đào trung đąo

Thông Din Lun

Martin Heidegger

(80)

 

Kỳ 1,  Kỳ 2,  Kỳ 3,  Kỳ 4,  Kỳ 5,  Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14 Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, , Kỳ 39, , Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63,  Kỳ 64,  Kỳ 65Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80,

 

 

Merleau-Ponty dành gần 100 trang trong giáo tŕnh Notes để minh giải những vấn đề khúc mắc nhất giữa Heidegger cũ và Heidegger mới và cũng để phản biện những chỉ trích cho rằng con đường tư tưởng của Heidegger không nhất quán, nhất là lời chỉ trích tư tưởng về Hữu của Heidegger là thụ động và huyền hoặc/mật.

 

   Câu hỏi đặt ra là: phải chăng ngôn ngữ diễn giải tư tưởng vể Hữu là “thụ động” và “huyền mật”? Merleau-Ponty hiểu rằng Heidegger không chấp nhận những từ này. V́ trong Über den Humanismus Heidegger cho rằng “Tư duy hoàn tất mối tương quan của hữu với yếu tính của con người. Tư duy không làm ra hay sản sinh mối tương quan này. Tư duy tự giới hạn trong việc tŕnh diện con người như kẻ được thông qua chính bản thân bởi hữu. Việc tŕnh diện này bao gồm trong điều sau đây, trong việc tư duy, hữu đến với lời (parole).” (1) Ở đây cũng cần nói rơ việc tŕnh diện này không phải như sự tŕnh diện với Thượng đế cái ngài sáng tạo ra bởi theo Thiên chúa giáo thế giới được tạo lập, có sự phân chia hữu như được sáng tạo (hữu hạn) với Hữu không do sáng tạo (vô hạn) trong khi với Heidegger không có sự phân chia này bởi v́ sinh hữu/Seinend không được sáng tạo ra và Hữu/Sein không phải là đối tượng hay Thiên nhiên vô hạn mà là hữu hạn: không có Seinend nếu không có Sein và không có Sein nếu không có Seinend. Trong tư tưởng Heidegger Hữu lên tiếng nơi con người (quan niệm về Tra hỏi/Sage và về Tư tưởng/Denken được coi như lời tư duy/parole pensante) và mối tương quan Hữu-con người không là tương quan nhân quả. Theo Heidegger, con người trước khi cất lời, phải sẵn sàng dâng ḿnh cho Hữu triệu hồi (Von Sein sich wieder ansprechen lassen) v́ triệu hồi là quyền của Hữu đối với con người, và đây cũng là quyền của chân lư. Nhưng con người v́ thế cũng là kẻ cưu mang cứu chuộc Hữu, và Tư tưởng/Denken chính là Tiếng vang/Widerhall, là Tiếng ca/Ruf, và Tai nghe/Gehör của Hữu. Nói chung, tương quan khai mở hai chiều giữa Dasein/Tại thể và Hữu là tương quan động, “tính chất là tôi/Jemeinigkeit của Dasein/Tại thể không là ǵ khác hơn là sự vượt thoát khỏi chính bản thân để phơi mở. Chính v́ những điểm này nên không thể cho rằng ngôn ngữ tư tưởng của Heidegger là thụ động. Tư tưởng về Hữu như soi chiếu ά-λήθεια, như sự nổi lên xuất hiện của ch́m khuất/ẩn dấu, như không bao giờ hoàn toàn được phơi mở (Unverborgen) theo nghĩa như có một sự bí mật. Chính v́ để tránh bị ngộ nhận cho rằng tư tưởng về Hữu của ḿnh có tính chất huyền mật bí ẩn Heidegger luôn nhấn mạnh đến biện chứng giữa tính khai mở (unverborgenheit) và tính ẩn dấu/mật (verborgenheit) và Merleu-Ponty minh định điểm này: “Hữu ẩn dấu (theo nghĩa Thượng đế ẩn mặt), và cứ nguyên như thế, và “tự rút lui” khỏi chúng ta (cái nó cho chúng ta chính là sự rút lui của nó), điều này không phải là tính chất thụ động bí mật, nhưng đó chính là ư tưởng rằng hữu bất ẩn khuất không phải, tự nơi nó, là một tính chất thứ cấp (nó sẽ có thể hoặc là “tự nội” hay “qui-nội” rơ ràng), rằng không có những mặt trái của các sự vật, rằng tất cả chân lư cũng là Không-chân-lư/Unwahrheit [ở đâu ra?] chính bởi v́ không có ảo tưởng về sự phơi mở hoàn toàn. Merleau-Ponty trích dẫn Heidegger trong Eiführung in die Metaphysik: “Điều chúng tôi nói về sự rút lui vẫn c̣n tối tăm và, đối với nhiều người khi nghe nói thế, cho rằng lời nói này như thể một khẳng định sự huyền mật, không có cơ sở nơi sự vật.” Duyệt xét những bản văn của Heidegger tŕnh bày con người hiện ra như thụ động với những bản văn Hữu không có tính chất ngoại tại (extériorité) Merleau-Ponty chỉ ra không cần có sự thỏa hiệp giữa Heidegger cũ và Heidegger mới chính v́ tư tưởng Heidegger thiết yếu là soi chiếu ά-λήθεια như trong sách vở của Heidegger mới. Trong phần nói về “La vérité, l’Offenheit, Verborgenheit et Unverborgenheit (Notes trang 98-99) Merleau-Ponty nhận định: “Sự khai mở tới…, sự “giải phóng để…”này là điều kiện cho mọi chân lư – (qui chiếu với kinh nghiệm về mở-ra-lại của Husserl) – Một tự do không bao giờ là khiên cưỡng, nhưng bao gồm trong việc để cho sinh hữu là hữu, việc để cho này không mất đi trong sinh hữu, nhưng nó đứng ở khoảng cách để khai mở hữu. “Ánh sáng” của Dasein/Tại thể là cái khoảng cách này được điều hành bởi sự phơi mở. Cái Tại, [đó là] “tính chất khai mở của cái được khai mở. Do đó con người không “sở hữu” tự do như một tài sản, nhưng hoàn toàn ngược lại: tự do, Tại hữu hiện-hữu và khai mở, sở hữu con người. Tại hữu trở thành một chuyển vận của Hữu thông qua con người, chuyển vận này “sở hữu” con người.” (3) Heidegger không cho rằng có Hữu-tự-nội, cái Tại/Da của Dasein/Tại thể do Hữu ném cho trong mô tả Dasein như Geworfenheit/Bị bỏ rơi. Như thế phải nói rằng Heidegger đă vượt bỏ cả chủ thuyết thực chứng thần học (positivisme théologique) lẫn chủ thuyết hư vô (nihilisme) v́ ngay cả một triết lư chủ trương Thượng đế đă chết cũng vẫn là một thần học.

 

   Luận về con người Merleau-Ponty trích dẫn Heidegger trong Einführung in die Metaphysik cho rằng con người như một “kẽ nứt”: “Hữu-tại-thể của con người khởi xuất từ lịch sử, đó là: hữu được tŕnh diện như một kẽ nứt trong đó sung lực của Hữu xâm nhập khi xuất hiện, từ đó chính kẽ nứt này vỡ ra trên Hữu. Bạo lực chống trả lại sung lực của Hữu phải vỡ nát trên đó…Hữu-tại-thể là sự khốn khó thường hằng của sự thất thế, và cũng là của sự trỗi dậy của hành vi bạo động chống trả Hữu; và như thế theo một cách thức như thể tính chất sức mạnh bao trùm của Hữu, bằng bạo lực cường mạnh, cưỡng ép Hữu-tại-thể tới mức độ buộc nó trở thành sở cứ cho sự xuất hiện của Hữu, vây bủa và chế ngự Hữu-tại-thể như thể nó là sở cứ đó, và do vậy chứa đựng Hữu-tại-thể trong Hữu.”(4) Merleau-Ponty minh định quan niệm về Tại-thể của Heidegger không nhuốm màu sắc chủ nghĩa bi quan nhưng là vượt ra ngoài cả bi quan lẫn lạc quan như kiểu Schopenhauer coi cuộc đời như sự buôn bán sắp đặt lời lỗ, “sở cứ” chính là tính chất phơi mở của Phơi mở. Điểm quan trọng Merleau-Ponty nhấn mạnh là Heidegger cũ đă khởi đầu bằng ngả đi từ con người sang Hữu và Heidegger mới quyết định cần phải đi từ Hữu sang con người. Ở thời điễm đầu thập niên 60 mà Merleau-Ponty đă thấu hiểu lộ tŕnh tư tưởng của Heidegger như vậy chẳng bù có rất nhiều triết gia, học giả chuyên nghiên cứu Heidegger sau này vẫn chưa thể nhận ra vận động tư tưởng này của Heidegger, cho rằng Heidegger đă thay đổi quan điểm triết học từ sau Sein und Zeit. Chính từ nghiên cứu cặn kẽ Heidegger nên ta thấy ảnh hưởng của Heidegger trong Le visible et l’invisible/Kiến và Bất kiến khi Merleau-Ponty cho rằng tri giác đă cho con người không chỉ cái được tri giác mà c̣n cùng với nó một khoảng cách lạ kỳ trong sự gần gũi thế giới, một quan niệm rất gần với quan niệm của Heidegger về khai sáng λήθεια hiểu như sự xuất hiện của ẩn mật được coi là mục tiêu của triết học. Phơi mở không chỉ được hiểu như tiếp nhận thụ động những thứ từ ngoại giới, nhưng phơi mở chính là tương quan, có trước mọi ư tượng (représentation), tiếp cận “vùng lân cận” hay  một “vùng quanh đó” (ein Bezirk) như một tặng dữ tiên khởi của một lượng định. Ở đây chúng ta cũng không thể không nhắc tới trong quyển Beiträge zur Philosophie: Vom Ereignis (1934) (Heidegger “mới” theo cách gọi của MP) Heidegger không c̣n quan niệm không gian phụ thuộc thời gian mà là đồng đẳng.

  

____________________________________________________

 

(1)Notes, trang 116: Le penser accomplit (vollbringt) le rapport de l’être à l’essence (Wesen) de l’homme. Il ne fait ni ne produit ce rapport. Le penser se borne à le présenter à l’être comme ce qui lui est passé à lui-même par l’être. Cette présentation consiste en ceci que, dans le penser, l’être vient à la parole.

 

(2)Ibid: trang 118-119: Voilà pourquoi il insiste sur dialectique de verbogenheit et unverbogenheit. L’être caché (au sens du Dieu caché), et qui le reste, et qui “se retire” de nous (ce qu’il nous donne, c’est précisément son retrait), cela n’est pas passivité mystique, c’est l’idée qu’être caché n’est pas, en lui, propriété seconde (il serait alors “en-soi” ou “pour-soi” manifeste), qu’il n’y a pas d’envers des choses, que toute vérité est aussi Unwahrheit [d’où?] précisément pas l’illusion d’un dévoilement total. “Die Rede vom Entzug blieb dunkel und klang für manches Ohr wie eine mystische nirgends in der Sache gefestige Behauptung.”

 

(3)Ibid, trang 98-99: Cette “ouverture” à… cette “libération pour…” conditionne toute vérité – (cf. Husserl experience de Deckung) – Liberté qui donc n’est nullement arbitraire, mais consiste dans le Seinlassen von Seiendem, qui ne se perd pas dans le Seiend, mais qui s’en tient à distance pour le reveler. “Lumière” du Dasein qui est cette distance ménagée par l’Offenheit. Le Da [c’est] “die Offenheit des Offenen” (Wesen der Wahrheit).

   Par suite: “Der Mensch “besitzt” die Freiheit nicht als Eigenschaft, sondern höchstens gilt das Umgekehrte: die Freiheit, das ek-sistente, entbergende Da-sein besitzt den Menschen…” (Wesen der Wahrheit). Le Dasein devient un movement de l’Être qui traverse l’homme, qui “le possède”.

 

(4) Ibid trang 121: L’homme comme “brèche”: Da-sein des geschichtlichen Menschen heißt: Gesetzt-seinals die Bresche, in die Übergewalt des Seins erscheinend hereinbricht, damit diese Bresche selbst am Sein zerbricht…Die Gewalt-tätigkeit gegen die Übergewalt des Seins muß an dieser zerbrechen.”…Dasein ist die ständige Not der Niederlage und des Wiederaufspringens der Gewalt-tat gegen das Sein und zwar so, daß die Allgewalt des Seins das Dasein zur Stätte seines Erscheinens vergewaltigt (wörtlich genommen) und als diese Stätte umwaltet und durchwaltet und damit im Sein einbehält.”

 

(c̣n tiếp)

đào trung đąo

http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html

 

©gio-o.com 2012