đào trung đąo

Thông Din Lun

Martin Heidegger

(97)

 

Kỳ 1,  Kỳ 2,  Kỳ 3,  Kỳ 4,  Kỳ 5,  Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14 Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, , Kỳ 39, , Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63,  Kỳ 64,  Kỳ 65Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96,  Kỳ 97,  

 

Sự đối đầu của Derrida với Heidegger về đọc Nietszche khá phức tạp. Không phải chỉ từ những quyển sách của Derrida trực tiếp viết về cuộc tranh biện này như quyển Éperons: Les Styles de Nietzche hay trong phần kết luận bài Les fins de l’homme trong quyển Marges de la philosophie như đă tŕnh bày ở trên trong đó Derrida cho rằng sự quên lăng Hữu của Nietszche có tính chất tích cực chứ không chỉ là một h́nh thức siêu h́nh học như Heidegger quan niệm: Nietszche cho rằng quên lăng Hữu để giải phóng khỏi Hữu như đă được siêu h́nh học Tây phương xác định, trong khi quên lăng Hữu một cách thụ động nơi Heidegger chỉ đưa đến hậu quả là tái lập một khung siêu h́nh học cho Ư chí đưa tới Quyền lực. Chủ điểm đối đầu Heidegger của Derrida vẫn là: Heidegger vẫn c̣n “bám chặt vào siêu h́nh học” (prises de la métaphysique) đặc biệt nhất là việc xác định biệt phân hữu thể luận (ontique-ontologique) như Derrida tuyên bố trong quyển Positions. (1). Thật ra, để hiểu rơ lộ tŕnh Derrida đối đầu với lối giải thích Nietszche của Heidegger  chúng ta phải trở lại quyển De la grammatologie (1967). Chúng tôi cho rằng ảnh hưởng của Nietszche trên Derrida khá xâu đậm trong việc Derrida phản đối h́nh ảnh về sự “thống nhất của quyển sách”, quyển sách như một tổng thể hoàn chỉnh, và chủ trương quyển sách là xen kẽ, đan chéo những bản văn có tính chất “đoạn rời” (fragmentaire) theo kiểu của Nietszche nhằm chống lại quan niệm về sự thống nhất của quyển sách xưa nay vẫn được coi như một toàn thể hoàn chỉnh.

De la grammatologie không phải là một quyển sách mà là một bản văn (texte) như những văn tự (écriture) khác của Derrida được thực hiện theo cách thế đa tầng, những tầng này không có sự liên kết theo luận lư đường thẳng. Chính v́ lư do này De la grammatologie gây trở ngại cho lối đọc sách hàn lâm cổ điển coi đó là một toàn thể hoàn chỉnh. Đọc theo kiểu này sẽ không thể hiểu De la grammatologie v́ người đọc sẽ có ấn tượng sai lạc về tựa đề sách, về bề dày sách, và về lối cấu trúc sách, và nhất là ngộ nhận Derrida muốn tạo một bước mới cho lịch sử khoa hiện tượng luận siêu nghiệm. Trước hết về tựa đề De la grammatologie trong đó chữ grammè/dấu vạch đă được Derrida giải thích khá nhiều lần cũng như trong phần mở đầu cho quyển sách Exergue/Ghi dấu đầu sách cho quyển này Derrida chỉ ra đây là  “khoa học về văn tự, giải phóng những dấu chỉ xuyên qua thế giới nhờ những nỗ lực có tính quyết định,” dựa vào định nghĩa Grammatologie – tuy vẫn giữ lại định nghĩa của Littré về grammatologie một chữ cổ nay ít được dùng là ‘quyển sách nghiên cứu về những chữ, về mẫu tự, về tách rời mẫu tự trong lời nói, về đọc và về văn tự’”(2) chứ không phải một quyển sách về lư luận văn phạm như vẫn thường bị hiểu sai. Derrida giải thích khá rơ về De la grammatologie trong Positions : “Người ta có thể coi De la grammatologie như một khảo luận dài được tŕnh bày trong hai phần (mà sự gắn hai phần này với nhau là có tính chất lư thuyết, hệ thống, chứ không phải kinh nghiệm), ở giữa quyển này người ta có thể ghép quyển L’écriture et la différence vào. Trong De la grammatologie thuờng nhắc tới quyển này. Trong trường hợp này bài diễn giải Rousseau sẽ cũng là mục thứ mười hai trong tập sách. Ngược lại người ta có thể ghép De la grammatologie vào giữa ḷng quyển L’écriture et la différence bởi v́ sáu bản văn của tác phẩm này được xuất bản trước đó hai năm, đứng về mặt sự kiện cũng như về lẽ phải, trên tạp chí Critique, là những bài viết thông báo quyển De la grammatologie; năm bài cuối cùng, từ bài Freud et la scène de l’écriture trở đi, là những bài mở đường cho De la grammatologie…(2) Sở dĩ chúng tôi phải giải thích cặn kẽ như vậy để người đọc sau này mới hiểu tại sao Derrida phản đối cách Heidegger hệ thống hóa quyển Ư chí đưa tới quyền lực vốn là một bản văn gồm những đoạn rời khi Heidegger  ghép hai quan niệm của Nietszche về ư chí đưa tới quyền lực với ṿng tṛn quay lại vĩnh cửu nhằm chứng minh Nietszche là nhà siêu h́nh học cuối cùng. Và trích dẫn này cũng chỉ ra tính chất khảo luận, đoạn rời của bản văn Derrida. Cũng chính ở điểm này chúng ta thấy ảnh hưởng của Maurice Blanchot trên Jacques Derrida như chính Derrida nh́n nhận “Blanchot luôn luôn đi trước chúng tôi” - trước hết về bản văn đoạn rời (texte fragmenté) và Blanchot từ lâu âm thầm phản biện tư tưởng Heidegger - : ngay từ quyển L’attente l’oubli (1962) Blanchot đă chỉ viết quyển sách gồm những đoạn rời và lối viết này tiếp tục với Entretien infini, Le pas au-delà, L’écriture du désastre, quyển sách không c̣n là tập hợp những bài viết như trước.

       Như chúng ta biết Derrida đọc Heidegger đọc Nietszche chính yếu dựa trên quyển sách đồ sộ của Heidegger viết về Nietszche [viết trong 10 năm 1936-1946 nhưng măi đến 1961 mới cho xuất bản] (3) và những bài lẻ Heidegger viết về Nietszche như Lời Nietszche: Thượng đế đă chết, Zarathustra của Nietszche là ai? ... Phản biện Heidegger đọc Nietszche có tính quyết định được Derrida đưa ra trong mục Être écrit /Hữu được ghi bằng chữ viết trong chương I; la fin du livre et le commencement de l’écriture/ chung cuộc của quyển sách và khởi đầu của văn tự trong De la grammatologie. Nietszche được Derrida khám phá là triết gia không chỉ ở trong siêu h́nh học như Heidegger nhận định mà đă triệt để hóa những khái niệm về diễn giải, viễn tượng, đánh giá và biệt phân, mạnh dạn đóng góp vào việc giải phóng cái chỉ nghĩa (le signifiant) khỏi sự lệ thuộc hay tùy thuộc vào logos và vào khái niệm về chân lư phụ thuộc hay vào cái được chỉ nghĩa (signifié). “Đọc văn và văn tự cũng vậy, bản văn, đối với Nietszche  là những thao tác “nguyên ủy” (….) đối với một ư nghĩa, những thao tác này trước hết không phải đă sao lại hay khám phá ra ư nghĩa, như vậy ư nghĩa này sẽ không phải là một chân lư được chỉ nghĩa trong yếu tố gốc và sự có mặt của logos, như topos noetos, tri năng thần linh hay cấu trúc của sự cần thiết tiên thiên. Để cứu Nietszche ra khỏi một kiểu đọc Heidegger, vậy trên hết cần phải không được mưu định, h́nh như vậy, phục hưng hay minh giải một “hữu thể luận” ít ngây thơ hơn, những trực giác hữu thể luận sâu xa dẫn tới một chân lư nguyên ủy nào đó, cả một tính chất căn để ẩn dấu dưới bề ngoài một bản văn duy nghiệm hay siêu h́nh.”(4)

____________________________________

(1)     Positions,18-19: Mais, malgré cette dette à l’égard de la pnsée heideggerienne….je tente d’y reconnaître des signes d’appartenance à la métaphysique ou à ce qu’il appelle l’onto-théologie. Heidegger reconnaît d’ailleurs qu’il a du, qu’on doit toujours emprunter, de manière économique et stratégique, les resources syntaxiques et lexicales du langage de la métaphysique au moment même où on la déconstruit.

(2)     De la grammatologie, 13: …’exergue ne doit pas seulement annoncer que la science de l’écriture – la grammatologie – donne les signes de sa libération à travers le monde grâce à des efforts décisifs… Trong Note (4) trang 13 Derrida chép lại định nghĩa chữ grammatologie của Littré: “Traité des letters, de l’alphabet, de la syllabation, de la lecture et de l’écriture”

(3)     Martin Heidegger, Nietszche (Günther Neske Verlag, 1961 – GA6) bản tiếng Pháp của Pierre Klossowski xb năm 1971, bản tiếng Anh in thành 4 tập với tập I &II do David Farrell Krell dịch, tập III do Joan Stambaugh, David Farrell và Frank A. Capuzzi dịch với nhập đề, ghi chú và hiệu đính của David Farrell Krell, tập IV do và Frank A. Capuzzi dịch với nhập đề, ghi chú và hiệu đính của David Farrell Krell. Ngoài việc đọc Nietszche nguyên bản tiếng Đức Derrida rất tâm đắc bản dịch của Klossowski.

(4)     Sđd, 12: On peut tenir De la grammatologie comme un long essai articulé en deux parties (dont la soudure est théorique, systématique et non empirique), au milieu duquel on pourra brocher L’écriture et la difference. La grammatologie y fait souvent appel. Dans ce cas, l’interprétation de Rousseau serait aussi la douzième table du recueil. Inversement, on peut insérer De la grammatologie au milieu de L’écriture et la difference, puisque six texts de cet ouvrage sont antérieurs, en fait et en droit, à la publication, il y a deux ans, dans Critique, des articles annonçant De la grammatologie; les cinq derniers, à partir de Freud et la scène de l’écriture, étant engagés dans l’ouverture grammatologique.

(5)     Sđd, 32: La lecture et donc l’écriture, le texte, seraient pour Nietszche des operations “originaires” (nous mettons le mot entre guillemets pour des raisons qui apparaîtront plus loins) au regard d’un sens qu’elles n’auraient pas d’abord à transcrire ou à découvrir, qui ne serait donc pas une vérité signifiée dans l’élément originel et la présence du logos, comme topos noetos, entendement divin ou structure de nécessité apriorique. Pour sauver Nietszche d’une lecture de type heideggerienne, il ne faut donc surtout pas tenter, semble-t-il, de restaurer ou d’expliciter une “ontologie” moins naïve, des intuitions ontologiques profondes accédant à quelque vérité originaire, toute une fondamentalité cachée sous l’apparence d’un texte empiriste ou métaphysique.

 

 (c̣n tiếp)

đào trung đąo

http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html

 

©gio-o.com 2013