đào trung đąo

Thông Din Lun

Martin Heidegger

(106)

 

 

Kỳ 1,  Kỳ 2,  Kỳ 3,  Kỳ 4,  Kỳ 5,  Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14 Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, , Kỳ 39, , Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63,  Kỳ 64,  Kỳ 65Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96,  Kỳ 97, Kỳ 98,  Kỳ 99,  Kỳ 100,  Kỳ 101, Kỳ 102,  Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105,  Kỳ 106,    

 

Hơn bốn năm sau khi tham dự cuộc hội thảo ở Cerisy-la-Salle có chủ đề Nietszche aujourd’hui với bài Éperons, vào tháng Bảy, 1976 Derrida được University of Virginia mời đọc tham luận nhân dịp kỷ niệm 200 năm bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ. Nhân dịp này, ngoài phần nhập đề ngắn nói về bản Tuyên ngôn Độc lập Derrida dành phần chính để một lần nữa phản biện chủ đích thông diễn Nietszche của Heidegger (1) được đề ra ngay trong bài Tựa quyển Nietszche: “ “Nietszche” – cái tên của nhà tư tưởng ở đây được dùng để đặt tên cho căn nguyên của tư tưởng của ông ta.” (2) Điều này có nghĩa Heidegger “nghe” một cái tên của nhà tư tưởng, cái tên này tuyệt đối tách rời cái tên riêng và lịch sử cuộc đời của Nietszche. Liên hệ giữa bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ với bản văn của Nietszche: Tuyên ngôn Độc lập “với cựu lục địa” có thể nh́n trong văn cảnh Nietszche vượt bỏ siêu h́nh học truyền thống. Vấn đề nằm ở chỗ chữ kư/những chữ kư, cái tên/những cái tên cuối bản Tuyên ngôn Độc lập cũng như cuối những bản văn của Nietszche. Nan đề về cái tên/chữ kư của bản văn nằm ở chỗ: đó không đơn giản chỉ là một sự việc theo kinh nghiệm thường được làm như vây và có thể loại bỏ đi  v́ giá trị của bản văn có thể được tách khỏi tên tác giả để có được tính chất khách quan. Tuy nhiên, trong trường hợp một bản tuyên ngôn để thiết lập một định chế th́ việc kư tên là một điều bắt buộc tuy đồng thời cái định chế đó, trải qua lịch sử và truyền thống phải tách bỏ khỏi những cá nhân đă sáng tạo ra nó và chỉ bảo tồn cái tên/chữ kư như một sự kiện của chính nó mà thôi. Derrida liên hệ tới bản văn của Nietszche trong câu hỏi: Khi một triết gia ở tầm vóc cỡ Nietszche đă có cái tên được gắn liền với triết học hay với bản văn của ông ta để không có thể tách rời ra và dường như để cái tên này là một với bản văn th́ việc tách rời cái tên ra đó có nghĩa ǵ? Câu hỏi này rơ ràng nhắm tới Heidegger trong bài tựa quyển Nietszche nêu trên. Derrida viết: “Cái tên của Nietszche đối với chúng ta ở phương Tây, cái tên của một người duy nhất (có thể là với một cách khác với Kierkegaard, và rất có thể cũng như với Freud) ngừơi đă luận về triết học và về đời sống, về khoa học và về triết lư cuộc sống, với cái tên của ông ta, nhân danh tên ông ta. Có lẽ ông ta là người duy nhất đă đặt tên ḿnhnhững cái tên của ḿnh –  và những tiểu sử của ḿnh vào cuộc chơi. Với hầu như tất cả những nguy cơ điều này dẫn tới: cho “chính ông ta”, cho “mọi người”, cho những cuộc sống của ông ta, những cái tên của ông và tương lai của những cái tên này, đặc biệt là cái tương lai chính trị của những ǵ ông ta đă lưu lại có kư tên. Tại sao lại không xét đến những điều này khi đọc ông ta? Người ta chỉ thực sự đọc khi xét đến những điều này”(3)  Derrida giải thích “đặt tên ḿnh vào cuộc chơi” (mettre en jeu son nom): “Đặt tên của ông ta vào cuộc chơi (tự dấn thân vào đó hết ḿnh và không thiết yếu chỉ trong một cái tôi), dàn cảnh những chữ kư, dùng tất cả mọi thứ đă viết ra về đời sống hay về cái chết để làm thành một kư tự sinh-đồ, đó là cái ông ta đă làm và chúng ta phải có hành động về điều này.”(4) Như chúng ta đă biết trong Marges de la philosophie (5) Derrida dành cho tên riêng cũng như chữ kư vai tṛ lực đẩy lật ngược những khái niệm biểu thị trong việc hủy tạo bản văn. [Vấn đề diễn giải Chữ kư (số nhiều)  được Derrida trở lại  trong bài phát biểu Interpreting Signatures (Nietszche/Heidegger) Two Questions trong cuộc “mặt-đối-mặt” (Auseinandersetzung) với Hans-Georg Gadamer – chữ Auseinandersetzung được Heidegger dùng trong bài Tựa quyển Nietszche) sẽ được bàn tới ở phần sau.] Như phần trích dẫn ở trên chỉ ra ư định bàn về những ẩn ư chính trị trong bản văn của Nietszche được diễn giải theo nhiều cách khác nhau – tiêu biểu nhất là lối diễn giải “quốc xă” – tuy đă xảy ra trong quá khứ lịch sử nhưng Derrida vẫn lưu ư chúng ta cần suy ngẫm. Với Derrida, bản văn của Nietszche chứa đựng những lực đối nghịch, không có chân lư của triết học Nietszche cũng như không có một toàn thể bản văn Nietszche cho nên với Nietszche việc đọc và diễn giải là bất tận, ở ngoài lề (marge) bản văn, lề nằm giữa bản văn và con người tác giả, giữa tác phẩm với cuộc đời, giữa hệ thống và chủ thể của hệ thống. Cái lề này có sức mạnh tiềm thể  nhưng không năng động cũng chẳng thụ động, không ở trong cũng chẳng ở ngoài bản văn. Vậy nên phải đọc quyển Ecce Homo của Nietszche v́ đó là một bản văn trong đó Nietszche trưng ra thân xác và tên ḿnh dù cho Nietszche tác hoạt dưới những cái mặt nạ hay những tên giả chứ không dùng tên riêng của ḿnh. Dùng mặt nạ và nhiều tên khác nhau là để tự bảo vệ, coi đó như giá trị thặng dư để ta có thể thấy được sự xảo trá của cuộc sống v́ cuộc sống vốn là ẩn dấu che đậy. Derrida trưng dẫn bài đề từ “Một người trở thành như thế đó như thế nào” Nietszche đặt làm tựa cho quyển Ecce Homo vào năm Nietszche bốn mươi lăm tuổi không lâu trước khi trở thành điên loạn để cho thấy chúng ta rất dễ bị lừa nếu chúng ta chỉ nghe theo lời Nietszche tự tŕnh bày bản thân v́ chúng ta đă giả thiết đă hiểu rơ việc tự tŕnh và giải thích bản thân được thực hiện như thế nào. Nhưng Nietszche đă nêu ra những lư do của việc ḿnh làm rồi kư tên Freidrich Nietszche cho quyển Ecce Homo dưới hàng chữ cuối cùng “Tôi có được [người đời] thấu hiểu không nhỉ? -Dionysus versus the Crucified -” Như vậy Nietszche như Ecco Homo, hay Christ, không phải là Christ, cũng chẳng là Dionysus, mà đúng ra là cái tên của ‘versus’, một thứ chống lại tên (anti-nom), tuyên chiến và tự đặt tên giữa hai cái tên. Theo Derrida, như vậy đủ để minh bạch nhân lên cái tên riêng (nom propre) và cái mặt nạ con người và làm rối bời tất cả những sợi chỉ của cái tên trong mê lộ của cái tai. Nếu như trong Éperons Derrida nhấn mạnh tới tính chất đa phức của bản văn Nietszche, trong Otobiographies Derrida đưa ra tính chất ‘bản chất kép’ độc đáo của Nietszche, tính cách của Nietszche là tính cách của “Doppelgänger/Kẻ nhị h́nh”, chữ kư, cuộc đời và tự truyện của Nietszche phơi bày một nhị tính mâu thuẫn. Derrida cũng nh́n thấy tính chất này trong tư tưởng Nietszche, một thứ tư tưởng ‘không nơi chốn’, một thứ biên giới lập tức biến mất nhằm trốn tránh tư tưởn về cá tính khi ta có ư định nắm bắt tư tưởng này.

   V́ vậy  không thể thô thiển giản lược – chẳng hạn trích ra chữ “Führer” trong bản văn Nietszche để trổi lên bản hợp tấu quốc xă. Nhưng cũng không thể bỏ qua Führer theo nghĩa của Nietszche: Führer  không chỉ là một lư thuyết gia và chủ xoái một trường phái. Và cũng thật thô thiển và mộng du chính trị khi nói rằng Nietszche chẳng bao giờ muốn cái này, nghĩ cái nọ, Nietszche đă ói mửa điều đó và cũng chẳng muốn nghe nói đến nữa. Theo Derrida, giản dị v́ Nietszche măi măi là kẻ đă chết trước cái tên của ông ta và chẳng cần biết ông ta đă nghĩ ǵ, muốn ǵ, và làm ǵ. Derrida nêu trường hợp Heidegger như một thí dụ. Kế đó là những hiệu ứng hay cấu trúc của một bản văn không thể được thu giàm vào “chân lư” của bản văn đó, vào giả định tác giả muốn nói như thế, tức là vào sự kư nhận của tác giả được giả thiết là độc nhất và có thể nhận biết được. Cách đặt tên bài thuyết tŕnh của Derrida rất đáng lưu ư: ‘Otobiographies’ qui chiếu tới chữ Hy Lạp chỉ cái tai (to ous, otos) mà không dùng chữ thường được dùng nhiều Autobiographie trong đó ‘autos’ chỉ ngă/tự. Như vậy rơ ràng ư định của Derrida khi dùng chữ Oto-biographies là nói đến cái tai của người khác dùng để nghe bản văn và đặt lên đó một chữ kư. (6) Trong bài thuyết tŕnh Derrida cũng c̣n đi xa hơn, không chỉ nói về Nietszche mà nhân dịp này để bàn về nhiều vấn đề khác nữa, chẳng hạn về những sự chuyển hóa (transférences) hay chuyển vị thính giác của bản văn, thí dụ như trong dịch thuật. Theo Derrida, autobiographie/tự truyện chỉ có hiệu ứng khi có sự “chuyển”,  không phải như lúc đang xảy ra mà là sau đó khi “tai” nhận được những tín hiệu. Về chữ kư: chữ kư chỉ hiện đến phía người nhận cho nên nhiệm vụ chính trị không phải ở phía người đặt bút kư trên bản văn mà là ở người nhận lănh chữ kư được ủy thác, kẻ thừa hưởng bản văn v́ chữ kư không phải là một chữ hay một cái tên đặt ở cuối bản văn nhưng là sự đa hoạt (opération multiple) của bản văn như một toàn thể, bản văn như một toàn thể đă để lại  phía sau nó một điều ǵ đó.  Derrida chống lại lối diễn giải huyền thoại hóa Nietszche kiểu quốc xă vô nghĩa hay những kiểu khác đă xảy ra v́ bản văn của Nietszche không “khép kín”.

 ______________________________

(1)     Thật ra phần này đă được Derrida thuyết tŕnh một năm trước đó ở École normale supérieure với tựa đề ‘La vie et la mort’ nhưng măi tới năm 1984 nhà Galilée mới xuất bản với tựa đề Otobiographies, l’enseignement de Nietszche et la politique du nom proper tuy bài này đă được Friedrich Kittler dịch ra tiếng Đức với tựa đề Nietszches Otobiographie oder Politik des Eigennamens năm 1980 và sau đó vbl éditeurs ở Québec, Canada in năm 1982 là tài liệu trước đó được dùng cho cuộc hội thảo bàn tṛn giữa Jacques Derrida với Eugenio Danto, Rodolphe Gasché, Claude Lévesque, Patrick Mahony, Christie V. McDonald, Fraçois Péraldi, và Eugene Vance ở Université de Montréal năm 1979.

(2)     Martin Heidegger, Nietszche I, bản dịch tiếng Pháp của Klossowski, 9: “Nietszche” – le nom du penseur intitule ici la cause de sa pensée. Bản tiếng Anh của David Farrell Krell: “Nietszche” – the name of the thinker stands as the title for the matter of his thinking.

(3)      Jacques Derrida, L’oreille de l’autre, bản vlb trang 17-18: Or le nom de Nietszche est peut-être aujourd’hui pour nous, en Occident, le nom de celui qui fut le seul (peut-être d’une autre manière avec Kierkegaard, et peut-être encore avec Freud) à traiter de la philosophie et de la vie, de la science et de la philosophie de la vie avec son nom, en son nom. Le seul peut-être avoir y mis en jeu son nom – ses noms – et ses biographies. Avec presque tous les risques que cela comporte: pour “lui”, pour “eux”, pour ses vies, ses noms et leur avenir, l’avenir politique singulièrement de ce qu’il a laissé signer.

   Comment ne pas en tenir compte quand on le lit? On ne lit qu’à en tenir compte.

(4)     Sđd trang 18: Mettre en jeu son nom (avec tout ce qui s’y engage et qui ne se résume pas à un moi), mettre en scène des signatures, faire de tout ce qu’on a écrit de la vie ou de la mort un immense paraphe bio-graphique, voilà ce qu’il aurait fait et dont nous devons prendre acte.

(5)     Jacques Derrida, Marges, 365-393: signature événement context.

(6)     Xem Derrida trả lời câu hỏi của Christie V. McDonald trong L’oreille de l’autre, nxb vbl trang 69-75.

 


Chữ kư của Jacques Derrida trên trang đầu (front page)

quyển Marges de la philosophie nhân dịp đến UC Irvine

đọc bài ‘Mémoires pour Paul de Man’ ngày 10 tháng 4, 1984.

 

 

(c̣n tiếp)

đào trung đąo

http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html

 

©gio-o.com 2013