đào trung đąo

Thông Din Lun

Martin Heidegger

(71)

        

Kỳ 1,  Kỳ 2,  Kỳ 3,  Kỳ 4,  Kỳ 5,  Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14 Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, , Kỳ 39, , Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63,  Kỳ 64,  Kỳ 65Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71

                     

  Tổng quan về ảnh hưởng của Heidegger ở Pháp.

Để mở đầu cho phần tóm lược về ảnh hưởng của Heidegger ở Pháp suốt hơn bảy mươi  năm từ những năm cuối thập kỷ 20s thế kỷ trước chúng ta có thể ghi lại nhận xét của một chuyên gia về Heidegger và Husserl là Francoise Dastur như sau: “Contrairement à une opinion assez largement répandue, c’est en Allemagne, et non pas en France, aux Etats-Unis ou ailleurs, que Heidegger est encore le mieux lu et le mieux compris/Trái ngược hẳn với một ư kiến phổ biến khá rộng răi, chính là ở Đức, ở Mỹ hay ở xứ nào khác, chứ không phải ở Pháp, Heidegger vẫn c̣n được đọc kỹ hơn và được thấu hiểu hơn.” (Francoise Dastur, Heidegger et la question du temps, PUF 1990, p.126)  Đây là một nhận xét khá chân thành của một học giả Pháp, và nhận xét này tuy rất gần sự thực nhưng hẳn cũng “chối tai” đối với dân Pháp nói chung. Có nhiều lư do đưa đến lời nhận xét trên: Thứ nhất, truyền thống triết học chủ thể-ư thức trung tâm Descartes đă bắt rễ và chủ tŕ tư tưởng giới triết gia Pháp và đó là một niềm tự hào dân tộc là trở ngại đối với việc thấu hiểu hiện tượng luận của Husserl và tư tưởng của Heidegger; thứ nh́, giới giáo sư triết giảng dạy ở đại học (nhất là ở Sorbonne) và ở những đại học Thiên chúa giáo và giới trí thức Mác-xít là những người chống đối việc tiếp thu tư tưởng Heidegger mạnh mẽ nhất; thứ ba, việc dịch sách Heidegger sang tiếng Pháp không những chậm trễ so với các nước khác (quyển Sein und Zeit xuất bản năm 1927 có bản Anh ngữ của John Macquarie & Edward Robinson từ năm 1962 trong khi bản Pháp ngữ toàn phần măi tới năm 1986 mới ra mắt và bản dịch này của Francois Vezin đă gây nhiều tranh căi) mà việc chuyển ngữ của các người dịch chống đối nhau giữa hai khuynh hướng “dịch sao cho xuôi, đọc được, và lột được ư tưởng văn bản gốc” với “dịch sát bản văn gốc, nếu cần th́ chế ra những từ mới rất lạ tai ngay cả với người Pháp”. Như chúng ta đă biết sách của Heidegger không những khó đọc mà người đọc c̣n vấp phải không ít tân từ - không hiểu rơ những tân từ này có nghĩa là không thể nắm bắt tư tưởng Heidegger – do chính Heidegger sáng tác ra và phải được hiểu theo một nghĩa riêng trong khung khổ tư tưởng của Heidegger, nên t́nh trạng này gây nên sự tranh luận và phê phán nhau khá gay gắt giữa những người dịch sách Heidegger [đấy là chưa kể tới vai tṛ không những khá độc đoán mà c̣n hay thay đổi quyết định một cách chủ quan t́nh cảm của Jean Beaufret trong việc chỉ định đám đệ tử làm công việc dịch thuật Heidegger]; thứ tư, nói đến tiếp nhận không thể bỏ quên tiêu hóa: tư tưởng Heidegger nh́n chung đă phần nào được “Pháp hóa” theo nhiều cách, nhiều hướng tùy theo từng nhà nghiên cứu nắm bắt phần nào là quan trọng trong tư tưởng Heidegger theo ư thích và quan điểm cá nhân; sau chót là vụ việc tố cáo Heidegger là kẻ theo Quốc xă khá ồn ào nhất là khi quyển Heidegger et le nazisme (bản dịch từ tiếng Tây Ban Nha) của Victor Farias vào năm 1987. Phe chống đối phần đông là những trí thức Mác-xit và cọng sản nhân dịp này phát động việc chống đối lúc đầu là nhắm vào Heidegger nhưng sau đó chuyển sang đả kích những “heideggeriens” và những triết gia chịu ảnh hưởng tư tưởng Heidegger như Jacques Derrida chẳng hạn. Để hiểu rơ việc nước Pháp đă tiếp nhận Heidegger như thế nào một cách khá chi tiết và khách quan chúng ta có thể tham khảo bộ sách công phu và đồ sộ của Dominique Janicaud tựa đề Heidegger en France xuất bản năm 2001 gồm hai tập: tập đầu “Récit/Thuật chuyện” 604 trang, quyển hai “Entretiens/Đàm thoại” dày 291 trang với những người trực tiếp tham dự vào sinh hoạt tiếp nhận tư tưởng Heidegger ở Pháp [rất tiếc v́ Janicaud biên tập quyển này khá muộn màng nên phẩn đàm thoại không có sự tham dự của những triết gia lớp thứ nhất tiếp nhận tư tưởng Heidegger là những “đại thụ” như Alexander Koyré, Jean Beaufret, Paul Ricoeur, Emmanuel Levinas, J-P. Sartre, Maurice Merleau-Ponty, Maurice Blanchot, Henri Birault v.v…]

   Trong quyển Beiträge zur Philosophie (Vom Ereignis) GA65 ở mục 93 “Những triết lư vĩ đại” Heidegger viết:

Những triết lư vĩ đại là những đỉnh núi cao. Không bị chinh phục và không thể  chinh phục. Nhưng những đỉnh cao này lại cũng ban phát cho mặt đất độ cao nhất, và chúng chỉ về những tầng sơ thạch xâu thẳm của mặt đất. Đứng sừng sững những đỉnh núi cao này thu hút mắt nh́n, và trong mỗi trường hợp chúng tạo thành một nhăn giới: chúng khứng chịu tính chất khả thị và sự che phủ. Khi nào th́ những đỉnh núi cao như vậy thực sự đúng như chúng là? Chắc chắn không phải là khi chúng ta giả như đă chinh phục được chúng bằng cách trèo lên đỉnh cao nhất, nhưng chỉ khi nào chúng thực sự trụ ở đó cho chúng ta và cho mặt đất. Thế nhưng thử hỏi có mấy kẻ trong chúng ta có khả năng để cho những đỉnh cao sống động nhất vươn lên trong sự tĩnh lặng của cả dăy núi và của sự trụ vững trong bầu không gian của sự măi măi là đỉnh cao này. Sự đối mặt thật sự có tư tưởng cốt nhất phải phấn đấu để hoàn thành điều đó.”

(Contributions to Philosophy (of the Event) bản Anh văn của Richard Rojcewicz và Daniela Vallega-Neu, Indiana University Press 2012)

Phải chăng từ năm 1934 khi biên soạn quyển Beiträge này Heidegger đă muốn chỉ ra con đường tiếp cận triết lư của ḿnh?  Và chính v́ người đời đă bỏ qua lời khuyên nêu trên cho nên đă lạc lối khi thông diễn tư tuởng Heidegger? Điển h́nh là trường hợp ở Pháp?

   Sự kiện quyển Sein und Zeit ngay sau khi được xuất bản năm 1927 đă gây tiếng vang ở Đức không lọt khỏi sự chú ư của giới giáo sư đại học ở Pháp. Léon Brunschvicg cây đại thụ của Sorbonne theo thuyết Tân-Kant cũng đă nói về “âm hưởng xâu xa” của tư tưởng Heidegger. Nhưng có lẽ người đầu tiên viết về Heidegger là Georges Gurvitch (khi đó chỉ là giáo sư tập sự phụ giảng cho những lớp “tự do”) trong những bài giảng triết ở Sorbonne từ 1928 đến 1930 sau được tập trung in thành quyển Les Tendances actuelles de la philosophie allemande (Vrin, 1930) thời đó đă ca ngợi Heidegger là “triết gia được lắng nghe nhất ở Đức hiện nay.” Trong bài giảng khoảng 30 trang về “phân tích mô tả hiện sinh” Gurvitch tŕnh bày một cách khá hệ thống, có thái độ nghiêm túc và trung thực nhưng thiếu sự thấu hiểu nội dung quyển Sein und Zeit nhưng cũng đă cố gắng phiên dịch một số từ riêng của Heidegger như Sorge (souci) Geworfenheit (délaissement), Verfallen (dégradation), Entschlossenheit (résolution résignée), Befindlichkeit (état motif) v.v…tuy chưa hẳn lột được ư hoặc sai hẳn nghĩa của Heidegger nhưng vẫn được coi là người tiên phong trong dịch thuật Heidegger. Tuy vậy khi Gurvitch đưa ra nhận xét cho rằng là  triết lư của Heidegger là một “idéalisme existential/ chủ nghĩa duy tâm hiện sinh” th́ điều này cho thấy Gurvicth đă ngộ nhận tư tưởng Heidegger qua nhăn quan phê b́nh có chủ đích hướng về biện chứng của Plato, đă dẫn người đọc đi vào viễn tượng tư tưởng Heidegger hướng về một đạo đức học – điều Heidegger luôn chống lại – và sau chót c̣n cảnh báo “về những nguy hiểm triết lư của Heidegger có thể dẫn chúng ta tới.” Trường hợp tiếp nhận Heidegger trong những ngày sớm sủa nhất ở Pháp của Gurvitch chỉ ra cho chúng ta thấy một mặt là nỗ lực đọc và nêu ra sự độc đáo sáng tạo của Heidegger, nhưng mặt kia lại là sự ngộ nhận, bóp méo Heidegger.

 

(c̣n tiếp)

đào trung đąo

 

http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html

 

©gio-o.com 2012