đào trung đạo
Thông Diễn Luận
Martin Heidegger
(42)
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14 Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, , Kỳ 39, , Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99, Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108, Kỳ 109, Kỳ 110,
Quan niệm về hiện tượng luận của Heidegger – cũng là hành tŕnh biến đổi hiện tượng luận của Husserl – là một quá tŕnh lâu dài và phức tạp trải qua hơn hai thập niên bắt đầu từ đọc Franz Brentano, Heinrich Rickert qua Emil Lask, và cuối cùng đến với hiện tượng luận của Husserl. Vào năm 1927 khi Sein und Zeit xuất bản quan niệm về hiện tượng luận của Heidegger chỉ được tŕnh bày rất sơ lược, tạm thời trong §7 “Phương pháp hiện tượng luận của việc khảo sát” trong hơn mười trang sách, và khi đó những giáo tŕnh về hiện tượng luận của Heidegger chưa được xuất bản. Thực ra điều tŕnh bày về hiện tượng luận trong hơn mười trang sách này chỉ là tóm lược tối đa quan niệm về hiện tượng luận đă được Heidegger tŕnh bày trong một số chương sách của các giáo tŕnh mùa hè năm 1923 Ontologie (Hermeneutik der Faktizität) GA23, giáo tŕnh mùa đông 1923-1924 Einführung in die phänomenologische Forschung GA17, giáo tŕnh mùa hè 1925 Prolegomena zur Geschichte der Zeibegriffs GA20, và sau hết trong giáo tŕnh mùa hè 1927 Die Grundprobleme der Phänomenologie GA24. Kể từ những năm sau 1930 trở đi Heidegger hiếm khi c̣n nhắc tới hiện tượng luận nữa. Cho măi tới tháng Tư năm 1962, trong một lá thư gửi cho Linh mục William J. Richardson khi vị linh mục này ở Louvain (Bỉ) để viết quyển Heidegger: Through Phenomenology to Thought dưới sự bảo trợ của Alphonse de Waelhens, ta được Heidegger cho biết §7 trong Sein und Zeit là kết quả những thảo luận trực tiếp với Husserl, sau đó qua minh giải άλήθεια/aletheia và ούσία/ousia trong tư tưởng của Aristotle, nguyên lư “zur Sache selbst” được làm sáng tỏ. Trong bức thư này Heidegger cho rằng Husserl vẫn chỉ tiếp nối truyền thống từ Descartes, Kant và Fichte và tỏ ra xa lạ với sử tính của tư tưởng, nhất là trong tác phẩm ít được chú ư Triết học như một khoa học chính xác xuất bản năm 1910-1911. Chính sự đối nghịch với quan điểm triết học của Husserl mà vấn đề/câu hỏi về Hữu được khai phá trong Sein und Zeit với sự tin tưởng rằng nguyên lư “zur Sache selbst” là thích hợp với “vấn đề”, đúng như phát biểu của Heidegger trong Hội nghị đánh dấu ba mươi năm ngảy tử của Husserl được Viện Đại học công giáo Fribourg tổ chức năm 1969: Prinzip der Phänomenologie: “Die eigentliche Maxime der Phänomenologie ist nicht das “Prinzip aller Prinzipien”, sondern die Maxime: “Zur Sache selbst” (trích trong Martin Heidegger, Question II & IV). Vào năm 1963 Heidegger cũng có nói về hiện tượng luận khá chi tiết đưa ra những điểm khác biệt qua phản biện Husserl trong bài nói “Mein Weg in die Phänomenologie” (sđd trang 321) nhân dịp chủ nhà xuất bản Hermann Niemeyer tṛn bát thập. Và theo chỗ chúng tôi biết lời phát biểu ở Hội nghị Fribourg cũng là lần cuối cùng Heidegger chính thức nói về hiện tượng luận. Thiết nghĩ ta cũng không thể bỏ qua hoàn cảnh lịch sử tạo nên sự chia cách hiện tượng luận của Husserl với quan niệm hiện tượng luận của Heidegger: Kể từ năm 1932 khi chủ nghĩa Quốc xă bắt đầu chế ngự đời sống ở Đức, v́ Husserl gốc Do thái cho nên hiện tượng luận của Husserl bị đẩy vào bóng tối, tác phẩm không c̣n được xuất bản, trong khi từ 1927 hiện tượng luận của Heidegger đă được chú ư nay trở thành chủ đề hàng đầu trong giới nghiên cứu triết học. Xét về thành tựu biến đổi hiện tượng luận của Husserl có thể nói ảnh hưởng của Heidegger là khá lớn lao. Sau Heidegger có lẽ chỉ có Eugin Finkvà Karl-Otto Apel là hai khuôn mặt đáng kể nhất: Eugen Fink với quyển Cartesianische Meditation, Teil I Die Idee Einer Transzendentalen Methodenlehre và Karl-Otto Apel với tác phẩm Transformation der Philosophie. Nói rằng đây là hai khuôn mặt quan trọng của hiện tượng luận v́ triết lư có nghĩa là biến đổi, biến đổi những nguyên lư căn bản để hướng dẫn áp dụng, hoặc trong khi áp dụng gặp những vấn nạn nên đề nghị những biến đồi. Đa số những triết gia từ những thập niên 40s đến ngày nay tuy sử dụng hiện tượng luận, tuy đôi khi không hoàn toàn đi theo Husserl, vào những nghiên cứu có chủ đề triết học và khoa học nhân văn nhưng không đưa ra được những đóng góp có tính biến đổi căn bản nào nhằm làm phong phú thêm khoa hiện tượng luận.
Sau khi đă nêu ra những điểm quan trọng trong quan niệm về hiện tượng luận của Heidegger trong Die Grundprobleme chúng ra hăy trở lại vấn đề nguyên lư đệ nhất của thông diễn luận theo Heidegger. Việc khẳng định điểm khởi hành của vấn đề/câu hỏi về Hữu là phân tích về Dasein trong tư cách hữu có nhận thức/am hiểu Hữu như một thành tố được cho trước nên Dasein cũng là ngả tiếp cận tới Hữu, như vậy chính từ Dasein diễn giải được đặt nền tảng. Sự qui định này chính là bước giảm trừ hiện tượng luận, và điểm khởi hành (Ausgang) của câu hỏi về Hữu qui chiếu về sự cho sẵn/có trước của Dasein về Hữu về mặt h́nh thức. Nhưng điểm khởi hành này lại không phải là sự bắt đầu (Ansatz) của câu hỏi về Hữu, tuy điểm khởi hành thuộc về sự bắt đầu nhưng không là sự bắt đầu. Sự bắt đầu đ̣i hỏi một quyết định tiến tới xa hơn nữa về tiền-hữu, tiền-kiến, và tiền-niệm của việc diễn giải, quyết định này quan trọng cho toàn bộ công cuộc nghiên cứu để xuyên phá những sự che khuất Hữu. Vấn đề đặt ra là làm sao tránh cho phân tích về Dasein không chỉ là một phân tích có tính chất h́nh thức của một mô tả h́nh thức về hiện sinh? Trong §70 “Một cứu xét về phương pháp nền tảng quanh nhận thức của mọi vấn đề và ư niệm siêu h́nh học. Hai h́nh thức chính yếu của việc diễn giải sai lầm” trong quyển Die Grundbegriffe der Metaphysik. Welt-Endlichkeit GA29-30 giáo tŕnh mùa đông năm 1929-1930 (Bản Anh văn The Fundamental Concepts of Metaphysics. World, Finitude, Solitude của William McNeill & Nicholas Walker trang 291) Heidegger cho rằng “Tất cả mọi ư niệm triết học đều có tính chất chỉ dẫn h́nh thức, và chỉ là như vậy nếu những ư niệm này được hiểu như vậy th́ những ư niệm này mới cung cấp khả tính thực sự cho việc am hiểu một cái ǵ đó.” Tương tự như vậy sự mô tả h́nh thức từ đó rút ra những ư niệm không đưa đến yếu tính sự vật nó muốn t́m hiểu. Nhận thức thông thường có thói quen coi những ư niệm này như thể là sự mô tả một cái ǵ đó đơn giản nằm sẵn trong tầm tay với cho nên đi tới sự hiểu lầm yếu tính của việc triết lư. Thật ra bản chất của những ư niệm này là tuyên nhận (Anspruch) trên nhận thức của chúng ta, điều này có nghĩa “tự biến đổi vào Dasein trong nó”. Nhưng với tư cách một sự chỉ dẫn, đúng như bản chất của chúng, những ư niệm này cần nhắm đến cụ thể trong từng trường hợp. Và theo Heidegger, sự biến đổi (Verwandlung) của những cấu ttrúc hướng dẫn có tính h́nh thức của diễn giải sang việc thực hiện một cách cụ thể là một bước tối quan trọng. V́ cấu trúc h́nh thức của ‘tính chất của tôi’ (Jemeinigkeit) của Dasein chỉ là một tuyên nhận có tính h́nh thức thôi nên Heidegger cho rằng trong thông diễn Dasein ở bước khởi đầu, tức là lúc tiếp cận Dasein, Dasein đi vào chính nó, Dasein nhận biết và đảm đương tính chất cụ thể của nó: đó là sự can dự có tính hiện sinh (existentiell involvement/Einsatz). Trong giáo tŕnh mùa hè 1928 Metaphysische Anfangsgründe de Logik im Ausgang von Leibniz GA26 ( Bản Anh văn The Metaphysical Foundations of Logic của Michael Heim) v́ Dasein theo Heidegger có tính trung tính riêng biệt cho nên ở §10 “Vấn đề Siêu vượt và vấn đề của quyển Hữu và Thời” nơi mục 11 Heidegger chỉ ra: “Siêu h́nh học về Dasein , trước tiên là một phân tích, và chỉ có thể đạt tới trong việc phóng chiếu tự do của chính hữu- xây dựng (being-construction). Dasein luôn hiện hữu như nó là, và hiện-hữu-như-ḿnh trong mọi trường hợp chỉ là như thế trong diễn tŕnh tự thể hiện của nó, cũng chính như là hiện sinh. Chính v́ lư do này, sự phóng chiếu của xây dựng hữu thể luận căn bản của Dasein phải xuất phát từ việc xây dựng một trong những khả tính cao nhất của khả năng toàn diện và chính đáng của hữu của Dasein. Sự phóng chiếu hướng tới Dasein, như một toàn thể, và hướng tới những qui kết căn bản của tính chất toàn thể của nó, mặc dù Dasein trong mỗi trường hợp chỉ như một vật hiên sinh. Nói thế khác,việc đạt tới tính chất trung tính siêu h́nh và sự khu biệt của Dasein như vậy chỉ khả hữu trên cơ sở của một sự can dự hiện sinh cực độ (Einsatz) của một kẻ tự ḿnh phóng chiếu.” (sđd trang 139-140) Trong mục 12 Heidegger nói rơ hơn về tính chất trung tính đặc biệt của Dasein: “Diễn giải hữu thể luận những cấu trúc của Dasein phải cụ thể theo như tính chất trung tính siêu h́nh và sự tách riêng của Dasein. Tính chất trung tính này chẳng bao giờ là một ư niệm mơ hồ của “ư thức như thế.” Việc tổng quát hóa siêu h́nh học không loại bỏ tính cụ thể, nhưng về một mặt nào đó lại là cụ thể nhất, như Hegel đă thấy, mặc dù ông ta đă cường điệu.” (sđd trg 140).
Đặt trong khung cảnh thông diễn chúng ta thấy sự can dự hiên sinh này cũng chính là sự dấn thân vào chân trời cụ thể của việc diễn giải. Mà chân trời này trong diễn tiến thông diễn chỉ là cái cho trước một cách h́nh thức như điểm khởi hành thế nên việc can dự vào diễn giải của Dasein chính là một thao tác phóng về phía trước (Vorlaufen) vào một chân trời được cho sẵn vừa chưa được định rơ vừa sớm sủa hơn việc đặt ra bất kỳ câu hỏi nào. Trong Sein und Zeit chân trời này lúc đầu được coi là Sự Chết, nhưng sau đó Heidegger biện minh rằng chân trời này chính là Thời gian được hiểu như đơn nhất theo chiều ngang của thời tính (Zeitlichkeit) có cấu trúc phản ánh cấu trúc tiền-hữu, tiền-nhăn, và tiền-niệm của diễn giải. Nguyên tắc thông diễn luận ‘phóng về phía trước’này cũng được Heidegger nói dến trong bài thuyết tŕnh Der Begriff der Zeit, 1924 GA64 (bản Anh văn The Concept of Time của William McNeil). Heidegger khẳng định “phóng về phía trước là cách thế căn bản trong đó việc diễn giải Dasein được hoàn tất (der Grundvollzug der Daseinsauslegung).” (The Concept of Time trang 13). Phóng về phía trước chính là việc Dasein đi tới chính nó. Trong việc phóng ḿnh về phía trước này tương lai tính (futuricity) của Dasein với tiền-nhận-thức chưa được xác định và có tính lịch sử làm cho câu hỏi/vấn đề về Hữu hiển lộ. Việc phóng ḿnh về phía trước này cũng là việc Dasein đi vào chính sử tính của ḿnh và sử tính của nhận thức của Dasein. Heidegger cho rằng đó là nguyên lư tiên khởi của thông diễn luận: “Khả tính tiếp cận lịch sử được đặt cơ sở trong khả tính theo đó bất kỳ một hiện tại riêng biệt nào hiểu được ở trong tương lai nó là như thế nào. Và đó là nguyên lư tiên khởi của thông diễn luận.” (sđd trang 20) Nguyên lư ‘phóng về phía trước’ cũng có thể hiểu là tính chất tiền phong (Vorläufigkeit) của thông diễn luận. Và đó cũng chính là chuyển động của tư tưởng thong diễn. Phóng về phía trước như nguyên lư tiên khởi của tư tưởng cũng biện minh được cho điều Heidegger không né tránh: mọi triết lư đều đặt trên những giả định.
(c̣n tiếp)
đào trung đạo
http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html
©gio-o.com 2011