đào trung đąo
Thông Diễn Luận
Martin Heidegger
(83)
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14 Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, , Kỳ 39, , Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83,
Heidegger trong Einführung in die Metaphysik đă minh giải sự
tách rời λγος khỏi φύσις
và sau đó là sự chuyển biến λóγος
thành íδέα trong triết học của Plato và
Aristotle, và sau hết chữ idea, eidos/ư tượng
được dùng như chữ chỉ Hữu (phusis)
và kể từ đó việc diễn giải Hữu
như ư tượng chế ngự tư tưởng Tây
phương suốt dọc những thay đổi - và ở
cao điểm là hệ thống của Hegel quan niệm Hữu
theo nghĩa tuyệt đối và gọi là ư niệm - cho tới
tận ngày nay. (1) [Heidegger cũng ghi chú chỉ ra sự kiện
Hegel đă đặt tựa đề “Logik” cho tác phẩm
lẽ ra phải là siêu h́nh học – nghĩa là “vật lư học”
– và điều này nhắc nhở rằng nghĩa chữ logos
vừa là tụ điểm của những phạm trù vừa
có nghĩa nguyên thủy là phusis] (2). Heidegger cho rằng
Hegel đă ở điểm khủng hoảng của tư
tưởng Tây phương trong đó đối tượng
của tư tưởng tự triệt hủy, Hữu
đă bị quên lăng. Khi khoa luận lư học khởi đầu
lên ngôi th́ λóγος nguyên nghĩa là “thu tập”
trở thành λóγος được hiểu
là “Rede” lời khẳng định, lời xướng,
lời kể, có thể đúng hay sai theo Aristotle, từ
đó λóγος được coi như tính
chất của chân lư có yếu tính đă bị thay đổi
v́ λóγος trở thành legein ti kata tinos
nghĩa là nói ǵ đó về cái ǵ đó; kế đó là sự
thu giảm chân lư của phơi mở vào chân lư của tính
chất đúng hợp (Richtigkeit), kết quả là Hữu-được
phát ngôn (Gesagtsein) thành những loại h́nh của các
phạm trù (katégoria). Chính v́ những điều nêu trên nên
Merleau-Ponty kết luận: “Thế nên không phải là đi
t́m ở khoa luận lư xem Nói có ư nghĩa ǵ. Mà phải
t́m nghĩa này nơi kinh nghiệm về Hữu của
chúng ta.”(3), nghĩa là trong Hữu-tiền ngôn ngữ học
v́ chủ thể nói là chủ thể của thực hành
(praxis), tương quan giữa cái dùng để chỉ
(significant) và cái được chỉ (signifié) và những sự
chỉ nghĩa được xác nhận trong tri giác
được coi như khoảng cách ở giữa (écart)
đối với một cấp độ (niveau),
nghĩa là ư niệm Hữu nguyên khởi. Merleau-Ponty lập
lại quan điểm này trong Le visible et l’invisible: “Điều
cần phải làm sáng tỏ: chính là sự đảo nghịch
lời nói đă đưa vào Hữu-tiền ngôn ngữ học.”(4).
Như vậy luận lư học chỉ là biến thiên của
lời nói chứ không thể là ngược lại.
Vậy ư nghĩa (sens) là ǵ? Vẫn trong chiều hướng chứng minh quan niệm về ngôn ngữ của Heidegger cũ/mới là nhất quán Merleau-Ponty trở lại với Sein und Zeit: “Ư nghĩa là cái đặt lên trên sự vật do một phóng chiếu theo đó một sự vật nào đó trở thành được hiểu như một sự vật như vậy, phóng chiếu này được cấu trúc bởi tiền-hữu, tiền-thức và tiền-niệm.”(5) Hai năm sau trong bài tựa của Was ist Metaphysik Heidegger nói rơ hơn: “Cái phạm vi tái định được mở ra trong phóng chiếu để trong phóng chiếu này một sự vật nào đó (ở đây là Hữu) xuất lộ như một sự vật (ở đây là Hữu như chính nó trong sự phơi mở của nó) được gọi là ư nghĩa.”(6) Như vậy ư nghĩa bao gồm yếu tố “không gian tính”, không gian này chính là Hữu, Hữu là “vùng” (Gegend), sở cứ, nơi chốn nhờ đó có sự phơi mở, cũng là nơi ư hướng tính tác hoạt. Merleau-Ponty giải thích rơ hơn về ư nghĩa theo Heidegger: “Mối tương quan cũa Hữu với chính nó, nghĩa là mối tương quan của hữu như sinh hữu, phụ thuộc vào, hữu như Hữu, hữu hiện, - trở thành định nghĩa của Ư nghĩa. Đó không phải là một thuộc tính của chủ thể tính, mà là mối quan hệ giữa Hữu và sinh hữu hay là sự biệt phân hữu thể luận.” (7) Quan niệm biệt phân hữu thể luận (différence ontologique) là một quan niệm khá phức tạp của Heidegger đă làm không ít nhưng chuyên gia về triết gia này lúng túng nhưng được Merleau-Ponty giải thích khá rơ một cách dễ dàng. Chính qua quan niệm Hữu như môi trường bao quanh (Bezirk), như vùng, sở cứ (Bereich) này chỉ ra sự triển khai chuyển tiếp (không là thay đổi) của quan niệm niệm về ngôn ngữu giữa Heidegger mới với Heidegger cũ. Nhưng cũng chính v́ sở cứ có ưu tiên trong ngôn ngữ nên phải nói ngôn ngữ đến với, sở hữu con người chứ không phải con người sở hữu, đến với ngôn ngữ, con người được ngôn ngữ dẫn lối trả lời ngôn ngữ vô âm của Hữu.Tóm lại, nếu không thấu hiểu Hữu th́ không thể có lời nói/ngôn ngữ v́ trong lời nói/ngôn ngữ sinh hữu phơi lộ, chính trong sức mạnh của ngôn ngữ yếu tính của sinh hữu, sự vật được thiết định. Ở đây cần nhấn mạnh về Hữu như “sở cứ”, “môi trường” v́ Merleau-Ponty dùng khái niệm “sở cứ”, “môi trường” là nơi tác hoạt của tri giác con người sống trong thế giới, những tác hoạt này cho thấy có sự đi lại hai chiều giữa nghĩa (signifiant) th́ cái được chỉ nghĩa (signifié).
Vấn đề đặt sau hết ra là: Từ đâu có mối tương quan giữa ngôn ngữ với Hữu và con người? Theo Merleau-Ponty trước hết cần xác định những điểm sau đây theo chỉ dẫn của Heidegger: Thứ nhất, “Đó không phải là con người lên tiếng nói, hay con người có ngôn ngữ, mà là ngôn ngữ lên tiếng bên trong con người”(8), và rằng con người phải nỗ lực thực thi λóγος theo nghĩa khai mở (Eröffnung) hiện trường của Hữu như Heidegger viết trong Satz vom Grund: “Chính là ngôn ngữ cất tiếng, chứ không phải con người. Con người chỉ nói/lên tiếng khi con người đáp lời ngôn ngữ theo cái đă được ngôn ngữ trao cho,” và trong Vorträge und Aufsätze: “Con người chỉ nói trong chừng mục để đáp lời ngôn ngữ khi nghe ngôn ngữ nói ǵ với ḿnh.” (9) Thứ nh́, hữu của ngôn ngữ “bày tṛ chơi” với con người (Heidegger: das Wesen der Sprache spielt mit uns in Was heißt Denken, 1951-1952), nhưng ngôn ngữ chơi tṛ chơi sắp đặt này “sau lưng con người” nhằm dẫn dắt con người nói về một điều ǵ đó có ư nghĩa hơn là con người có thể theo cách sử dụng những chỉ nghĩa đă được liên kết một cách t́nh cờ trong một từ/chữ, v́ ngôn ngữ bảo lưu Hữu như ân sủng cho đời sống con người. Và “Đời sống của ngôn ngữ cho chúng ta một chiều xâu.”(10) Tṛ chơi của ngôn ngữ chỉ ra sự chơi chữ (jeu de mot) trong ngôn ngữ, v́ là tṛ chơi/chơi tṛ nên luôn mở. Chính tính chất mở này tạo nên sự hàm hồ, không rơ nghĩa cần thiết. Đó là sự hàm hồ của đời sống xuất phát từ sự đa phức của Hữu chứ không phải là tư tưởng không rơ ràng của con người. Nói thế khác, chính v́ sở cứ có ưu tiên trong ngôn ngữ nên phải nói ngôn ngữ đến với, sở hữu con người chứ không phải con người sở hữu, đến với ngôn ngữ, con người được ngôn ngữ dẫn lối trả lời ngôn ngữ vô âm của Hữu. Theo Heidegger, ngôn ngữ “băng qua” con người. “Nguồn gốc của ngôn ngữ và nguồn gốc của con người cùng là một và cả hai đều là bạo động, huyền thoại, ẩn mật.” (11). Merleau-Ponty kết thúc thảo luận về quan niệm ngôn ngữ của Heidegger bằng cách lặp lại câu nói của Hölderlin được Heidegger trích dẫn : “Ein Zeichen sind wir, deutungslos/ Chúng ta chỉ là một dấu chỉ, trống rỗng ư nghĩa.”
Đọc suốt Heidegger đưa Merleau-Ponty đến hai điểm chủ yếu được tŕnh bày trong Le visible et l’invisible: thứ nhất, ngôn ngữ như một sự bí ẩn của khoảng cách tương cận thân thiết với thế giới, và ngôn ngữ cũng nhân lên (redoubles) sự bí ẩn này. Thứ nh́, ưu tiên của “vùng/miền” (die Gegend) là vạch nối giữa Heidegger cũ/mới, khái niệm này cũng chỉ ra tính chất lịch sử, thời gian tính của tṛ chơi ngôn ngữ (Spielraum). Thời gian tính này không phải có tính chất liên tục, điểm này lần lượt nối với điểm kia vô tận. Tuy măi tới 1976 Heidegger mới cho xuất bản quyển Beiträge zur Philosophie (vom Ereignis) trong đó Heidegger nhấn mạnh tới tính chất lịch sử của sự “đâm chồi nẩy lộc” của Hữu, sứ mệnh của Hữu, trong Notes 1959-1961 Merleau-Ponty cũng đă nh́n thấy được con đường tư tưởng của Heidegger.
____________________________________________
(1) Einführung in die Metaphysik,137; Bản Anh văn của Gregory Fried & Richard Polt trang 192: At the end, the word idea, eidos, “idea” comes to the fore as the definitive and prevailing word for Being (phusis). Since then, the interpretation od Being as idea rules over all Western thinking, throughout the history of its changes up to today. This provenance is also the basis for the fact that the great and final closure of the first phase of Western thinking, the system of Hegel, conceives of the actuality of the actual, Being in the absolute sense, as “idea” and explicitly calls it this.
(2) Einführung in die Metaphysik,143; Bản Anh văn của Gregory Fried & Richard Polt trang 200: [The fact that Hegel gives the title of “logic” to what is really metaphysics – that is, “physics” – recalls both logos in the sense of the locus of the categories and logos in the sense of the originary phusis.]
(3) Notes, 132: Donc, ce n’est pas à la “logique” qu’il faut demander ce que c’est que le sens de la Sage. Il faut le demander à notre experience de l’Être.
(4) Le visible et l’invisible, 255: Ce qu’il faut éclaicir: c’est le bouleversement qu’introduit la parole dans l’Être pré-liguistique.
(5) Sein und Zeit,151: Sinn ist das durch Vorhabe, Vorsicht und Vorgriff strukturierte Woraufhin des Entwurft, aus dem her etwas als verständlich wird. Bản Anh ngữ của John Macquarrie & Edward Robinson trang 193: Meaning is the “upon-which” of a projection in terms of which something becomes intelligible as something; it gets its structure from a fore-having, a fore-sight, and a fore-conception.
(6) Was ist Metaphysik, 17: Der Bereich, der sic him Entwerfen als offener zustellt, damit in ihm etwas (hier das Sein) sich als etwas (hier das Sein als es selbst in seiner Unverborgenheit) erweise, heißt der Sinn.
(7) Notes, 132-133: Le rapport à soi de l’Être, i.e. le rapport de l’Être comme Seiend, derive, à l’être comme Sein, estant, - devient la définition du Sinn. Ce n’est plus un attribut de la subjectivité, c’est le rapport Sein, Seinende ou différence ontologique.
(8) Ibid, 133: Ce n’est pas l’homme qui parle, ou qui a le language, c’est le language qui parle en lui.
(9) Merleau-Ponty trích dẫn Satz vom Grund, 161: Die Sprache spricht, nich der Mensch. Der Mensch spricht nur, indem er geschicklich der Sprache entspricht” và trong Vorträge und Aufsätze, 190: “Der Mensch spricht erst und nur, insofern er der Sprache entspricht, indem er auf ihren Zuspruch hört. Cần lưu ư Heidegger cho xuất bản những bài khảo luận và thuyết tŕnh từ 1943-1954 trong Vorträge und Aufsätze và trong Satz vom Grund là những bài viết trong hai năm 1955-1956.
(10) Notes: 134: La vie du language nous donnant une profondeur, kèm theo trích dẩn Heidegger trong Was heißt Denken : “Es ist, als ob der Mensch Mühe hätte, die Sprache eigentlich zu bewohnen.”
(11) Ibid, 135: L’origine du language et l’origine de l’homme sont la meme chose et sont toutes deux violence, mythe, secret.
(c̣n tiếp)
đào trung
đąo
http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html
©gio-o.com 2012