đào trung đąo

Thông Din Lun

Martin Heidegger

(56)

Kỳ 1,  Kỳ 2,  Kỳ 3,  Kỳ 4,  Kỳ 5,  Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14 Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, , Kỳ 39, , Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63,  Kỳ 64,  Kỳ 65Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96,  Kỳ 97, Kỳ 98,  Kỳ 99,  Kỳ 100,  Kỳ 101, Kỳ 102,  Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105,  Kỳ 106, Kỳ 107,  Kỳ 108, Kỳ 109, Kỳ 110, 

 

Thư gửi Dallmayr: Fred Dallmayr là giáo sư đại học Notre Dame ở Indiana đă đọc bài viết Hermeneutics and Deconstruction: Gadamer and Derrida in Dialogue/Thông diễn luận và Hủy tạo: Gadamer và Derrida trong cuộc Đối thoại tại World Congress of the International Political Science Association ở Paris tháng Bảy năm 1985 (sau đó được tác giả in trong quyển Critical Encounters: Between Philosophy and Politics do Notre Dame University xuất bản năm 1987) để nói về cuộc chạm mặt giữa Gadamer và Derrida vào tháng Tư, 1981 ở Viện Goethe, Paris. Trước hết, theo Dallmayr “…trong trường hợp này, người ta phải nhận rằng, cuộc trao đổi có h́nh thức một sự lần lượt đưa ra các phát biểu hơn là một cuộc đối thoại thực sự.” (D&D:76). Và những phát biểu của Gadamer và Derrida đối nghịch nhau chung qui chỉ xoay quanh Heidegger v́ ảnh hưởng của Heidegger trên hai vị này rất khác nhau. “Trong khi Wahrheit und Methode của Gadamer được cho là sự hội nhập truyền thống Geisteswissenschaften với phân tích hiện thể (như được đề ra trong Being and Time/Hữu và Thời) th́ Derrida theo đuổi những chủ đề trong những công tŕnh của Heidegger ở giai đoạn sau trong đó những khái như “ư nghĩa” hay “hữu” đă hóa ra thành có vấn đề (dù khó mà bỏ đi).” Như vậy Dallmayr đă chỉ ra Gadamer chịu ảnh hưởng Heidegger I c̣n Derrida chú tâm nhiều tới Heidegger II (theo cách phân chia của William J. Richardson). Theo Dallmayr sự đối nghịch trong những diễn giải giữa Gadamer và Derrida không đơn giản là một cuộc tranh luận có tính cách hàn lâm mà nằm đằng sau đó là những vấn đề rộng hơn thuộc loại “thực tiễn-chính trị” (practical-political): “Theo như tôi nhận thấy như sẽ lập luận ở phần sau th́ một trong những vấn đề trung tâm nổi cộm trong cuộc trao đổi giữa Gadamer và Derrida  có liên quan tới sự thông giao chính trị và sự sự giao hoạt tương ứng đối với “đô thị toàn cấu” của chúng ta hay đối với sự xuất hiện của đô thị quốc tế.” Dallmayr chia bài viết của ḿnh ra ba phần với phần đầu rà soát lại những chủ đề chính của cuộc trao đối năm 1981 nhưng để nguyên không xét đến tính chất “trật khớp” và không là đối thoại (non-dialogue), phần thứ nh́ sẽ thử tái lập cuộc trao đổi ư kiến này theo chiều hướng của một cuộc chạm mặt hay đối thoại chặt chẽ hơn bằng cách căn cứ vào những bản văn được cả hai đă cho ấn hành. Mục tiêu của phần ba của bài viết là nhắm mở rộng hơn những điều ngầm chứa, kể cả chiều kích thực tiễn-chính trị của cuộc trao đổi, với nỗ lực đặt điểm quan trọng trên mối tương quan giữa “thiện chí” thông diễn và “Ư chí Quyền lực” hủy tạo.

   Với Gadamer quyển Wahrheit und Methode/Chân lư và Phương pháp được Dallmayr dùng làm căn cứ chính, với  Derrida quyển Spurs diễn giải Nietszche là bản văn chính được dẫn giải.

   Một cách tóm lược: Dallmayr phê b́nh Gadamer đă không hoàn toàn tách rời được thông diễn luận khỏi thuyết duy chủ thể, tuy vậy khen ngợi Gadamer đă nối kết được thông diễn luận với đối thoại. Ngược lại Dallmayr khen ngợi Derrida đă phê b́nh thuyết duy chủ thể một cách rốt ráo, nhưng lại phiền trách Derrida đă quá nhấn mạnh đến biệt phân (différance) và tính chất bất quyết (indecidabily) trong diễn giải, né tránh đối thoại với những quan điểm của người khác, không quan tâm tới đạo đức, bỏ qua chiều kích phán đoán và quyết định rất căn bản trong sinh hoạt con người.

   Ngay trong những gịng mở đầu bức thư mười hai trang trả lời Dallmayr, Gadamer đă than phiền “Cuộc chạm trán của tôi với Derrida ở Paris ba năm trước đây, tôi đă tưởng đó như là một cuộc đàm luận giữa hai người khai triển những chỉ dẫn về tư tưởng của Heidegger một cách hoàn toàn độc lập, thực ra đă liên quan tới nhiều khó khăn đặc biệt.  Trên hết thảy là rào cản ngôn ngữ.” (D&D:93). Thêm vào đó, dường như Derrida đă không đọc Gadamer nhiều nên trong bài trả lời Derrida chỉ căn cứ trên bài Gadamer đă đọc trong cuộc hội thảo 1981 mà thôi. Khó khăn kế tiếp, theo Gadamer, là sự kiện Nietszche không phải là cái nền chung cho hai người đàm luận với nhau, mỗi người đọc Nietszche một cách khác nhau. Gadamer c̣n than phiền là sau cuộc chạm mặt ông không được đọc bài Derrida viết về Nietszche. Gadamer cho rằng trong khi Derrida “Chẳng hạn, Derrida bác bỏ nỗ lực của Heidegger trong việc diễn giải Nietszche từ đầu chí cuối. Derrida  thấy trong diễn giải này thiên kiến chủ ngôn của siêu h́nh học mà tư tưởng Heidegger đă cố gắng thoát ra một cách vô ích. Hẳn nhiên, chính tôi cũng đă trở thành một nạn nhân tự nguyện (williges Opfer) của cái quyền lực bạo động của những cuộc đối thoại của Heidegger với những bản văn triết học hay thi ca, một sự bạo động cũng thấy có trong diễn giải Nietszche của ông ấy. Tôi thấy trong tư tưởng Heidegger việc gộp ư chí quyền lực với tái hiện vĩnh cửu là hoàn toàn thuyết phục và không thể phi bác được. Cùng với Heidegger, tôi coi siêu h́nh học trong Nietszche đang trong diễn biến tự tan ră, đúng như vậy, và v́ vậy là một cuộc t́m kiếm một cây cầu bắc ngang nối liền vào một ngôn ngữ mới, vào một lối tư tưởng khác (có thể là lối này chẳng hề có). (D&D:94) Như vậy có nghĩa Gadamer đứng về phe Heidegger chống lại phê b́nh của Derrida, và phê phán Derrida đă dùng Nietszche để vượt qua Heidegger.  Gadamer biện bạch: Dĩ nhiên “khi tôi khởi sự và tiếp nối thông diễn luận như triết học, dường như tôi hiện ra [với Derrida] thật sự là một con trừu lạc đàn trong cánh đồng siêu h́nh học khô cằn.

   Coi đó là lời trách cứ ḿnh của Derrida do Gadamer tưởng tượng ra nên Gadamer trả lới: “Có thực tôi đă lạc lối dù cho tôi có ư định theo gót Heidegger khi ông ta nói về sự vượt qua (Überwindung) hay phục hồi (Verwindung) từ siêu h́nh học? Chắc chắn, quả thực tôi đă gắn bó với thông diễn luận – Heidegger đă đặt vào trung tâm của hữu thể luận về Dasein/Tai/Hiện thể - trái  ngược hẳn với quyết định về sau này của ông ta. Nhưng khi làm như vậy, tôi không hề có ư dù bằng cách nào đi nữa đồng thời gắn bó với hữu thể luận nền tảng được quan niệm là siêu vượt/nghiệm của Heidegger. Đúng ra, chính những lộ tŕnh trong tư tưởng được mở ra do Heidegger ở giai đoạn sau này – đưa vào chiều kích thông diễn luận những chủ đề về công tŕnh nghệ thuật, sự vật, và ngôn ngữ của Heidegger – đă dẫn đường cho tôi. Tôi không thể thấy rằng bằng cách nào đó là tôi đă rơi vào chính cái siêu h́nh học hay hữu-thần học (onto-theology) mà nhiệm vụ là vượt bỏ và phục hồi trong tư tưởng của Heidegger cả.” (D&D:94) Bị Derrida phê phán theo thuyết chủ ngôn Gadamer định nghĩa thuyết chủ ngôn là “hữu-thần học” và hiện có trong tầm tay (Vorhanden) và biện giải rằng trong Sein und Zeit “Heidegger đă vượt qua một ư niệm về hữu như vậy,” chẳng hạn trong “phân tích về cấu trúc thông diễn của Existenz của ông ta.” Chính v́ quan tâm tới điều này nên Gadamer đă t́m hiểu tận tường dự án vượt qua siêu h́nh học của Heidegger ở giai đoạn sau và đă thử tŕnh bày một “thông diễn luận hậu siêu h́nh học” theo gót sự thúc đẩy của Heidegger. Vẫn tưởng tượng ra Derrida (và Gadamer không thể đồng ư với) nhận định: “Nhưng chắc chắn là kiểu mẫu đối thoại của ông với sự nhấn mạnh trên đàm thoại đă kéo ông trở lại vào một siêu h́nh học của hiện diện/có mặt và toàn thể những sai lầm của nó.” Tuy Gadamer nh́n nhận việc ḿnh thay thế khái niệm đối thoại “như một dạng của hữu trên đường tới ngôn ngữ (unterwegs zur Sprache) vào chỗ Heidegger đặt cấu thức hiện thể của lời nói (Rede) trong Sein und Zeit nhưng lại biện luận rằng khi làm như vậy là Gadamer đă đi đúng một cách có hệ thống từ điểm khởi hành của Sein und Zeit là “Dasein nhận thức chính nó trong hữu của nó.” Nhưng tự-nhận thức(Selbstverstȁndnis) này là, trong tất cả mọi h́nh thức của nó, cái đối nghịch tuyệt đối với tự-ư thức (Selbstbewuβtsein) và tự-thủ đắc (Selbstbesitz). Thực ra, đó là một nhận thức luôn luôn tự nó tra vấn bản thân, không phải chỉ đặt nền tảng trên tính chất của tôi (mine-ness) của hữu của tôi (Jemeinigkeit) được phát hiện trong cái chết, nhưng đồng thời cũng bao gồm mọi sự nhận biết của một cá nhân trong tha nhân, việc này mở ra trước tiên trong đối thoại.” (D&D:95)

(c̣n tiếp)

đào trung đąo

 

http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html

 

©gio-o.com 2012