đào trung đąo

Thông Din Lun

Martin Heidegger

         (93)

 

Kỳ 1,  Kỳ 2,  Kỳ 3,  Kỳ 4,  Kỳ 5,  Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14 Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, , Kỳ 39, , Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63,  Kỳ 64,  Kỳ 65Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93,

 

Như chúng tôi đă có dịp nhắc lại nhận định của Derrida trong quyển Positions “đối với tôi bản văn của Heidegger cực kỳ quan trọng v́ bản văn đó thiết lập một con đường tiến tới c̣n chưa được khai mở, con đường tiến tới đó không thể quay ngược lại được, và ta hăy c̣n quá xa trong việc khai thác hết những tài nguyên phải cứu xét.” Trong nhận định này ta thấy Derrida khi phản biện Heidegger nhằm mục đích “thiết lập một con đường tiến tới c̣n chưa khai mở” – như ta đă biết con đường đó là thuyết hủy tạo – nhưng Derrida cũng tỏ ra thành thật khi nói “ta hăy c̣n quá xa trong việc khai thác hết những tài nguyên phải cứu xét.” V́ con đường c̣n quá xa trong việc cứu xét toàn bộ tác phẩm của Heidegger – nhất là một số tác phẩm quan trọng như quyển Beiträge  chưa được Heidegger cho xuất bản ở thời điểm Derrida viết về Heidegger - nên chúng ta không ngạc nhiên khi có cơ hội thảo luận về một vấn đề triết học nào đó Derrida không thể không b́nh luận quan điểm của Heidegger có liên quan đến vấn đề đem ra thảo luận này. Việc t́m ra một cách tương đối đầy đủ  những dịp Derrida nói về Heidegger là một công việc tốn nhiều công sức, và cũng ngoài chủ định của phần nói về ảnh hưởng của Heidegger trên Derrida này. Nhưng dù cho mối quan hệ “ảnh hưởng/phản biện” này tuy rất phức tạp nhưng điểm chính yếu vẫn là chủ đề trung tâm “vượt bỏ siêu h́nh học” và đi t́m một ngôn ngữ mới cho triết học : tuy chia sẻ hai tham vọng này của Heidegger nhưng Derrida đă t́m thấy và nỗ lực chứng minh sự thất bại của Heidegger, tiêu biểu nhất trong những năm cuối thập niên 70s là tranh biện của Derrida với Heidegger về Nietszche. Trong khi Heidegger cho rằng Nietszche là nhà siêu h́nh học cuối cùng của triết học Tây phương th́ Derrida lại chỉ ra chính Heidegger mới là nhà siêu h́nh học cuối cùng. Chính ở điểm chủ chốt này nhiều học giả cho rằng trên bề mặt Derrida chống đối Heidegger nhưng nếu xét ảnh hưởng của Heidegger trên Derrida một cách sâu xa hơn ta lại thấy Derrida rất gần Heidegger, nếu không muốn nói Derrida chính là truyền nhân của Heidegger. Tiêu biểu cho đánh giá này là nhận định của Hans-Georg Gadamer (1).Tuy vậy, nh́n chung ta có thể rút ra nhận định sau đây: Lộ tŕnh đối thoại tranh biện với Heidegger trong giai đoạn đầu từ De la grammatologie (1967) Marges de la philophie (1972), Éperons. Les styles de Nietszche (1978) thái độ cũng như giọng điệu của Derrida là khá gay gắt. Sang những năm đầu thập niên 80s sự gay gắt này tuy có bớt dần như ta có thể nhận thấy rơ trong bốn bài Geschlecht I (1983), II (1985), III (Derrida viết cho buổi hội thảo do John Salis tổ chức ở đại học Loyola vào tháng 3, 1985 theo David Farrell Krell) -  xen giữa Geschlecht I, II, IIIIV là quyển De l’esprit (1987) – Geschlecht IV được đặt dưới tựa Philopolémologie (Derrida viết cho cuộc hội thảo kỷ niệm 100 năm ngày sinh Heidegger tổ chức ở Chicago tháng 9,1989) qua đến quyển Apories (1992) và những dịp nhắc tới Heidegger sau đó Derrida có thái độ xa cách nên giọng điệu cũng lắng dịu hơn. Một chi tiết khác cũng đáng chú ư:  Derrida cũng như J-F. Lyotard và Philippe Lacoue-Labarthe là những triết gia Pháp đầu tiên đă lên tiếng bênh vực Heidegger khi Hugo Ott tung ra quyển Martin Heidegger. Les éléments d’une biographie (bản dịch tiếng Pháp do nhà Payot xuất bản năm 1990) trưng dẫn những tài liệu lịch sử tố cáo sự tham dự và hậu thuẫn Hitler và chính quyền Quốc xă của Heidegger. Quyển sách này đă gây ra một cuộc tranh luận sôi nổi phần lớn lên án Heidegger do những trí thức phe tả và nhưng triết gia Mác-xít cũng như những triết gia công giáo ở Pháp nhân dịp này muốn hạ bệ tư tưởng Heidegger và đả kích những heideggeriens Pháp cũng như những triết gia chịu ảnh hưởng Heidegger. Vào những năm cuối đời Derrida cùng với việc từ bỏ niềm tin Cơ đốc giáo và hướng về  Do thái giáo lại càn tỏ ra xa cách Heidegger hơn.

 

   Những nhận định của Derrida về Nietszche rải rác trong khá nhiều bài viết trước quyển Éperons. Les styles de Nietszche: Nietszche qua cái nh́n kư hiệu học được coi như có quan niệm về dấu chỉ chống lại quan niệm ước định vẫn tồn tại lâu nay v́ theo Nietszche “dấu chỉ không có chân lư hiện diện” (2) nhất là thứ chân lư có một ư nghĩa được qui định cố định và chung cuộc. Quan niệm của Nietszche về dấu chỉ này khuyến khích một kiểu diễn giải mới không thỏa măn với cái được chỉ nghĩa siêu nghiệm, và diễn giải là công việc bất tận trong bản văn thế giới xoay vần trong cuộc chơi đầy vui thú. Quan niệm của Derrida về Nietszche đi ngược lại cách diễn giải Nietszche xưa nay, nhất là diễn giải Nietszche của Heidegger.

 

   Trước Derrida, Giles Deleuze trong Nietszche et la philosophie (1962) đă đưa ra một h́nh ảnh Nietszche triết gia hoàn toàn khác biệt với h́nh ảnh triết gia truyền thống: việc đi t́m chân lư được thay thế bằng diễn giải, đánh giá, và trải nghiệm, Deleuze diễn giải Nietszche bằng sự xóa bỏ mạnh mẽ dấu tích của phương pháp biện chứng. Sau Deleuze, trong bài Nietszche, Freud et Marx (1964) Michel Foucault đưa ra  dự án bách khoa  mô tả tất cả những kỹ thuật diễn giải từ thời cổ Hy Lạp cho tới hiện tại. Foucault đặc biệt nhận ra khi đọc những bản văn của Nietszche, Freud, và Marx, những bản văn này đẩy chúng ta vào t́nh cảnh thông diễn bất ổn, gây kinh ngạc, cuốn hút chúng ta vào diễn tiến diễn giải thường trực đặt vấn đề về chính sự diễn giải, và như vậy diễn giải trở thành một công việc không có tận cùng v́ diễn giải từ nay không c̣n dựa trên một cơ sở nào, mỗi dấu chỉ dẫn tới diễn giải không c̣n là dấu chỉ của một đối tượng nhưng đă là sự diễn giải một dấu chỉ khác, chính những từ/chữ không là ǵ khác hơn là những diễn giải, suốt trong lịch sử của chúng những từ/chữ này đă diễn giải trước khi trở thành những dấu chỉ, và cuối cùng chúng chỉ cho ư nghĩa thông qua những tính chất như những dấu chỉ của chúng. Tiếp theo, trong bài Nietszche, Généalogie, et Histoire Foucault tŕnh bày lư thuyết về dấu chỉ của Nietszche trong quyển Zur Genealogie der Moral/ Về Phả hệ của Luân lư học: trong khi lịch sử xét những biến cố trong viễn tượng điểm chấm dứt, mục đích luận và với một ư nghĩa được tiên đoán, phả hệ học lại chú tâm tới sự bất chừng của từng biến cố (l’aléa singulier de l’événement), tính chất riêng biệt của biến cố bên ngoài mọi tính chất chung cuộc đều đặn xảy ra. Như vậy phả hệ học có đối tượng là sự xuất hiện, nguồn gốc, thoái cấp, và sự nảy sinh trong ư nghĩa của những nguồn gốc của luân lư tính, thuyết khắc kỷ, công lư hay trừng phạt. Trích dẫn Nietszche trong quyển Die fröhliche Wissenschaft/ Minh trí hoan lạc : “Tất cả mọi loại đam mê cá nhân phải được tư duy qua những thời đại, những dân tộc, những cá nhân vĩ đại hay hèn mọn khác nhau; tất cả lư do, những đánh giá, và cái nh́n của họ về sự vật phải được đưa ra ánh sáng. Cho tới nay, tất cả những ǵ nhuộm màu cho hiện sinh đều thiếu một lịch sử.” Phân tích phả hệ của Nietszche phơi bày sự vật hoàn toàn không phải như cái vẻ ngoài của nó bấy lâu, chẳng hạn theo Nietszche chân lư đi vào thế giới do ‘tai nạn t́nh cờ’, học thuyết về tự do của ư chí là một ‘sáng chế của giai cấp cai trị’. Những phân tích phả hệ này đưa tới kết luận rằng đằng sau các sự vật không hề có yếu tính phi thời gian, yếu tính được gán cho chúng đă được tạo ra dần dần từ những h́nh thức hoàn toàn xa lạ với chúng. Tất nhiên Derrida đă đọc Deleuze và Foucault viết về Nietszche, nhưng ngoài việc đồng quan điểm với Deleuze và Foucault phải xem xét Nietszche từ một điểm nh́n đối nghịch với lối diễn giải Nietszche xưa nay, Derrida nghiêng về việc t́m kiếm ở Nietszche những chủ đề lư thú về dấu chỉ, diễn giải, tṛ chơi, và nhất là kiểu  viết triết lư. Về diễn giải, Derrida trong Marges chỉ ra điều Nietszche nhắc nhở chúng ta rằng kiểu viết diễn giải “phải ở số nhiều.” Có thể nói Derrida phản biện diễn giải Nietszche của Heidegger bắt đầu với bài Les fins de l’homme trong quyển Marges.(3)

  

____________________________

(1)     Xem: Hans-Georg Gadamer Destruktion and Deconstruction (1985) và Hermeneutics and Logocentrism (1987) trong Dialogue & Deconstruction: The Gadamer-Derrida Encounter, State University of New York Press 1989.

(2)     La parole souflée, in L’Écriture et la différence (1967) trang 253-292

(3)     Marges,131-164.

 

(c̣n tiếp)

đào trung đąo

http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html

 

©gio-o.com 2013