đào trung đạo

 

Thông Din Lun

 

Martin Heidegger

(39)

 

Kỳ 1,  Kỳ 2,  Kỳ 3,  Kỳ 4,  Kỳ 5,  Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14 Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, , Kỳ 39, , Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63,  Kỳ 64,  Kỳ 65Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96,  Kỳ 97, Kỳ 98,  Kỳ 99,  Kỳ 100,  Kỳ 101, Kỳ 102,  Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105,  Kỳ 106, Kỳ 107,  Kỳ 108, Kỳ 109, Kỳ 110, 

 

Như phần trên đă chỉ ra Heidegger viết giáo tŕnh Die Grundprobleme der Phänomenologie để bổ túc cho Sein und Zeit với Phân mục 3 cho Phần I. Theo chúng tôi nếu trước đây (ngoại trừ chính những học tṛ của Heidegger) khi phần đông người ta chỉ đọc Sein und Zeit (GA2) để t́m hiểu triết học của Heidegger là chưa đủ, lư do v́ Sein und Zeit xuất bản từ năm 1927 và được coi như một tác phẩm triết học tạo nên thời đại được nhiều người biết tới  trong khi ba quyển Prolegomena zur Geschichte des Zeitbegriffs, 1925 (GA20),  Die Grundprobleme der Phänomenologie , 1927 (GA24), và Beiträge zur Philisophie (Vom Ereignis) 1936-1937 (GA65) măi khi Heidegger cho in Gesamtausgabe  vào năm 1975 mới được xuất bản. Thật ra  ta nên coi Sein und Zeit là phần chính trong toàn bộ bốn tác phẩm kể trên. Muốn t́m hiểu cặn kẽ thông diễn luận cũng như thông diễn hiện tượng luận của Heidegger ít nhất chúng ta phải xem xét những phần về hiện tượng luận trong Sein und Zeit được Heidegger bổ túc và quảng diễn trong Die Grundprobleme der Phänomenologie để nhận rơ không phải có một sự thay đổi quan điểm triết học mà là cách tiếp nối con đường tư tưởng của Heidegger và cũng từ đó vạch ra mối liên hệ giữa Sein und ZeitDie Grundprobleme der Phänomenologie và cấu trúc hệ thống cũng như con đường Heidegger khảo sát vân đề/câu hỏi Hữu. Và điều chắc chắn là chỉ khi nào ta đă nắm vững cấu trúc hệ thống câu hỏi/vấn đề Hữu này một cách đầy đủ th́ mới có thể đi vào quyển Beiträge zur Philisophie (Vom Ereignis) 1936-1937 (GA65) – quyển này có thể được coi như Phần II đă được loan báo trong Sein und Zeit trước đây - trong đó Heidegger tuy cũng vẫn nói về câu hỏi/vấn đề Hữu nhưng từ điểm đứng lịch sử của Hữu.

   Trước hết trong bài Tựa ngắn của  Sein und Zeit Heidegger nói rơ mục tiêu của quyển sách khảo cứu này là “hoàn tất việc chuẩn bị vấn đề ư nghĩa của Hữu và làm vậy một cách cụ thể. Mục tiêu tạm thời của chúng ta là Diễn giải thời gian như chân trời khả hữu cho bất kỳ sự hiểu biết/nhân thức nào về Hữu.” (“…als des möglichen Horizontes seines jeden Seinsverständnisses überhaupt..” Macquarrie & Robinson khi dịch sang Anh ngữ cho rằng chữ ‘Chân trời’ Heidegger dường như khi dùng chữ này thực ra như thể nghĩ về một cái ǵ đó chúng ta không thể mở rộng hay đi xuyên qua, nhưng nó lại đưa ra những giới hạn cho những hoạt động tinh thần nào đó diễn ra ‘ở trong’ nó.) Heidegger nhận định v́ hiện nay không có một câu trả lời cho câu hỏi khi ta dùng chữ Hữu chúng ta có ư nói chữ này có nghĩa ǵ – Hữu đă bị lăng quên - cho nên nay đúng là lúc để nêu lên vấn đề ư nghĩa của Hữu một lần nữa. Những chữ được in nghiêng do chính Heidegger này giúp người đọc chú ư hơn đến khảo hướng của tác giả. Mở đầu bài Tựa Heidegger trích dẫn một đoạn văn của Plato để nguyên bằng tiếng Hy Lạp ngầm nhắc người đọc tác giả muốn chỉ ra mặc dù câu hỏi khởi đi từ truyền thống với Parmenides, Plato, và Aristotle nhưng những triết gia này vẫn chỉ đi vào khảo sát (những) hữu trong Hữu của chúng. Từ nhận định này Heidegger chuyển hướng ngược lại sẽ t́m hiểu Hữu như nó là một cách cụ thể để t́m ư nghĩa của Hữu. Và ư nghĩa đó được tác giả cho người đọc biết trước chính là thời gian như đường chân trời nhận thức Hữu, nghĩa là Hữu được xác định bằng thời gian cho nên vấn đề “Hữu và Thời” trở thành “Thời và Hữu”. Theo William J. Richardson ta cần hiểu rơ Heideeger khi dùng chữ “ư nghĩa” của (một) hữu. “Đó chính là tính chất có thể am hiểu (Verstehbarkeit) của hữu đó, không phải như được nắm bắt bằng một ư niệm và được nhận thức/hiểu một cách chính thức, nhưng như thể được soi sáng bởi Tại-hữu/Hiện thể, Hiện thể trong dự phóng căn bản am hiểu hữu này như nó là vậy, nghĩa là trong cấu trúc-Hữu làm cho hữu được như vậy. Nói cho gọn: ư nghĩa của bất kỳ hữu nào là Hữ của nó trong chừng mực như được Hiện thể am hiểu/nhận thức.” (Heidegger: Through Phenomenology to Thought, trang 85).

   Nửa đầu quyển Sein und Zeit được tác giả  đặt tựa “ Diễn giải Hiện thể theo Thời gian tính, và Giải minh Thời gian như Chân trời Siêu vượt cho Câu hỏi về Hữu”. Trong §8 “Phân chia các phần quyển sách/đề cương” tác giả sau khi nhắc lại sẽ tiến hành nghiên cứu hướng về ư niệm Hữu bằng ngả Diễn giải một hữu riêng biệt là Hiện thể trong đó sẽ đi tới chân trời để có nhân thức về Hữu và khả hữu diễn giải Hữu, và rằng tính phổ quát của ư niệm Hữu sẽ không bị mâu thuẫn bởi tính cách tương đối ‘đặc thù’ của việc nghiên cứu. Tác giả dàn quyển sách thành hai Phần, mỗi phần tương ứng với một nhiệm vụ triết học, với Phần I: Diễn giải Hiện thể theo thời gian tính, và minh giải thời gian như chân trời siêu vượt của câu hỏi Hữu, và Phần II: những nét chính của một giải cấu hiện tượng luận lịch sử hữu thể luận, với việc đặt thành vấn đề Thời gian coi như manh mối [Phần II không được thực hiện]. Phần I“Diễn giải Hiện thể theo thời gian tính và minh giải thời gian như chân trời siêu vượt của câu hỏi Hữu” lại được chia ra ba Phân mục  ăn khớp với câu hỏi chỉ đạo ư nghĩa của Hữu nêu trong §5 ở  Nhập đề.  Theo dự trù ba Phân mục này là: 1. Phân tích nền tảng Hiện thể mở đầu;  2. Hiện thể và thời gian tính; 3. Thời và Hữu. Tương tự như vậy Phần II được loan báo cũng gồm ba Phân mục gồm: 1. Học thuyết của Kant về niệm thức chủ nghĩa (schematismus) và thời gian như giai đoạn mở đầu trong vấn đề được đặt ra về Thời gian tính; 2. nền tảng hữu-thể-luận của ‘cogito sum’ của Descartes, và hữu thể luận thời trung cổ đă bị nhập vào vấn đề được đặt ra về ‘res cogitans’; 3. Luận văn của Aristotle về thời gian được coi như cung cấp một con đường để phân định nền tảng hiện tượng và những giới hạn của hữu thể học cổ. Tuy được thông báo như vậy nhưng Heidegger đă không hoàn thành Phần II này cho nên trong Sein und Zeit không thấy có phần này. Thế nên ta chỉ có thể xem xét Phần I “Diễn giải Hiện thể theo thời gian tính và minh giải thời gian như chân trời siêu vượt của câu hỏi Hữu” – đặc biệt cần chú ư đến chữ nối câu ‘và’ ở đây – chỉ ra Phần I sẽ được chia ra hai Phân mục: Trong Phân mục 1 được Heidegger đặt tên là “Phân tích nền tảng về Hiện thể để chuẩn bị” được chia ra sáu chương sách đánh dấu từ §9 cho tới §44. Không đi vào chi tiết từng chương, tiết, chúng tôi chỉ tóm lược những điểm quan trọng có liên hệ tới quyển Die Grundprobleme der Phänomenologie GA 24 trong mục đích đă nêu ra là t́m mối liên hệ và những vấn đề về thông diễn hiện tượng luận từ GA 2 sang GA24 được tác giả coi như Phân mục 3 tiếp nối cho hai phân mục trong GA2.

   Trước khi sang Phân mục 3 được tŕnh bày trong Die Grundprobleme der Phänomenologie GA 24 chúng ta hăy tóm lược những điểm chính trong Phân mục 1 và 2 trong Phần I “Diễn giải Hiện thể theo thời gian tính và minh giải thời gian như chân trời siêu vượt của câu hỏi Hữu” Câu “ư nghỉa của Hữu” trong phần này có nghĩa Hữu như Hữu, Hữu như thế đó hay chính Hữu theo nghĩa thực sự thuộc về Hữu (theo hiện tượng luận). Điều này có nghĩa ư nghĩa của Hữu là một cái ǵ khác với câu hỏi về (một) hữu như hữu hay một hữu trong Hữu của nó. Làm mới, một lần nữa đặt ra câu hỏi về Hữu tức là mặc dù câu hỏi nói đến những công tŕnh của Parmenides, Plato, và Aristotle nhưng ngay từ bước đầu đă phế bỏ đường lối nghiên cứu của những triết gia này khi đi từ việc đi vào (những) hữu trong Hữu của chúng. Thay vào đó đường lối nghiên cứu sẽ là đặt câu hỏi một cách nguyên ủy hơn khi xem xét Hữu như Hữu. Ư hướng nghiên cứu v́ vậy là đi t́m ư nghĩa của Hữu được tŕnh bày trong hai Phần của quyển sách (nhưng Heidegger chỉ hoàn thành được Phần I)  với mục tiêu tạm thời là “diễn giải thời gian như chân trời khả hữ của bất kỳ nhận thức nào có thể có về Hữu.” Thời gian được qui định như chân trời trong đó Hữu như Hữu được nhân thức, điều này cũng có nghĩa thời gian là ư nghĩa của Hữu, là cái bất kỳ một ứng xử (comportment) nào hướng về (những) hữu đều tùy thuộc.

   Sau khi đưa ra đường lối nghiên cứu Heidegger cho người đọc biết sẽ t́m câu trả lời cho ư nghĩa của Hữu trong hai của quyển sach với Phần I được chia ra hai Phân mục. Tựa dề của Phấn mục 1 “Diễn giải Hiện thể theo thời gian tính và minh giải thời gian như chân trời siêu vượt của câu hỏi Hữu” rơ ràng chỉ ra hai bước, trước hết là ““Diễn giải Hiện thể theo thời gian tính,” và sau đó là “minh giải thời gian như chân trời siêu vượt của câu hỏi Hữu”. Bước thứ nhất Heidegger cho thấy Hiện thể trong cách thế hữu cực điểm trong cấu trúc hiện thể-hữu thể luận (existential-ontological structure) của nó tạo nên Hiện hữu (Existenz) am hiểu/nhận thức Hữu. Áp dụng phương pháp hiện tượng luận để mô tả cấu trúc này cho “phân tích nền tảng” để phơi mở cấu trúc nền tảng của Hữu của Existenz nhưng Heidegger cho rằng việc “phơi mở” này chỉ là một “chuẩn bị”  cho việc diễn giải Hữu của Hiện thể sẽ được tiếp nối ở Phân mục 2 “Hiện thể và Thời gian tính.” Chính trong Phân mục 2 ư nghĩa của Hữu của Hiện thể được Heidegger xác định là thời gian hóa thời gian tính (temporalizing temporality) của Hiện thể.

(c̣n tiếp)

đào trung đạo  

http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html

 

©gio-o.com 2011