đào trung đąo

Thông Din Lun

Martin Heidegger

(63)


Kỳ 1,  Kỳ 2,  Kỳ 3,  Kỳ 4,  Kỳ 5,  Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14 Kỳ 15
, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, , Kỳ 39, , Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63,  


Trong những bài viết về Heidegger ta thấy Apel luôn duy tŕ tiêu chí sư phạm hàn lâm: trước khi phê b́nh là tŕnh bày một cách sáng sủa và đầy đủ quan niệm của tác giả để nêu ra những ưu khuyết đỉểm, và sau chót là phản biện để đưa ra giải pháp bổ xung. Nếu trong Xậy dựng Ư nghĩa và Biện chính Giá trị: Heidegger  và vấn đề triết học siêu nghiệm” Apel phê phán quan niệm của Heidegger về xây dựng ư nghĩa không đạt tới chính chất phổ quát v́ sự đề xướng chuyển biến triết học siêu nghiệm của Heidegger kết cục lại dẫn tới hủy siêu nghiệm.

    Nay sang những chủ đề của Heidegger trong nỗ lực triệt để hóa thông diễn luận Apel coi là chính đáng v́ dựa trên cơ sở những phân tích về:

1.  Am hiểu (compréhension) trước hết luôn là tiền-am-hiểu (précomprehension) v́ tôi sống trong thế giới nên đă có sự hiểu biết  trước đó và chính từ tiền-am-hiểu này mà tôi có thể biểu đạt một cách có ư nghĩa dự phóng hiện hữu của tôi, nghĩa là thế giới là một chiều kích của hiện hữu. Heidegger đưa ra phân biệt giữa am hiểu hiện sinh (compréhension existentielle) và am hiểu tại thế “comprehension existentialle). Am hiểu hiện sinh là am hiểu con người có về chính bản thân trong hoàn cảnh, am hiểu này tương ứng với “phản tư hiệu tác” (réflexion effective) của tiếng nói “Người ta”. Heidegger đă qui giảm am hiểu hiện sinh hay am hiểu tiền-hữu-thể-luận vào loại am hiểu không chính thực (inauthentique/uneigentlich) ngự trị bởi “Người ta.” C̣n am hiểu tại thế là sản phẩm riêng biệt của triết học: triết học phải triệt để hóa am hiểu tiền-hữu-thể (compréhension préontologique) để đưa am hiểu này lên dạng ư niệm, và đây là một nỗ lực phi thường để làm cho ư thức dứt bỏ khỏi một thế giới cộng sinh với tha nhân. Phân biệt này đă không được hiểu rơ trong giai đoạn vài thập niên đầu khi người ta chưa đọc và hiểu thấu đáo Sein und Zeit. William J. Richardson trong Heidegger: Through Phenomenology to Thought đưa ra giải thích khá tường tận: “EXISTENTIAL vs EXISTENTIELL – Chúng ta khảo sát cấu  trúc hữu thể luận của Tại-hữu có yếu tính nằm trong hiện hữu. Vậy hăy gọi phân tích này là “existentiAL.” Nhưng từ này phải được hiểu rơ. Bởi v́ đối với Heidegger hiện hữu là cái cấu trúc nhờ đó Hữu-tại, được ném vào giữa các hữu, am hiểu Hữu của những hữu này. Và chỉ là được coi là tại thế/existential khi gắn liền với sự am hiểu của hữu tại về cấu trúc-Hữu của những hữu, do đó gắn liền với sự  xây dựng nguyên ủy của chính Tại-hữu. Từ này thuộc về hiện sinh trong chiều kích hữu thể luận của nó. Phải cẩn thận phân biệt từ này với từ được gọi là “ hiện sinh/existentiELL” Bởi hiện sinh, như một am hiểu hữu hạn, được ném vào giữa những hữu và luôn luôn ở trạng thái bị giáng xuống giữa những hữu với nhu cầu hoàn tất việc siêu vượt (transcendence) thông qua tác hoạt (comportment) với những hữu. Do đó, nếu v́ lư do của sự am hiểu Hữu của nó Hữu tại hiện hữu trong một chiều kích hữu thể, v́ vậy cũng chính bởi lư do sự hữu hạn của nó Hữu tại đồng thời cũng hiện hữu trong một chiều kích hữu sinh (ontic), nghĩa là trong một dấn nhập liên tục với các hữu, dù cho sự dấn nhập này là bị đặt lên trên Tại hữu tùy hoàn cảnh, hay do hậu quả của sự thích nghi vô thức với môi trường, hoặc do hậu quả của sự chọn lựa tự do.  Cái chiều kích của sự hiện hữu này và tất cả những ǵ thuộc vào nó được gọi là hiện sinh/existentiELL và được hiểu như đồng nghĩa với hữu sinh/ontic.” (Heidegger: Through Phenomenology to Thought, 49-50).

   Theo Heidegger, tổng hợp thông diễn (synthèse herméneutique) có trước tổng hợp tiền khẳng định (synthèse prédicative), tổng hợp thông diễn biểu lộ mối tương quan hữu thể luận của con người với chính ḿnh. Apel cho rằng tiền am hiểu có tính chất lời nói do Heidegger chỉ ra có thể giúp ta cho rằng lời nói là một tiên thiên/nghiệm ( a priori) của am hiểu, một tiên thiên  nếu ta vượt ra ngoài th́ không thể nhượng lại  nhưng lại có thể tái tạo được. Theo Apel, chính v́ Heidegger cho rằng sự phơi mở ư nghĩa như là sự biểu đạt thế giới  do vậy  có thể dẫn tới sự am hiểu giữa người với người, am hiểu liên nhân (compréhension interhumaine), tức là một sự giải phóng tiếng nói của sinh hữu (étant) liên-thế-giới, sinh hữu trong thế giới này tương ứng với tương quan của mọi người hay những hội viên của cộng đồng tiếng nói, tức là với những khả hữu của khả năng tại thế của mọi người. Cũng chính bởi cái tương quan với bản thân không được biểu đạt ra này của một cộng đồng tiếng nói tức là cái vũ trụ quan trong tiếng nói đă được lấy làm trung gian trong sự tạo lập nên cộng đồng. Apel chia xẻ sự hoài nghi của Heidegger cho rằng siêu h́nh học truyền thống đă không xét tới sự kiện  sinh hữu trước khi được coi như những đối tượng nghiên cứu đă được phơi mở trong hoàn cảnh thực tiễn của đời sống. Sự quên lăng Hữu này là do việc đă coi hữu giản đơn chỉ là hữu hiện diện (Vorhandenheit) mà không tra hỏi cái  hữu của mọi sự vật từ đâu mà ra. Khi nói vậy dĩ nhiên Heidegger không có ư cho rằng sự tiếp cận các sự vật một cách thực dụng khi coi các sự vật là “để cho”, ư Heidegger cho rằng nhiệm vụ đặc biệt phục vụ cho sự hiện hữu của con người là có tính cách nền tảng hơn. Hữu trong-tầm-tay (Zuhandenheit) chỉ có giá trị khi được coi như ngả đi tiên khởi vào các sự vật trong thế giới của đời sống thực tiễn. Do đó cái chiều kích thực dụng này mở ra trong tư duy triết học khả tính đặt ra đ̣i hỏi cái ǵ làm nên hữu của mọi sự vật, tức là mở ra sự cứu xét sử tính về các sự vật.

2.  Phân biệt giữa chính thực (eigentlich) và không chính thực (uneigentlich): Thực ra Heidegger đă không trực tiếp đưa ra định nghĩa về “chính thực” hay “không chính thực” nhưng chỉ nêu ra những gợi ư: Hữu tại có tiềm thể (potentialité) của riêng nó, và như là tiềm thể nên nó có thể tự chọn lựa  Hữu của riêng ḿnh nghĩa là tự “cho rằng” ḿnh  như vậy, hoặc tự đánh mất ḿnh, hoặc chỉ an tọa trong sự “cho rằng” là như thế. Nếu như Hữu tại hoàn tất bản thân th́ nó là chính thực, ngược lại nếu thất bại trong hoàn tất tự thân th́ là không chính thực. Ở đây phải hiểu Hữu tại tuy là hữu nhưng khác với những hữu trong thế giới nên hoàn tất có nghĩa hoàn tất bản thân trong Hữu. Như vậy cả sự chính thực và không chính thực đều là những dạng thức nền tảng của Hữu (Seinsmodi)  và có cơ sở đăt trên sự kiện Hữu tại, với tư cách tại hữu (existential) là một Tại-hướng-tới-hoàn-thành. Sự chính thực hay không chính thực nằm trong tiền am hiểu và Tại hữu là kẻ cho những hữu ư nghĩa chứ không phải là ngược lại v́ con người khác với mọi vật ở chổ có dạng thức hiện hữu riêng, con người có thể tự ḿnh quyết định là chính thực hay không. Theo Apel, khả năng  tự đặt tương quan với bản thân này được hiểu không phải chỉ là “lư trí” nhưng đúng ra, một cách chính xác hơn, như là lư do để sinh hữu có thể hiện ra với con người “như thể là một sự vật nào đó” trong một dạng ư nghĩa (Sinnbewandtnis). Nếu như việc phạm trù hóa (categorization) được thi hành v́ con người th́ Heidegger nhấn mạnh đến việc con người cũng có thể bị áp đặt dưới sự phạm trù hóa không thích đáng chẳng hạn như trở thành đối tượng của sự hiểu biết kỹ thuật. Do đó thông diễn hữu sẽ phơi mở cho ta thấy những hiểm nguy của tư duy kỹ thuật coi con người như dụng cụ v́ tư duy này tự giới hạn ở tầm nh́n hữu như hữu hiện diện khi không xét đến sự phạm trù hóa nhắm mục tiêu ǵ. Cũng cần nhắc lại quan niệm về Phạm trù (Kategorie) của Heidegger: phạm trù là qui định có tính cách cấu trúc của những hữu khác với Hữu tại (Sein und Zeit, 44). Như vậy tất cả những phạm trù có giá trị với các sự vật tuyệt đối phụ thuộc vào sự hướng tới hiện hữu con người nhưng ta cũng phải lưu ư tới nỗi hiểm nguy v́ sự phụ thuộc này cũng chứa đưng tương đối tính. Hơn nữa ư nghĩa của sự vật được phơi mở từ Tại thể nên có tính chất lịch sử và v́ vậy Heidegger đă hợp nhất lịch sử vào sự am hiểu của con người về các sự vật.

3.  Heidegger cũng đă chỉ ra chiều kích kư hiệu của thế giới. Các sự vật trong hữu của chúng được cung cấp trong am hiểu của con người và am hiểu này được coi như một lối mở ra do sự soi chiếu (Lichtung) của hiện hữu con người qua việc biểu đạt ư nghĩa của chúng v́ hữu nguyên trạng của mọi vật không thể nào tránh khỏi sự biểu đạt ư nghĩa của con người, . Apel viết: “Không những “tổng hợp xác định đúng sai” (synthèse  apophantique) của mệnh đề là một siêu-cấu-trúc của tổng hợp thông diễn được thực hiện trong đời sống thực hành khi chúng ta đặt quan hệ với những sự vật và diễn giải chúng khi sử dụng chúng hoặc giản dị chỉ là chỉ tri giác chúng “như thể như” cái xe chuyên chở, tiếng gió thổi hay tai nạn, nhưng chính cái tổng hơp thông diễn, dù cho thực dụng cách mấy, đă là có tính chất diễn ngôn rồi. Heidegger bảo chúng ta rằng một ư nghĩa của thế giới, do sự kiện thế giới mở ra do hiện hữu, và cái ư nghĩa của thế giới này được biểu đạt bởi diễn ngôn (Rede). Ngoài ra, khái niệm của Heidegger về “khu vực công cộng của diễn giải” (öffentliche Ausgelegtheit) trong đó, theo Heidegger, mọi dự phóng của con người, mọi  ư hướng, mọi hành động đều phải t́m được sự biểu đạt, khu vực này biểu trưng cho cái nền nằm phía  sau của những niềm tin được chuyển tải trong một diễn tŕnh xă hội hóa.   

(c̣n tiếp)  

đào trung đąo

 

http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html

 

©gio-o.com 2012