đào trung đąo

Thông Din Lun

Martin Heidegger


(110)

 

Kỳ 1,  Kỳ 2,  Kỳ 3,  Kỳ 4,  Kỳ 5,  Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14 Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, , Kỳ 39, , Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63,  Kỳ 64,  Kỳ 65Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96,  Kỳ 97, Kỳ 98,  Kỳ 99,  Kỳ 100,  Kỳ 101, Kỳ 102,  Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105,  Kỳ 106, Kỳ 107,  Kỳ 108, Kỳ 109, Kỳ 110, 

 

Không thể chỉ đơn giản nói rằng Heidegger đă bỏ quên vấn đề về giống trong phân giải Dasein. Ngược lại, Heidegger ư thức sâu sắc vấn nạn này nên sau Sein und Zeit đă trở lại vấn đề này trong Metaphysische Anfangsgründe der Logik im Ausgang von Leibniz/Những nền tảng siêu h́nh học của khoa luận lư khởi từ Leibniz (1928) [GA26] và trong quyển Vom Wesen des Grundes. Những phân tích của Heidegger về Dasein liên hệ với vấn đề biệt phân về giống cực kỳ phức tạp qua việc sử dụng những khái niệm về mặt từ nghĩa hầu như không thể dịch sang một ngôn ngữ khác (chẳng hạn ursprüngliche Posivität (hiểu như khả tính nguyên ủy), Mächtigkeit des Wesens (sức mạnh của hữu), Würdigung des Positiven (nh́n nhận khả tính), Urquell (nguồn nguyên ủy), phân biệt giữa Ichsein/hữu tư với Dasein/Tại hữu, Selbstheit, sự quan trọng của tiền từ Zer- trong Zerstreuung, Zerstreutheit, Zerstörung, Zersplitterung, Zerspaltung, Leiblichkeit (thân thể tôi)… là những khái niệm được dùng trong phân tích Dasein sau Sein und Zeit.  Nhưng điểm chính yếu vẫn nằm ở chỗ: chủ ư của Heidegger khi khai triển khái niệm Dasein là triệt để không sử dụng ngôn từ của siêu h́nh học, nhân học, và tâm lư học. Derrida đă kiên nhẫn theo chân Heidegger để t́m ra manh mối cách luận giải về biệt phân về giống trong mối quan hệ với Dasein và đă chốt lại những điểm chính như sau: trung tính (Neutralität) và phi giống tính (Geschlechtslosikeit) không hàm nghĩa tính phủ định ((Negativität) nhưng có tính chất xác định (Positivität) phong phú, là “sức mạnh” (Mächtigkeit) nơi Dasein. Điều này cũng có nghĩa trung tính phi giống tính (neutralité asexuelle) không hủy bỏ giống tính mà ngược lại giải phóng nhị nguyên giống (dualité sexuelle), Dasein trong trung tính của nó là tính xác định nguyên ủy (ursprüngliche Positivität) và là sức mạnh của hữu (Mächtigkeit des Wesens). Dasein không thuộc về một trong hai giống nhưng điều này không có nghĩa hữu là không có giống tính. Trong phân tích Dasein Heidegger tránh sử dụng luận lư nhị giá vẫn được siêu h́nh học và nhân học cầu viện tới khi bàn về giống tính.

   Derrida nhận xét thật khó mà tách bạch chủ đề về giống tính trong giáo tŕnh Metaphysische Anfangsgründe der Logik im Ausgang von Leibniz/Những nền tảng siêu h́nh học của khoa luận lư khởi từ Leibniz (1928) [GA26]. Derrida đề nghị đưa ra một diễn giải như sau: chính sự phân chia đem tính phủ định (négativité)   vào và sự trung tính hóa vừa là hậu quả của phủ định này vừa là là sự xóa bỏ nên cần phải nêu tính chất phủ định này ra để thấy được tính xác định (positivité) hiện ra. “Thay v́ tạo thành một tính xác định mà trung tính phi giống của Dasein vừa hủy bỏ, nhị giá về giống chính nó sẽ trách nhiệm – hay đúng ra là tùy thuộc vào một sự xác định chính nó trách nhiệm – về sự phủ định này.”(1) Một cách đơn giản :  chính sự biệt phân về giống như tính chất nhị phân, và sự thuộc về có tính cách phân chia ra giống này hay giống kia có mục đích nhắm tới hay qui định một tính chất phủ định cần xét tới. “Bằng cách quay trở lại tính chất nguyên ủy của Dasein, của cái Dasein  được cho là trung tính, người ta có thể nắm bắt “tính chất xác định nguyên ủy” và “sức mạnh”. Nói thế khác, mặc dù với cái bề ngoài như vậy, phi-giống-tính và trung tính thoạt đầu người ta phải bỏ ra khỏi sự đánh dấu nhị giá về giống trong phân tích về Dasein, cả hai “tính chất xác định nguyên ủy” và “sức mạnh” thật ra cùng ở một phía, ở phía của biệt phân về giống này – phân chia nhị giá – mà người ta có thể sẽ tưởng rằng chúng đối nghịch nhau.”(2) Khi luận giải về trung tính, tính xác định, và sức mạnh nguyên ủy Heidegger không minh bạch qui chiếu tới biệt phân về giống, không nhắc tới tính từ chỉ giống (sexual, sexuell, geschlechtlich). Derrida nhận thấy Heidegger chỉ dùng hai chữ GeschlechtGeschlechkeit và những chữ này có thể dễ dàng dẫn tới những khu vực từ nghĩa khác nhau. Điểm quan trọng trong giáo tŕnh này là Heidegger loại bỏ hoàn toàn những dấu chỉ ràng buộc trung tính với phủ định tính, chỉ ra “sức mạnh của nguyên ủy” là khả tính nội tại của nhân loại tính nhưng không cụ thể đưa ra dữ kiện chứng minh. V́ Dasein không thể được đánh đồng với hữu (existant) nhưng Dasein chỉ hiện hữu trong trạng thái cụ thể có nguồn gốc nguyên ủy (Urquell) và khả tính nội tại của hiện hữu này chỉ có được khi Dasein là trung tính. Chính điểm này cho thấy triết lư của Heidegger không phải là triết lư hiện sinh hay triết lư về đời sống, trên hết thảy không phải là một siêu h́nh học. Derrida nhận ra tuy trong giáo tŕnh nói trên Heidegger không hề dùng chữ giống tính (sexualité) nhưng trong Vom Wesen des Grundes Heidegger khi trở lại luận giải chủ đề nói trên Heidegger lại nhắc đến chữ này nhưng để trong “…”. Phải chăng việc viết “giống tính” (trong ngoặc kép) chỉ ra đó là cách lư luận hậu nghiệm (a fortiori, erst recht) được sử dụng để nhấn mạnh tới chủ đề? Liệu cách làm này có tránh gây ra ngộ nhận lầm lẫn biệt phân về giống với câu hỏi về Hữu và biệt phân hữu thể luận không? Trong văn cảnh này nọa tính (ipséité) của Dasein hay Tự tính (Selbstheit) cần được xác định. Nhưng dù Dasein chỉ hiện hữu như dự phóng bản ngă (dessein-de-soi) điều này cũng không có nghĩa đó là hiện hữu tha qui (pour-soi) của ư thức hay tự qui (solipsisme). V́ tự qui và tha qui (altruisme) chỉ thể xuất hiện lần lượt từ Tự tính như sự khác biệt giữa “hữu-tôi” (Ichsein/être-je) với “hữu-kẻ-khác” (Dusein/être-tu) và tự tính cũng được giả định trước là trung tính nên Derrida phê phán lối lư luận hậu nghiệm này chỉ chấp nhận được với điều kiện khi “giống tính” (đặt trong ngoặc kép) là thuộc tính bền vững của tất cả mọi thứ tự tính làm cho khả hữu. Derrida nhận ra “Nếu Heidegger nhấn mạnh hay để trong ngoặc kép giống tính tức là Heidegger với lư do coi đó là “lư ưng/mô-típ giá trị hơn (à plus forte raison)” chứng tỏ Heidegger vẫn c̣n hồ nghi phải chăng “giống tính” đă ghi dấu trong tự tính từ nguyên ủy và phải chăng đó là cấu trúc hữu thể luận của tự tính. “Phải chăng cái Tại của Tại thể đă có giống tính? Và nếu như biệt phân về giống đă được ghi dấu trong khai mở tra vấn về ư nghĩa của Hữu và biệt phân hữu thể luận? và nếu như, không là hiển nhiên, th́ sự trung tính hóa phải chăng là một thao tác bạo động? Viện dẫn “lư ưng có giá trị hơn” có thể che đậy một lư do rất yếu ớt.”(3)  Derrida nhắc lại chủ ư của Heidegger khi đóng ngoặc “…” chữ “giống tính”, là chỉ nhắc đến – bằng cách cho vào “…”- “giống tính” hiểu theo nghĩa thông thường trong bản văn nhưng không sử dụng chữ này là để cho phân tích về Dasein được bảo toàn tránh khỏi những nguy cơ đến từ khoa nhân học, tâm phân học, và sinh học. Tuy nhiên Derrida vẫn đặt câu hỏi: “Nhưng có thể nào vẫn có một ngả rộng mở cho những chữ/từ nào khác hay cho một cách dùng chữ nào khác và một cách đọc chữ Geschlecht theo nghĩa khác ngoài cái nghĩa là “giống tính”. Có thể một “giống” khác, hay đúng ra một Geschlecht  khác sẽ tới để tự ghi dấu vết trong nọa tính hay tới làm xáo trộn trật tự của tất cả những thứ tùy thuộc, chẳng hạn cái tùy thuộc của Tự tính (Selbstheit) nguyên ủy hơn và làm cho cái tôi và chị/anh có thể hiện bày.” (4)

   Muốn hiểu rơ quan niệm về giống tính cần phải truy nguyên về phân tích Dasein rất phức tạp của Heidegger và đây là một công việc đ̣i hỏi không những sự kiên nhẫn, khả năng đọc, và phân tích tường tận, nhất là thấu hiều số từ ngữ nguyên văn tiếng Đức hầu như không thể dịch ra một ngôn ngữ khác do Heidegger dùng. Điều quan trọng cần nhấn mạnh: những kiến giải về Dasein trong Sein und Zeit được Heidegger quan niệm vẫn chỉ là “siêu h́nh học” chứ chưa đạt tới mục tiêu xây dựng một hữu thể luận nền tảng. V́ vậy “trung tính/trung tính hóa” của Dasein có tính chất siêu h́nh. Có thể tạm thời tóm gọn diễn giải của Derrida về Dasein trong triết học Heidegger xoay quanh vấn đề biệt phân giống như sau: Heidegger mô tả cấu trúc hiện thể của Dasein bằng những chữ chủ yếu như đă nhắc tới ở trên: Zerstreuung, Zerstreutheit, Zerstörung, Zersplitterung, Zerspaltung, Leiblichkeit và Heidegger nhấn mạnh tiền từ Zer- của những chữ này không có nghĩa phủ định (négatif) mà là trung tính (neuter) và xác định (positif). Một cách tổng quát Dasein tiềm ẩn trong chính nó khả năng nội tại reo rắc hay rải rộng có tính chất kiện tính (dissémination factuelle/faktische Zerstreuung) trong tư thân (corps propre/Leiblichkeit) và “do đấy trong giống tính” (und damit in die Geschlechtlichkeit). Dĩ nhiên tư thân phải có giống tính (đực/cái) nhưng chính tư thân trong nguyên ủy kéo Dasein theo trong việc reo rắc và liền sau đó kéo Dasein vào trong sự biệt phân về giống. Trong phân tích Dasein có khả tính nội tại reo rắc  Heidegger dùng chữ Zerstreutheit v́ coi Dasein như hữu bị phân tán, bị cách ly – v́ sự cách ly của con người như Dasein/Tại thể - sự cách ly này không phải là sự sa đọa (chute) nhưng là cấu trúc nguyên ủy và cấu trúc này, qua tư thân tức là qua biệt phân về giống, tạo ảnh hưởng tới tính đa phức (multiplicité) và sự tiêu hủy liên kết. Khi được gắn vào một thân xác Dasein, trong kiện tính của nó, bị cách ly, đặt dưới sự reo rắc và cắt mảnh (morcellement/zersplittert) thế nên luôn luôn không c̣n là hợp nhất, bị phân chia bởi giống tính để biến thành một giống xác định. Đa tính hay đa hóa/nhân rộng (multiplicité, multiplication/Mannigfaltigung) như khả tính nội tại của Dasein được nhận biết qua đặc tính cách ly và đặc điểm kiện tính của Dasein. Heidegger phân biệt đa hóa/nhân rộng (Mannigfaltigung) của đa tính (Manigfaltigkeit) với tính chất khác biệt (diversité) đơn giản để tránh việc h́nh tượng một hữu nguyên ủy vĩ đại có đơn tính được cắt mảnh thành nhiều đặc tính khác nhau. “Đa tính trong trường hợp này không phải là đa phức tính h́nh thức của những qui định hay của những cái đă được qui định, đa tính này thuộc về chính hữu. “Một sự “reo rắc nguyên ủy” đă thuộc về hữu của Tại thể nói chung, “theo khái niệm trung tính hiểu một cách siêu h́nh của nó”. Sự reo rắc nguyên ủy này trở thành sự phân tán xét từ một điểm nh́n hoàn toàn được xác định: sự khó khăn về chuyển ngữ ở đây buộc tôi [Jacques Derrida] phân biệt một cách quyết đoán giữa sự reo rắc và sự phân tán để nêu rơ nét phong phú giữa hai chữ StreuungZerstreuung hiểu theo một ước định. Cái sau là sự xác định mạnh mẽ cái trước. Phân tán xác định một cấu trúc của khả tính nguyên ủy là sự reo rắc, hiểu theo tất cả các nghĩa của chữ Zerstreuung (reo rắc, phân tán/phát, tiêu tán, sao lăng). Chữ “Streuung” dường như chỉ xuất hiện một lần, nếu người ta có thể nói như thế, để chỉ cái khả tính nguyên ủy này, sự reo rắc này. Sau đó, luôn luôn chỉ là Zerstreuung, chữ này thêm vào – nhưng không hẳn chỉ đơn giản là như vậy – một vết tích của sự xác định và của sự phủ nhận nếu như Heidegger ngay trước đó đă không cảnh báo chúng ta chống lại giá trị của tinh chất phủ định.”(5) Tuy Heidegger đă cảnh báo không nên hiểu reo rắc theo nghĩa phủ định nhưng Derrida vẫn nhận ra, tuy không hẳn là chính đáng, vẫn có thể có sự lây nhiễm (contamination) của tính chất phủ định ở đây v́ khó tránh khỏi có sự liên tưởng có tính chất đạo đức-tôn giáo sẽ liên hệ sự reo rắc, phát tán này với sự sa đọa nên cần phải soi sáng khả năng hay sinh mệnh của sự lây nhiễm này.  

___________________________

(1)     Sđd, 156: Loin de constituer une positivité que la neutralité asexuelle du Dasein viendrait annuler, la binalité sexuelle serait elle-même resposable – ou plutôt appartiendrait à une determination elle-même responsible – de cette négativation.

(2)     Sđd, 157: En revenant à l’originarité du Dasein, de ce Dasein qu’on dit sexuellement neuter, on peut ressaisir “positivité originaire” et “puissance”. Autrement dit, malgré l’apparence, l’asexualité et la neutralité qu’on doit d’abord soustraire, dans l’analytique du Dasein, à la marquee sexuelle binaire, sont en vérité du meme côté, du côté de cette différence sexuelle – la binaire – à laquelle on aurait pu les croire simplement opposées.

(3)     Sđd, 159: Mais si Heidegger insiste ou souligne (“à plus forte raison”) c’est qu’une soupçon continue de peser: et si la “sexualité” marquait déjà la Selbstheit la plus originaire? Si c’était une structure ontologique de l’ipséité? Si le Da du Dasein était déjà “sexuel”? et si la différence sexuelle était déjà marquée dans l’ouverture à la question du sens de l’être et à la différence ontologique? Et si, n’allant pas d’elle-même, la neutralization était une opération violente? Le “à plus forte raison” peut cacher une raison plus faible.

(4)     Sđd, 159: Mais peut-être un passage reste-t-il ouvert pour d’autres mots ou pour un autre usage et une autre lecture du mot Geschlecht, sinon du mot “sexualité”. Peut être un autre “sexe”, ou plutôt un autre Geschlecht viendra-t-il s’inscrire dans l’ipséité ou déranger l’ordre du toutes les derivations, pae exemple celle d’une Selbstheit plus originaire et rendant possible l’émergence de l’ego et du toi.

(5)     Sđd, 162: Une “dissémination originaire” (ursprüngliche Streuung) appartient déjà à l’être du Dasein en géneral, “selon son concept métaphysiquement neutre”. Cette dissémination originaire (Streuung) devient d’un point de vue tout à fait determiné dispersion (Zertreuung): difficulté de traduction entre dissémination et dispersion pour marquer d’une convention le trait subtil qui distingue Streuung et Zerstreuung. Celle-ci est la détermination intensive de celle-là. Elle determine une structure de possibilité originaire, la dissémination (Streuung), selon toutes les significations de la Zerstreuung (dissémination, dispersion, éparpillement, diffusion, dissipation, distraction). Le mot “Streuung” n’apparaît, semble-t-il, qu’une seule fois, pour designer cette possibilité originaire, cette disséminalité,  si on pourrait dire. Ensuite, c’est toujours Zerstreuung, qui ajoutait – mais ce n’est pas si simple – une marque  de détermination et de négation si Heidegger ne nous avait pas prévenu contre cette valeur un instant auparavant.

 

 

http://www.gio-o.com/DaoTrungDao/ChuKyDerrida.jpg
Chữ kư của Jacques Derrida trên trang đầu (front page)

quyển Marges de la philosophie nhân dịp đến UC Irvine

đọc bài ‘Mémoires pour Paul de Man’ ngày 10 tháng 4, 1984.

 

 

(c̣n tiếp)

 

Đào trung đąo

http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html

 

©gio-o.com 2013