đào trung đąo
Thông Diễn Luận
Martin Heidegger
(82)
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14 Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, , Kỳ 39, , Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82,
Vẫn trong ư hướng chứng minh tính chất nhất
quán trong quan niệm về ngôn ngữ của Heidegger cũ
và Heidegger mới Merleau-Ponty đi từ Was heißt Denkens?Tư
tưởng được gọi là ǵ? (1954) để
trở ngược về những sách trước đó của
Heidegger. Trong quyển này Heidegger nhấn mạnh đến
việc phải biến đổi khoa luận lư học
trong việc truy t́m yếu tính của ngôn ngữ, nghĩa
là đảo ngược vận hành triển khai của luận
lư học khi biến đổi λóγος thành íδεα (khái
niệm, khả thị) nghĩa là biến đổi λóγος theo
nghĩa “thu tập” trở thành nghĩa “diễn ngôn,”
“xướng đọc,” và “công bố” và như vậy là
đă qui giảm chân lư của phơi mở vào chân lư của
đúng đắn. Merleau-Ponty cũng trích dẫn trong Einführung
in die Metaphysik của Heidegger nêu cùng ư tưởng này: “Việc
đặt/gọi tên không phải là đến sau đó
để nạp cho một hữu đă được
phơi mỏ một chỉ định hay một dấu
vạch được gọi là từ/chữ, nhưng
ngược lại: chính từ/chữ xuống cấp từ
trên chiều cao và do một hoạt tác bạo động
là sự phơi mở của Hữu đi tới t́nh trạng
của một dấu chỉ đơn giản, bằng một
cách nào đó khiến cho dấu chỉ này đến lượt
nó trượt vào giữa chúng ta và hữu.” (1)
Để đem từ/chữ, ngôn ngữ trong t́nh trạng bị suy đồi, xuống cấp trong chất liệu âm thanh hay ngữ học do khoa luận lư học và siêu h́nh học cổ điển tạo ra, Merleau-Ponty chủ trương; “Phải t́m lại lời nói sinh động như huyền thoại tiền-tưởng tượng”(2) v́: người ta giải thích vận hành bằng cách tái hoạt sự chỉ nghĩa đă được ư niệm hóa với chất liệu âm thanh, giải thích sự qui chiếu giữa hai chất liệu âm thanh và từ nghĩa này bằng cách đặt cơ sở của tiếng nói trên những hành vi của tư tưởng gán ư nghĩa (Sinnverbildungsakte) để “thổi/bơm” ư nghĩa vào. Như vậy việc gán ư nghĩa (Sinngebung) trở thành việc người ta chỉ t́m thấy trong sự vật chính cái người ta đă đặt vào chúng. Nhưng nếu như người ta đă gán/đặt ư nghĩa vào sự vật như thế th́ sẽ không có sự thủ đắc, thông giao, tính chất hữu hiệu riêng của lời nói nữa v́ nếu có th́ chẳng hóa ra mục tiêu chính của lời nói là thay thế hoạt tính của con người. Theo Merleau-Ponty, ư nghĩa không thể là cái ǵ đó xa lạ, thuần túy được nhận lănh, nghĩa là người ta hiểu khởi từ cái người ta có, và ư nghĩa không phải là được đặt vào trong những chữ/từ bởi những hành vi áp đặt: “Việc cho nghĩa tiên khởi phải, không là sự thủ đắc những ư nghĩa và một mă kư, nhưng là sự thủ đắc “những khác biệt của những sự cho nghĩa” và những dấu chỉ “phân biệt” – Do vậy, trong hoạt trường đó và trong hoạt trường phân biệt, không phảỉ một cái ǵ khác có thể đă được vạch sẵn – nhưng cái “để chỉ nghĩa” và cái “được chỉ nghĩa” không c̣n là những cái ngoài nhau, nhưng tức thời là những tương quan đồng dạng.” (3) Từ nhận định này ta rút ra kết luận: Ngôn ngữ không phải là thiên/tự nhiên, cũng không phải là qui ước nhưng là lịch sử (chữ lịch sử hiểu theo chữ Đức Geschick chứ không là Historie như phân biệt của Heidegger), nghĩa là những biến thiên của những qui ước luôn mở. Tại sao lại coi nguồn gốc của ngôn ngữ như huyền thoại? V́ ngôn ngữ chỉ có thể tư duy về nguồn gốc của nó như hành động qui lập/thiết chế có tính phong phú vô tận v́ theo Heidegger quan niệm mọi nguồn gốc đều là huyền thoại. Merleau-Ponty cũng giải thích rơ chữ Lịch sử “không được hiểu theo nghĩa những hành vi, nhưng như sự qui lập/thiết chế sản xuất và tái-sản xuất, được quan niệm theo nghĩa chữ phúsis (chữ phúsis này như người Hy Lạp trước đây hiểu gồm con người, thần linh, chứ không chỉ có xúc vật và thảo mộc.”(4) Chính v́ tính chất lịch sử này theo Merleau-Ponty, dựa trên chỉ dẫn của Heidegger trong Vorträge und Aufsätze/Thuyết tŕnh và Khảo luận, ta cần phải hiểu đúng cách phương pháp từ nguyên (methode étymologique) là phải khởi từ nghĩa trước đây của từ/chữ và sự thay đổi dần dần của nghĩa này, nh́n sao cho bao quát phạm vi những sự vật (Sachbereich) trong đó từ/chữ khảo sát nói ǵ, nghĩa là phải đào xâu, xuy xét kỹ phạm vi của hữu năng động (Wesensbereich) như thể nó đúng là phạm vi trong đó sự vật vận hành được từ/chữ đặt tên bởi chỉ trong mức độ đó từ/chữ mới cất tiếng, nghĩa là trong sự gắn kết những sự gán nghĩa trong đó sự vật được đặt tên bởi sự gắn kết này phát tán qua lịch sử của Tư duy (Denkens/ Penser) và Thi pháp (Dichten). Cũng theo Heidegger Tư duy/tưởng sử dụng từ nguyên như cái ǵ để ta tư tưởng những tương quan của hữu và cái những từ/chữ này đặt tên một cách chung cùng, nghĩa là nghĩa theo từ nguyên chỉ là một căn cứ để dựa vào chứ không phải là thu nhận một tư tưởng các từ/chữ thủ đắc. “Vấn đề là phải hiểu biết những từ/chữ nói lên ǵ chứ không phải là tổng cộng những biến đổi từ nghĩa. Bảo rằng sức mạnh khi nói của từ/chữ thu giảm vào những biến đổi này, cũng chẳng khác ǵ nói 2x2=4 tự biện minh bởi sự kiện có thể quan sát được rằng mọi người luôn bảo rằng 2x2=4. Với từ nguyên ta phải t́m lại một sinh mệnh là Geschick và nó không phải là Lịch sử. Triết học là tri thức siêu-lịch sử.” (Was heißt Denkens?p.90) (5) Nhưng Heidegger cũng lưu ư rằng nắm bắt Geschick, nghĩa là khai phá sự ban phát (Stiftung) theo nghĩa này là một hoạt động ư thức ngược lại với việc quay trở lại kinh nghiệm sống trải. Tra hỏi có tính chất sinh mệnh này là một tra hỏi thường trực chỉ ra rằng những việc cho ư nghĩa chỉ là những những chênh lệch giữa những sự cho ư nghĩa (les significations ne sont qu’écarts entre significations). Như vậy “Tra hỏi để thấu hiểu cũng là một cách thế hiện hữu (chứ không như hoạt động của tư tưởng hay hoạt động của lời nói). Chính là lời nói lên tiếng tra vấn. Câu hỏi tra vấn không phải là một phát biểu về Kinh nghiệm sống trải, về một kinh nghiệm tự nó có tính chất tra hỏi, - hay cũng không phải là [một] h́nh thái giản đơn của biểu lộ những kinh nghiệm này đáp lời, trong những kinh nghiệm sống chỉ là khoảng trống không. Câu hỏi trở thành tư tưởng với tiếng nói. Câu hỏi này không đặt ḿnh trong cái cogito, như một câu hỏi trong tư tưởng của tôi mà câu hỏi nói thành tiếng sẽ là một tuyên bố/lời xướng (kẻ tra hỏi không phải là một biến thiên của tôi tư tưởng rằng…- Không biết không phải là không biết rằng…không là), - Câu hỏi không tự đặt ḿnh trong công thức nói miệng đơn giản (dấu hỏi, đảo ngược lời phát biểu/tuyên bố), - (chủ đề dẫn tới chủ đề thứ nhất, ở chỗ trong cả hai trường hơp, “tư tưởng” hiểu theo nghĩa của Descartes được coi như một tự thủ đắc) – Tra vấn được tạo nên bởi lời nói, nghĩa là bằng tư tưởng mở, nghĩa là của tư tưởng nối kết với những hệ thống phân biệt, và tư tưởng này luôn luôn cách khoảng, ly tâm, và không là tự thân, - vậy tư tưởng này tự nó là tra vấn, bấy lâu cũng chỉ là một phát biểu/tuyên bố tương đối (tra vấn có tính chất ở trong thế giới, như thể sẵn sàng đáp lời, - nhưng nó mang trong chính nó sức mạnh của sự tra vấn: chính là Hữu làm cho hữu không phải chẳng là cái ǵ, và vậy nên mọi tra vấn về hữu gợi ra Hữu.” (6) Từ những điểm trên có thể đi đến kết luận: Từ trong yếu tính ngôn ngữ không là lời tuyên bố/phát biểu thành lời mà là truy vấn, khi ta nói không có những tuyên bố bằng lời nói, bằng ư tượng của hữu điều này có nghĩa lời tuên bố/xướng danh phát biểu trên nguyên tắc không thể nói về Hữu v́ theo Heidegger “Hữu sở cứ ngôn ngữ, Hữu là động cơ thế nên ngôn ngữ không thể đạt tới Hữu như một đối tượng, ngôn ngữ là chung cùng, Hữu trụ trong lời nhưng không có lời của Hữu v́ lời không nói về Hữu như khi nói về hữu hiện sinh. Merleau-Ponty lấy thí dụ câu nói “mặt trăng đă lặn”không phải là một tuyên xướng (énoncé) nhưng vấn đề ở đây là đưa vào một “yếu tố” như bầu trời trong trường hợp này và hữu chính là một “yếu tố” như thế, và là yếu tố của những yếu tố.
_________________________________________
(1) Ibid, 126: La dénomination ne vient pas ultérieurrement charger un étant déjà révélé d’une designation ou d’une marque appelé mot, mais inversement: c’est le mot qui déchoit de la haute et originaire operation violente (Gewalt-tat) qui est l’ouverture de l’Être (Eröffnung des Seins) à la condition de simple signe, de telle sorte que le signe à son tour se glisse entre nous et l’étant.”
(2) Notes, 126: Il faut retrouver la parole opérante comme le mythe pré-imaginaire.
(3) Ibid, 127: Il faut que la Sinngebung initiale soit, non possession de significations et d’un code, mais possession de “differences de significations et de signes “diacritiques” – Alors, dans ce champ de significations et dans ce champ diacritiques, autre chose peut être pré-tracé – mais du coup, le “signifiant” et le “signifié” ne sont plus extérieurs, étant rapport homologues.
(4) Ibid, 127: L’histoire à comprendre non comme actes, mais comme institution qui se produit et se re-produit, à concevoir dans le sens de la φύσις (cette φύσις, pensaient les Grecs, qui, comprend les homes, les dieux, et pas seulement animaux et plantes.
(5) Ibid, 128: Il s’agit de savoir ce que les mots Sagen et non pas la somme des changements sémantiques. Dire que la puissance parlante du mot se réduit à ces changements, reviendrait à dire que 2x2=4 se justifie par le fait observable que les homes dissent toujours 2x2=4. Il s’agit avec l’étymologie de retrouver un destin qui est Geschick et qui n’est pas Histore. La philosophie est überhistorissche Erkenntnis.”
(6) Ibid, 129-130: L’interrogation à comprendre alors comme manière d’exixter (et non comme opération de pensée ou opération de parole). C’est la parole même qui interroge. La question n’est pas un énoncé sur des Erlebnisse, sur un Erlebnis en soi interrogatif, - ou encore n’est plus [une] simple forme d’expression à laquelle ils répondraient, dans les Erlebnisse que lacune. La question devient penser avec la parole. Elle ne se situe pas dans le cogito, comme une de mes pensées, don’t la question verbale serait l’énoncé (le questionner n’est pas une variante du je pense que…Ne pas savoir n’est pas savoir que…ne pas), elle ne se situe pas dans le simple formule verbal* (point d’interogation, inversion de l’énoncé), - (these qui se ramène à la première, en ce que dans les deux cas, la “pensée” au sens cartésien est prise comme possession de soi, es selbst) – Le Fragen est fait de parole, i.e. de pensée ouverte, i.e. de pensée liée à des systèmes diacritiques, et qui est toujours écart, excentrique, et non es selbst, - qui donc est de soi question, n’est jamais que relativement énoncé (question innerweltlich), comme telle susceptible de réponse, - mais qui porte déjà en elle la puissance du Fragen: c’est le Sein qui fait que le Seinde n’est pas rien, et donc toute question sur le Seinde met en cause le Sein. [*MP ghi chú không t́m ra bản văn trong đó Heidegger nói rằng tra vấn không phải là tuyên bố/lời xướng của một Kinh nghiệm sống trải.]
(c̣n tiếp)
đào
trung đąo
http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html
©gio-o.com 2012