luận. Và cũng đúng vào thời điểm này quyển Wahrheit und Methode/Chân lư và Phương pháp của Hans-Georg Gadamer được xuất bản năm 1960 và được đón nhận nồng nhiệt tạo nên một luồng gió mới cho việc hồi sinh của thông-diễn-luận. Có một chi tiết lư thú cũng cần nhắc tới: thông-diễn-luận trong nửa sau của thế kỷ 20 chỉ phát triển mạnh ở Đức và tạo ảnh hưởng lớn ở Mỹ từ những năm 70s v́ sự giao thoa giữa triết học phân tích với thông diễn luận cùng bước ngoặt ngôn ngữ học (Linguistic Turn), c̣n ở Pháp dường như thông-diễn-luận không mấy được nghiên cứu giảng dạy tuy từ những năm 60s Paul Ricoeur đă ngả sang nghiên cứu thông diễn luận. Tuy nhiên thông diễn luận của Ricoeur vào giai đoạn cuối ngả về thông diễn Thánh kinh, đượm màu sắc tôn giáo hơn triết học và văn chương. Alphonse de Waelhens, một chuyên gia về Husserl và Heidegger ở đại học Louvain từ những năm đầu thập niên 60s cũng đă có những bài biên khảo về thông diễn luận. Vào thập niên cuối thế kỷ trước và tiếp tục sang thế kỷ 21 ở Pháp thông diễn luận mới bắt đầu phát triển. Nhưng trước đây ngay cả những người chuyên khảo về Heidegger ở Pháp cũng it khi nhắc tới thông-diễn-luận của triết gia này. Ngoài Paul Ricoeur ra, một triết gia Pháp khác là Jean Grondin kể từ những năm 80s cũng cho xuất bản những nghiên cứu thông diễn luận nhưng Jean Grondin chú ư nhiều tới thông diễn luận của Hans-Georg Gadamer hơn. Tuy trong suốt lộ tŕnh tư tưởng Jacques Derrida không ngừng tranh luận, phản biện tư tưởng Heidegger nhưng nếu xét kỹ ta sẽ thấy thuyết hủy tạo (déconstruction) của Derrida có thể coi như đối nghịch, phủ nhận thông diễn luận. Với Michel Foucault thông diễn luận được sử dụng để mở ra một chân trời khảo nghiệm mới qua giáo tŕnh ở Collège de France L’herméneutique du sujet/Thông diễn chủ thể.
Nh́n suốt lộ tŕnh tư tưởng của Heidegger ta thấy yêu cầu Heidegger đă chỉ ra và trung thành với yêu cầu này đó là: “làm nghề” triết học không phải là thu tập kiến thức triết học mà là hủy giải/cấu tư tưởng triết học truyền thống, khảo sát “lịch sử những vấn đề” để đạt tới nhận thức được rằng đó là những vấn đề của kinh nghiệm tư tưởng của chính bản thân và từ đó t́m ra câu trả lời của/cho chính ḿnh chứ không nhằm tuyên nhận đó là những vấn đề “muôn thưở” như những triết gia phái Tân-Kant và những triết gia duy tâm Đức. Yêu cầu này nói lên cả tinh chất triệt để lẫn tính chất cách mạng của việc triết lư.
1. Hans-Georg Gadamer
Trong bài Những Suy ngẫm về hành tŕnh triết học của tôi (bản Anh văn của Richard E. Palmer in trong The Philosophy of Hans-Georg Gadamer, Phần Thứ Nhất, nxb Open Court,1997; bản Pháp văn của Jean Grondin in trong La Philosophie herméneutique, nxb Vrin 1996) trong đó Gadamer kiểm điểm những ǵ đă học hỏi được từ Heidegger (Gadamer viết luận án tiến sĩ về Plato dưới sự hướng dẫn của Nicolai Hartmann ở Marburg năm 1922 nhưng sau đó vào ba tháng mùa Hè 1923 về Freiburg nghe những bài thuyết tŕnh của Heidegger sau khi được Paul Natorp cho đọc bản thảo bài luận văn của Heidegger viết về Aristotle - theo lời kể của chính Gadamer trong bài Heideggers Wege viết vào dịp sinh nhật lần thứ 84 của Heidegger bài luận văn này đă tạo ấn tượng như bị điện giựt das Getroffenwerden von einem elektrischen Schhlage đối với Gadamer - cũng như biện bạch về những điểm bất đồng với Heidegger sau đó.
Để tóm lược ảnh hưởng – cũng như những điểm bất đồng và những thêm thắt sửa đối thông diễn luận của Heidegger trong thông diễn luận triết học của Gadamer chúng ta có thể căn cứ trước hết trên quyển Wahrheit und Methode/Chân lư và Phương pháp, kế tiếp là bài “”Zur Einführung” viết cho loạt bài thuyết tŕnh Der Ursprung des Kunstwerkes/Nguồn gốc của Công tŕnh Nghệ thuật của Heidegger được thu tập để in riêng trong tủ sách Universal-Bibliothek của nhà xuất bản Reclam năm 1960 từ trang 102-125 theo lời yêu cầu của Heidegger (bài này khi được in trong Neuere Philosophie I của Gadamer có tựa đề “Die Wahrheit des Kunswerks/Chân lư của Công tŕnh Nghệ thuật”, sau đó khi được dịch sang Anh văn lại được đổi thành “Heidegger’s Later Philosophy/ Triết lư của Heidegger giai đoạn sau này” in trong tập Philosophical Hermeneutics. (Der Ursprung des Kunstwerkes được Heidegger cho in làm bài mở đầu cho quyển Holzwege xuất bản năm 1950) và thêm vào đó là những bài luận văn Gadamer viết trong khoảng từ 1960 tới 1972 in trong quyển Philosophical Hermeneutics do David E. Linge thu tập và dịch sang Anh văn và do University of California Press xuất bản năm 1976, kế tiếp là bài Text und Interpretation/Bản văn và Diễn giải Gadamer viết năm 1981 và sau hết là hai bài Gadamer viết năm 1985 – chin năm sau khi Heidegger đă từ trần - là “Thư gửi Dallmay” và “Destrucktion und Dekonstruktion/Giải cấu và Hủy tạo” (ba bài này được dịch sang Anh văn in trong quyển Dialogue & Deconstruction/Đối thoại và Hủy tạo do Dianne P. Michelfelder và Richard E. Palmer dịch, thu tập và biên tập do nxb SU of New York Press,1989)
Trong bài Dẫn nhập của Wahrheit und Methode/Chân lư và Phương pháp (xuất bản năm 1960 (khi đó Gadamer đă lục tuần) Gadamer sau khi phác họa những nghiên cứu sẽ được tŕnh bày trên quan điểm kinh nghiệm chân lư nhằm giải quyết vấn đề của thông diễn luận (problem of hermeneutics) Gadamer khẳng định: “Do vậy những nghiên cứu về thông diễn luận này, được khởi sự từ kinh nghiệm nghệ thuật và kinh nghiệm về truyền thống lịch sử, sẽ thử cố gắng tŕnh bày hiện tượng thông diễn trong kích thuớc toàn thể của hiện tượng này. Đó là một vấn đề của việc nhận biết trong hiện tượng này một kinh nghiệm về chân lư không chỉ cần được biện chính một cách triết học, nhưng đó cũng chính là một cách làm triết học vậy. Thông diễn luận được quảng diễn trong sách này do đó không phải là một phương pháp luận của những khoa học nhân văn, nhưng là một nỗ lực để nhận thức thật sự những khoa học nhân văn là ǵ, vượt ngoài tính chất tự ư thức về phương pháp, và t́m ra cái ǵ nối kết những khoa học này với toàn thể tính của kinh nghiệm về thế giới của chúng ta.” Truth & Method, bản dịch của Joel Weinsheimer và Donald G. Marshall, trang XXIII). Truth & Method gồm ba Phần, với Phần I “Vấn đề chân lư như xuất hiện trong kinh nghiệm nghệ thuật”, Phần II “Mở rộng vấn đề từ chân lư tới nhận thức trong những khoa học nhân văn,” và Phần II “Chuyển dịch hữu thể luận của thông diễn luận được hướng dẫn bởi ngôn ngữ.” Vết tích ảnh hưởng của Heidegger được t́m thấy hầu như trong cả ba phần của quyển sách. Trong Phần I khi Gadamer bàn về chủ đề chân lư trong nghệ thuật rơ ràng đă tham chiếu quan niệm của Heidegger trong Der Ursprung des Kunstwerkes/Nguồn gốc của Công tŕnh Nghệ thuật. Trong Phần II khi đưa ra một định nghĩa mới về nhận thức trong những khoa học nhân văn Gadamer đặt dịnh nghĩa này trên cơ sở phân tích về nhận thức hiên thể của Heidegger trong Sein und Zeit. Và sau hết, trong Phần III Gadamer trong “buớc ngoặt hữu thể luận” về phía thông diễn luận đă sử dụng những điều Heidegger chỉ ra về ngôn ngữ trong những tác phẩm sau “khúc ngoặt” (Kehre) để áp dụng vào thông diễn luận triết học. Nh́n trên bề mặt th́ ảnh hưởng của Heidegger dễ nhận thấy. Nhưng có thật Gadamer là một đệ tử trung thành của Heidegger không? Câu trả lời là có nếu xét từ lời chỉ dẫn của Heidegger chính Gadamer đă nói trong bài Nhập đề quyển sách: triết học không phải là thu tập kiến thức triết học mà là hủy giải/cấu tư tưởng triết học truyền thống, khảo sát “lịch sử những vấn đề” để đạt tới nhận thức đó là những vấn đề của kinh nghiệm tư tưởng của chính bản thân từ đó t́m ra câu trả lời của/cho chính ḿnh chứ không nhằm tuyên nhận đó là những vấn đề “muôn thưở”. Có điều cách nhận thức những vấn đề triết học qua khảo sát lịch sử triết học của Gadamer để t́m ra lời giải đáp cho/của chính ḿnh đă đưa đến kết quả là Gadamer nảy sinh nhiều ư kiến khác khi đọc Heidegger về nhiều vấn đề. Và trong khi t́m cách phản biện Gadamer đă quay về với biện chứng pháp của Hegel, truyền thống nhân bản, hiện tượng luận “cổ điển” của Husserl, quan điểm duy sử của Dilthey, thần học Thiên chúa giáo, Plato, và Aristotle. Chính v́ muốn sửa đổi thêm thắt cho thông diễn luận của Heidegger chứ không nhằm biến đổi Heidegger như Karl-Otto Apel cho nên hóa ra Gadamer không c̣n là đệ tử trung thành với thày nữa. Phải chăng đây là một sự kiện (dịnh mệnh) lập lai việc Heidegger biến đổi hiện tượng luận của Husserl, trở thành đệ tử “phản thày” nay Gadamer lại dẫm theo vết chân Heidegger? Nhưng về tầm vóc tư tưởng và ảnh hưởng có lẽ Gadamer chưa thể sánh với Heidegger được.
(c̣n tiếp)
đào trung đạo
http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html
©gio-o.com 2012