đào trung đąo

Thông Din Lun

Martin Heidegger

(108)

 

 

Kỳ 1,  Kỳ 2,  Kỳ 3,  Kỳ 4,  Kỳ 5,  Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14 Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, , Kỳ 39, , Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63,  Kỳ 64,  Kỳ 65Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96,  Kỳ 97, Kỳ 98,  Kỳ 99,  Kỳ 100,  Kỳ 101, Kỳ 102,  Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105,  Kỳ 106, Kỳ 107,  Kỳ 108,            

 

Nếu ta đọc kỹ câu hỏi của Derrida “Trong chừng mực nào lối diễn giải của siêu h́nh học trong toàn thể tính và như một toàn thể của nó chứa đựng một quyết định diễn giải về tính chất đơn nhất hay cá biệt của tư duy? Và trong chừng mực nào quyết định diễn giải này cũng giả thiết một quyết định về “tiểu sử,”, về cái tên riêng, về tự truyện, và về chữ kư – về sách lược của chữ kư?” chúng ta thấy Derrida lập lại hai lần cụm từ “quyết định diễn giải (interpretive decision)”. Vậy cái “quyết định diễn giải” đó của Heidegger là ǵ? Trước hết, nếu chỉ hiểu quyết định diễn giải của Heidegger là loại bỏ hết những yếu tố tiểu sử, về cái tên riêng, về tự truyện, và về chữ kư – về sách lược của chữ kư có thể ta chưa nắm bắt được hết ư định của Derrida. Hiểu theo nghĩa thứ hai ta sẽ thấy Derrida muốn đặt một liên hệ ẩn chứa trong quyết định diễn giải Nietszche của Heidegger: thâm ư v́ Heidegger loại bỏ tất cả những yếu ngoài triết học (tên, tên riêng, những cái tên, chữ kư, những chữ kư, tiểu sử, tự truyện…) trong diễn giải Nietszche cũng có nghĩa Heideeger muốn mọi người loại bỏ tất cả những yếu tố phụ thuộc tương tự này khi diễn giải tư tưởng Heidegger. Tại sao có thể suy diễn như vậy? Thật không khó đoán biết v́ Heidegger một thời đă hậu thuẫn chủ nghĩa Quốc xă và Hitler, và đó là yếu tố “tiểu sử”, Heideeger và cái tên cũng như chữ kư của Heidegger dưới bài diễn văn mở đầu với tư cách Viện trưởng đại học Freiburg  Die Selbsbehauptung der deutschen Universität/Về Sự Tự Khẳng Định của Đại Học Đức vào ngày 27 tháng 5, 1933 trong đó Heidegger bày tỏ chủ trương mối quan hệ giữa định chế đại học với nhà nước là thiết yếu, và hơn thế nữa, đại học có mục tiêu giáo dục nhà nước, đào tạo lănh đạo. Tuy sau này Heidegger muốn biện bạch về tính chất phi chính trị của bài diễn văn này, Heidegger gia nhập Quốc xă là để bảo vệ tính chất tự trị của đại học, nhưng mọi người vẫn chỉ xét việc Heidegger đă gia nhập đảng Quốc xă tuy vào tháng 2, 1934 Heidegger đă từ chức viện trưởng Freiburg v́ không chấp nhận lệnh của Otto Wacker, Bộ trưởng Văn hóa vùng Baden phải sa thải giáo sư Wilhelm von Moellendorf, khoa trưởng trường Y (người tuy đă được hội đồng viện đề nghị vào chức viện trưởng nhưng từ chối đề nghị này và đă ủng hộ và hối thúc Heidegger tranh cử chức viện trưởng v́ cho rằng Heidegger có uy tín quốc tế), và Erik Wolf, khoa trưởng trường Luật của Freiburg, là những người gốc
Do thái hoặc có thái độ chống chính quyền Quốc xă. Trước đó Heidegger cũng đă từ khước đ̣i hỏi của Chủ tịch đoàn Sinh viên đ̣i treo những biểu ngữ bài-Do thái ở khuôn viên viện đại học Freiburg. Chính v́ những chi tiết “cái tên”, “tiểu sử” và “chữ kư” này Derrida khi đọc Heidegger viết về Nietszche đă không thể không nhắc tới những yếu tố đó ở những thời điểm Heidegger đọc, suy tưởng và thuyết tŕnh về Nietszche, những thời điểm khác nhau với những ư định khác nhau, những thời điểm chi phối “quyết định diễn giải”, và quan trọng nhất chính là thời điểm Heidegger quyết định cắt đứt liên hệ với chính quyền Quốc xă và giai đoạn sau đó bị trù dập, không c̣n được giảng dạy, như Derrida chỉ ra mối liên hệ diễn giải này với môi trường “lịch sử-chính trị và định chế (historic-political and instutional field)” ở trên. Đó là sách lược phản bác Heidegger của Derrida nhằm chỉ ra nằm đằng sau diễn giải Nietszche của Heidegger là ư định biện bạch bản thân, và v́ vậy là khiên cưỡng. Chắc hẳn Gadamer, người đă từng ca ngợi quyển Nietszche của Heidegger là một “kiệt tác thông diễn luận”, khi hiểu ra thâm ư của Derrida sẽ không thể vui. Cuộc “chạm trán” giữa thông diễn luận và hủy tạo bằng cây cầu “thiện ư đi đến hiểu biết” là vô ích v́ cây cầu này đă bị Derrida không những từ chối bước lên mà c̣n gài ḿn phá xập! Theo chúng tôi, lư do sâu xa nhất của phản biện/phản bác, bất đồng về triết học giữa Heidegger, Gadamer, và Derrida nằm ở quan niệm khác biệt nhau về lịch sử triết học truyền thống phương Tây và niềm tin Cơ đốc giáo của mỗi người: trong khi Heidegger muốn vượt bỏ truyền thống, đưa truyền thống đến một chung cuộc, tạo truyền thống mới, Gadamer tuy tay “vịn vai” Heidegger dẫn đường ở khúc đầu lộ tŕnh tư tưởng nhưng trên vai vẫn “cơng nặng truyền thống” (triết học cổ điển phương Tây – nhất là Hegel – và Cơ đốc giáo), c̣n Derrida lại chít khăn tang cho truyền thống (giống Heidegger – Destruktion/Deconstruction), và cúi đầu chiêu niệm (mourning).

 

Đẩy phản bác xa thêm một bước, và cũng để làm rơ thêm ư định của Heidegger, theo Derrida, sở dĩ Heidegger quả quyết về tính nhất quán, cũng là tính duy nhất, đặc biệt của tư tưởng Nietszche v́ Heidegger dựa trên một chủ đề được đề ra rằng mỗi triết gia vĩ đại chỉ có một tư tưởng. Tính duy nhất của tư tưởng không được tạo dựng ra và cũng chẳng hề bị đe dọa phá hủy, cũng chẳng phải do được tập hợp hay được đưa ra qua một cái tên hay một cái tên riêng, cũng chẳng do cuộc đời của Nietszche, mà được rút ra từ tính nhất quán của siêu h́nh học phương Tây được thu tập ở đỉnh cao, đỉnh cao này có thể ví với tính chất đơn nhất đơn giản của một đường thẳng do một nếp gấp tạo ra. Derrida chỉ ra tính chất khiên cưỡng của quan niệm này ở chỗ Heidegger dùng h́nh ảnh lộ tŕnh lịch sử siêu h́nh học phương Tây để đặt tư tưởng Nietszche tuy ở đỉnh cao nhưng Nietszche vẫn là nhà siêu h́nh học (nếp gấp), tuy là nhà siêu h́nh học cuối cùng. Và mục tiêu tối hậu của Heidegger nhằm chứng minh Nietszche chưa vượt qua siêu h́nh học tuy là người đưa siêu h́nh học đến chung cuộc, để xác quyết chỉ có tư tưởng Heidegger mới thực sự vượt bỏ siêu h́nh học.

 

  Về việc đặt tên Nietszche giữa “ ” Derrida cho rằng tuy Heidegger đă làm như thế nhưng lại chỉ để vô hiệu hóa tính chất cấp thiết của câu hỏi ‘tại sao lại để tên Nietszche trong ngoặc kép như vậy?’. Quan trọng hơn vấn đề này là câu tiếp theo tên “Nietszche” – cái tên của nhà tư tưởng ở đây đứng tên cho căn nguyên tư tưởng của ông. Derrida nhắc đến việc Klossowski đă có lư khi dịch chữ “Sache” trong bản văn tiếng Đức của Heidegger thành “cause”, v́ trong đoạn văn tiếp theo Heidegger viết về chữ “Sache”như sau: “Một vụ việc, một vụ tranh tụng pháp lư, tự trong chính nó, là Auseinander-setztung [Klossowski dịch là ex-pli-cation] – một bên chọn tư thế của ḿnh đối với người bên kia. Để tư tưởng của chúng ta bị xâm nhập bởi cái “căn nguyên” này – để chuẩn bị tư thế cho việc đó – đấy là nội dung của việc xuất bản này [việc xuất bản quyển Nietszche].”(1) Derrida đùa cợt câu nói trên của Heidegger: Nếu một người không  biết bản tiếng Đức sẽ thấy cách tiếp cận trên vừa như có vẻ lạ lùng lại vừa như hiện đại nhất: cái tên của nhà tư tưởng hóa ra lại là căn nguyên của tư tưởng của ông ta! V́ thế, tư duy/tưởng hẳn sẽ là hậu quả tạo nên bởi cái tên! Derrida để ư thấy trong bản in dịch ra tiếng Pháp [của Klossowski, do nhà Gallimard xuất bản năm 1961] có thể v́ lỗi ấn công nên thật lạ lùng thay tên của Nietszche bị cắt làm đôi “Niet szche” nên Derrida tự hỏi, nhưng cũng để ‘cà khịa’ với Heidegger, một mặt, với một người đọc mới khi đầu óc chưa vẩn đục bởi cái viễn tượng hoặc quá lớn lao hoặc quá giới hạn, có thể đạt đến tầm cao nào trong phân tích về sự cứa đôi cái tên riêng, một phân tích, qua việc chia cắt cái biểu thị (signifier) hay những yếu tố từ nghĩa (semantic elements), có thể đặt mối liên hệ nào giữa nguồn gốc Slavic (Ba Lan) của cái tên, mặt khác, không biết chính Nietszche đă nói ǵ về tính chất phủ định [Niet]của cái tên của chính ông ta và quyền năng hủy phá của tư tưởng của ông. “Và nếu như phân tích này được thực hiện đến những mức độ cùng cực mê sảng, th́ phân tích này lúc bấy giờ sẽ nối cái yếu tố phủ định, Niet-, (và tại sao không? tại sao lại khựng lại nửa chừng?) với chỉ hai thành phố là những nơi Nietszche đă nói rằng, vào năm 1887,  ông ta có thể nghĩ đến hay muốn nghĩ đến: Venice và Nice (đặc biệt, trong một bức thư gửi cho Peter Gast đề ngày 15 tháng 9 [của Nietszche] được Heidegger nhắc đến gần phần đầu quyển sách và ở Phần I Ư chí dẫn tới Quyền lực như Nghệ thuật . Hai thành phố này vẫn măi là liều thuốc đối với Nietszche, ngả đào thoát khả dĩ duy nhất. Hà hà, vị độc giả tài t́nh và nhiệt thành của chúng ta nói, “Đúng rồi, đúng rồi, ông ta muốn Nice, ông ta Venise, ông ta muốn Nietszche, ông ta muốn và ông ta chẳng muốn, thế là bạn có hai nơi chốn, hai nơi chốn được kể ra, những địa danh của Ư chí dẫn tới Quyền lực của ông ta! Nhưng khốn thay chuỗi liên tục này lại chỉ có thể dùng được trong tiếng Pháp và cơn mê sảng tất phải ngừng lại khi người ta nhận ra rằng Venice trong tiếng Đức là Venedig và Nice trong tiếng Đức là Nizza. Như Nietszche nói , do Heidegger dẫn lời: “Thế nên điều đó hóa ra lại là vấn đề về Venice và Nice…”(2) [Derrida đùa rỡn bằng cách chơi chữ tiếng Pháp và Đức có những âm thanh khi đọc lên gần nhau: Niet, Nice, Ve (veut) nice, Niet tiếng Đức nghĩa là không, không tiếng Pháp là pas, Venise= veut pas]

   Trở lại câu hỏi “Nietszche, cái tên của nhà tư tưởng đặt tên cho nguyên do (cause) của tư tưởng của ông ta” nghĩa là ǵ? Rơ ràng ở đây – trong bản dịch tiếng Pháp Derrida nói tới – ‘cause’/nguyên do không nên được hiểu như đối nghịch với effet/hậu quả nhưng phải được hiểu như ‘causa’ trong tiếng La Tinh với nghĩa: tranh luận hợp pháp, tranh chấp, sự đối nghịch giữa hai bên. Nhưng nếu hiểu theo nghĩa này trong việc đọc ban đầu ta khó tránh khỏi sự “quyến rũ thời thượng của người đọc Pháp hôm nay” (modish temptation for the French reader today) coi cái tên của Nietszche như sự gây hấn tư tưởng, như đang trong cuộc chơi, trong chiến tranh, hay trong một cuộc đấu sức pháp lư, và như vây thực không có vẻ cổ điển chút nào. “Nhưng nếu người đọc truy cứu bản văn gốc [của Heidegger], người đọc khám phá ra một cái ǵ khác hơn, hầu như khác hẳn với cause dù hiểu theo nghĩa phụ hay nghĩa thông thường của từ này: “ ‘Nietszche,’ tên của nhà tư tưởng dùng làm tựa đề cho die Sache seines Denkens,” chủ đề của tư tưởng của ông ta, cho điều ông ta tư tưởng.”(3) Theo Derrida chữ ‘Sache’ ở đây thường dùng để chỉ ‘vật” (Ding/thing) – không phải theo nghĩa đối tượng hay vật trong tầm tay nhưng là vật, vật trong sự tra hỏi, và cũng là tra vấn, câu hỏi về vật [Die Frage nach dem Ding] (4) như thế là cũng có nói đến mối tương quan với tất cả những qui định từ nghĩa của nguyên cớ. Như vậy Klossowski dịch  ‘Sache’ là ‘cause’ cũng có lư do dựa trên quyển Die Frage nach dem Ding v́ chính Heidegger đă viết “Die Sache der Streitfall, ist in sich selbst Auseinandersetzung” – nghĩa là nguyên cớ/sự việc, điểm tranh căi, tự chính nó là một sự xếp đặt đối nghịch, một sự đối đầu. Nhưng theo Derrida, chắc chắn khi Heidegger nói rằng cái tên của nhà tư tưởng dùng như tựa đề “cho Sache của tư tưởng của ông ta” không có nghĩa lấy cái tên như nguyên do của một hậu quả sẽ là tư tưởng. Sở hữu ‘der’ ở đây để chỉ Sache như tư tưởng của ông ta [Nietszche]. Điều này được xác định nếu ta coi cái tên riêng không phải là tên của một cá nhân hay của một người kư tên nhưng đó là cái tên của một tư tưởng, tư tưởng có tính nhất quán đó đến lượt nó cho lại cái tên riêng một ư nghĩa và qui chiếu về cái tên riêng đó. Derrida viết: “Nietszche” không là ǵ cả ngoài là cái tên của tư tưởng đó.” (5) Nhưng v́ cú pháp sở hữu cách có thể làm ta lạc hướng khi cho rằng bởi cái tên không được đặt trước tư tưởng cho nên chính Sache/vật là cái được tư tưởng, được sản xuất và xác định do tư tưởng. Chỉ trong khi tư tưởng cái tư tưởng này ta mới nghĩ đến cái sở hữu và cái tên riêng. Người ta sẽ biết được Nietszche là ai và cái tên của ông chỉ được biết nói lên điều ǵ từ tư tưởng của ông ta chứ không phải từ những dữ kiện tiểu sử.

   Theo Derrida việc diễn giải Nietszche từ cái tên và cái tên từ tư tưởng có thể được biểu đạt theo hai cách. Cách thứ nhất là thử xem xét tính chất thiết yếu của cái tên từ ‘Sache của tư tưởng’, thực ra là từ một loại tư tưởng, chính tư tưởng này đă được giảng giải như ‘nội dung của các chủ đề’ và để mặc cho cái tên riêng ch́m vào sự không thiết yếu của mục tham chiếu “tiểu sử” hay “tâm lư” của một cá nhân. “Bằng miệt thị một cách chính đáng thuyết duy tiểu sử, duy tâm lư, hay tâm phân học, người ta thay vào đó lại đi theo những thuyết chủ kinh nghiện qui giản, chủ thuyết này đến lượt nó lại chỉ che đậy  cái được cho sẵn như tư tưởng. Đó là cách Heidegger làm, v́ những lư do hữu lư nhất trên đời. Khi làm như thế ông ta lại không tụt lùi về một hành cử của siêu h́nh học truyền thống, nhưng tại sao ngay vào lúc đó ông ta lại cầu viện tới một cái ǵ khác với siêu h́nh học – nghĩa là, vào lúc ông ta đặt Nietszche trên đỉnh cao của siêu h́nh học đó? Cái hành cử truyền thống  đó cũng tái xuất hiện trong việc ông ta tách bỏ hẳn vấn đề về đời sống  hay về tên riêng ra khỏi vấn đề của tư tưởng.” (6) Và cũng theo Heidegger, triết lư đích thực của Nietszche không ngừng lại ở một truy cứu dứt điểm, cũng chẳng bao giờ được xuất bản như một công tŕnh. Ngoài ra, thông diễn có tính chất ngữ văn-lịch sử (philological-historical basis) này được Heidegger củng cố bằng việc phê phán nặng nề việc xuất bản tác phẩm của Nietszche Sämtliche Werke, Grossoktavausgabe năm 1913   cũng như bộ Freidrich Nietszche, Werke und Briefe trong thời Quốc xă nắm quyền v́ những bộ sách này được xuất bản dựa trên một giả thiết về toàn bộ, đầy đủ - Heidegger cho đó là một giả thuyết giả mạo  - cho in toàn hết thảy bản văn của Nietszche [kể cả câu “Tôi đă bỏ quên cây dù”], diễn giải theo kiểu tiểu sử-tâm lư tác giả cùng với tất cả những thời điểm ngày tháng quan trong trong đời tác giả được ghi chép, và có cả những b́nh luận của những người đương thời với Nietszche. Theo Heidegger, việc thu tập những bản văn để in thành quyển Ư chí đưa tới Quyền lực phải là nhiệm vụ của tương lai. Điều này cũng có nghĩa nhiệm vụ đó phải được thực hiện một cách thật chặt chẽ theo những nguyên tắc của Heidegger diễn giải Nietszche: không thể hoàn thành diễn giải đúng đắn “nếu trong việc tra hỏi chúng ta không nắm được Nietszche như chung cuộc của siêu h́nh học phương Tây và từ đó đẩy qua một vấn đề hầu như khác hẳn là tra hỏi về chân lư của Hữu.” Theo Heidegger, những tác phẩm của Nietszche đă xuất bản chỉ là ngoại vi, triết lư của Nietszche chính yếu, trung tâm nằm trong những bản thảo chưa xuất bản.

   Ngược với cách diễn giải Nietszche của Heidegger kể trên, Derrida đề nghị cách khác: tiếp cận vấn đề về cái tên theo một cách mới “dù cho có nguy cơ thấy cái tên bị cắt ĺa và nhân lên nhiều lần trong những cái mặt nạ và những giả h́nh tương tự, cái tên khi đó sẽ đuợc tạo dựng ở phía xa của “cuộc đời” của nhà tư tưởng, nghĩa từ ưu thế của tương lai của thế giới. Cách diễn giải Nietszche này của Derrida đă được tŕnh bày trong Otobigaphies trước đây.

   Một phê phán Heidegger khác của Derrida: phương pháp diễn giải Nietszche của Heidegger dựa trên câu hỏi “Ai là X”, một câu hỏi Derrida cho là hiếm họa vào thời Heidegger đem đặt cho một nhà tư tưởng, huống chi đối với ngày nay, nó vẫn là hiếm họa v́ thường th́ câu hỏi này được nêu ra theo nghĩa thông dụng của chữ tiểu sử như con người và tác phẩm, con người phía sau tác phẩm. “Nhưng hỏi theo một nghĩa khác “Ai là Nietszche?” – dùng tên của Nietszche làm tựa đề cho quyển sách về tư tưởng của ông ta – th́ đó  cũng không phải là thông thường cho lắm.” (7)

   Derrida cũng nhận ra một mục tiêu khác rất quan trọng của Heidegger khi diễn giải Nietszche: tấn công ‘triết lư về đời sống’(Lebensphilosophie), nhất là việc giới đại học thường biến Nietszche thành ‘triết gia-thi sĩ’, triết lư của Nietszche là Lebensphilosophie.  Ngay trong Sein und Zeit Heidegger đă đả phá sự phi lư này. Khi Heidegger phê phán việc dùng chủ thuyết tâm-sinh-lư để diễn giải Nietszche nằm bên dưới phê phán này là phê phán việc gán ghép Nietszche chủ trương duy-sinh-học (“Nietszche angeblicher Biologismus). Phê phán này của Heidegger cũng trả lời cho câu hỏi “Cái chúng ta gọi là Nietszche là cái ǵ?” Derrida trích dẫn phần mở đầu Phần III quyển Nietszche của Heidegger mang tựa đề “Ư chí đưa tới Quyền lực như Tri thức”, nhất là tiểu tựa đề “Nietszche như Nhà Tư Tưởng của Kiện Toàn Siêu h́nh học”: “Nietszche là ai, và trên hết: Nietszche sẽ là ai – chúng ta sẽ biết được ngay khi chúng ta có thể tư duy [về cái] tư tưởng ông ta đă cấu trúc trong những từ: Ư chí đưa tới Quyền lực. Nietszche chính là nhà tư tưởng đă đi qua con đường tư tưởng để dẫn tới Ư chí đưa tới Quyền lực. Nietszche là ai – chúng ta không bao giờ biết được điều này qua một tiểu sử, cũng chẳng thể bằng cách duyệt xét nội dung những tác phẩm của ông ta. Nietszche là ai, chúng ta không muốn và cũng chẳng phải biết Nietszche là ai nếu như chúng ta chỉ hiểu điều này là nhân cách và diện mạo lịch sử và đối tượng tâm lư và những sản phẩm của những thứ đó.” (8) Derrida  riễu cợt câu hỏi của Heidegger đặt ra ngay sau đó: “Qu’est-ce à dire? Nói ǵ nữa đây?”[bản dịch tiếng Anh Nietszche III của Joan Stambaugh, David Farrell Krell & Frank A. Capuzzi lược bỏ câu này quả là một thiếu sót] cũng là cách ngắt quăng để người nghe/đọc lưu ư: “Đến điểm này, Heidegger đưa ra một phản bác ông ta sẽ bác bỏ liền sau đó.” (9) để nhắc lại nỗ lực của Heidegger thu giảm cái tên của Nietszche hay câu hỏi “Nietszche là ai?” vào tính đơn nhất của siêu h́nh học, và ngay cả với việc Heidegger đặt Nietszche lên thượng đỉnh, câu hỏi đặt ra là: tại sao lại dùng tên ông làm tựa đề cho một quyển sách như Heidegger đă làm? Nhưng sau câu Qu’est-ce à dire? Nói ǵ nữa đây?”Heidegger phản bác ǵ? Heidegger phản bác việc cho rằng quyển  Ecce Homo của Nietszche là một tự truyện. Derrida tra vấn: “Nhưng khi Heidegger chỉ đơn giản nêu ra khái niệm qui ước về tự truyện có tính chất lịch sử thay v́ tái tạo khái niệm này, và chỉ đối chọi khái niệm này với sinh mệnh của phương Tây mà kẻ “gánh vác” sinh mệnh này sẽ là Nietszche, như vậy người ta có thể đặt câu hỏi: Phải chăng chính Heidegger trốn chạy  cách đặt đối nghịch truyền thống chính đáng giữa tính chất sự kiện có tính chất tiểu sử - tâm-sinh, sử - với một tư duy thiết yếu về tŕnh tự của một quyết định lịch sử? Và người ta cũng có thể hỏi cái diễn ngôn của Heidegger được hoàn tất suốt dọc những ḍng chữ này phục vụ cho sự quan tâm nào?” (10)

   Bằng cùng sách lược diễn giải này Heidegger cho thấy mối quan tâm đó là để cứu rỗi Nietszche khỏi sinh phần riêng của Nietszche v́ sinh phần này hàm hỗn, không rơ ràng nên đă tạo ra những cách sử dụng tư tưởng Nietszche nguợc hẳn lại “ư chí sâu thẳm” (innermost will) của Nietszche - như cách gọi của Heidegger -, bằng cách đưa Nietszche ra khỏi sự hàm hỗn gây nên sự giả mạo này, và Heidegger cũng tin tưởng rằng tương lai sẽ giúp ư chí sâu thẳm của Nietszche được tái tạo. Sau đó Heidegger đưa ra luận cứ: tư duy của Nietszche thực sự chưa đi ra ngoài chung cuộc của siêu h́nh học; tư duy này vẫn cứ là siêu h́nh học vĩ đại và ngay cả tư duy này hướng đến sự vượt bỏ như vậy, nó cũng mới chỉ chơm chớm, mới chỉ vừa đủ để trụ trên đỉnh cao nhất của giới hạn. Nói cách khác, trụ vững trong sự hàm hỗn. Derrida đặt câu hỏi về sự hàm hỗn thiết yếu này: phải chăng đó không chỉ là sự hàm hỗn của Nietszche mà cũng c̣n là sự hàm hỗn không hề thay đổi của Heidegger đối với Nietszche? Thế nên: “Trong khi cứu vớt Nietszche, Heidegger cũng mất Nietszche; ông ta cùng lúc cứu vớt Nietszche và buông bỏ Nietszche. Ngay lúc khẳng định tính chất duy nhất của tư duy/tưởng của Nietszche, ông ta làm tất cả những ǵ có thể làm được để chỉ ra rằng tư tưởng này lập lại cái lược đồ hùng vĩ nhất (và do vậy cũng là sự tổng quát nhất) của siêu h́nh học. Khi ông ta [Heidegger] đang giả đ̣ cứu vớt Nietszche khỏi sự bóp méo này nọ - sự bóp méo của Quốc xă, chẳng hạn vậy – th́ ông làm như thế với những phạm trù mà chính những phạm trù này lại có thể được dùng để bóp méo – tức là, với sự đối nghịch giữa những nhà tư tưởng chủ yếu với không chủ yếu, giữa những nhà tư tưởng đích thực với những nhà tư tưởng không đích thực, và với cái định nghĩa về một nhà tư tưởng chủ yếu như một kẻ được tuyển chọn, chọn lựa, được đánh dấu riêng ra hay, đúng ra tôi có thể nói là “được kư nhận”. Được kư nhận – v́ cái ǵ? Bởi ai? Không bởi ai cả - mà bởi lịch sử chân lư của Hữu. Nietszche được chọn lựa một cách vừa đủ cho điều này, tuy vậy Nietszche lại bị kết án bởi cũng chính cái sinh phần đă đưa siêu h́nh học đến hoàn tất, và đă không đạt tới một quyết định chỉ ḿnh ông ta đă chuẩn bị, dù cho ông ta chẳng nhận ra tầm mức của quyết định này: “giữa quyền bá chủ của (những) hữu và quyền chúa tể của Hữu.” (11) Derrida ví von việc Heidegger cứu vớt Nietszche ra khỏi sự hàm hỗn chẳng khác ǵ người ta căng tấm lưới an toàn ở dưới đất cho người đi dây trên không, nhưng chỉ trong chừng mực bảo đảm rằng anh ta – được lột mặt nạ và được bảo đảm bởi sự đơn nhất của cái tên của anh ta - sẽ không mạo hiểm. “Nói cách khác: anh ta đă chết trước khi anh hạ xuống cái lưới.” (12). Quay trở lại những trang đầu trong Phần III quyển Nietszche của Heidegger mang tựa đề “Ư chí đưa tới Quyền lực như Tri thức” Derrida chỉ ra việc Heidegger khi trích dẫn đoạn ‘In media vita’ trong quyển Gai Savoir/Minh trí Hoan lạc của Nietszche đă cố t́nh hoặc tự ư cắt rời những đoạn văn hoặc “bỏ bớt” một số từ quan trong trong bản văn của Nietszche như “đúng thực”, “đáng thèm khát” là những từ thuộc về đời sống, và cả những dấu hỏi (?) và dấu chấm than (!), biến bản văn phức tạp, được kiến trúc nhiều tầng, khó đọc trở thành một bản văn xuôi tuột. Tệ hại hơn nữa Heidegger c̣n lồng vào bản văn của Nietszche lời b́nh luận của ḿnh: “Chính Nietszche đặt tên cho kinh nghiệm xác quyết tư tưởng của ông ta.” Derrida phản đối việc Heideeger đă chọn khoảng trống phía dưới h́nh khắc nổi của mặt trái đồng tiền (exergue) làm trung tâm phát hoạt diễn giải của quyển Nietszche nhưng chính tính chất nghịch thường của đoạn văn ‘In media vita’ hóa ra lại làm trở ngại sách lược thông diễn của Heidegger, v́ đời sống tuy có một cơi ngoài nhưng đời sống tự nó không cho phép nó trở thành một cái ǵ là thứ cấp, đời sống tự nó và trong chính nó mở ra chuyển vận của chân lư hay tri thức, tự trong chính nó đời sống là đời sống như tự vượt ra ngoài.

    Đối với Derrida vấn đề nảy sinh khi đọc những bài thuyết tŕnh về Nietszche của Heidegger không phải từ nội dung diễn giải mà từ cấu trúc giả định hay định đề của việc diễn giải. Đó có lẽ là cấu trúc định đề của siêu h́nh học v́ siêu h́nh học chính nó ham muốn, mơ tưởng, hay tưởng tượng ra tính nhất quán/đơn nhất của chính nó, và v́ vậy Heidegger đi vào ṿng quẩn quanh khi đi từ cái định đề đ̣i hỏi một diễn giải, chỉ một thôi, tập hợp quanh một tư duy/tưởng nhằm thống nhất một bản văn độc nhất và, mai hậu, một cái tên duy nhất cho Hữu. Heidegger đă lọt vào trong ṿng quẩn quanh của cấu trúc định đề của siêu h́nh học, với giá trị của cái tên của sự nhất quán và sự là một, cả hai tự canh chừng chống lại những hiểm nguy của sự gieo trải (dissémination). Phải chăng đó là cuộc chạm mặt (Auseinandersetzung) giữa Nietszche và Heidegger, giữa Nietszche và cái gọi là siêu h́nh học phương Tây kể từ Aristote cho tới Bergson vẫn chỉ nhắc đi nhắc lại và giả định rằng tư tưởng và phát biểu phải có nghĩa là tư tưởng và phát biểu một cái ǵ đó sẽ chỉ là một, một Sache/vật/điều, và rằng không nghĩ/nói (thinking/saying) chỉ một điều hay một nguyên lư có nghĩa là hoàn toàn không nghĩ/nói ǵ hết, đó chỉ là việc đánh mất logos. Và đây có lẽ là điều Nietszche đặt thành vấn đề/câu hỏi về: cái legein/soi chiếu của cái logos này, sự qui tập của cái logic này. Tính chất kiêm nhiều (plurality) trong cái tên (những Nietszches) đối với Derrida tựa như những danh xưng của những kẻ lang thang và những kẻ đi dây. Ư tưởng về kẻ đi dây dẫn Derrida đến hội vui (feast) v́ Heidegger cũng quay trở lại chủ để hội vui thường được Nietszche dùng nhưng lại giải thích hội vui theo cách sao cho Nietszche “chỉ có thể nghĩ tưởng về hội vui trên cơ sở của quan niệm nền tảng của Nietszche về tất cả các hữu, là ư chí đưa tới quyền lực.” V́ thế Heidegger đă nhận thấy tính chất hội vui trong những bài thuyết tŕnh về Nietszche của ḿnh. Ngược lại, với Derrida, nhà tư tưởng trong “Hội vui của Nietszche” lại gặp hiểm nguy bị xé thành nhiều mảnh và những cái mặt nạ của anh/chị ta bị phân tán. Derrida mỉa mai chua chát bằng kết luận: “Chắc chắn chẳng có cái màn [hội vui có anh chàng đi dây trên không tŕnh diễn] xảy ra trong quyển Zarathustra – cũng chẳng ở  Basel, Venice, hay Nice [nơi Nietszche cư ngụ]– nhưng ở Freiburg-im-Breisgau [nơi Heidegger cư ngụ], giữa năm 1936 và 1940, trong lúc chuẩn bị cho một hội vui, một sự chuẩn bị cho một sự “ở nhà ḿnh trong một tra vấn thuần thực.” (13)

      

___________________________________

 

(1)     Sđd, 60: Second, let me read you the first sentence of the preface in French translation by Klossowski: “Niet szche” – the name of the thinker here names the cause of his thinking [intitule ici la cause de sa pensée]. Heidegger next paragraph explains and, up to a point, justifies Klosssowki’s translation of a certain German word [Sache] by “cause.” For in the next paragraph we read: “A case, the legal case, is, in itself, ex-pli-cation – or in German, Auseinander-setztung – one party taking a position in relation to another. To let our thought be penetrated by this “cause” – to prepare it for this – that is the content of this publication.

(2)     Sđd, 60: And if this analysis were carried to delirious extremes, it would then connect this negative element, Niet- (and why not? why stop half-way?) with the only two cities in which he said in 1887 he could think or want to think: Venice and Nice (specifically, in a letter to Peter Gast dated September 15, which Heidegger cites near the beginning of the book and chapter on The Will to Power as Art [N 1:22/1:14]) These two cities remain the only cure for Nietszche, the only possible escape. Ah, says our ingenious and zealous reader, “I see, I see! Il veut Nice, il Venice, il veut Nietszche, il veut et il ne veut pas, there you have two places, the two said places, the toponyms of his Will to Power! But  unfortunately this sequence can only work in French and the delirium must come to a halt the moment one notices that Venice in German is Venedig and Nice in German is Nizza. As Nietszche says, cited by Heidegger: “Somit läuft es Venedig und Nizza hinaus…” – “Therefore it has turned out to be a matter of Venice and Nice…”(N 1:22/1:14)

(3)     Sđd, 61: But if he consults the original text, the reader discovers something else, quite different from cause either in the derivative sense or the usual sense of the word: “ ‘Nietszche,’ the name of the thinker stands as the title for die Sache seines Denkens,” the subject-matter [Sache] of his thought, for what he thinks.

(4)     Martin Heidegger, Die Frage dem Ding, 1962. Bản tiếng Pháp Qu’est-ce qu’une chose của Jean Reboul và Jacques Taminiaux, Gallimard 1971.

(5)     Dialogue & Deconstruction, 61: “Nietszche” is nothing other than the name of this thinking.

(6)     Sđd, 62: In legitimately scorning biographism, psychologism, or psychoanalysis, one instead embraces reductionist empiricisms that in turn only cover up  what is given as thinking. This is what Heidegger does, for the best reasons in the world. But in doing this does he not fall back on a gesture of classical metaphysics, indeed at the very moment in which he is appealing for something other than metaphysics – that is, at the moment when he situates Nietszche on the crest of that metaphysics? This classical gesture also reappears in his dissociating the matter of life or of propre name from the matter of thought.

(7)     Sđd, 64: But to ask in another sense “Who is Nietszche” – to make his name the title of a book on his thought – that is something not so conventional.

(8)     Martin Heidegger, Nietszche I, bản dịch Klossowski, 369, Nietszche en tant que le penseur de l’achèvement de la métaphysique: Qui est Nietszche, avant tout: qui il sera, - nous le saurons dès que nous serons en mesure de penser la pensée qu’il a structurée dans cet agencement de mots: la Volonté de puissance. Nietszche est ce penseur qui a parcouru l’ininéraire de la pensée menant à la Volonté de puissance. Qui est Nietszche, - nous ne l’apprendrons jamais par une biographie, ni par une recension du contenu de ses ouvrages. Qui est Nietszche, nous ne voulons ni ne devons non plus le savoir, tant que nous n’entendons par là que la personnalité et la figure historique et l’objet psycholgique et ses productions.

(9)     Dialogue & Deconstruction, 64: At this point, Heidegger brings forward an objection he will soon reject.

(10) Sđd, 64-65: But when Heidegger simply lets stand the conventional concept of autobiography instead of reshaping it, and only opposes to it the destiny of the West whose “carrier” Nietszche would be, then one has to ask: Does Heidegger himself escapes a fairly traditional opposition between biographical factuality – psycho-biographical, historical – and an essential thinking on the order of a historical decision? One can also ask what interest is served by this Heideggerian discouse being carried out along these lines?

(11) Sđd, In saving Nietszche, Heidegger loses him too; he wants at the same time to save him and let go of him. At the very moment of affirming the uniqueness of Nietszche’s thinking, he does everything he can to show that it repeats the the mightiest (and therefore the most general) schema of metaphysics. When he is pretending to rescue Nietszche from this or that distorsion – that of the Nazis, for exemple – he does so with categories that can themselves serve to distort – namely, with that opposition between essential and inessential thinkers, authentic thinkers and inauthentic ones, and with the definition of an essential thinker as someone selected, chosen, marked out or, I would even say, “signed” [gezeichnet]. Signed – by what? By whom? By nobody – by the history of the truth of Being. Nietszche was sufficiently chosen for that, and yet he was condemned by this same destiny to bring metaphysics to its completion, and without reaching a decision which he alone had prepared, even without recognizing the scope of that decision: “between the hegemony of beings and the lordship of Being” [“Zwischen der Vormacht des Seinden and der Herrschaft des Seins].

(12) Sđd, 69: In other word: he was dead before he landed in the net.

(13) Sđd, 69: Certainly none of that will have taken place in Zarathustra – nor in Basel, Venice, or Nice – but in Freiburg-im-Breisgau, between 1936 and 1940, during the preparation for a feast, preparation for a “being at home in genuine questioning.”

 


Chữ kư của Jacques Derrida trên trang đầu (front page)

quyển Marges de la philosophie nhân dịp đến UC Irvine

đọc bài ‘Mémoires pour Paul de Man’ ngày 10 tháng 4, 1984.

 

 

(c̣n tiếp)

Đào trung đąo

http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html

 

©gio-o.com 2013