đào trung đąo

Thông Din Lun

Martin Heidegger

(100)

 

Kỳ 1,  Kỳ 2,  Kỳ 3,  Kỳ 4,  Kỳ 5,  Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14 Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, , Kỳ 39, , Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63,  Kỳ 64,  Kỳ 65Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96,  Kỳ 97, Kỳ 98,  Kỳ 99,  Kỳ 100,  

 

Bằng những trích dẫn Nietszche viết về phụ nữ và chân lư Derrida muốn chỉ ra tính chất bất đồng nhất (hétérogenéité) trong bản văn của Nietszche. Chẳng hạn, một mặt Nietszche cho rằng chân lư giống như phụ nữ hoặc như một chuyển động che đậy của sự e thẹn của phụ nữ, mặt khác Nietszche cả tin vào chân lư như vào người phụ nữ, như vậy quả thực như Nietszche thừa nhận ḿnh chẳng hiểu ǵ về chân lư cũng như về phụ nữ bởi nếu phụ nữ chân lư, nhưng phụ nữ lại biết rằng chẳng làm ǵ có chân lư, rằng chân lư không có nơi chốn và người đời không có chân lư. Phụ nữ chỉ là phụ nữ khi chính phụ nữ không tin vào chân lư, nghĩa là tin vào cái ḿnh là, vào cái người ta tin ḿnh là như vậy, tức cái không phải là phụ nữ. Nietszche cũng cho rằng chân lư là phụ nữ nhưng là thứ (chân lư) không để bị nắm bắt, cái chân lư không để bị nắm bắt là ‘féminin’/riêng của phụ nữ nhưng theo Derrida không thể vội vă dịch chữ này là nữ tính (féminité), tính chất nữ của phụ nữ (fémini), dục tính phụ nữ (sexuali feminine) và những vật tôn sùng yếu tính hóa chính là những thứ người ta tin rằng nắm bắt được nhưng kỳ thực là đang ở trong sự thơ ngây xuẩn ngốc của triết gia nặng đầu óc lư thuyết độc đoán, của nghệ bất lực hay kẻ quyến dụ không kinh nghiệm. Điểm cần lưu ư: trong bản văn của ḿnh Nietszche đặt chữ chân lư trong ngoặc kép – “chân lư” – và Derrida giải thích: “Cái tách hở của chân lư [như chữ Entfernung Heidegger dùng, ĐTĐ] tự nó nâng ḿnh lên, trồi lên trong ngoặc kép (cơ giới hóa, tiếng nghiến rít, đường bay liệng và những ngón móc ngúc ngoắc của một cái cần cẩu), trong văn tự của Nietszche tất cả những ǵ cưỡng bức lại việc đặt “chân lư” trong ngoặc kép – và một cách chính xác tất cả mọi thứ sau đó -, tức là cái ghi dấu vết chân lư – và một cách chính xác, ghi dấu nói chung, chúng ta đừng nói là cái riêng của phụ nữ (feminin): đó chính là “tác động” nữ giới. Phụ nữ (tự) viết. Ta phải trả cách viết lại cho phụ nữ. Hay đúng hơn: nếu như cách viết trước đây là (như dương vật đối với Freud là “nguyên mẫu b́nh thường của vật được tôn sùng) đàn ông, th́ nay văn tự/viết là phụ nữ.”(1)

       Trong Gai Savoir/Minh trí hoan lạc (đoạn 64 Những kẻ hoài nghi) Nietszche viết: “Tôi e rằng những phụ nữ đă có tuổi tự trong chốn sâu thẳm bí ẩn của trái tim ḿnh, họ hoài nghi hơn tất tật đàn ông; họ tin vào tính chất bề ngoài hời hợt của hiện sinh cũng như vào yếu tính của hiện sinh, và với họ mọi đức hạnh, mọi sự sâu xa đều là sự che phủ (Verhüllung) của cái “chân lư” đó, là một sự che phủ rất đáng ham muốn của một pudendum (2) – tức là một việc riêng của sự xứng hợp và của sự thẹn thùng chứ chẳng có ǵ khác hơn thế.” Như thế chân lư chỉ thành sâu xa, đáng tin tưởng, đáng ham muốn do hiệu quả của sự che đậy. Khi Nietszche đóng ngoặc kép chân lư - “chân lư”- tức là vén hay hạ bỏ tấm màn để cho thấy chẳng làm ǵ có chân lư. (3) Nhưng tại sao phụ nữ lại e dè, sợ hăi, thẹn thùng? Bởi khoảng cách nữ tính dấu nhẹm sự thực bằng cách treo lửng lơ, đóng ngoặc, mối tương quan với thiến hoạn (rapport à la castration), cũng đồng thời để không phải quyết định. (4) Nhưng phụ nữ cũng không tin vào sự thiến hoạn, chống lại thiến hoạn,  hay chân lư như sự thiến hoạn (la vérité comme castration)  hay chân lư-thiến hoạn (vérité-castration) v́ đó chỉ là sự bày đặt một cách thơ ngây ngu xuẩn của đàn ông. Đây cũng là dịp Derrida đưa ra phản biện tâm phân học  chủ dương vật trung tâm (phallogocentrique) của Lacan sau này được Derrida khai triển trong quyển Résistances de la psychanalyse (1996) . Quả thực theo Nietszche không làm ǵ có chân lư như trong Hoàng hôn của những thần tượng Nietszche nhắc lại lời Platon phán “Tôi, Platon, tôi chân lư” và cho rằng chân lư thay đổi theo thời gian, chân lư trở thành sự vắng mặt của chân lư. Như ở phần trên đă nói phụ nữ là tên gọi của không-chân-lư của chân lư, điều này đồng nghĩa với phụ nữ là chân lư vắng mặt. Từ hủy tạo bản văn của Nietszche về phụ nữ và chân lư Derrida đưa ra những điểm khá lư thú về những cách viết của Nietszche. Theo Derrida khoảng cách là cái cần có để tạo hiệu ứng của chân lư của phụ nữ, khoảng cách này cũng tạo nên lối mở vào chân lư nhưng đồng thời chân lư cũng mất hút vào đó. Trong chân trời mở/đóng sự phá vỡ chân lư sẽ loại bỏ được  quan niệm chân lư về phụ nữ của siêu h́nh học chủ dương vật trung tâm truyền thống từ Platon đến Rousseau. Khoảng cách bất quyết này tạo nên một “tương quan treo lơ lửng với sự thiến hoạn: không phải là tương quan với chân lư của sự thiến hoạn phụ nữ không tin vào, cũng không phải với chân lư như sự thiến hoạn. “Chân lư-thiến hoạn là việc của đàn ông, việc bày đặt đàn ông này chẳng bao giờ là chuyện đă cũ, bị hoài nghi đủ, hay được che đậy, và chuyện này, trong sự cả tin của nó, trong sự thơ ngây xuẩn ngốc của nó (luôn luôn là có tính chất dục t́nh và được đưa ra mỗi khi tŕnh diễn sự làm chủ giàu kinh nghiệm) tự thiến ḿnh để khỏi tiết ra cái vẻ lừa gạt của chân lư-thiến hoạn.” Lập luận này cho thấy quan điểm Derrida bênh vực nữ quyền và cũng chống lại phân tâm học của Lacan và các đệ tử. Theo Derrida, phụ nữ chẳng bao giờ có nhu cầu về hiệu ứng của thiến hoạn để quyến rũ hay phơi mở sự ham muốn, đơn giản chỉ v́ phụ nữ không tin vào sự sâu sắc hay chân lư của khái niệm thiến hoạn. Ngược lại phụ nữ “đùa cợt” với khái niệm này, cười vào mũi sự hiểu biết độc đoán và cả tin của đàn ông khi họ cứ tưởng diễn ngôn của ḿnh về chân lư phụ nữ là điều phụ nữ phải quan tâm. (6) Có điều Nietszche lại không ngớt mỉa mai phụ nữ chủ trương nữ quyền v́ cho rằng phụ nữ theo nữ quyền chủ nghĩa chẳng qua cũng chỉ v́ muốn giống đàn ông, nghĩa là giống vị triết gia đầu óc nặc mùi lư thuyết, muốn đ̣i lại chân lư, khoa học, khách quan tính, nghĩa là toàn thể ảo tưởng hùng tráng đàn ông: nữ quyền chủ nghĩa đánh mất phong thái/cung cách/cách viết khi cầu vào khái niệm thiến hoạn. Nietszche cũng mỉa mai những vị đàn ông tự nhận là người của khoa học nhưng thực ra chỉ là nhà khoa học hạng tồi, không sáng tạo, chỉ khoa học đầu môi chót lưỡi, hèn hạ, giống như một bà già. Nietszche là kẻ ưa nhạo báng chẳng chừa phụ nữ hay đàn ông. Để trả đũa Derrida riễu Nietszche theo “kiểu rất Nietszche/riễu nhại”: “Nietszche, người ta có thể kiểm chứng điều này cùng khắp [trong bản viết của ông ta, ĐTĐ], đó là một nhà tư tưởng của sự mang nặng đẻ đau. Rằng ông ta ca ngợi [những đức tính] cả nơi đàn ông lẫn phụ nữ. Và v́ ông ta mau nước mắt, và cũng như khi nói về tư tưởng của ḿnh ông ấy coi ḿnh như một phụ nữ bụng mang dạ chửa, tôi tưởng tượng ra ông ta thường trào lệ trên bụng ḿnh.” (7)

       Như chúng ta thấy phụ nữ trong bản văn của Nietszche lần lượt được tŕnh bày qua hai kiểu mẫu trái nghịch nhau, và Nietszche  vừa ca ngợi vừa kết án hai kiểu mẫu này.  Như kiểu mẫu của chân lư, với sức mạnh quyến rũ của ḿnh, người phụ nữ khiến đàn ông, những kẻ cả tin, và các triết gia vơ đoán chạy dài. Như kiểu mẫu của kẻ không tin vào chân lư nhưng lại thấy chân lư có lợi cho ḿnh nên chơi tṛ che đậy, trang điểm, dối gạt, nghệ thuật hài, nghệ sĩ triết lư rởm, phụ nữ là một sức mạnh xác quyết. Trong Gai Savoir/Minh trí hoan lạc Nietszche không phải là t́nh cờ đă xếp phụ nữ và người Do thái vào cùng một loại: đó là những nghệ sĩ kinh nghiệm đầy ḿnh trong việc đóng kịch, giả đ̣ (experts en simulation).

       Tất cả những tŕnh bày trên của Derrida nhằm dẫn tới chủ điểm về diễn giải, về diễn giải của diễn giải bản văn của Nietszche, về vấn đề cách viết được đặt ra khi diễn giải Nietszche, và để phản biện diễn giải Nietszche của Heidegger, trong phần ‘Histoire d’une erreur/Lịch sử của một sai lầm”. Vấn đề diễn giải, theo Derrida, phải hoặc được giải quyết hoặc coi như không cần bàn tới nữa: “Bây giờ tôi muốn tuyên bố [rằng vấn đề về cách viết] ngay tại nơi nó xuyên thủng hướng tới thân xác người phụ nữ, xuyên thủng bức màn che đậy chân lư và h́nh tượng giả tạo của thiến hoạn, vấn đề về cách viết có thể và phải tự đo đạc với vấn đề lớn lao về diễn giải bản văn của Nietszche, về diễn giải của diễn giải, nói gọn chỉ về diễn giải thôi; để giải quyết vấn đề này hoặc không cho là đáng bàn căi tới nữa khi được nêu lên.”(8) Có thể nói trong những lần phản biện Heidegger, đây là dịp Derrida bày tỏ quan điểm hủy tạo chống lại, phủ nhận thông diễn luận rơ rệt hơn cả.

___________________________________

(1)     Sđd, 56: Cet écart de la vérité qui s’enlève d’elle-même, qui se lève entre guillemets (machination, cri, vol et pinces d’une grue), tout ce qui va contraindre dans l’écriture de Nietszche à la mise entre guillemets de la “vérité” – et par suite rigoureuse, de tout le reste -, ce qui va donc inscrire la vérité – et par suite rigoureuse, inscrire en géneral, c’est, ne disons même pas le feminin: l’ “opération” feminine. Elle (s’) écrit. C’est à elle que revient le style. Plutôt: si le style était (comme le pénis serait selon Freud “le prototype normal du fétiche”) l’homme, l’écriture serait la femme.

(2)     bộ phận sinh dục bên ngoài của con người, nhất là của phụ nữ.

(3)     Sđd, 58: La “vérité” ne serait qu’une surface, elle ne deviendrait vérité profonde, crue, désirable que par l’effet d’un voile: qui tombe sur elle. Vérité non suspendue par des guillemets et qui recouvre la surface d’un movement de pudeur. Il suffirait de suspender le voile ou de le laisser d’une autre façon tomber pour qu’il n’y ait plus de vérité ou seulement la “vérité” – ainsi écrite. Le voile/tombe.

(4)     Sđd, 58: La distance féminine abstrait d’elle-même la vérité en suspendant le rapport à la castration. Suspendre comme on peut tender ou étendre une toile, un rapport, etc. qu’on laisse en même temps – suspendu – dans l’indécision.

(5)     Sđd, 58: Rapport suspendu à la castration: non pas à la vérité de la castration, à laquelle la femme ne croit pas, ni à la vérité comme castration, ni à la vérité-castration. La vérité-castration, c’est justement l’affaire de l’homme, l’affairement masculin qui n’est jamais assez vieux, assez sceptique ni dissimulé, et qui, dans la crédulité, dans sa niaiserie (toujours sexuelle et qui se donne à l’occasion la représentation de l’experte maitrise) se châtre à secréter le leure de la vérité-castration.

(6)     Sđd, 60: Est “femme” ce qui n’y croit pas et qui en joue. En joue: d’un nouveau concept ou d’une nouvelle structure de la croyance visant à rire. De l’homme – elle sait, d’un savoir auquel aucune philosophie dogmatique ou crédule n’aura pu se mesurer, qua la castration n’a pas lieu.

(7)     Sđd, 64: Nietszche, on peut le vérifier partout, c’est le penseur de la grossesse. Qu’il loue chez l’homme non moins que chez la femme. Et comme il pleurait facilement, comme il lui est arrivé de parler de sa pensée comme une femme enceinte de son enfant, je l’imagine souvent versant les larmes sur son ventre.

(8)     Sđd, 71-72: Je voudrais maintenant announcer qu’au lieu où elle traverse, vers le corps de la femme, le voile de la vérité et le simulacra de la castration, la question du style peut et doit se mesurer avec la grande question de l’interprétation du texte de Nietszche, de l’interprétation de l’interprétation, de l’interprétation tout court; pour la résoudre ou pour la disqualifier en son énoncé.

(c̣n tiếp)

đào trung đąo

http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html

 

©gio-o.com 2013