đào trung đĄO

 

Thông Din Lun

 

Martin Heidegger

(37) 

 

Kỳ 1,  Kỳ 2,  Kỳ 3,  Kỳ 4,  Kỳ 5,  Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14 Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, , Kỳ 39, , Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63,  Kỳ 64,  Kỳ 65Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96,  Kỳ 97, Kỳ 98,  Kỳ 99,  Kỳ 100,  Kỳ 101, Kỳ 102,  Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105,  Kỳ 106, Kỳ 107,  Kỳ 108, Kỳ 109, Kỳ 110, 


 Điểm mấu chốt ở đây là: kẻ tra hỏi (questioners) khi tra hỏi (questioning) tự hiểu rằng bản thân ḿnh vốn là hữu rồi. Chỉ khi đă nhận thức được như vậy mới xác định được  cái được hỏi về (das Gefragte) là Hữu của hữu, và khi xác định thu giảm việc tra vấn như một hữu th́ khi đó sự đồng hóa câu hỏi với việc tra vấn mới được biện minh.  Lư do, như đă nói, v́ nội tại tiền-am-hiểu/nhận thức nơi phát sinh câu hỏi ở đấy đă nằm sẵn một sự hiểu biết đặc thù  của việc tra vấn như một chức năng hay khả tính của kẻ tra hỏi rồi, và khi đó kẻ tra hỏi trong tư cách một hữu ở trong tương quan đối với Hữu của ḿnh. Đứng trên b́nh diện hiện-tượng-luận th́ Hữu có thể được tŕnh bày một cách hợp thức như Hữu của các hữu. Cũng vậy, khi sự tra vấn được coi như khả tính của Hữu của một hữu là kẻ tra vấn th́ tra vấn có thể được chính thức qui định  là hữu, tự bản thân hiểu hữu của ḿnh trong viễn tượng Hữu. Chính v́ vậy việc chuẩn bị vấn đề/câu hỏi về Hữu đ̣i hỏi “sự tập dượt chuẩn bị của một hữu hướng đến Hữu.” (GA20:197; CT:146)

   Tuy nhiên, v́ trong tương quan Hữu (Seinsverhȁltnis) của sự tra vấn với chính nó  xảy ra sự quá độ về ư nghĩa cho nên ban đầu ta phải tạm gác ư nghĩa này lại v́ sự tra vấn không thể tra vấn một cách tuyệt đối chính ư nghĩa của nó, ư nghĩa này vượt quá sự tra vấn nên tạm gác v́ không thể tra vấn được.  Việc tạm gác này chính là sự qui giảm việc tra vấn vào một hữu là chỗ đi vào ṿng tṛn tra vấn. Theo Heidegger, chính đây là lúc và chỉ vào lúc này khi sự tra vấn đă được xác định như và được thu giảm vào một hữu th́ việc tra vấn chính nó mới , trong con đường mở ra, có thể tra hỏi chính ḿnh là ǵ trong tương quan với Hữu. Nhưng vẫn có một sự quá độ về ư nghĩa, và sự quá độ về ư nghĩa vô định này được để nguyên: “Như vậy chúng ta có một cuộc tra vấn khá rạch ṛi, trong mức độ như về nội dung của câu hỏi, trong điều được truy t́m (im Erfragten), cái được truy t́m (das Erfragte) cũng chính là việc tra vấn. Cái được truy t́m trong việc tra vấn, tức là ư nghĩa của Hữu, do đó được cho ra trong sự bất định hoàn toàn, bất định cũng như cái được t́m kiếm có thể sẽ là ǵ.” (GA20:199; CT:147). Theo những phân giải của Heidegger như đă tŕnh bày th́ việc tra vấn (Fragen) chính là sự mở và đóng của nơi das Erfragte, das Gefragte, và das Befragte gặp gỡ. Như thế đó cũng chính là nơi các hữu của việc tra vấn, của câu hỏi, và của kẻ tra vấn được đồng hóa. Để truy t́m Hữu th́ trong ba hữu vừa kể, về mặt hiện-tượng-luận, Dasein phải được soi sáng, phơi lộ trước tiên. Nhưng ngay khi việc mở ra bằng câu hỏi về Hữu của Dasein th́ một lần nữa sự bắt đầu này lại được đặt thành vấn đề v́ tính chất cho/có sẵn của hữu tra vấn rất đáng nghi ngờ vốn không hiển nhiên nên Heidegger cho rằng ở đây muốn giải quyết vấn đề ta phải sử dụng nguyên lư hiện tượng luận “zu den Sachen selbst /Hăy đến với chính sự vật” và quan niệm hiện tượng luận về Rơi Nh́n/Sehen: Việc tra vấn là cái hữu được cho ra một cách rơ rệt cùng với câu hỏi, tuy vậy cùng lúc nó lại được cho ra theo một cách ngay lúc đầu và trên hết thảy đó lại bị coi nhẹ (ȕbersehen) trong suốt cuộc tra vấn. Chính ở chỗ này nỗ lực để không coi nhẹ được thực thi ngay từ lúc khởi đầu, không coi nhẹ nó trong nhăn quan của chính việc tra vấn của hữu.” GA20:200; CT:148).

   Để củng cố quan niệm của ḿnh, sau khi tŕnh bày con đường truy t́m Hữu mhư đă tŕnh bày, Heidegger ‘giải cấu’ lịch sử vấn đề Hữu  trong triết lư cổ Hy Lạp. Từ rất sớm ta đă thấy trong tư tưởng Parmenides “sự gắn kết đặc biệt giữa Hữu và hữu, sự hợp nhất này cận kề theo nghĩa cái được hỏi về và được xác định trong hữu của nó được đồng nhất với động thái kinh nghiệm tra vấn: τὸ γἁρ αὺτὸ  νοείν έστίν τε καί είναι, ‘Hữu  cùng là một với việc cmả nhận hữu của Hữu của nó.’ Ở đây câu hỏi về Hữu là ǵ rơ rệt đă bao gồm trong hành vi kinh nghiệm cái được tra vấn về, dù cho chính câu hỏi vẫn chưa hiện diện công khai trong cấu trúc của nó.” (CT:148-9) Sau Parmenides câu hỏi về οὺσία trong Plato và Aristotle được nâng cấp bao gồm cả một sự cứu xét tương ứng việc xác định hành vi tra hỏi  của λόγος, vấn đề về Hữu bao gồm cả διαλέγεσϑαι tức phép biện chứng, và việc nhận thức είδος bao gồm ίδεῖν, nhưng nét đặc biệt là λόγοςίδεῖν  tức sự cất tiếng và sự nh́n ngắm được xem như là đồng thời xảy ra v́ việc cứu xét cùng lúc λόγοςίδεῖν  là cần thiết để có thể cứu xét câu hỏi một cách có ư nghĩa. Việc Plato khi cứu xét câu hỏi về logos theo nghĩa biện chứng đơn giản có nghĩa chính câu hỏi Plato đặt ra và như cách Plato đặt ra theo nghĩa câu hỏi về Hữu chính câu hỏi này kêu gọi sự xác định việc tra vấn như một hữu.

   Viện dẫn triết học cổ Hy Lạp để chỉ ra việc khởi đầu lư giải câu hỏi về Hữu từ Dasein không phát sinh từ một sự quan tâm về tâm lư học về con người hay từ một thế giới quan tra hỏi về ư nghĩa cuộc đời. Việc giải minh hữu của Dasein này cũng không phải là một vấn đề tồn đặc biệt tại trong khoa nhân học triết học trong khuôn khổ của các ngành triết học. Việc minh giải này thuần chỉ được  hiểu theo nghĩa hiện tượng luận mà thôi, nghĩa là minh giải và nhận thức Hữu như nó là vậy đương nhiên gắn liền với nhiệm vụ giải thích cái hữu tra vấn về chính nó, nghĩa là Dasein/Hiện thể chúng ta kẻ tra vấn. Heidegger nhận ra như thể việc tra vấn được viện ra ở đây ngay từ khởi đầu (Anfang) câu hỏi về Hữu đă lập tức tự tách khỏi, xa cách chính nó. Dasein và Hữu cận kề nhưng việc tra vấn đă làm xa cách: tuy gần mà xa, tuy xa mà gần.”Đó là vấn đề của một hữu đối với chúng ta là gần gũi nhất. Nhưng đó cũng là cái trước hết trao cho chúng ta, có phải đó là cái tức thời cho chúng ta? Về phương diện này có lẽ đó là cái xa cách nhất? Như thể việc xảy ra khi chúng tqa hỏi về nó như thế, khi cái hữu đó được định nghĩa, hữ đó có khuynh hướng hoàn toàn không được định nghĩa từ một sự nhận biết về nó. Cái hữu mà chính chúng ta là và về mặt sự cho sẵn của nó là xa cách nhất với chúng ta được định nghĩa theo hiện tượng luận, khi được đem lên hàng hiện tượng, nghĩa là được kinh nghiệm theo cách nó tự tŕnh ra, để chúng ta rút ra từ sự sự cho sẵn hiện tượng này của Dasein những cấu trúc căn bản đủ để làm cho câu hỏi về hữu thành cụ thể thành một câu hỏi sáng tỏ.” (CT:`149). Heidegger cho rằng nhận thức được giả  đinh này không thể nghi ngờ được, không đặt thành vấn đề được. Nhưng v́ ư nghĩa của sự cho sẵn không thể hoài nghi được này xác định nhận thức bao trùm khởi đầu của câu hỏi về Hữu gắn chặt với “một bất-nhận-thức nào đó” hay một sự thiếu nhận thức (einem gewissen Unverstȁndnis), nghĩa là, với một tiền nhận thức khôgn định rơ là nguồn gốc của ư nghĩa. Thật thế, ư nghĩa này đứng vững trong sự bất-nhận-thức như thể trong chính tự thân của nó. Chính sự bất trắc tuyệt đối này, ngay từ khởi đầu việc tra vấn, lại là sự chắc thực duy nhất. Câu hỏi đặt ra là: sự bất trắc này có mức tận cùng đến đâu? Theo Heidegger, trong thông diễn Dasein/Hiện thể, mức tận cùng nhất, “sự chắc thực duy nhất” (Gewisβheitt) có lẽ là cái chết.

(c̣n tiếp)

       đào trung đẠO

 

©gio-o.com 2011