đào trung đąo

Thông Din Lun

Martin Heidegger

(67)

 

Kỳ 1,  Kỳ 2,  Kỳ 3,  Kỳ 4,  Kỳ 5,  Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14 Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, , Kỳ 39, , Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63,  Kỳ 64,  Kỳ 65Kỳ 66, Kỳ 67,

 

Herbert Marcuse & Jürgen Habermas: Ảnh hưởng của Heidegger trên Marcuse và Habermas có điểm khá giống nhau là ban đầu là ca ngợi Heidegger nhưng sau đó lại không những phủ nhận tư tưởng Heidegger mà c̣n có những phê phán khá nặng nề. Lư do chính v́ cả Marcuse lẫn Habermas là những triết gia có khuynh hướng Mac-xít.Trong trường hợp Habermas ảnh hưởng của Adorno thuộc Trường phái Franfurt khiến những phê phán về Heidegger nặng phần quan điểm chính trị, nhẹ phần triết học.

   Một cách tóm lược Marcuse tuy chính thức học Husserl từ năm 1928 nhưng lại chịu ảnh hưởng tư tưởng Heidegger hơn như cho thấy trong luận án tiến sĩ xuất bản năm 1932 tựa đề Hegels Ontologie und die Grundlegung einer Theorie der Geschichtlichkeit Hữu thể luận của Hegel và Học thuyết về Sử tính (Habermas cho đây là quyển sách về Hegel do một sinh viên xuất sắc nhất của Heidegger viết) Marcuse tŕnh bày tư duy biện chứng theo quan điểm tư tưởng Heidegger, coi Hegel như một nhà hữu thể học quan niệm hữu như yếu tính của trở thành (Sein als Bewegtheit). Trước đó vào hai năm 1928 và 1929 Marcuse viết hai bài khảo luận Beitrage zu einer Phänomenologie des historischen Materialismus/ Đóng góp một Hiện tượng luận về Duy vật Sử quanÜber konkrete Philosophie/Về Triết lư Cụ thể nhằm đưa tư tưởng Heidegger vào Mác-xit , coi Sein und Zeit là “điểm chuyển hướng trong lịch sử triết học: điểm ở đó triết lư trưởng giả tan ră từ nội tại và mở ra con đường cho một “khoa học cụ thể mới”.”(Schriften:358). Trong Über konkrete Philosophie Marcuse cho rằng Sein und Zeit mở đường cho việc soi sáng không những cho “khả hữu một triết học cụ thể” mà c̣n “là cần thiết trong những hoàn cảnh hiện tại.” (Schriften:385). Trong những tác phẩm sau này dù cho Marcuse không c̣n đi theo con đường tư tưởng của Heidegger, không c̣n nhắc tới Heidegger,  nhưng dường như Heidegger vẫn ghi một dấu ấn khá đậm nơi Marcuse nhất là quan điểm triệt để nhằm xây dựng một  triệt học cụ thể.   Sau khi Hitler lên nắm quyền hành vào năm 1932 con đường sự nghiệp giảng dạy bị chắn lối Marcuse (có dư luận cho rằng chính Heidegger người bảo trợ luận án tiến sĩ cho Marcuse đă ngăn cản việc bổ dụng chân giảng viên đại học cho Marcuse) gia nhập Viện Nghiên cứu Xă hội Franfurt (sau này thường được gọi là Trường phái Franfurt).  Năm 1933 Marcuse cho in bài điểm quyển Bản thảo năm 1844 về Kinh tế và Triết lư của Marx trong đó Marcuse đưa ra luận điểm phải chỉnh sửa chủ thuyết Marx hiện hành (trong cách diễn giải thô thiển, bóp méo, và ngu xuẩn trong tác phẩm của những lănh đạo và những lư thuyết gia Mác-xít nhà nước cọng sản thời bấy giờ) đặt cơ sở trên những tác phẩm Marx-trẻ với trọng tâm là duy vật sử quan. Từ đó Marcuse khởi đầu triển khai một kiểu mẫu lư thuyết phê b́nh (Critical Theory) là tổng hợp quan niệm duy vật lịch sử của Marx, hiện tượng luận của Husserl, và hữu thể luận hiện thể của Heidegger.

   Căn cứ vào những tài liệu trong các quyển Marcuse: Critical Theory and the Promise of Utopia của R. Pippen et al., Herbert Marcuse của Douglas Kellner, và nhất là toàn tập Schriften I của Marcuse chúng ta có thể rút ra những điểm chính như sau: Marcuse chỉ gần gũi với Heidegger từ 1928 tới 1933 là năm Marcuse tỵ nạn ở Mỹ. Sau đó Marcuse đă nghiêng hẳn sang quan điểm tư tưởng của Trường phái Franfurt (gồm Max Horkheimer (1895-1973), Herbert Marcuse (1898-1979), và sau này có thêm Theodore Adorno (1903-1969) [từ năm 1933 Trường phái Franfurt di dời sang New York, Mỹ. Hockheimer và Adorno cộng tác thân thiết trong khi Marcuse chọn đi theo ngả khác tuy cùng nỗ lực triển khai Lư thuyết Phê b́nh (Critical Theory)] từ khi biết được Heidegger hậu thuẫn chủ nghĩa Quốc xă Marcuse vỡ mộng, có những phê phán Heidegger khá nặng nề, không c̣n  chú ư tham khảo những giáo tŕnh và tác phẩm của Heidegger giai đoạn từ 1934 trở đi. Chúng tôi sẽ nêu những điểm chính yếu Marcuse phê phán Heidegger ở phần dưới.

  Ảnh hưởng của Heidegger trên Habermas có thể chia ra hai giai đoạn: giai đoạn từ 1949 đến 1953 và giai đoạn từ 1953 trở đi được Peter Dews ghi lại qua những cuộc phỏng vấn Jürgen Habermas (in trong Autonomy and Solidarity: Interviews with Jürgen Habermas, London 1986). Ở giai đoạn thứ nhất, khi c̣n là sinh viên Habermas chịu ảnh hưởng Heidegger qua Herbert Marcuse (1898-1979), một học tṛ của Husserl và được Heidegger bảo trợ viết luận án tiến sĩ. V́ lư do này khi xét những phê phán của Habermas về Heidegger chúng ta cần xem lại ảnh hưởng và phản biện Heidegger của Marcuse v́ Habermas lấy lại một số những phê phán căn bản của Marcuse về Heidegger và thêm vào đó những phê phán của riêng ḿnh như: những thiếu sót của Heidegger về liên chủ thể tính và thông giao, về chân lư mệnh đề và sự phát triển của khoa học kỹ thuật, về giá trị chuẩn đích thực sự và về triển khai đạo đức-chính trị… Ở giai đoạn thứ nhất này Habermas thú nhận ḿnh như thể “sống trong” tư tưởng của Heidegger và hoàn toàn coi ḿnh là một “Heideggerian” trong thời gian từ 1949 tới 1953 và cũng nhận ḿnh đă chịu ảnh hưởng của Heidegger trong những tác phẩm viết ra trong giai đoạn này.

   Giai đoạn thứ hai bắt đầu khi Habermas đọc quyển Einführung in die Metaphysik/Dẫn vào Siêu h́nh học (giáo tŕnh mùa Hè 1935) xuất bản năm 1953 của Heidegger (khi đó Habermas mới 24 tuổi) th́ Habermas bị choáng váng kinh ngạc như chính Habermas mô tả trong bài “Work and Weltanschauung: The Heidegger Controversy from a German Perspective” đăng trong Critical Inquiry số 15 (1989): “[Trước đây] tôi rất ấn tượng với quyển Sein und Zeit, nhưng khi đọc những bài giáo tŕnh (trong Einführung in die Metaphysik), tôi thật sự choáng váng kinh ngạc v́ những bài giáo tŕnh này là phát xít cho đến cả trong những chi tiết văn phong…Điều làm tôi kinh ngạc nhất là Heidegger đă cho xuất bản quyển này vào năm 1953, mà không có lời giải thích hay b́nh luận nào, tôi cho rằng  đó đúng giáo tŕnh năm 1935 không có ǵ thay đổi. Ngay cả bài tựa quyển sách này cũng không nói ǵ tới điều đă xảy ra trong khoảng thời gian này. Ngạc nhiên và ngỡ ngàng cậu sinh viên 24 tuổi Jürgen Habermas đă viết bài “Mit Heidegger gegen Heidegger Denken: Zur Veröffentlichtung von Vorlesungen aus dem Jahre 1935” được đăng trên tờ Frankfurter allgemeine Zeitung (số ra ngày 23 tháng 7, 1953), bài báo này gây tranh luận và được chú ư với lời kết luận: “Vấn đề nằm đằng sau quyển sách này là: Có thể nào một kẻ sát nhân có kế họach đă giết chết hàng triệu người, sự kiện này ngày nay chúng ta đều biết rơ, lại có thể làm ta hiểu được theo lịch sử của Hữu, coi đó như thể một sự lầm đường định mệnh không?...Phải chăng nhiệm vụ chính yếu của phản tư soi sáng những việc làm trong quá khứ là chỉ ra trách nhiệm về những việc làm này  và giữ cho sự hiểu biết về  chúng măi măi sống động?...Thay vào đó, Heidegger lại cho xuất bản những lời lẽ của 18-năm trước về sự vĩ đại  và chân lư nội tại của Chủ nghĩa Quốc xă.”[thật ra Heidegger đă thay đổi câu “sự vĩ đại của Chủ nghĩa Quốc xă thành “sự vĩ đại của phong trào này” trong bản in năm 1953, chú thích ĐTĐ]

       (c̣n tiếp)

đào trung đąo

 

http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html

 

©gio-o.com 2012