đào trung đąo

Thông Din Lun

Martin Heidegger

(70)

 

Kỳ 1,  Kỳ 2,  Kỳ 3,  Kỳ 4,  Kỳ 5,  Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14 Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, , Kỳ 39, , Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63,  Kỳ 64,  Kỳ 65Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70

 

Habermas khởi đầu bài phê b́nh Heidegger bằng cách trích dẫn Heidegger qua bài Einleitung zu Was ist Metaphysik?/ Nhập đề cho bài Siêu h́nh học là ǵ? (Phần chính Was ist Mataphysik? xuất bản năm 1929, Heidegger viết thêm bài Nachwort/Bạt năm 1943 và năm 1949 lại thêm vào bài Einleitung/Nhập. Bản Anh ngữ  bài Einleitung/Nhập này của Walter Kaufman in trong Pathmark, 278): “Bằng cách diễn giải thế nào đi chăng nữa (những) hữu – dù được coi như tinh thần theo kiểu của chủ nghĩa duy linh; hay như vật chất và lực  theo kiểu chủ nghĩa duy vật; hay như diên thành (becoming) và đời sống; hay như h́nh tượng (representation), ư chí, thực thể, chủ thể, hay energia; hay như sự tái diễn của cái cùng một (the same) – lúc nào cũng vậy, (những) hữu đều hiện ra trong ánh sáng của Hữu.(Pathmark :278)  Habermas cho rằng Heidegger đă trả lại cho triết lư vị trí chủ vị và quyền lực bị những triết gia Hegel-trẻ triệt hạ. Từ trích dẫn trên Habermas diễn giải quan niệm lịch sử của Heidegger theo đó số phận lịch sử của một nền văn hóa hay một xă hội được qui định bởi tiền nhận thức hữu thể luận tùy thuộc vào những ư niệm nền tảng do chân trời thời gian tạo h́nh cho nên “trong một mức độ nào đó khiến cho ư nghĩa bất kỳ hữu nào cũng bị thiên kiến.” (The Philosophical Discourse of Modernity, PDM,132) Qui chiếu lịch sử triết học Tây phương Habermas chỉ ra Heidegger đặt siêu h́nh học ở vị trí ngang tầm cũng như những triết gia trước đây quan niệm những thay đổi theo từng thời đại trong nhận thức Hữu được phản ánh trong lịch sử môn siêu h́nh học và lịch sử triết học trở thành chiếc ch́a khóa của triết học lịch sử đối với Hegel. Ta thấy khởi điểm phê b́nh là quan niệm về lịch sử của Heidegger, khởi điểm này của Habermas không khác khởi điểm của Marcuse.

   Điểm chính yếu trong phản biện của Habermas là phê b́nh thời Hiện đại của Heidegger. Trước hết Habermas phàn nàn: “Vào những năm đầu thập niên 40s – cùng trong giai đoạn này trong khi Horkheimer và Adorno mỗi người đang biên tập những đoạn rời sau này được gộp lại in thành quyển Dialectik der Aufklärung/Biện chứng của Khai Minh – th́ Heidegger lại nh́n thấy trong những h́nh thức chính trị và quân sự  độc tài xuất hiện như “việc hoàn tất sự thống trị thế giới của Tây phương hiện đại.” Ông ta nói về “sự đấu tranh để làm chủ trái đất,” về “đấu tranh để khai thác một cách không giới hạn trái đất như phạm vi của nguyên liệu thô, và đấu tranh cho việc khai thác tự do vật lực của con người nhằm phục vụ cho việc tăng cường sức mạnh vô điều kiện của “ư chí quyền lực.””(PDM:132). Theo Hebermas, hơn thế nữa Heidegger c̣n ca ngợi siêu-nhân như sự nhập thế của “ư chí quyền lực” và giai đoạn chót cùng của chủ thuyết hư vô Âu tây là một “tai họa”, cho rằng yếu tính toàn trị của thời đại ḿnh được định tính bởi những kỹ thuật toàn cầu để làm chủ thiên nhiên, gây ra chiến tranh, và gây giống chủng tộc, mục tiêu của lư tính được làm cho tuyệt đối trong việc “tính toán toàn thể hành động và kế hoạch.”  Tất cả những điều này được đặt cơ sở trên nhận thức hiện đại về Hữu thể hiện trong triết lư từ Descartes tới Nietszche. Heidegger viết: “Cái thời đại chúng ta gọi là hiện đại đó… được định nghĩa dựa trên sự kiện con người trở thành trung tâm và là thước đo của tất cả mọi hữu. Con người là subjectum, là cái nằm dưới đáy cùng của mọi hữu, nghĩa là, theo từ ngữ hiện đại, dưới cùng tận của tất cả sự đối tượng hóa (objectivation) và h́nh tượng hóa (representation).” (Nietszche II:141ff &193ff). Như vậy rơ ràng là Heidegger lên án thời Hiện đại và Habermas cho rằng cái độc đáo của Heidegger là việc vạch ra sự bá chủ trong thời hiện đại của chủ thể theo lịch sử của siêu h́nh học, chủ thể tính của tự-thức (self-consciousness) như một nền tảng vững chắc của h́nh tượng, hữu như một toàn thể bị biến đổi vào trong thế giới chủ quan của những đối vật được h́nh tượng hóa, và chân lư được biến đổi thành sự chắc thực (certitude) có tính chất chủ quan. Theo Habermas, phê b́nh chủ thuyết duy chủ thể hiện đại của Heidegger lấy lại chính đề (motif) của những chủ đề dai dẳng trong diễn ngôn hiện đại từ sau Hegel, nhưng trong bước ngoặt hữu thể luận Heidegger đă không chú ư tới sự khác biệt giữa lư trí (Vernunft),và nhận thức (Verstand), đă nâng nhận thức lên ngang tầm với lư trí trong khi Hegel từ sự khác biệt này vẫn c̣n muốn triển khai biện chứng khai minh. Habermas cũng cho rằng trong viễn tượng quan niệm của Heidegger khi cho rằng nhận thức về Hữu thúc đẩy hiện đại tới việc bành trướng quyền lực vận dụng không giới hạn trên những diễn tiến được đối tượng hóa thiên nhiên và xă hội cho nên đă cưỡng bách chủ thể tính được giải phóng này vào những kết hợp dùng vào việc đảm bảo hành động độc đoán của nó, trong viễn tượng như vậy nên Heidegger không c̣n phân biệt được sự khác biệt giữa chủ thuyết nhân bản, khai minh với chủ nghĩa chủng tộc, quốc gia hay những thứ chủ thuyết như của Spengler và Jünger nữa [Oswald Spengler là tác giả quyển Der Untergang des Abendlandes/Sụ Suy tàn của Tây phương đả phá quan điểm Tây phương-trung tâm (Eurocentric) chia lịch sử thành những giai đoạn theo đường thẳng và đề nghị chia lịch sử nhân loại thành những đơn vị văn hóa có đời sống như những sinh thể, Ernst Jünger năm 1933 cho xuất bản quyển Der Arbeite/Công nhân cổ vũ việc tạo lập một xă hội toàn thể năng động được cai trị  bởi chiến sĩ-công nhân-học giả và có tư tưởng chống Quốc xă một thời được Heidegger yêu thích.ĐTĐ chú giải]

   Kế tiếp Habermas phê b́nh quan niệm về sự cáo chung thời hiện đại của Heidegger. Heidegger cho rằng thời hiện đại khởi đầu với Descartes với triết lư về ư thức và kết thúc với Nietszche trong việc triệt để hóa và hủy bỏ triết lư này. Theo Heidegger, hiện tại là thời khắc khủng hoảng, đang ở dưới áp lực của khủng hoảng nên phải quyết định “hoặc giai đoạn chung cuộc này là sự khép lại lịch sử Tây phương hoặc đó là phần đối cực dẫn đến một khởi đầu khác” và v́ quay trở lại truy cứu những nguồn cội, nơi “phát xuất của yếu tính” chỉ có thể là khả tưởng trong dạng thức bước tới đi vào “tương lai của yếu tính,” tương lai này hoàn toàn mới mẻ. “Sự hoàn tất một thời đại…là sự thiết lập – vô điều kiện trong lần đầu và hoàn tất trước – của cái mới không mong đợi và chẳng hề bao giờ được mong đợi.” (Nietszche I:479) Không đồng ư với diễn giải Nietszche của Heidegger v́ Habermas cho rằng Heidegger đă đảo ngược “sự cứu giúp bắt buộc” của Nietszche thành sự mong đợi tận thế của cái mới. Ngoài ra Heidegger cũng c̣n vay mượn những kiểu mẫu của phong trào Lăng mạn Đức, nhất là từ Hölderlin ư tưởng về Thượng đế vắng mặt để có thể quan niệm sự chấm dứt của siêu h́nh học như một sự “hoàn tất”. Cũng như Nietszche đă đặt niềm hy vọng ở nhạc của Wagner v́ tạo được một bước nhảy oai hùng vào quá khứ có tính chất tương lai (futural past) của bi kịch Hy Lạp cổ cho nên Heidegger đă chuyển siêu h́nh học của ư chí quyền lực của Nietszche trở lại những nguồn cội tiền-Socrates. Habermas cho rằng muốn làm như vậy Heidegger phải lập ra được sự tương ứng giữa Dionysus và mối quan tâm của siêu h́nh học tức là vấn đề Hữu của (những) hữu. Để phê phán quan niệm của Heidegger về chung cuộc của triết lư cũng là chung cuộc của Hiện đại ở đây Habermas cũng như phần lớn những người phản bác tư tưởng Heidegger đă xoáy mạnh vào chủ đề sự khác biệt hữu thể luận (ontological difference) giữa Hữu và (những) hữu. “Quan niệm về khác biệt hữu thể luận được dùng như cái cầu bắc ngang giữa tư tưởng Dionysus  và vấn đề nền tảng của siêu h́nh học. Heidegger phân chia Hữu, vốn vẫn được hiểu như Hữu của (những) hữu, từ (những) hữu. Bởi Hữu chỉ có thể tác hoạt như một vật chuyển vận của hiện diễn Dionysus – như đường chân trời lịch sử trong đó (những) hữu trước hết hiện ra – th́ nó trở thành tự trị trong một giới hạn nào đó. Chỉ có Hữu, như đă được phân biệt với (những) hữu qua ngả giả thiết, có thể thay thế vai tṛ của Dionysus. Heidegger viết: “Cái hữu bị chính Hữu bỏ rơi. Sự bỏ rơi của Hữu áp dụng vào (những) hữu có dạng thức con người, kẻ đại diện cho hữu như thể là hữu, là một sự biểu trưng trong đó chính Hữu rút khỏi hữu trong chân lư của nó.” (Nietszche II:355). Habermas riễu cợt Heidegger đă chau truốt công phu khái niệm quyền lực tích cực của sự rút lui/khỏi của Hữu này như một biến cố của sự từ chối, cho rằng thời Hiện đại đă lăng quên Hữu và không c̣n cảm nhận được sự từ bỏ của Hữu nên siêu h́nh học được Heidegger quan niệm có vai tṛ hủy phá sự tự lăng quên này. Habermas kết luận: “Toàn bộ nỗ lực của Heidegger nhắm đến “việc nghiệm sinh sự thiếu vắng của tính chất không che dấu của Hữu như vậy lần đầu tiên như một biến cố của chính Hữu, và về việc ngẫm nghĩ xem điều được nghiệm sinh ấy là ǵ.” (PDM:136). Qua phê phán về sự khác biệt hữu thể luận này của Habermas chúng ta thấy dường như Habermas chưa mấy thấu triệt quan niệm của Heidegger về sự phơi mở/ẩn dấu của Hữu cũng như về Ereignis trong quyển Beitrage zur Philosophie tuy Habermas đă dùng từ “biến cố” (event/ Ereignis) của Hữu.

   Khâu cuối trong bốn khâu vượt bỏ siêu h́nh học của Heidegger theo Habemas có khuyết điểm ở chỗ việc giải cấu lịch sử siêu h́nh học chính là phê b́nh vạch ra sự thật hay sự vượt bỏ siêu h́nh học chính là hành vi cuối cùng của khai mở bởi v́ tự-phản tư (self-reflexion) hoàn thành công việc này vẫn thuộc về thời đại của chủ quan tính hiện đại. Do đó tư duy dùng sự khác biệt hữu thể luận như chỉ nam này phải thừa nhận một khả năng tri thức nằm ngoài tự-phản tư, nằm ngoài tư duy tranh biện. Nietszche vẫn c̣n đặt triết học trên nền tảng của nghệ thuật c̣n Heidegger th́ chỉ đưa ra gợi ư rằng “có một thứ tư duy chính xác hơn tư duy ư niệm” trong bài thuyết tŕnh Üeber den Humanismus/Lá thư về Chủ nghĩa Nhân bản. Heidegger cũng phủ nhận toàn bộ giá trị tư duy khoa học và nghiên cứu có phương pháp bởi chúng c̣n nằm trong phạm vi của nhận thức hiện đại về Hữu được đặc chế bởi triết lư chủ thể. Habermas cho rằng Heidegger trong việc biện minh cho sự cần thiết của một thứ tri thức đặc biệt, một ngả tiếp cận đặc ân tới chân lư dù cho biện minh này rất hời hợt, Heidegger đă rất bối rối khi phải nâng cao tầm mức những phát triển khác nhau của những khoa học và triết học sau Hegel. Sau chót, trong phê b́nh triết lư duy chủ thể, Habermas phê phán ư kiến của Heidegger về nhận thức chung (mutual understanding) của mọi người khi cho rằng “Để đạt tới nhận thức chung về một điều/cái ǵ đó có nghĩa: suy nghĩ rằng đó cùng là một thứ, và trong trường hợp có sự khác biệt ư kiến, lại nêu ra những khía cạnh trong đó có sự đồng ư hay chia rẽ ư kiến…Bởi ngộ nhận và thiếu nhận thức chỉ là những chủng loại thoái hóa của nhận thức chung…cho nên việc t́m hiểu nhân hữu (human beings) kẻ này hướng tới kẻ khác trong tính chất tự giống nhau như đúc (selfsameness) và tự ngă (selfhood)  trước hết phải được đặt cơ sở trên nhân thức chung.” (Nietszche I:578ff). Và để cho những nhóm, tập thể xả hội kéo dài sự tồn tại th́ chúng phải t́m ra được những tiềm lực từ chiều kích của nhận thức chung này của thời Hiện Đại đang khô cạn. Với Habermas, điều kỳ quái hơn cả là Heidegger cho rằng những nhận định trên chỉ có trong phê b́nh siêu h́nh học của ḿnh: Heidegger không biết rằng những nhận định tương tự như vậy là khởi điểm cho cả phương pháp diễn giải của Geisteswissenschaften và của khoa học nhân văn trong thuyết Thực dụng của Peirce và Mead, trong triết học ngôn ngữ của Wittgenstein và Austin, cũng như trong thông diễn luận triết học của Gadamer . (Ta thấy việc đơn cử Gadamer ở chỗ này chứng tỏ Habermas quá đà trong việc kéo bè kết đảng v́ Wahrheit und Method của Gadamer măi năm 1960 mới xuất bản, hơn nữa Gadamer chịu ảnh hưởng Heidegger sâu đậm tuy có những khác biệt.)  Bênh vực triết học chủ thể Habermas cho rằng triết học này không tuyệt đối là một quyền lực tha hóa cầm tù tất cả tư tưởng tranh biện và rằng có những con đường khác để thoát ra khỏi triết lư này chứ không như Heidegger chỉ thấy trong lịch sử triết học và những khoa học sau Hegel không có ǵ khác ngoài những phát biểu đồng điệu lập lại hoài  hủy những tiền phán đoán (pre-judgments/Vor-Urteil) có tính chất hữu thể luận. Hơn nữa theo Habermas, khi phế bỏ triết học chủ thể th́ Heidegger cũng vẫn bị vướng vào những vấn đề của  triết học chủ thể dưới h́nh thức hiện tượng luận Husserl.

(c̣n tiếp)

đào trung đąo

 

http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html

 

©gio-o.com 2012