đào trung đąo
Thông Diễn Luận
Martin Heidegger
(53)
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14 Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, , Kỳ 39, , Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99, Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108, Kỳ 109, Kỳ 110,
Tuy Phần I của Wahrheit und Methode ảnh hưởng
từ Der Ursprung des Kunstwerkes của Heidegger thậr rơ
rệt nhưng tên của Heidegger lại chỉ được
nhắc đến lần đầu trong hai ghi chú cuối
trang (Truth and Method TM : 63, 69) và khi Gadamer phân tích nghĩa
chữ Erleben/sống trải và về “hiện tượng
học thông diễn Tại thể/Dasein (TM,96), và
sau chót là phê b́nh chủ thuyết duy chủ thể của
Heidegger (TM: 99-100).
Ở Phần II của Wahrheit und Methode ngay trong những trang mở đầu khi bàn về quan niệm của Heidegger về “ṿng tṛn thông diễn” Gadamer tuy chấp nhận diễn tiến tái kiểm chứng của tiền-phóng-chiếu liên tục trong nhiệm vụ nhận thức nhưng lại cho rằng “ khám phá của Heidegger về tiền-cấu thức (for-structure) của nhân thức chẳng qua Heidegger cũng chỉ làm công việc cụ thể hóa ư thức có tính chất lịch sử-thông diễn (historical-hermaneutical consciousness) do đ̣i hỏi mà thôi. Từ nhận định này Gadamer nảy sinh việc đưa vào ṿng tṛn thông diễn tiên kiến (prejudice) : “Việc nh́n nhận rằng mọi nhận thức không tránh khỏi can dự tới ít nhiều tiền kiến đem lại cho vấn đề thông diễn luận sự thúc đẩy thực sự. Trong ánh sáng của sự thấu hiểu sâu sắc này rơ ra rằng chủ thuyết duy sử, mặc dù sự phê b́nh của chủ thuyết này đối với chủ thuyết duy lư, cho thấy rằng tiên kiến là chống lại chính tiên kiến, nhưng điều này cũng phủ nhận quyền năng của truyền thống.” (TM:270) Việc đưa vào thông diễn luận yếu tố tiên kiến này của Gadamer đă được nhiều triết gia đem ra tranh luận, phản bác, và phê b́nh Khi cho tiên kiến một vai tṛ quan trọng trong ṿng tṛn thông diễn Gadamer chuẩn bị cho mục đích sau này sẽ du nhập biện chứng Hegel cũng như phản bác khái niệm hủy cấu và đường hướng trở lại với các triết gia Hy lạp cổ đại của Heidegger. Điền này cho thấy Gadamer đánh mất tính cách triệt để và cách mạng trong tư tưởng Heidegger. Hơn thế nữa Gadamer tiến tới điểm quan trọng hàng đầu là ở chỗ (Brennpunkt – chữ của Jürgen Habermas dùng để phê b́nh Gadamer trong Logik der Socialwissenschaften) dẫn tới quan niệm về ư thức lịch sử và sự phục hồi các khái niệm tiên kiến, quyền năng và truyền thống (prejudice, authority, tradition) trong thông diễn luận. Như chúng ta đă biết trong Sein und Zeit khi bàn về nhận thức (§ 31) Heidegger xây dựng ṿng tṛn thông diễn khởi từ Vor-habe, Vor-sicht, và Vor-griffe trong cấu trúc của việc tiên liệu (anticipation) là một phần của chính vị trí của hữu của chúng ta trong Hữu. Tuy nhiên Gadamer đă không dừng lại ở § 31 tuy đă nhận rơ điều này khi viết: “điểm quan trọng trong tư duy của Heidegger là không mấy nhằm tới việc chứng tỏ có một ṿng tṛn mà đúng hơn là để chỉ ra rằng cái ṿng tṛn này sở hữu một ư nghĩa hữu thể tích cực,” (TM:236) mà c̣n qui chiếu sang §63 để nhấn mạnh đến việc Heidegger đă chuyển tranh luận về diễn giải sang hướng vấn đề thời gian tính, nghĩa là Heidegger đă quan niệm cấu thức ṿng tṛn của nhận thức phụ thuộc vào thời gian tính của Dasein. Nhưng có điều nếu ta theo dơi chuyển động tư tưởng triệt để này của Heidegger ta sẽ thấy rằng đó không phải là thứ lịch sử của các sử gia mà là lịch sử của việc tra hỏi ư nghĩa của Hữu trong siêu h́nh học Tây phương.
Phải chờ tới tiểu muc “B” của Chương 3 trong Wahrheit und Methode Gadamer mới thực sự đi vào tŕnh bày quan niệm của Heidegger trong việc vượt bỏ vấn nạn tri thức luận qua ngả khảo cứu hiện tượng luận và đưa ra một hiên tượng luận thông diễn học căn cứ trên Sein und Zeit. Gadamer nh́n nhận “Chủ đề của Heidegger là: chính hữu là thời gian. Chủ đề này xé nát toàn bộ chủ thuyết duy chủ thể của triết học hiện đại – và, thực sự bao gồm cả việc, chẳng bao lâu sau hiện rơ, xé nát toàn bộ chân trời của những vấn đề siêu h́nh học dă tra vấn, những câu hỏi có khuynh hướng định nghĩa hữu như cái hiện diện [trước ư thức] (Sein als Anwesenden). Sự kiện hữu là một chủ đề đối với Dasein, rằng Dasein được phân ra khỏi tất cả những hữu khác bởi nhận thức của hữu, điều này không tạo thành cơ sở tối hậu để sự tiếp cận siêu nghiệm/vượt phải bắt đầu từ đó như thể trong trường hợp của Sein und Zeit. Đúng ra, có một lư do hầu như khác hẳn tại sao nhận thức của hữu là hoàn toàn khả dĩ, nghĩa là có một cái “tại/Da,” một sự phơi mở trong hữu – nghĩa là một sự phân biệt giữa Hữu và các hữu.” (TM:257) Gadamer chỉ ra rằng Heidegger đă làm cho cái “tại/Da” trong Tại thể/Dasein trở thành ưu tiên đối với ư thức do đó vượt qua hẳn triết học siêu nghiệm. Gadamer cũng cho rằng việc đảo ngược chiều hướng của Siêu h́nh học Tây phương của Heidegger này không phải là Heidegger đă theo gót Dilthey hay Husserl mà là theo gót Nietszche, dù cho có thể măi sau này Heidegger mới nhận ra. Theo Gadamer một cách gián tiếp trong Sein und Zeit Heidegger đă nhắm tới việc nêu ra phê b́nh triệt để “chủ thuyết của Plato” của Nietszche. Sự đảo ngược hướng này dẫn tới việc Heidegger khẳng định rằng “Seinsvergessenheit” (lăng quên Hữu) đă ngự trị tư tưởng Tây phương ngay từ trong siêu h́nh học cổ Hy lạp và cũng c̣n dẫn tới việc Heidegger nêu ra vấn đề Hữu trong liên hệ với Hư vô nữa.
Gadamer nh́n nhận quan niệm về thông diễn luận của Heidegger đă đưa thông diễn luận trở thành phổ quát và cung cấp một kiểu mẫu mới về tương quan giữa người diễn giải và bản văn: “Tính chất tùy thuộc vào đối tượng của người diễn giải mà trường phái lịch sử đă không thể nào t́m được một kết luận thỏa đáng, sự tùy thuộc này ở đây đạt được một ư nghĩa cụ thể có thể chứng minh được, và chính nhiệm vụ của thông diễn luận là đưa ra cho ta thấy cái ư nghĩa này.” (TM:264). Theo Gadamer, chính cái ư nghĩa siêu nghiêm/vượt (transcendentalen Sinn) này đă cung cấp cho thông diễn luận tính chất phổ quát. Thế nhưng, dù cho tư tưởng của Heidegger vượt bỏ triết học siêu nghiệm và tất cả mọi triết học phản tư nhưng Heidegger lại không vượt bỏ những ư nghĩa phổ quát và siêu nghiệm. Sở dĩ Gadamer nhận định như vậy v́ dă căn cứ trên hữu-thể-luận nền tảng của Heidegger, nhưng sau này Gadamer lại phản bác những hệ quả của hữu-thể-luận nền-tảng của Heidegger ở giai đoạn sau “bước ngoặt.” Thực ra khi Heidegger giải cấu truyền thống là để biến đổi triệt để và đă đưa ra những đóng góp mới mẻ vào sự phát triển của triết học và thông diễn luận nhưng Gadamer đă khôn khéo bỏ qua những khía cạnh này trong tư tưởng của Heidegger, chỉ rút ra những ǵ hữu dụng từ Sein und Zeit nhằm phục vụ cho mục tiêu của ḿnh.
(c̣n tiếp)
đào trung đąo
http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html
©gio-o.com 2012