đào trung đạo
Thông Diễn Luận
của
Martin
Heidegger
(6)
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14 Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, , Kỳ 39, , Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99, Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108, Kỳ 109, Kỳ 110,
Trước khi bàn tới quan niệm về Hiện Tượng Luận của Heidegger chúng ta hăy xem Heidegger nói về con đường dẫn Heidegger đến với HTL trong bài Mein Weg in die Phänomenologie/ Con đường tư tưởng của tôi và hiện-tượng-luận (bản dịch Pháp văn trong tập Martin Heidegger, Questions III&IV, Gallimard Paris, trang 325-37) như thế nào. V́ đây là một bài “đóng góp” trong dịp kỷ niệm sinh nhật thứ 80 của chủ nhà xuất bản Hermann Niemeyer vào ngày 16 tháng 4, 1963 cho nên nhân dịp này Heidegger bày tỏ ḷng biết ơn Niemeyer là người đă xuất bản những tác phẩm của những triết gia có liên hệ tới HTL của Edmund Husserl như Max Scheler, Martin Heidegger…[không có Niemeyer nhóm triết gia theo Husserl chưa chắc đă được học giới biết tới nhiều, nhất là qua sự giới thiệu và giúp đỡ của Husserl quyển SZ được Niemeyer xuất bản] và nói về con đường dẫn ḿnh tới với HTL. Nhiều chi tiết trong bài này đă được nói tới trong phần Mối quan hệ Husserl-Heidegger ở trên, nhưng có một số chi tiết đáng chú ư khác thiết tưởng cũng cần nêu ra. Heidegger nói rơ hơn về việc đọc quyển Logische Untersuchungen của Husserl và sự không hài ḷng v́ không t́m thấy câu trả lời cho khó khăn căn bản Heidegger đang đụng đầu: làm thế nào có thể hoàn thành con đường tư tưởng mang tên “hiện tượng luận”. Câu hỏi này xuất phát từ việc Heidegger nhận thấy Husserl không những đă không nhất quán mà c̣n mâu thuẫn trong tác phẩm trên v́ trong tập đầu in năm 1900 Husserl phản bác học thuyết duy-tâm-lư khi cho rằng lư thuyết tư tưởng và tri thức không thể được đặt nền tảng trên tâm lư học. Nhưng sang đến tập hai in năm 1901, trong phần mô tả những hành cử thiết yếu của ư thức trong việc tạo lập nhận thức Husserl đă thụt lùi quay lại chính những điều ông đă phản bác học thuyết duy-tâm-lư trong tập đầu. Cho nên Heidegger đặt câu hỏi: Vậy th́ mô tả hiện tượng luận là ǵ? Thực sự đặc điểm của hiện tượng luận là ǵ nếu như hiện tượng luận không phải là luận lư học cũng không phải là tâm lư học? Những câu hỏi này của Heidegger cũng không được giải đáp thỏa đáng khi vào năm 1913 nhà xuất bản Niemeyer cho ra mắt Jahrbuch für Philosophie und phänomenologisch Forschung/Niên Giám Triết học và Nghiên cứu hiện tượng luận (gọi tắt là Jahrbuch ) với Husserl là chủ biên cho xuất bản cuốn đầu tiên Ideen I trong đó Husserl cho rằng “hiện tượng luận thuần túy” là “khoa học nền tảng”, và “thuần túy” có nghĩa là “siêu nghiệm”. Nhưng theo Heidegger “siêu nghiệm” giả thiết vai tṛ của “chủ thể tính” của chủ thể nhận thức, tác động, và đặt để những giá trị. Do đó hai từ chỉ định “chủ-thể-tính” và “siêu nghiệm” chỉ ra rằng, khoa hiện tượng luận, như một vận động có ư thức và dứt khóat, đă quay lại truyền thống triết học thời Hiện-đại [triết học khởi từ Descartes –ĐTĐ]. Theo Heidegger, kế hoạch phổ quát của triết học hiện tượng luận này của Husserl đi vào bế tắc. Tuy nhiên Heidegger nh́n nhận tác phẩm Logische Untersuchungen của Husserl đă tạo cho ḿnh sự thu hút được thôi thúc bởi nỗi khắc khoải mơ hồ trong việc bất lực không hoàn thành được một cách thế tư tưởng mang tên hiện tượng luận. Thế nhưng, khi Husserl về Freiburg dạy và Heidegger trực tiếp đến thụ giáo, Heidegger đă bất đồng với quan điểm về “cái nh́n” (Sehen) hiện tượng luận của Husserl (Xem Ideen I, §19) v́ đă loại trừ việc sử dụng bất cần cứu xét những kiến thức triết học và cũng từ bỏ luôn cả việc đưa vào tranh luận những triết gia thẩm quyền. Đem áp dụng phương pháp hiện tượng luận vào minh giải Aristotle (G61) Heidegger càng thấy ḿnh gắn bó với Aristotle và những triết gia cổ Hy Lạp hơn, cũng như nhận thấy sự khác biệt giữa trực giác cảm nhận và trực giác phạm trù mở rộng cho sự qui định “ư nghĩa đa phức của sinh hiện.” Trong những lời cuối bài viết này - ở thời điểm năm 1963 – Heidegger cho rằng thời đại của Hiện Tượng Luận đă qua, nó chỉ có giá trị lịch sử trong việc đưa ra khả tính thường trực của tư tưởng.
Chúng ta hăy t́m hiểu quan niệm Hiện Tượng Luận của Heidegger đă triển khai ra sao theo thời gian. Tuy Phänomenologische Interpretationen zu Aristoteles (G61) là bài thuyết tŕnh (lecture) của Heidegger trong chức vụ giáo sư phụ giảng cho Khóa Mùa Đông 1921-22 ở đại học Freiburg nhưng măi đến năm 1985 mới được xuất bản khi đó Heidegger đă qua đời, nghĩa là không được chính Heidegger cho phép xuất bản. Vào tháng 10, 1922 khi tranh chức giáo sư ở đại học Marburg Heidegger cũng viết một bài khảo luận mang tựa đề giống hệt bài thuyết tŕnh này nhưng đó là hai tài liệu khác nhau, quan trọng hơn nữa là Phänomenologische Interpretationen zu Aristoteles mang những chủ đề trong không được bàn tới trong bài khảo luận dự tranh ghế giáo sư Marburg. Theo tựa bài thuyết tŕnh người ta nghĩ rằng Heidegger sẽ đưa ra một lối giải thích Aristotle theo phương pháp Hiện Tượng Luận. Nhưng nếu nh́n vảo bảng Mục Lục trước khi đọc th́ lại thấy Trong Phần I Nhập Đề Heidegger minh giải quan niệm của Heidegger về việc hiểu lịch sử triết học như thế nào trước khi nói đến sự kiện Aristotle đă được tiếp nhận ra sao trong giới nghiên cứu Triết học Đức từ khoảng giữa thế kỷ 19 cho đến thời điểm bài thuyết tŕnh. Theo Heidegger giới hàn lâm Đức có hai khuynh hướng đối với triết học Aristotle: khuynh hướng thứ nhất độc đoán, đại diện là trường phái Tân-Kant, hoàn toàn vứt bỏ, cho rằng Siêu H́nh Học của Aristotle là tối tăm, c̣n khuynh hướng thứ hai đại diện là Schleiermacher và Brentano nhận ra sự quan trọng của Aristotle trong lịch sử triết học nên nỗ lực phục hồi việc nghiên cứu Aristotle. Như chúng ta đă nói ở trên Heidegger trăn trở với triết học Aristotle từ khi c̣n rất trẻ, đă suy ngẫm ẩn ngữ đa nghĩa của từ öν và những cách chỉ khác nhau của động từ εϊναι hay danh từ ούσία trong tác phẩm Siêu H́nh Học, Г,2, 1003 a 33 & K,3,1061 a11 của Aristotle sau khi đọc tác phẩm Bàn Về Một Vài Ư Nghĩa của Hữu trong Aristotle của Franz Brentano. Sau này vào Khóa Mùa Hè từ 28 tháng 4 đến 30 tháng 7, 1931 ở Freiburg Heidegger lại đưa ra giáo tŕnh về Aristoteles, Metaphysik Θ 1-3: Von Wesen und Wirklichkeit der Kraft/ Thiên Θ 1-3 trong quyển Siêu H́nh Học của Aristotle: Bàn về Yếu tính và Hiện tính của Lực. Sang đến Phần II Heidegger đưa ra câu trả lời vấn nạn “Triết lư là ǵ?” với kết luận triết lư phải trở về với kinh nghiệm sống trải thực sự. Trong phần này Heidegger đề cập lướt qua đĩnh nghĩa Hiện Tượng Luận và cho rằng “Nếu chúng ta được hỏi sẽ định nghĩa Hiện Tượng Luận theo cách thông thường, chẳng hạn như vậy, th́ chúng ta sẽ phải nói rằng thật không có một định nghĩa của HTL theo nghĩa thông thường…” (G61, p.15) Ngay từ giai đoạn của G61 này Heidegger đă nhấn mạnh đến “kiện tính” và nói về cách tiếp cận Hữu, nắm bắt và qui định những cách thế của hữu. Theo Heidegger, định nghĩa h́nh thức của HTL là “sự qui định đối tượng trong dạng “là cái ǵ” (what) và “như thế nào” (how), bằng một cách thế xứng hợp theo hoàn cảnh và theo tiền-khái-niệm về đối tượng đó, theo cách đi xa hơn nữa, nắm bắt đối tượng từ kinh nghiệm nền tảng ta sẽ tiếp thu được, và theo cách thế tuyên nhận đối tượng trong ngôn từ.” Trong những trang kế tiếp, xét về mặt Thông Diễn Luận lại khá quan trọng v́ những khai triển của Heidegger về “đời sống kiện tính” với một số phạm trù của Đời Sống như nối dài, khả hữu, số phần… nhưng trên hết thảy là phạm trù “hữu”. Khái niệm “Thế giới” cũng đă manh nha trong quyển này cũng như ư nghĩa của “Quan tâm” (caring) v.v… Trong những tác phẩm sau này Heidegger có dùng lại một số những khái niệm đă khai triển trong G61 nhưng cũng đă bỏ đi một số khái niệm khác. Khi đọc lại bản thảo bài thuyết tŕnh Heidegger đă thêm vào một số ghi chú viết trên những tờ rời nhằm nói rơ hơn những chỗ tối nghĩa. Chúng ta đặc biệt chú ư tới những chú giải thêm có liên quan tới Thông Diễn Luận và Hiện Tượng Luận. Chẳng hạn chú giải về “Cách Thế Diễn Giải” Heidegger ghi thêm: “Diễn giải Kiện tính; có được/thu hoạch tiền-sở-hữu: không phải là đời sống, không phải là thế giới. mà là Hữu.” Về Hiện Tượng Luận Heidegger coi những phát biểu của ḿnh trong bài thuyết tŕnh chỉ là “Nhập môn Nghiên cứu Hiện-tượng-luận” và lần đầu dùng từ “thông diển học hiện tượng luận” (phenomenological hermeneutics). Nh́n chung chủ đề chính của Phänomenologische Interpretationen zu Aristoteles (G61) là quyết định trở lại với Aristotle, vạch ra vấn đề căn bản cho triết học đi tới, xác định khởi điểm trong ṿng tṛn thông diễn để tiếp cận Hữu phơi mở-ẩn dấu học được từ Aristotle là đời sống kiện tính và chỉ ra những nét khái lược cách thực hành phương pháp Hiện Tượng Luận áp dụng vào chủ đề này chứ không trực tiếp đưa ra những thảo luận về mặt lư thuyết vể Hiện Tượng Luận. Điều dễ nhận thấy là Heidegger đă hiểu Hiện Tượng Luận của Husserl ở giai đoạn Logische Untersuchungen/Nghiên Cứu Luận Lư và Ideen I, chưa có quan niệm riêng rơ ràng về Hiện Tượng Luận, tâm đắc với câu châm ngôn “zu den Sachen selbst”/ “Hăy tiếp cận chính sự vật” của Husserl [Nhưng Heidegger lại hiểu “die Sache selbst” là “chính vấn đề” có nghĩa là “chính Hữu”, Sache=Sein]. Ngoài ra chúng ta cũng thấy vào giai đoạn này quan niệm của Heidegger về Hiện Tượng Luận nằm trong khuôn khổ HTL của Husserl tuy đă có những manh nha báo hiệu sự tách rời v́ Heidegger rơ ràng tỏ ra gần gũi với Aristotle và những triết gia cổ Hy Lạp, Dilthey và Nietszche hơn khi chú tâm tới đời sống, coi đời sống như khai lộ tiếp cận Hữu chứ không đi theo hướng giảm trừ và xây dựng đối tượng đặt nền tảng trên “ngă siêu nghiệm thuần túy” kiểu Husserl. Điều này cũng dễ hiểu v́ Husserl đến với Triết học bằng tinh thần và kiến thức của một nhà Toán học, có tham vọng đặt nền tảng cho Khoa học, c̣n Heidegger từ đầu đă tỏ ra chống đối Khoa học hiểu theo nghĩa thời đại đó, và lại rất đam mê văn chương nghệ thuật, say mê thơ của Hölderlin. [Trong bức thư gửi cho Heidegger viết ngày 10 tháng 9, 1918 Husserl trong phần Tái Bút viết: “Tôi có ngay bên cạnh tôi quyển thơ Hölderlin, tôi yêu thích thi sĩ này lắm nhưng lại hiểu biết rất ít, cho nên anh và tôi sẽ giữ liên lạc, và sẽ cùng đọc thi sĩ này.” Có thể Heidegger v́ rất thích Hölderlin nên đă khuyến khích Husserl đọc Hölderlin. Ở giai đoạn cuối những năm 30s trở đi Heidegger đă viết những quyển Erläuterungen zu Hölderlin Dichtung, Hölderlin und das Wesen der Dichtung, Hölderlins Hymne <Der Ister> , Hölderlins Hymne <<Andenken>>, và Hölderlins Hymnen <<Germanien>> und <<Der Rhein>>cũng như dẫn giải thơ Hölderlin trong khá nhiều bài luận văn viết về ngôn ngữ, diễn ngôn, chúng tôi sẽ nói tới khi bàn về Thông Diễn Luận của Heidegger giai đoạn sau “Kehre/bước ngoặt”
(c̣n tiếp)
Đào Trung Đạo