đào trung đạo
Thông Diễn Luận
Martin Heidegger
(45)
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14 Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, , Kỳ 39, , Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99, Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108, Kỳ 109, Kỳ 110,
Phân tích lược đồ (scheme) của bài luận văn nhận chức giảng viên Die Kategorien und Bedeutungslehre des Duns Scotus năm 1916 Theodore Kisiel (The Genesis of Heidegger’s Being & Time) nhận ra hai đột phá trong lộ tŕnh tư tưởng của Heidegger: thứ nhất, câu hỏi/vấn đề hữu thể học về “cái ǵ đó” (Etwas) được định tính như “một cái ǵ đó nguyên ủy” (Ur-etwas), và sau này trong giảng khóa Mùa Hè 1920 Heidegger dưới ảnh hưởng triết học Tân-Kant gọi là “kiện tính”; và thứ nh́, liên hệ với vấn đề trên ta thấy trong lược đồ bài luận văn Heidegger muốn giải đáp sao cho có hiệu quả mối liên hệ về mặt phương pháp giữa “cái ǵ đó nguyên ủy” tiền-lư-thuyết (pretheorical primal something) và “cái ǵ đó khách quan đứng về mặt luận lư h́nh thức” trên lư thuyết (theoretical formal-logical objective something) được kích khởi trong “cái đó” và dẫn tới ngả tiếp cận “cái đó”. Mối quan hệ này, theo Heidegger, rất quan trọng đối với phương pháp hiện tượng luận và được Heidegger khuôn lại trong từ “chỉ dẫn h́nh thức” (formal indication). Chính từ những báo hiệu này chúng ta mới hiểu rơ hơn về từ “thông diễn luận kiện tính” Heidegger dùng sau này trong giáo tŕnh năm 1923 Ontologie: Hermeneutik der Faktizität. “Etwas/Cái ǵ đó” Heidegger dùng trong Die Kategorien und Bedeutungslehre des Duns Scotus sau này Heidegger hiểu chính là Hữu vậy. Cũng cần lưu ư đến việc sử dụng, khai thác danh từ và câu không ngôi (impersonal) trong tiếng Đức của Heidegger như “es gilt”, es wertet, “es gibt”, “es weltet”, và “es er-eignet sich”, trong đó quan trọng nhất là “es gibt” (nó là) và “es weltet” (nó thế giới) , vừa tránh dùng ngôn ngữ siêu h́nh học cổ điển vừa nhằm nhấn mạnh đến hành động cụ thể của kinh nghiệm nền tảng chứ không coi đó như thực thể, dùng danh từ không ngôi để mô tả cái cá biệt, duy nhất. Sau này Heidegger sẽ triển khai kiện tính của hữu con người như là biến cố, Hữu đạt (Event/Ereignis) cũng chính là kiện tính của Thời gian.
Vào thời điểm viết bài luận văn Die Kategorien und Bedeutungslehre des Duns Scotus Heidegger chịu ảnh hưởng của Emil Lask (1875-1915) tác giả của quyển Logik der Philosophie khá rơ rệt. Cả Heidegger lẫn Lask đều là học tṛ của Heinrich Rickert chủ soái phái Tân-Kant ở Marburg. Chủ đề chính của bài luận văn là phạm trù: làm sao biểu đạt hữu trong các phạm vi khác nhau của thực tại và đâu là những khái niệm căn bản dùng để mô tả, biểu đạt hữu trong khái niệm siêu nghiệm/vượt. Lask đă phối hợp học thuyết Tân-Kant với hiện tượng luận của Husserl để đi tới “luận lư của triết học” qua sự phân biệt những phạm trù tạo dựng (constitutive categories) bao gồm trong những phạm vi của thực tại và những phạm trù phản tư (reflexive categories) trống rỗng, có tính chất h́nh thức và tổng quát. Heidegger lấy lại quan niệm về những phạm trù tạo dựng của Lask áp dụng vào phương pháp hiện tượng luận để đi tới khái niệm kiện tính: cái đúng thật siêu nghiệm (transcendental verum) trong mối tương quan ngoại hướng (noematic) với chân lư bao gồm trong những phạm trù tạo dựng dẫn tới khám phá ra “nguyên lư qui định vật chất của h́nh thức” dẫn tới khái niệm “sự chỉ dẫn có tính chất h́nh thức” (formal indication). Khái niệm “chỉ dẫn h́nh thức” này giữ vai tṛ trung tâm trong thông diễn luận của Heidegger được khám phá trong thảo luận về nhất thể siêu nghiệm (transcendental unum) nằm trong những phạm trù phản tư của Lask. Transcendental verum và transcendental unum đều là những khái niệm trong hữu thể luận thời trung cổ về loại suy hữu. Ta thấy Heidegger quan niệm kiện tính là verum nằm trong phạm trù tạo dựng và chỉ dẫn h́nh thức là unum nằm trong phạm trù phản tư.
Dùng mô tả hiện tượng luận để biểu đạt những phạm vi khác nhau của thực tại v́ Heidegger cho rằng không thể dùng cách suy diễn tiên thiên, kiện tính chỉ thể được chỉ ra, hay nói theo hiện tượng luận, kiện tính bày ra, phơi mở trước mắt chúng ta trong tự tính (selfness) của nó, ta có thể trực tiếp nắm bắt. Nói cách khác, trong thực hành chúng ta chỉ việc thực sự nắm bắt tất cả những ǵ phải nắm bắt và từ đó rút ra cái tự ngă thuần túy của cái trao gửi tới chúng ta, tuy rằng rất có thể ở đây có xác xuất và ảo giác bởi không có ǵ nằm giữa cái tự ngă của sự vật và việc cảm nhận. Theo Heidegger, những chuyển biến khác nhau của ư nghĩa trực tiếp xuất phát từ chính những phạm vi thực tại – có nghĩa là những phạm vi này tự chúng đă được cấu trúc theo phạm trù – thế nên chúng chỉ cần được “đọc ra” từ “những kiện tính”. “Đọc ra” đồng nghĩa với thông diễn: có thể nhận thấy thông diễn luận về kiện tính của Heidegger trung thành với chủ thuyết hiện thực của Aristotle và hữu thể học trung cổ ở điểm cho rằng qua sự nhận biết đơn giản ta thấy ngay sự phân phối có tính cách loại suy của một ư nghĩa đồng nhất (ens commune) được phân biệt “trong mỗi trường hợp” (je) đúng theo sự phân biệt của ư nghĩa nằm sẵn xuất phát từ chính những phạm vi của thực tại, và v́ vậy được xác định bởi bản chất của những phạm vi đó khi ư nghĩa được áp dụng. “je/trong mỗi trường hợp” sau này được Heidegger đem vào Sein und Zeit/Hữu và Thời như dấu chỉ của kiện tính của Tại/Hiện thể. Như chúng ta thấy, chữ “kiện tính” Heidegger tiếp nhận từ triết lư Tân-Kant nhưng qua mô tả hiện tượng luận như vừa tŕnh bày Heidegger hoàn toàn lật ngược định nghĩa của kiện tính theo Tân-Kant. Thật ra phái Tân-Kant lấy lại chữ kiện tính trong triết học của Fichte khi Fichte dùng chữ này theo nghĩa trừu tượng đề chỉ việc khi chúng ta đối diện với bộ mặt thô nhám của thực tại. Theo Fichte kiện tính không thể qui về tư tưởng trừu tượng v́ kiện tính là thượng đẳng phi lư, là chướng ngại của sự phi lư không thể nào vượt qua đối với tư tưởng. Phái Tân-Kant lấy lại quan niệm này của Fichte để thảo luận hố thẳm ngăn cách giữa tính chất kinh nghiệm và tiên thiên, cá biệt và phổ quát, trực giác và ư niệm, kiện tính và lư tính. Dựa trên triết học của Lask trong Logik der Philosophie cho rằng những phạm trù thực tại kinh nghiệm của Aristotle nếu được coi như đối tượng của tri thức đứng trên quan điểm luận lư siêu nghiệm của Kant th́ chính chúng phải có những phạm trù tiền nhận thức trước đó được cho sẵn trong kinh nghiệm tức thời trước khi những phạm trù kinh nghiệm theo Aristotle được nhận thức. Tiền nhận thức này theo Lask chính là trực giác phạm trù, cái kinh nghiệm sống trải những h́nh thức để tức thời biết được đối tượng nhận thức, nghĩa là những h́nh thức không do cảm giác lúc đầu tuy không được nhận biết nhưng đă chỉ được kinh nghiệm hay sống trải. Lask cũng chỉ ra thứ kinh nghiệm không do cảm giác này khi xảy ra lúc đầu như thể một “cái ǵ đó có tính chất tiền-lư-thuyết”, nghĩa là ta sống trải nó trước khi biết rơ nó là ǵ. Điều này chỉ ra khi chúng ta thọat đầu kinh nghiệm về phạm trù chúng ta như thể bị “thu hút”, “biến mất” trong những phạm trù này. Sự kiện này khá rơ ràng trong những kinh nghiệm thẩm mỹ, tôn giáo, hay đạo đức: ta trao gửi/tặng bản thân cho cái ư nghĩa, giá trị, h́nh thức của đối tượng. Lask dùng chữ Hingabe với nghĩa đặt ḿnh, quên bản thân, trao gửi, tận hiến để mô tả thứ trực giác thầm lặng về những kích thước của phạm trù một cách khá ẩn mật. Và Heidegger dựa trên quan niệm nêu trên của Lask không những để phản bác quan niệm của Kant khi cho rằng sự chạm mặt tức thời với kiện tính không chỉ có trực giác kinh nghiệm liên hệ mà c̣n có cả trực giác phạm trù nữa, kế tiếp Heidegger dùng hiện tượng luận khai triển kinh nghiệm Hingabe này, đào xâu khái niệm kiện tính của Tại/Hiện thể.
Ngoài ảnh hưởng của Emil Lask ra Heidegger trong giai đoạn thời trẻ cũng c̣n chịu ảnh hưởng của Heinrick Rickert trong quan niệm về “cái tôi lịch sử”. Ư tưởng chính trong công tŕnh nghiên cứu của Rickert nhằm đưa vào khoa học lịch sử khái niệm cá nhân hóa: tính chất cá nhân độc nhất của những biến cố lịch sử có ư nghĩa riêng và có thể h́nh dung bằng khái niệm qua mối liên hệ với giá trị, v́ vậy thời gian lịch sử là đối nghịch vớ thời gian lượng tính đồng nhất trong khoa học tự nhiên. Thời gian lịch sử gắn liền với giá trị trong Biến cố có ư nghĩa (Ereignis). Rickert mô tả thực tại lịch sử như một “chuỗi liên tục không đồng nhất” v́ vậy ta tưởng rằng thực tại lịch sử là phi lư. Nhưng tính chất không đồng nhất tuyệt đỉnh hay tính đa phức là một khái niệm giới hạn nằm ngoài phạm vi của lư thuyết về phạm trù v́ với bất kỳ một phạm trù hay h́nh thái nào tối thiểu cũng có một trật tự, trật tự tối thiểu này nâng bổng sự phân tán tuyệt cùng các biến cố lịch sử cho nên sự liên tục của lịch sử là một ḍng chảy tuyệt đối của tính liên tục của chuyển dịch và thay đổi không bị đứt đoạn. Chính ở đây ta gặp lại khái niệm haecceitas nghĩa là h́nh thức của cá tính, tính chất sẵn đó (modus essendi) phổ quát cụ thể t́m thấy trong văn bản của Duns Scotus được Heidegger khai triển haecceitas và modus essendi trong cái tôi lịch sử để mô tả Da/Tại, Hiện của Da-sein/Tại/Hiện thể trong cấu trúc phạm trù như là chức năng của Thời gian.
(c̣n tiếp)
đào trung đạo
http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html
©gio-o.com 2011