đào trung đĄO
Thông Diễn Luận
Martin HeideggeR
(32)
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14 Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, , Kỳ 39, , Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99, Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108, Kỳ 109, Kỳ 110,
Trước khi bước vào bài thuyết tŕnh thứ ba một lần nữa Heidegger tóm tắt mục tiêu của toàn thể ba bài thuyết tŕnh là một thử nghiệm đưa chúng ta chạm mặt với một khả hữu trải nghiệm với ngôn ngữ, Bài thuyết tŕnh thứ nhất cho chúng ta làm quen với kinh nghiệm thi ca với chữ/ngôn ngữ và vạch đường kinh nghiệm này trong tư tưởng, để cho tư tưởng chuyển dịch đi lại trong cận địa của thi ca và tư tưởng. Bài thuyết tŕnh thứ nh́ nghiền ngẫm về con đường chuyển dịch lui tới này. Nhân dịp này Heidegger cảnh báo người nghe phải dứt bỏ, tránh xa lối suy tính máy móc rập khuôn tcủa kỹ thuật khoa học đưa đến hệ quả là tư tưởng, đối tượng tri thức biến thành một thành phần của phương pháp. Heidegger cho rằng thực ra phương pháp đi theo một con đường ruỗng mục và thoái hóa nhất. Ngược lại, đối với tư tưởng phản tư con đường trong bài thuyết tŕnh này được gọi là quê hương hay vùng thách đố chúng ta chiếu sáng và giải tỏa tất cả những nơi bị đóng kín để đạt tới tự do rộng mở. Tính chất giải phóng và đón chờ cư ngụ của vùng này nằm trong chuyển động tạo nên con đường , chuyển động vạch đường này thu hoạch những con đường thuộc về vùng quê hương này. Ở đoạn này Heidegger nhấn mạnh tới nghĩa của con đường : “…con đường là cái nhờ đó chúng ta vươn tay tới – con đường cho chúng ta vươn tay tới cái ch́a ta cho chúng ta bằng cách chạm tới chúng ta, bằng cách là sự quan tâm của chúng ta [ở dây Heidegger dùng động từ Belangen với nghĩa quan tâm, gọi tới.] Con đường hiểu như vậy cho phép chúng ta vươn tới cái ta quan tâm và triệu tập chúng ta.” (WL:91) Heidegger cho rằng có lẽ chữ con đường là một chữ cổ xưa ư nghĩa ban đầu có liên hệ hay giống như chữ Đạo trong tư tưởng của Lăo-tử, Đạo có thể là con đường của tất cả mọi con đường, nguồn cội của sức mạnh của chúng ta để suy nghĩ xem lư trí, tinh thần, ư nghĩa, logos thực sự nghĩa là ǵ. “Có lẽ là sự huyền bí của những huyền bí của Cất Tiếng tư duy tự dấu kín trong chữ “con đường,” Đạo”. (WL:92)
Bài thuyết tŕnh thứ ba vạch đường trong khu xóm của thi ca và tư tưởng, tiến bước ḍ chừng t́m kiếm một khả tính trải nghiệm với ngôn ngữ, nhằm đưa chúng ta chạm mặt đúng cách với một khả tính nghĩa là làm chúng ta có khả năng trải nghiệm với ngôn ngữ. Phải ḍ chừng quanh ta để xem khu cận địa này có bày ra không, và bày ra bằng cách nào, một cái ǵ đó biến đổi mối liên hệ của chúng ta với ngôn ngữ. Tại sao trước đây nói chúng ta đă ở trong khu cận địa của thi ca và tư tường và đă ở trên đường nay sao lại nói vẫn phải t́m ra con đường đến đó? Lư do là v́ chỗ chúng ta đă đến, chúng ta ở đó mà không ở đó v́ chính chúng ta chưa vươn tới cái chúng ta quan tâm đúng cách, cũng chưa tiến gần tới cái đó. “Con đường cho phép chúng ta vươn tới chỗ chúng ta đang ở đó khác hẳn với mọi con đường khác, con đường này cầu viện một người dẫn đường chạy tít tắp ở phía trước. Người dẫn đường này được ngầm cho biết trong chữ ch́a khóa chúng ta đă đặt tên ở cuối bài thuyết tŕnh thứ nhất nhưng đă không giảng giải tính chất hướng dẫn của chữ ch́a khóa này, mà có muốn cũng không thể làm được. Trong bài diễn thuyết thứ nh́ trước hết chúng ta được dẫn thẳng tới cái quê hương nơi con đường phụ thuộc kèm theo với cái chữ ch́a khóa vẫy tay ra hiệu tiến về phía trước đă được định danh trong bài thuyết tŕnh thứ nhất tuy chúng ta chưa b́nh luận về tính chất hướng đạo của chữ ch́a khóa này. Bài thuyết tŕnh thứ nh́ trước hết đi trên con đường thuộc về vùng quê hương cận địa của thi ca cà tư tưởng đồng hành với chữ ch́a khóa này đến thẳng đó: vùng quê hương có nghĩa cư ngụ trong sự cận kề. Thi ca và tư tưởng là những cách thế của sự cất tiếng (Sagens) và sự cận kề đem thi ca và tư tưởng đến với nhau trong quê hương cận địa chúng ta gọi là Cất Tiếng (Sage) và như vậy bản chất của ngôn ngữ chính là Cất Tiếng. “Nói” có nghĩa là tŕnh ra: là cho hiện ra, để cho tự do, nghĩa là cung cấp và mở rông Thế giới, chiếu sáng đồng thời cũng che dấu Thế giới. Sự chiếu sáng và che dấu này là hữu thiết yếu của Cất Tiếng. Trong chữ hướng dẫn [hữu của ngôn ngữ - ngôn ngữ của hữu] phần đầu trước cái gạch ngang (-) chỉ ra yếu tính của ngôn ngữ sẽ được xác định. Heidegger hiểu chữ yếu tính như το τί εστιν/to tí estin/ cía lư của một sự vật thật sự là/hữu, từ thời Plato vẫn thường được gọi là “bản chất” hay essentia. Thế nên câu nằm trước cái gạch ngang này chỉ ra rằng ta sẽ biết và hiểu ngôn ngữ thực sự là ǵ chừng nào ta hiểu được cái gạch này mở ra cái ǵ cho chúng ta, ngôn ngữ của hữu. Trong câu này “yếu tính” đóng vai chủ từ sở hữu ngôn ngữ và hữu không chỉ một vật mà hữu đóng vai một động từ với nghĩa bền bỉ và tồn tại, hiện tồn trong hiện diện, Hữu thủ đắc ngôn ngữ, Hữu nay không là “yếu tính” nữa nhưng có nghĩa “bền lâu, tồn tại, bền vững, bền bỉ trong sự xuất hiện của ḿnh.” Hữu được quan niệm như vậy đặt tên cho cái ǵ bền bỉ trong hiện diện và tồn tại, đặt tên cho cái chúng ta quan tâm trong mọi sự vật, v́ Hữu mở đường (bewegen) cho mọi vật. Chính v́ vậy câu thứ nh́ sau cái gạch ngang “ngôn ngữ của hữu” có nghĩa ngôn ngữ thuộc về cái hữu bền lâu đó, đặc tính của Hữu là vận hành tất cả mọi sự vật. Mở đường, vận hành mọi vật trong vận hành nói/cất tiếng của chính Hữu. Nhưng quả thực chúng ta c̣n chưa rơ, mù mờ chúng ta phải nghĩ về Hữu như thế nào, Hữu nói/cất tiếng ra sao, và nói/cất tiếng nghĩa là ǵ. Đó là đầu mối suy tưởng của chúng ta về ngôn ngữ tuy sự suy tưởng này đă ở trên con đường trong khu xóm của thi ca và tưởng. Chữ/câu ch́a khóa không cho chúng ta câu trả lời về những điều c̣n tối nghĩa mù mờ mà chỉ cho chúng ta một gợi ư chỉ về phía xem cái ǵ định nghĩa khu xóm của thi ca và tư tưởng. Theo Heidegger “Tính chất khu xóm, cư ngụ trong sự cận kề, nhận được định nghĩa từ sự cận kề. Song le thi ca và tư tưởng là những cách thế ưu việt của cất tiếng. Nếu như hai cách thế cất tiếng này trở thành hàng xóm láng giềng với nhau trong tư cách của sự cận kề của ḿnh th́ khi đó chính sự cận kề phải hành xử trong cung cách của sự Cất Tiếng. Như thế sự cận kề và Cất Tiếng cùng là một vậy.” (WL:95). Nếu như chúng ta một khi thành công trong việc vươn tới chỗ chữ/câu ch́a khóa vẫy tay ra hiệu đi tới th́ rất có thể chúng ta sẽ tới được nơi chúng ta có khả năng có một kinh nghiệm với ngôn ngữ, cái ngôn ngữ chúng ta được biết. Heidegger cẩn thận nhấn mạnh câu này ở câu ngôn ngữ chúng ta được biết và tiếp lời: “Vậy th́ đa phần tùy thuộc vào việc chúng ta giữ đúng hướng đi của sự chỉ dẫn chữ/câu hướng dẫn đă được làm rơ nghĩa cho chúng ta – cái chữ/câu hương dẫn đó bây giờ chúng ta có thể nói xuôi lại như sau: cái chúng ta quan tâm nơi ngôn ngữ nhận được định nghĩa của nó từ Cất Tiêng như cái vận hành mọi sự vật…Chữ/câu hướng dẫn vẩy chúng ta đi ra khỏi những khái niệm hiện đang có về ngôn ngữ, bảo chúng ta đi về hướng kinh nghiệm về ngôn ngữ như sự Cất Tiếng.” (WL96).
(c̣n tiếp)
đào trung đĄO
gio-o.com 2011