đào trung  đẠO

Thông Din Lun

Martin Heidegger

(27)

Kỳ 1,  Kỳ 2,  Kỳ 3,  Kỳ 4,  Kỳ 5,  Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14 Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, , Kỳ 39, , Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63,  Kỳ 64,  Kỳ 65Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96,  Kỳ 97, Kỳ 98,  Kỳ 99,  Kỳ 100,  Kỳ 101, Kỳ 102,  Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105,  Kỳ 106, Kỳ 107,  Kỳ 108, Kỳ 109, Kỳ 110, 

 

   Lang thang theo chân kẻ xa biệt trong đêm tối ma quái kẻ lang thang chịu đựng sự đớn đau vô tận không chỉ v́ phải rời bỏ thế hệ những kẻ đă ruỗng mục mà c̣n v́ sự rời bỏ này là một rời bỏ thầm kín và định mệnh để đi theo tiếng gọi của sự xa biệt.  Lang thang trong đêm tối của xa biệt là một dày ṿ vô chừng, nhưng sự dày ṿ này có thể chịu đựng được v́ đó là một nỗi đớn đau toàn hảo, đạt tới sự toàn vẹn bản chất của đớn đau. Tuy cực độ đớn đau nhưng tinh thần/trí của biệt xa vẫn được kêu gọi gây băo táp trên cơi thiên đường và săn đuổi Thượng đế như tiếng gọi của thi sĩ trong bài Die Nacht/Đêm: “Unendliche Qual/Daβ du Gott erjagtest/Sanfter Geist/Aufseufzend im Wassersturz/In wogenden Főhren/Dày ṿ vô cùng tận/Cũng v́ anh đă lùng bắt Thượng đế/Tinh thần/trí dịu dàng/Tiếng thở dài xâu lắng trong thác nước cuộn xiết/ Trong những cành cây linh sam xoay động.”. Nỗi đớn đau của kẻ lang thang thi sĩ ngợi ca đọng trên vầng trán được Trakl chốt lại trong hai câu cuối bài thơ trên: “Stȕrmt den Himmel/Ein versteinertes Haupt/ Băo tố tràn cơi thiên đường/Một cái đầu hóa đá.” Lửa băo tố trong trái tim kẻ xa biệt tuy không phá hủy được thiên đường kiên cố của thế hệ ruỗng mục hay nắm bắt được kẻ bị săn đuổi nhưng đă soi rơ sự giá lạnh che phủ Thiêng Liêng như ta đọc thấy ở hai câu cuối trong bài Das Herz/Trái tim: “Die steile Festung/ O Herz/Hinȕberschimmernd in schneeige Kȕhle/Pháo đài tường cao kiên cố/Ôi trái tim/Lập ḷe xa xa trong giá rét.” 

   Theo Heidegger ba bài thơ viết vào cuối đời của Trakl được trích dẫn ở trên: bài Das Herz/Trái Tim, bài Die Nacht/Đêm, và bài Das Gewitter/ BăoTố tuần tự nói về sự lang thang trong xa biệt, việc ngắm nh́n cảnh giới của sự bất kiến (Thiêng Liêng bị che phủ), và sự chịu đựng nỗi đớn đau cùng tận là ba thành tố ḥa quyện vào nhau một cách thật phong phú và toàn bích trong bài ca xa biệt. Kẻ xa lạ kiên tŕ đơn độc quay trở lại buổi sớm mai   nguyên thủy của thế hệ chưa ra đời sinh mệnh c̣n lưu giữ được thi sĩ ghi lại trong bài thơ In ein altes Stammbuch/Trong một cuốn Ảnh Lưu Niệm Gia đ́nh như sau: “Demutsvoll beugt sich dem Schmerz der Sterbliches/Tőnend von Wohllaut und weichem Wahnsinn/Siehel es dȁmmert sehon/Kẻ kiên tŕ nộp ḿnh cho sự đớn đau một cách khiêm tốn/Ngân vang với âm thanh ḥa điệu và sự điên cuồng dịu dàng/Hăy nh́n kia! Ban mai đă tới.” Nỗi U Sầu của tâm hồn cô quạnh nay trở về thoáng nh́n thấy ngày ửng vàng óng ánh để rồi đêm tối trở lại vẳng tiếng than thở của trần gian chia xẻ nỗi đớn đau với ḿnh, kẻ xa biệt từ bao lâu đă cúi đầu rùng ḿnh dưới bầu trời mùa thu đầy sao chỉ để chờ đợi trở về buổi ban mai nguyên thủy. Bằng điệu thơ ngọt ngào thi sĩ đem h́nh ảnh Thượng đế ẩn ḿnh trong cuộc săn đuổi vào cơi sáng ḷa. Về câu hỏi thi sĩ làm sao trở thành thật sự là thi sĩ Heidegger khẳng định: “Thi sĩ chỉ trở thành thi sĩ khi hắn đi theo “kẻ điên khùng” đă chết đi để bước vào buổi sớm mai ban đầu, và kẻ điên khùng này giờ đây, từ chốn xa biệt của hắn, bằng âm nhạc của tiếng bước chân hắn, cất tiếng gọi người anh em thân hữu đang đi theo. Rồi khuôn mặt người anh em thân hữu hướng nh́n vào khuôn mặt kẻ xa lạ. Ánh tỏa của thời khoảng liếc nh́n làm cho lời kẻ nghe âm nhạc chân bước của kẻ xa lạ rúng động. Trong ánh ngời chuyển động lấp lánh từ  nơi chốn của bài thơ sóng lớn cuồn cuộn dâng lên mở đầu cho nhăn quan thơ lên đường đi tới ngôn ngữ.” (WL:191).

   Chỉ sau khi đă minh giải hầu như toàn bộ Bài Thơ của Trakl thi sĩ Heidegger nhà tư tưởng mới đi vào phần thảo luận vấn đề ngôn ngữ của công tŕnh thơ của Trakl. Trước hết, theo Heidegger ngôn ngữ thơ của Trakl có quang cảnh , nơi chốn là sự biệt xa, là sự trả lời cho việc trở-về-nhà của nhân loại chưa ra đời đi vào khởi đầu thầm lặng của thiên nhiên tĩnh lặng. “Ngôn ngữ thi ca này dùng để nói phát xuất từ sự chuyển đổi này. Con đường của ngôn ngữ này dẫn khởi từ sự suy xụp của tất cả những ǵ suy tàn tới sự lụn tàn vào buổi hoàng hôn xanh của sự thiêng liêng. Cái ngôn ngữ của công tŕnh thi ca này cất tiếng khởi từ con đường băng ngang và đi suốt đêm tối ma quái trên mặt hồ đêm. Ngôn ngữ này cất tiếng ca bài ca của sự  trở-về-nhà trong biệt xa, trở-về-nhà bắt đầu từ sự muộn màng của sự tan rời đến ngơi nghỉ trong  sớm sủa của một khởi đầu tĩnh lặng hơn đang chực chờ. “ (WL:191). Heidegger dẫn chứng những từ/chữ Trakl dùng trong bài thơ xuôi Offenbarung und Untergang/Khải thị và Diệt vong và trong bài thơ Abenlȁndisches Lied/ Bài ca của Thế giới Tây phương là những chữ của bài ca của kẻ ra đi và  thi sĩ cất tiếng ngợi ca “vẻ đẹp của thế hệ trở về nhà.” Giải thích lư do tại sao ngôn ngữ thơ của Trakl thiết yếu là mông lung, không rơ nghĩa theo một cách thật riêng ḿnh, Heidegger chỉ ra v́ ngôn ngữ này nói từ cuộc hành tŕnh của sự biệt xa, ngôn ngữ này cũng luôn nói về những ǵ bỏ lại sau lưng khi ra đi, và về cả dự tính của cuộc lên đường. “Chúng ta sẽ chẳng nghe thấy điều ǵ bài thơ nói lên nếu như chúng ta đưa vào bài thơ cái cảm nghĩ đần độn về một ư nghĩa không mơ hồ” (WL:192). Heidegger cũng đưa ra những thí dụ Trakl đă dùng một từ theo nhiều nghĩa, nhất là những chữ chỉ màu sắc như: “xanh lá mạ” có nghĩa vừa là rũ mục vừa là bừng nở, “trắng” là nhợt nhạt và thuần túy, “đen” là  giam kín trong bóng tối và  cư ngụ tối tăm, “đỏ” là tím hồng tươi và cũng là bông hồng mềm mại, “bạc” là nơi chờ đợi tử thần và cũng là ánh sao lấp lánh, “vàng” là ánh ngời của chân lư và cũng lại là “tiếng cười ghệ rợn của vàng”. Tuy những thí dụ này chỉ cho thấy hai nghĩa của một chữ Trakl dùng nhưng nếu ta nh́n sự đa nghĩa trong toàn thể th́ sự hàm hồ về nghĩa này một mặt sẽ trở thành một vấn đề lớn, ở một mặt khác nó lại được xác định bởi chính quang cảnh nội tại của thi ca. Heidegger nhận định: “Công tŕnh thi ca nói từ một sự mông lung hàm hồ (Heidegger chơi chữ “an ambiguous ambiguousness). Tuy thế sự mông lung đa nghĩa của lời thơ không gieo trải trong những cách nói lập lờ nước đôi mù mờ. Giọng điệu mông lung mơ hồ của thi ca Trakl nổi lên từ một sự thu tập, nghĩa là, từ một sự kết hợp chỉ có ư nghĩa đối với chính nó, và luôn luôn măi là cái không thể nói ra.” (WL:192). Như trong phần mở đầu Heidegger đă nói rơ thi sĩ không bao giờ nói ra nhận định về thi ca của ḿnh. Đó chính là cái “không thể nói ra” một lần nữa Heidegger nhắc lại ở đây khi bàn về tính chất mông lung đa nghĩa của từ ngữ thơ Trakl. Heidegger gọi giọng điệu thơ của Trakl là một ngôn ngữ của nhiều tiếng nói (many-voiced language) có sự hợp nhất chính xác, điều này cũng có nghĩa đó là một ngôn ngữ thinh lặng tương ứng với sự biệt xa là quang cảnh của thi ca của Trakl. Heidegger cho rằng sự không rơ nghỉa trong lời thơ của Trakl không phải v́ Trakl thiếu chính xác mà đúng ra chính v́ muốn chính xác  Trakl để nguyên cái ǵ như thế nào vẫn cứ để như thế đó, v́ thi sĩ là kẻ đi vào “nhăn quan chính xác” và đặt ḿnh trong đó. Một điểm sau cùng Heidegger muốn minh xác: Trakl không phải là một thi sĩ theo cơ đốc giáo, chứng cớ  trong hai bài thơ viết cuối đời khi tuyệt vọng - bài Klage/Thở than và bài Grodeck – Trakl không hề cất tiếng kêu gọi Thương đế và Christ mà lại kêu gọi cái bóng  xoay ṿng của người em/chị là kẻ đang đón chào. Hơn nữa bài thơ kết thúc với tên của “những đứa cháu trai chưa chào đời” mà không là niềm hy vọng đầy tin tưởng vào sự cứu rỗi của Chúa.

   Trong phần cuối của bài thuyết tŕnh Ngôn ngữ trong Bài Thơ Heidegger thảo luận vấn đề sau chót là việc định vị quang cảnh, nơi chốn thơ của Trakl. Quay trở lại trích dẫn ba câu đầu của khúc/khổ thứ ba của bài Herbstseele/Hồn Thu: “Bald entgleitet Fisch und Wild/Blaue Seele, dunkes Wandern/Schied uns bald von Lieben, Andern/Cá và tṛ chơi rồi cũng trôi đi/Tâm hồn xanh, lang thang dặm trường tối thẳm/Rồi cũng chia cách chúng ta với những người thân yêu, những kẻ khác.” Ba câu thơ cho thấy một nơi cư ngụ đă mở ra cho kẻ xa lạ, và con đường đi vào mảnh đất này xuyên qua đêm tối ma quái, v́ vậy câu chót trong khổ thơ này Trakl viết: “Abend wechselt Sinn und Bild/Đêm tối làm biến đổi ư nghĩa và h́nh ảnh.” Vùng đất kẻ chết trẻ đi xuống là vùng đất đêm tối đó. Heidegger nhận xét: Vị trí của quang cảnh tập trung công tŕnh (thơ) của Trakl vào chính nó là bản chất được che kín của biệt xa, và được gọi là “Vùng Đêm,” “Vùng Tây”, cổ xưa hơn theo cái nghĩa sớm sủa hơn và hứa hẹn hơn vùng đất của Plato-Cơ Đốc, hoặc thực ra cổ đại hơn vùng đất được quan niệm bằng tên Tây-Âu. Bởi “sự xa biệt” là “sự khởi đầu trước tiên” của một một năm-thế giới dựng lập, chứ không phải là hố thẳm của sự suy tàn.” (WL:194). Vùng đất đêm tối này của sự xa biệt đón chờ những kẻ sẽ đến cư ngụ. Đó cũng là vùng đất dẫn xuống con đường chuyển vị vào sự khởi đầu của ban mai c̣n ẩn khuất trong đó. Để bảo lưu những ư tưởng này Heidegger chỉ ra Trakl  rơ rệt đă chỉ ra vùng đất này trong các bài thơ Abend in Lans/ Đêm trong Vùng đất và câu đầu đột ngột gây ngạc nhiên của  bài Abendlȁdisches Lied/Bài ca Thế giới Tâ Phương: “O der Seele nȁchtlicher Flȕgelschlat:/Ôi tiếng cánh đập đêm tối của tâm hồn.” Phân tích bài thơ này Heidegger lưu ư đến dấu hai chấm (:) đặt ở cuối câu thơ thứ nhất và ở câu thứ ba trong khổ/đoạn cuối bài thơ “Aber strahlend heben die silbernen Lider die Liebenden:” được tiếp bằng hai từ “Ein Geschlecht” “Một thế hệ” [Heidegger hiểu chữ Geschlecht là thế hệ chứ không là giống đực/cái] với chữ Ein/Một được nhấn mạnh, theo nhận xét của Heideeger th́ hầu như trong toàn bộ thơ của Trakl đây là chữ duy nhất được nhấn mạnh, “chữ được nhấn mạnh “một thế hệ” chứa đựng điểm nhấn chính  trong công tŕnh thi ca của Trakl thầm lặng vang lên sự ẩn mật. Một thế hệ là thế hệ có tính lịch sử trong đó có cả hai giống đực cái sẽ chào đời làm cuộc hành tŕnh trong đêm biếc xanh đưa nhận loại vượt bỏ nhưng thế hệ đă ruỗng mục. Sức mạnh của ‘cái một’  phục hưng tất cả những bộ tộc của nhân loại để đạt tới tuổi thơ b́nh lặng hơn, thúc đẩy tâm hồn lên đường tới “mùa xuân xanh.” Tâm hồn hát ca mùa xuân xanh bằng cách giữ mùa xuân xanh tĩnh lặng như trong câu đầu bài Im Dunkel/Trong Bóng Tối của Trakl: “Es schweigt die Seele den blauen Frȕhling/Tâm hồn giữ cho mùa xuân xanh tĩnh lặng” Trong bài Kaspar Hauser Lied/Bài Ca Kaspar Hauser của Trakl có câu “Gott sprech eine Flamme zu seinem Herzen:/O Mensch/Thượng đế nói một ngọn lửa hiền dịu với trái tim hắn:/Ôi con người.” Theo Heidegger động từ ‘nói’ cũng như động từ “giữ’ trong câu thơ trích dẫn ở trên đều được dùng theo thể ngoại động (transitive): Thượng đế nói để ban cho con người một bản chất tĩnh lặng hơn, cũng để kêu gọi con người đưa ra câu trả lời để từ đó con người vượt lên sự đổ nát để tới chỗ ban sớm. Trong những gịng kết luận của bài thuyết tŕnh Heidegger mạnh mẽ phản bác những ư kiến thiếu sót và thô thiển cho rằng Trakl là thi sĩ của sự suy tàn, thi ca của Trakl không có tính lịch sử. Với Heidegger “Một cuộc thảo luận về quang cảnh/nơi chốn của công tŕnh thi ca của Georg Trakl cho thấy Trakl là thi sĩ của vùng đất đêm tối bị che phủ.” (WL:197)

   Chúng ta có thể coi bài Die Spache im Gedicht/Ngôn ngữ trong Bài Thơ là một công tŕnh thông diễn thơ của Georg Trakl khá quan trọng trong việc t́m hiểu quan niệm về yếu tính ngôn ngữ của Heidegger. Trong đời Heidegger chỉ để công viết về hai thi sĩ ông hâm mộ nhất là Freidrich Hőlderlin và Georg Trakl, cả hai đều là thi sĩ cuồng điên tự sát. Về tuổi tác Heidegger sinh sau Trakl hai năm, như vậy hai người thuộc cùng một thời đại. Tưởng cũng nên nhắc lại quan niệm của Heidegger về ngôn ngữ của tư tưởng và ngôn ngữ của thi ca: tuy khác biệt nhưng cả hai cùng là sự lắng nghe và đáp lời Hữu. Thi sĩ và nhà tư tưởng ở những thời đại khác nhau có những cách lắng nghe và đáp lời Hữu khác nhau. Trong trường hợp của Trakl và Heidegger, là những người cùng thời nên Heidegger t́m thấy trong ngôn ngữ thơ của Trakl sự song hành với ngôn ngữ tư tưởng của ḿnh cho nên ta nhận ra có một mối đồng cảm xâu xa  Heidegger dành cho Trakl trong bài thuyết tŕnh này. Về tư tưởng hai người cũng cũng đồng hành: trong khi thơ Trakl là bài ngợi ca kẻ biệt xa trong cuộc hành tŕnh đi vào đêm biếc ngần t́m về một sớm mai  khởi đầu cho một thế hệ bỏ lại sau lưng những thế hệ già cỗi ruỗng mục th́ triết lư của Heidegger nhằm chấm dứt siêu-h́nh-học Tây phương trong bước ngoặt trở về tư tưởng Hy Lạp cổ đại tiền Plato, đặt cơ sở tư tưởng cho một hữu-thể-luận mới.  Chúng ta đă biết ngoài Hőlderlin và Trakl ra Heidegger cũng rất yêu thích thơ của René Char và Paul Celan.

(c̣n tiếp)

đào trung  đẠO