đào trung đẠO
Thông Diễn Luận
Martin Heidegger
(35)
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14 Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, , Kỳ 39, , Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99, Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108, Kỳ 109, Kỳ 110,
Nói rằng câu hỏi về Hữu đă có đấy trước khi chính thức được đặt ra thành câu hỏi, được làm thành câu hỏi (gestellt) để khảo sát v́ đă có tiền-am-hiểu và v́ câu hỏi như một khả tính. Thế nên khi minh bạch đặt thành câu hỏi để khảo sát tức là đặt câu hỏi vào chân trời – tuy chưa được định rơ – khi đó câu hỏi cũng chưa được định rơ v́ nó xuất phát từ một am hiểu chưa định rơ. Chính thức đặt thành câu hỏi/vấn đề và chuẩn bị sẵn sàng câu hỏi/vấn đề là nhiệm vụ xác định “chân trời vững vàng của việc tra vấn” như Heidegger đă viết: “Phát biểu/biểu lộ câu hỏi về Hữu có nghĩa là soạn thảo câu hỏi như là một câu hỏi theo cách sao cho sự soạn thảo này sẽ đi tới chân trời vững vảng của việc khảo sát vào Hữu của những hữu (chân trời của câu hỏi/tra vấn) cùng với bản phác họa con đường đi và những bước của việc khảo sát để t́m ra câu trả lời. Bản phác họa này là sự h́nh dung trước của cái từ đó câu trả lời được rút ra và trong đó câu trả lời được xác định.”(Prolegomena zur Geschichte des Zeitbegriffs (G20:193,CT:143). Về mặt phương pháp hiện-tượng-luận th́ tính chất chưa được xác đinh (indeterminacy) có thể nắm bắt được. Chân trời vững vàng đó được khởi đầu h́nh dung, xác định ra sao và đâu là ngả tiếp cận, đi vào chân trời đó để khảo sát? Chúng ta dễ dàng nhận ra ṿng tṛn thông diễn vấn đề/câu hỏi về Hữu ở đây có dạng thức con rắn miệng ngậm đuôi chuyển động xoay ṿng (ṿng tṛn thông diễn).
Nhưng trước hết cần giải thích tại sao câu hỏi lạ là không xác định. Không xác định chính v́ tính chất chưa xác định (indeterminacy) của tiền-am-hiểu Hữu nằm ngay trong chính câu hỏi/tra vấn. Dù cho là tiền-am-hiểu tuy chưa được xác định nhưng đó cũng đă là am hiểu dù mù mờ, chưa định hướng, nhưng chứa đựng khả tính tra vấn chính trong câu hỏi cho nên là nguồn gốc của việc tra vấn theo nghĩa đi t́m kiếm việc chứng minh có cơ sở cái chưa được hiểu rơ. “Một cách chính xác hơn, việc tra vấn một cách công khai trong chính ư nghĩa của nó được hiểu một cách ngay tức khắc từ sự am hiểu này. Chính việc tra vấn như vậy cũng vẫn chưa được xác định. Chúng ta trên thực tế không ngừng dùng tới cái ư nghĩa bất định này và khái niệm ‘Hữu’ một cách thật rộng răi đến nỗi chúng ta không lưu ư rằng chúng ta dùng ‘Hữu’ trong một nghĩa bất định. Khi chúng ta soạn thảo vấn đề: Hữu “là”ǵ? Cái ǵ “là” thích đáng với “Hữu” của nó? Chúng ta luôn luôn sống trong một sự am hiểu của cái ‘là’ nhưng không thể nói nhiều hơn một cách chính xác thực sự nó nghĩa là ǵ. Điều này chỉ ra rằng sự am hiểu ‘Hữu’ và một khái niệm nào đó về ‘Hữu’ luôn luôn nằm đấy rồi. “ (CT:144). Như vậy chính việc tra vấn đă được xác định bởi cái được tra vấn – nghĩa là bởi Hữu – cho nên để sáng tỏ chúng ta trước hết phải làm rơ mối quan hệ giữa việc tra vấn và cái được tra vấn. Theo Heidegger, bước khởi đầu hướng tới việc xác định vấn đề trong chân trời của vấn đề là xem xét cấu trúc h́nh thức của câu hỏi/tra vấn này.
Trong §16 của Chương 2 quyển Prolegomena zur Geschichte des Zeitbegriffs GA20 “Cấu trúc thẩm tra của câu hỏi/vấn đề Hữu” trước khi chỉ ra cấu trúc này Heidegger xác định “ư nghĩa của hữu là cái được đ̣i hỏi/triệu xuất (das Erfragte) trong câu hỏi, là cái để đạt tới trong câu hỏi. Điều này có nghĩa rằng cái mà câu hỏi như vậy phải đạt được, cái được mang ra ánh sáng trong câu trả lời, là ư nghĩa của Hữu. Xét một cách cẩn thận hơn, cái được hỏi về có phải là cái nằm trong cái được đ̣i ra/triệu dẫn không? Nếu Hữu được đ̣i hỏi như thế, điều này có nghĩa việc tra hỏi liên quan tới tính chất cơ bản (Grundchararakter) của Hữu, cái định nghĩa hữu như hữu. Cái định nghĩa hữu như hữu là Hữu của chúng. Ư nghĩa của Hữu ngầm chứa trong cái được hỏi về (das Gefragte) – Hữu của những hữu. Nói cách khác, cái được đ̣i triệu ẩn chứa trong cái được hỏi về. Nếu như hữu được định nghĩa trong Hữu của nó, hữu này phải được tra vấn trên cơ sở Hữu của nó. Cái được hỏi về - Hữu của những hữu - và như vậy cái định nghĩa chứng minh của ư nghĩa của Hữu sẽ chỉ chứng minh được nếu chính những hữu với tư cách hữu được tra vấn về Hữu của nó. Điều này có nghĩa những hữu trong chính nó phải tiếp cận được trong Hữu của nó. Cái được tra vấn (das Befragte) là chính Hữu. Cái được hỏi về bao hàm cái được tra vấn, ư nghĩa của Hữu của một hữu hàm chứa chính Hữu.” (CT:144). Chúng ta cần phân biệt rơ theo Heidegger giữa cái được đ̣i hỏi/triệu dẫn ‘das Erfragte/ư nghĩa của Hữu, cái được hỏi về ‘das Gefragte’/Hữu, với cái được tra vấn ‘das Befragte’/Hữu của những hữu Heidegger gọi ba bước này là “tam phân trong cấu trúc của câu hỏi và của việc khảo sát. Đó là: cái được triệu dẫn tức ư nghĩa của Hữu, cái được hỏi về tức Hữu của những hữu, và sau chót là cái được tra vấn tức chính những hữu.” (CT:144-5). Trong ba bước/ba cấu trúc này th́ bước/cấu trúc thứ nhất hiển nhiên cho thấy là có ư nghĩa dù cho ư nghĩa của Hữu thoạt đầu c̣n trống rỗng v́ ta chưa rơ ‘ư nghĩa’ được hiểu là ǵ. Bước/cấu trúc thứ nh́ không hiển nhiên lắm v́ dường như bước/cấu trúc này không được rút ra trực tiếp từ câu hỏi Hữu nghĩa là ǵ tức là cái được hỏi về. V́ vậy Heidegger phải giải thích rơ “Xét một cách cẩn thận hơn, cái được hỏi về có phải là cái nằm trong cái được đ̣i ra/triệu dẫn không? Nếu Hữu được triệu dẫn/đ̣i ra như thế, điều này có nghĩa việc tra hỏi liên quan tới tính chất cơ bản (Grundchararakter) của những hữu, cái định nghĩa hữu như hữu. Cái định nghĩa hữu như hữu là Hữu của chúng. Ư nghĩa của Hữu ngầm chứa trong cái được hỏi về (das Gefragte) – Hữu của những hữu.” Như thế sự am hiểu không rơ ràng trước đây theo cách này được định rơ hơn: Hữu không chỉ có nghĩa là chính Hữu, nhưng c̣n là Hữu của những hữu làm nền tảng cho chúng: Hữu được hiểu là Nền (Grund). Điều này cũng chỉ ra con đường tiếp cận Hữu là qua những hữu. Và đó là bước thứ ba hay cấu trúc thứ ba của câu hỏi/tra vấn.
Theo Heidegger, vấn đề/câu hỏi chỉ được phát biểu đúng cách khi việc khảo sát được tiến hành đúng cách theo ba bước/cấu trúc như trên. Do đó vấn đề/câu hỏi phải được giải thích một cách thật rơ rệt theo ba cấu thức này. Nhưng điều khá lư thú là thay v́ giải thích tuần tự từng cấu trúc Heidegger lại giải thích ngược bắt đấu từ cấu trúc thứ ba. Cách làm như vậy hẳn cũng có lư do.
Trước hết, về cấu trúc thứ ba, để có thể t́m ra Hữu của hữu qua việc tra vấn th́ chính hữu phải được tra xét về Hữu của nó. Để làm được như thế th́ cái được tra xét nhất thiết phải được kinh nghiệm trong chính nó. Chúng ta thường gọi rất nhiều hữu là vật này vật nọ, hay cái nó là, theo từng nghĩa khác nhau. Nhưng hữu nào được kinh nghiệm trong chính nó? Khi được kinh nghiệm trong chính nó th́ hữu nào ta có thể thu nhận được ư nghĩa tiềm ẩn của Hữu? Và trong trường hợp hữu này có thể được qui định th́ cách thức kinh nghiệm và tiếp cận nào khiến hữu này có thể trở thành biểu lộ ra trong chính nó? Heidegger trả lời: “Về mặt những qui định của cái được tra xét, sự khai mở của câu hỏi/vấn đề Hữu hàm chứa một qui định kép: trước hết là qui định của cái hữu cho ra ư nghĩa của Hữu một cách nguyên ủy và chính đáng; và qui định kia là sự qui định loại tiếp cận đúng tới hữu để đem ra ánh sáng ư nghĩa cũa Hữu.” (CT:145)
Kế đến, cấu trúc thứ hai của câu hỏi chứa đựng cái được hỏi về. Điều này ư nói cái được tra xét, hữu, được tra xét về một cái ǵ đó. Trong việc khảo sát hữu không chỉ được thuần chấp nhận và thuần túy chỉ trong chính nó mà thôi nhưng được coi ‘như thể’ cái này cái kia, nghĩa là nó được xét về Hữu của nó, tra xét khảo sát về Hữu của nó. Để làm được điều này không chỉ cần có kinh nghiệm đúng về chính hữu được qui định, mà cái nh́n của ta vế hữu được tra xét cũng phải được định rơ để ta có thể bao quát nh́n ra những tương tự của ‘Hữu’. Heidegger đề nghị: “Chúng ta sẽ tạm thời qui định cái nh́n từ hai điểm nh́n đó: điểm nh́n thứ nhất từ hướng của việc t́m ṭi ḍ hỏi, và điểm đứng thứ hai từ trên-đó trong hữu, đứng về mặt cái được tra xét sẽ được nhận ra.” (CT:145)
Sau cùng, nơi cấu trúc thứ nhất, trong cái được hỏi về có cái chính nó được triệu dẫn, nghĩa là Hữu chúng ta đi t́m ư nghĩa. Nói cách khác, khảo cứu để t́m xem Hữu nghĩa là ǵ, ư nghĩa này được quan nhận như thế nào. Trong việc khảo cứu t́m ra cái được triệu dẫn cũng bao gồm cả việc t́m được một khái niệm dành cho nó. Tóm lại: “Như vậy việc khảo sát bao gồm ba phương diện: 1) kinh nghiệm nguyên ủy tiên quyết về cái trước hết phải tra xét và chỉ định rơ loại kinh nghiệm nào; 2) cái nh́n chuẩn bị vào việc tra xét về chính sự tra xét cái ǵ được t́m kiếm trong việc tra xét này, Hữu; 3) định tính chất của ư nghĩa của cái được hỏi về như vậy, và tính chất khái niệm của nó.” (CT:146). Để đơn giản hóa chúng ta có thể tóm lược ba cấu trúc của câu hỏi như sau theo thứ tự dẫn giải của Heidegger: cấu trúc thứ 3: tiếp cận Hữu qua ngả các hữu (das Befragte) v́ Hữu là Nền (Grund) tảng của các hữu; 2) vấn đề hỏi Hữu nghĩa là ǵ, cái được hỏi về (das Gefragte) chính là Hữu; và 1) mục tiêu của câu hỏi, cái được triêu dẫn ra (das Erfragte) là ư nghĩa của Hữu. Đến dây th́ chúng ta có thể hiểu được lư do tại sao Heidegger khi giải thích ba cấu trúc của câu hỏi lại đi ngược từ cấu trúc thứ ba trở lên: trong ba cấu trúc th́ cấu trúc thứ ba tương đối cụ thể, dễ nắm bắt nhất so với hai cấu trúc kia khá trừu tượng. Nhưng khi đă cho rằng ngả tiếp cận Hữu là qua các hữu th́ một chuỗi vấn đề được đặt ra: trước hết hữu nào có thể được kinh nghiệm trong chính nó, thứ đến hữu được chọn để được kinh nghiệm sẽ được kinh nghiệm trong chính nó như thế nào, kế tiếp hữu được chọn lựa để tra vấn sao cho Hữu của nó lộ diện được chú tâm về ra sao, và sau chót tính chất khái niệm để mô tả ư nghĩa của Hữu đ̣i hỏi phải là loại khái niệm nào cho thích đáng. Tất cả những vấn đề này đều là những ngả đường tra vấn, và hơn thế nữa chính chúng đều là những hữu. Thế nên giải quyết những vấn đề này trước hết chính là việc phải xác định sự tra vấn (questioning) như là hữu, tức là tra hỏi Hữu của hữu tra vấn. Heidegger cho rằng việc qui định cái khung của câu hỏi/tra vấn về Hữu không khó khăn mấy, nhưng ngược lại việc thiết yếu phải có sự soạn thảo cụ thể cho việc phát biểu vấn đề/câu hỏi đ̣i hỏi một số công việc đặc biệt bao gồm việc triển khai những manh mối. “Khởi đi từ cái được tra xét, chúng ta phải qui định cách thế kinh nghiệm độc đáo và lối tiếp cận về cái được hỏi về, cách nh́n ngắm ngả tiếp cận này và nội dung của cái nh́n. Về sự tương quan với cái được truy t́m khi tra vấn và nội dung của cái nh́n , cái ǵ cần được minh giải là cung cách riêng biệt của việc quan nhận và am hiểu những khái niệm trong đó câu trả lời cho câu hỏi/vấn đề Hữu được đưa ra, tính chất khái niệm riêng biệt.” (CT:146) Trả lời câu hỏi phải chăng những thứ vừa nêu ra có phải là hữu hay không Heidegger giải thích: “Để cho câu hỏi/vấn đề và việc đặt thành vấn đề Hữu sẽ trở nên sáng tỏ hơn và đúng cách hơn, chúng ta phải làm hữu này hiện rơ ra, nghĩa là Hữu của việc tra hỏi của chính người tra hỏi. Do đó để trả lời câu hỏi về Hữu của hữu điều cần thiết là sự soạn thảo trước một hữu về Hữu của nó., về cái hữu mà chúng ta đặt cho chính việc tra hỏi (das Fragen selbst).” (CT:146).
Trả lời phản biện cho rằng cách thông diễn Hữu theo ba cấu trúc như trên là ṿng vo (ṿng trón) Heidegger cho rằng phản biện này chỉ có nghĩa trong trường hợp khi ta suy diễn và làm chứng cớ cho những mệnh đề rút ra từ những mệnh đề khác. Nghĩa là chỉ có ṿng tṛn khi những mệnh đề C và D, vốn được suy diễn từ những mệnh đề A và B, khi được đem vào sử dụng để làm chứng cớ cho A và B, để chứng minh được rằng nhờ vậy chính những mệnh đề này được chúng minh. Song le, trong trường hợp thông diễn ba cấu trúc của câu hỏi về Hữu th́ đó không phải là sự suy diễn những mệnh đề và thứ tự lần lượt của những mệnh đề từ cái này bởi cái kia, nhưng là việc t́m ra ngả tiếp cận vấn đề để từ đó những mệnh đề được rút ra và được dùng làm điểm khởi hành. Heidegger cho rằng phản biện này chỉ tổ làm cho việc khảo sát thêm chậm trễ, khiến cho câu trả lời về Hữu của hữu măi măi nằm trong bóng tối. Nếu quả thực cách thông diễn ba cấu trúc của câu hỏi/vấn đề về Hữu có là ṿng tṛn đi nữa th́ Heidegger cho rằng “Đó sẽ là một ṿng tṛn của việc truy t́m, của tiến bước và hiện hữu, ‘một ṿng tṛn của Hữu,’ một tính chất ṿng tṛn của một hữu xứng đáng để hiểu biết. Chính từ tính chất ṿng tṛn này mà dấy lên sự phản biện phổ thông và truyền thống. Nhưng trong bất kỳ trường hợp nào đi nữa, ở đây không hề dính dáng ǵ tới ṿng tṛn qui chứng cả.” (CT:147).
(c̣n tiếp)
đào trung đẠO