đào trung đąo
Thông Diễn Luận
Martin Heidegger
(72)
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14 Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, , Kỳ 39, , Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72,
Emmanuel Lévinas (1906-1995): Tuy Gurvitch được coi là người đầu tiên nhắc đến Heidegger trong các bài giảng ở Pháp nhưng Emmanuel Lévinas mới chính là người khởi đầu có công tŕnh nghiên cứu chuyên xâu về Heidegger tuy sau đó từ những năm cuối thập niên 40s trở đi lại phản biện tư tưởng và tách rời khỏi ảnh hưởng của Heidegger. Lévinas ngay khi c̣n học ở Strasbourg đă đọc Sein und Zeit do sự khuyến khích của mục sư Jean Hearing vốn là cựu môn sinh của Husserl và cũng đă khuyến khích bạn học cùng trường là Maurice Blanchot đọc Heidegger. Vào dịp lễ Phục sinh năm 1929 Lévinas – khi đó mớ 24 tuổi - có dịp được tháp tùng Léon Brunschvicg và Jean Cavailles đi dự thính cuộc tranh luận giữa Heidegger và Cassirer về triết học Kant. Cuộc dự thính này tạo ấn tượng xâu sắc trên Lévinas về Heidegger, nhất là việc Heidegger không những kế tục mà c̣n biến đổi hiện tượng luận của Husserl. Trong luận án tiến sĩ tŕnh năm 1930 Théorie de l’intuition dans la phénomenologie de Husserl/Lư thuyết về trực giác trong hiện tượng luận của Husserl tuy Lévinas viết về Husserl nhưng ảnh hưởng của hữu thể luận Heidegger thấy rơ khi Lévinas sử dụng quan niệm về ư nghĩa hiện sinh của hữu theo Heidegger để vượt qua thuyết chủ khách quan và chủ tự nhiên của Husserl. Trong bài viết Martin Heidegger et l’ontologie/Martin Heidegger và hữu thể luận đăng trên tạp chí Revue philosophique năm 1932 bài này tuy ngắn gọn nhưng Lévinas đă tóm lược một cách sáng sủa và dễ hiểu về nhiều điểm quan trọng (nhưng không có ư định tŕnh bày cặn kẽ) trong Sein und Zeit/Hữu và Thời như: sự khác biệt giữa vật hiện sinh (étant) và hữu (être), tiền-nhận thức, Dasein, chỉ ra sự tách khỏi hẳn triết lư Descartes trong quan niệm của Heidegger về mối tương quan giữa không gian và thời gian, quan niệm về thế giới và hiện hữu trong thế giới. Trong bài viết này Lévinas cũng đă chuyển sang Pháp ngữ khá thành công những ư niệm chủ chốt của Heidegger mà không cần chế ra những từ ngữ xa lạ trong tiếng Pháp, chẳng hạn như đă dịch chữ Zuhandenheit thành “maniabilité” (tính chất có thể dùng tay điều khiển), Befinddichheit ra “disposition affective” (cảm hướng hoặc cách điệu) và cũng giải thích được rằng từ đó có thể suy ra mối tương quan nguyên ủy của Dasein với kiện tính. V́ chỉ là một bài viết đăng báo nên tuy Lévinas không nhằm giải thích tường tận nhưng tác giả cho thấy đă đọc Heidegger khá kỹ. Về hiện tượng luận Lévinas cũng chỉ ra Husserl và nhất là Heidegger đă dứt khoát bỏ lại sau lưng chủ nghĩa duy tâm Đức. Sự nồng nhiệt tiếp nhận Heidegger buổi đầu trong thập niên 30s của Lévinas đă chuyển hướng sau khi thế chiến thứ hai chấm dứt. Trong tạp chí Deucalion do Jean Wahl chủ biên (giáo sư ở Sorbonne, kiện tướng hàng đầu truyền bá Heidegger trong thập hai thập niên 30 và 40 nhưng sau đó cũng chống lại Heidegger) xuất bản năm 1946 Lévinas cho đăng bài “Il y a” ngầm phê phán chủ nghĩa hiện sinh của Heidegger v́ đă khép kín trong một hữu thể luận về tính hữu hạn cho nên không có khả năng khai mở cái nền nằm phía dưới hư vô đă giả thiết, “sự xuất hiện của một tồn tại, một tên gọi, một cái riêng biệt nằm trong gịng chảy vô danh và phổ quát của ‘il y a’(hữu tại).” Từ năm 1947 trở đi trong những nghiên cứu hiện tượng học về sự mệt mỏi cạn kiệt, về khoảnh khắc thời gian, mất ngủ v.v…Lévinas đă khẳng định nhu cầu sâu xa của ḿnh phải từ bỏ không khí triết học Heidegger nhưng không trở về một triết học tiền-Heideeger tuy trong hai năm 1946-1947 với sự hợp tác của Jean Wahl ở Collège philosophique Lévinas làm bốn buổi thuyết tŕnh về ‘Temps et Autre/Thời và Tha’ trong đó tên Heidegger được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Nhưng khi tái bản quyển này vào năm 1979 Lévinas tự bênh vực sự xoay chiều đối nghịch Heidegger sau này trong bài Tựa rằng “phải đọc những bài thuyết tŕnh này “trong tinh thần của những năm mở cửa đón nhận những khả tính triết học mới…ngay cả hữu thể học nền tảng của Heidegger.” Trong bài tựa quyển ‘En découvrant l’existence avec Husserl et Heidegger/Khám phá hiện hữu với Husserl và Heidegger’ xuất bản năm 1949 Lévinas tuy từ tốn chưa trực tiếp đề cập tới sự can dự của Heidegger với Quốc xă hay vụ Hỏa thiêu dân Do thái hay chủ đề về tha tính của Tha nhân nhưng cũng đă tuyên bố rơ rệt ḿnh khinh bỉ quan niệm “hiện hữu-với” và sự cô độc qui giảm trong kinh nghiệm riêng tư của hữu-để-tới-cái chết của Heidegger. Trong giai đoạn này Lévinas chống lại cả thuyết Mac-xít lẫn hiện sinh, chú tâm khai triển một hiện tượng luận về sự khổ đau, e thẹn, vuốt ve, tương lai… hoàn toàn tách rời định hướng của tư tưởng Heidegger. Trong bài viết “L’ontologie est-elle fondamentale?/Hữu thể luận có thực là nền tảng?” đăng trong Revue de métaphisique et de morale số đầu năm 1951 Lévinas đối nghịch hữu thể luận của Heidegger rơ rệt hơn khi nhấn mạnh đến ư nghĩa đạo đức của tha nhân. Tuy nhiên trong quyển Entre nous. Essais sur le penser-à-autre/Giữa chúng ta. Khảo luận về nghĩ-về-người khác in năm 1991 Lévinas vẫn cho rằng “việc quay trở lại những chủ đề nguyên ủy của triết học…chính ở điểm này công tŕnh của Heidegger vẫn là đáng lưu ư.”(Entre nous, trang 14). Năm 1961 là mốc thời gian đánh dấu sự dứt khóat của Lévinas với Heidegger được tŕnh bày trong bài viết ‘Heidegger, Gagarine và chúng ta’ và tác phẩm quan trọng nhất của Lévinas Totalité et infini/Toàn thể và vô hạn. Nhân dịp phi hành gia Nga Iouri Gagarine là người đầu tiên đă thành công trong việc đi vào vũ trụ trong chiếc tàu không gian Vostok I ngày 12 tháng Tư, 1961, nhân được một cơ quan truyền thông Do thái mời phát biểu trước một thính giả không phải là những người chuyên vế triết Lévinas đưa ra những suy tưởng của ḿnh về kỹ thuật gián tiếp công kích quan niệm của Heidegger về kỹ thuật, đứng trên quan điểm Do thái giáo lật mặt nạ sự quyến rũ muôn thưở của chủ trương tà giáo đa thần trong tư tưởng của Heidegger. Lévinas ca ngợi thành công của Gagarine mở ra những khả tính mới cho một nhân loại hiểu được rằng từ nay có khả năng giải phóng khỏi Nơi chốn: Do thái giáo đ̣i hỏi một sự phá hủy những thần tượng và giải trừ việc huyền thoại hóa những nơi chốn. Sau này nhiều người khi đọc lại bài viết nói trên của Lévinas đă nhận ra sự quá đà, giản lược đến mức ngộ nhận quan niệm về kỹ thuật của Heidegger, tỏ ra ngạc nhiên và thất vọng về những phát biểu không xứng đáng với tầm vóc tư tưởng của Lévinas như mọi người chờ đợi.
Tuy vẫn được coi là tác phẩm chính, quan trọng nhất của Levinas nhưng Totalité et infini xuất bản năm 1961 khi xuất hiện không là một sự kiện triết học nổi bật (không được những nhà xuất bản sách triết hàn lâm nổi tiếng ở Paris ấn hành mà phải xuất bản bởi nhà La Haye, Martinus Nijhoff ở Ḥa Lan với nhiều lỗi chính tả ở lần xuất bản đầu) và chỉ được một số người chuyên môn triết rất giới hạn đọc. Có lẽ từ cuối thập niên 60s Totalité et infini được biết đến nhiều phần lớn là do Jacques Derrida đă viết một bài nghiên cứu xuất sắc trên một trăm trang tựa đề Violence et métaphysique/Bạo động và siêu h́nh học ban đầu đăng trên tạp chí Revue de métaphisique et de morale liền hai số 3 và 4 năm 1964 (sau này được tuyển vào quyển L’écriture et la différence, nxb Seuil, Paris 1967) cũng như Lévinas được Maurice Blanchot nhắc đến trong một số bài viết về ngôn ngữ, lời nói trong tương quan với tha nhân, sự ham muốn v.v…; nhưng tuy là bạn thân từ hồi thanh xuân Blanchot bất đồng với Lévinas ở nhiều điểm quan trọng trong những chủ đề nêu trên, nhất là về sự hiện hữu của Thương đế. Đối với người đọc Totalité et infini tuy không mấy quen thuộc với tư tưởng Heidegger nhưng cũng có thể nhận ra những ám chỉ của Lévinas về Bậc Thầy này. Ngay trong bài tựa quyển sách Levinas đă tỏ ra gây hấn: “Người ta không cần phải chứng tỏ bằng những đoạn văn tối tăm của Héraclite cũng biết được rằng hữu tự phơi mở như chiến tranh,” v́ hữu thể luận của Heidegger được suy tưởng như một sự nắm bắt tiên khởi tính chất toàn thể, sự khẳng định làm chủ đối với sinh hiện, biểu lộ trừu tượng của bạo động và đánh giá cao chiến tranh, chính hữu trung ḥa mọi tương quan với Kẻ Khác (l’Autre) trong một sự hiểu biết vô nhân vị khi cho hữu có ưu tiên trên sinh hiện, đặt công lư tùy thuộc vào tự do, tính chất triệt để của tư tưởng Heidegger chỉ là ở điểm đă thu giảm Kẻ Khác vào Cái Cùng Một (le Même), đó là một hữu thể luận của sức mạnh. Chống Heidegger, trong Totalité et infini Lévinas cho rằng chính siêu vượt siêu h́nh, chủ quan tính, đạo đức học không những phải được đánh giá lại mà c̣n phải được tuyệt đối khẳng định trong một ngoại tính triệt để (extériorité radicale) bên ngoài ư thức và có trước đối với mọi sự thu hồi bản ngă. Lévinas chủ trương thay v́ ‘tṛ chơi ánh sáng’, sự phơi mở Hữu kiểu Heidegger ta phải quay trở lại với những biến sự (évenements) hay ‘thời cơ’ (conjonctures) không thể mô tả được, ở bên ngoài ngay cả diện mạo. Thay vào sự âu lo và hiện-hữu-để-chết của Heidegger trong Sein und Zeit Lévinas ngợi ca niềm vui và t́nh yêu cuộc đời, sự hoan lạc và mặt-đối-mặt sẽ phá vỡ tính chất trung tính cảm quan của sự phơi mở sinh hữu. Lévinas khôi hài ‘Dasein/Tại hữu trong tư tưởng Heidegger không bao giờ đói,’ đặt tính chất tích cực của tuổi trẻ nơi sự bắt đầu trong thời gian chống lại tính chất hữu hạn triệt để của thời gian của sự chết: “Không phải tính chất hữu hạn của hữu như Heidegger nghĩ mà là tính chất vô hạn của hữu tạo nên yếu tính của thời gian.”(Ce n’est pas la finitude de l’être qui fait l’essence du temps, comme le pense Heidegger, mais son infini, Totalité et infini, trang 317) Nh́n chung, nếu như sự đối nghịch Heidegger của Lévinas trong Totalité et infini có là một lớp bao phủ rông khắp đến mấy chăng nữa th́ xương cốt tư tưởng Heidegger vẫn là cái nền nằm sâu bên dưới không thể xóa bỏ được. Thật ra, cho đến cuối đời Levinas vẫn c̣n chao đảo giữa lời ngợi ca buổi đầu và sự phê phán hủy hoại Heidegger sau đó. Ngoài ra, nếu đọc kỹ Totalité et infini ta sẽ nhận ra được những khuyết điểm trong việc đọc và hiểu cũng như không công bằng với Heidegger của Lévinas. Ngay trong bài Violence et métaphysique/Bạo động và siêu h́nh học Derrida không những tránh đưa ra những nhận định chống lại Heidegger mà c̣n chỉ ra những khuyết điểm của Lévinas, phê phán khá chính xác tư tưởng của Lévinas nhất là trong quyển Totalité et infini như: siêu h́nh học của Lévinas theo một nghĩa nào đó giả thiết…một hiện tượng luận siêu nghiệm mà chính siêu h́nh học này muốn đặt thành vấn đề, muốn giải thích Heidegger th́ phải đối thoại, từ chối việc giản lược tư tưởng Heidegger dưới ảnh hưởng của sự hăng say tranh biện, không nhận ra được sự khác biệt hữu thể luận khi thu giảm hữu vào một nguyên lư trung tính cách biệt với sinh hiện, tự ngăn lối vào truy vấn hữu khi chỉ chăm chú xăm xoi một hữu thể luận, một ‘triết lư của sức mạnh’. Tóm lại, theo Derrida, trong khi tranh biện Lévinas đă giả thiết một ư niệm về Hữu chính ḿnh muốn vượt bỏ và khi làm như vậy tức là đă nh́n nhận Heidegger có lư khi đ̣i hỏi phải triệt để tra vấn ‘Siêu h́nh học là ǵ?’. Đứng trên quan điểm của Heidegger rơ ràng Lévinas đă thụt lùi về một chủ thuyết nhân bản và về một siêu h́nh học, vấn đề về Hữu là ngoài tầm tay khi thao tác lật ngược hữu thể luận như Lévinas đề nghị. Điểm đặc sắc nhất của Derrida trong việc đối mặt với Lévinas là ở chỗ đă khám phá ra giữa siêu h́nh học của Lévinas và một thứ chủ thuyết duy nghiệm nào đó có một quan hệ đồng lơa nhưng lại không nhận ra được uy thế của tṛ chơi giữa triết học và không-triết học (non-philosophie), giữa logos Hy Lạp và cái logos khác của nó, giữa người Hy Lạp và người Do thái như hai thái cực gặp gỡ nhau trong tính chất bất quyết (indécidabilité), tính chất bất quyết này buộc chúng ta phải đồng thời nh́n nhận rằng ngay trong ḷng Tây phương của chúng ta có những dấu vết/vạch của cả hai di sản thừa kế không thể tách rời. [Không nên quên rằng cả Lévinas lẫn Derrida đều gốc gác Do thái].
(c̣n tiếp)
đào trung đąo
http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html
©gio-o.com 2012