đào trung đąo

Thông Din Lun

Martin Heidegger

(64)


Kỳ 1,  Kỳ 2,  Kỳ 3,  Kỳ 4,  Kỳ 5,  Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14 Kỳ 15
, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, , Kỳ 39, , Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63,  Kỳ 64,  

 

Việc triệt để hóa thông diễn luận của Heidegger có mục đích vượt khỏi những vấn đề về diễn giải có tính cách chủ quan trong thông diễn luận của Schleiermacher và Dilthey. Theo Heidegger, những dấu chỉ (signes) tự chúng không chứa đựng khả năng soi chiếu bởi chúng phải được con người sử dụng trong hoàn cảnh để làm cho những sự vật có ư nghĩa.  Và cũng chính ở điểm này Apel cho rằng Heidegger đă rời bỏ lộ tŕnh đi tới quan điểm siêu nghiệm lẽ ra Heidegger nên tiếp tục đi theo v́ rằng tuy đă nhận biết được chức năng “để làm ǵ” của các sự vật cho chúng ư nghĩa như chúng trong am hiểu của con người, Heidegger có thể làm cho sự am hiểu này không rơi vào ngẫu nhiên lịch sử dù cho sự am hiểu này biểu đạt trong chiều kích lịch sử thiết yếu. Tương tự như vậy, tuy đă nhận ra tổng hợp thông diễn gồm cả tổng hợp mệnh đề lẫn tổng hợp thông diễn trong việc con người cho sự vật ư nghĩa Heidegger đáng lẽ ra phải cho ngôn ngữ tư cách tiên thiên theo nghĩa ngay cả ngôn ngữ tự nhiên cũng phải có chức năng thông diễn, v́ thực ra “tổng hợp thông diễn” được coi như tổng hợp những qui tắc và những ước lệ tạo nên ư nghĩa th́ tổng hợp này đă được đạt tới trong ngôn ngữ rồi. Về phương diện này một ngôn ngữ tự nhiên làm cho thế giới ư nghĩa khả hữu có giá trị thực sự cả về mặt khách quan lẫn liên chủ quan, nghĩa là vai tṛ của ngôn ngữ tự giải thích được tại sao một cộng đồng ngôn ngữ là cái nền nằm phía sau thiết yếu cho mọi ư định biểu đạt và cái cộng đồng được biểu đạt bằng ngôn ngữ này cũng chứa đựng mối tương quan tiền phản tư của con người với chính bản thân và với tha nhân, tương quan này  bảo đảm cho một h́nh thức thông giao. Cái thế giới chia sẻ này lại có thể tạo lập nên cái nền liên chủ quan của mọi sự hiển nhiên được sử dụng trong tất cả các công tŕnh lư thuyết  khoa học lẫn luận lư. Apel cũng phê phán Heidegger trong khi tuy Hiedegger cho rằng một mệnh đề không phải là giới hạn tuyệt đối của tính chất hữu lư và có thể được cứu xét trong những giả định tiền cấu trúc nhất là trong tính chất thời gian đưa đến việc xuất hiện của mệnh đề này – trong hiện tại có mặt – nhưng Heidegger lại  đă bỏ quên chức năng của phản tư đặc trưng của mọi diễn ngôn của con người. Apel nhận xét: “Chính Heidegger, trong Sein und Zeit, đă thiết lập một phân biệt rơ nét, một bên là am hiểu “hiện sinh”(existentielle) về ngă/bản thân trong hoàn cảnh tương ứng với “phản tư hữu hiệu” (réflexion effective) của ngôn ngữ trong đó “người ta” hiểu nhau, bên kia là am hiểu triết học “sinh hữu” (existential). Theo Heidegger, am hiểu sau  phải, để trở thành ư niệm, “triệt để hóa” “ am hiểu tiền-hữu-thể về Hữu” ngầm chứa trong am hiểu hữu thể luận sinh hiện. Nhưng sự “triệt để hóa” này phải được hiểu như thế nào?  Dường như trong mọi trường hợp điều rút ra từ Sein und Zeit là câu trả lời cho câu hỏi về khả tính và về giá trị được chứng minh của những mệnh đề là phụ thuộc vào am hiểu kiểu này.” (Wittgenstein và Heidegger in Transformation, 248) Thế nên, theo Apel, tuy Heidegger đă mở ra con đường phản tư siêu nghiệm khi chỉ ra cấu trúc nhiều tầng giữa tiền am hiểu và am hiểu hiện tượng luận hay giữa  am hiểu của hữu sinh và  am hiểu Hữu – am hiểu Hữu làm cho am hiểu của hữu sinh thành triệt để, nhưng Heidegger lại đă không đi xa hơn đến mức độ  làm cho sự am hiểu hiện tượng luận về Hữu trở thành một một quan/điểm đứng để có thể vượt lên sự am hiểu thế giới một cách triệt để. Thay vào đó, trong những tác phẩm sau Sein und Zeit, Heidegger càng ngày càng đi sâu vào một thông diễn về truyền thống và về ngôn ngữ, suy tưởng triết lư của Heidegger ch́m lắng vào việc nghe ngóng truyền thống và ngôn ngữ “nói/cất tiếng” mà không cho tư tưởng này một chức năng đánh giá, nghĩa là tư tưởng chỉ c̣n có thể quan chiêm và để mặc các sự vật hiện hữu. Theo Apel, chọn lựa này của Heidegger là do Heidegger đă tước bỏ chức năng triết lư của am hiểu thực sự (comprehénsion effective) trong thế giới dù rằng Heidegger có nhận rằng đó là một khả hữu. Một lư do khác nữa do sự phân biệt giữa “am hiểu hiện sinh” (compréhension existentielle” và “am hiểu tại hữu” (compréhension existentiale) – chỉ có am hiểu tại hữu là có tính cách triết học – c̣n am hiểu hiện sinh con người có về bản thân trong hoàn cảnh tương ứng với am hiểu thực sự trong lời nói trong đó “Người ta” hiểu nhau. Heidegger như vậy đă thu giảm am hiểu thực sự vào thứ am hiểu không chính thực, coi trọng am hiểu tại hữu trong nỗ lực duy ngă cách ly với thế giới con người chia sẻ. Chính v́ vậy Heidegger đă thất bại không nhận ra những khả tính lớn lao của ngă phản tư vốn đă tiềm tàng trong cộng đồng thông giao thực sự như một không gian đối thoại và tranh biện để có thể tiến tới một khách quan tính liên chủ thể qua trao đổi lư chứng. Hơn nữa, v́ quá nhấn mạnh đến mặt/khía cạnh hiện sinh của diễn ngôn hiện sinh nên Heidegger đă không nhận ra khía cạnh lư thuyết của những thủ tục tranh biện (procédures discursives) hướng tới sự đồng thuận. Sự chọn lựa này của Heidegger dẫn tới ba hậu quả: thứ nhất, hoàn cảnh cụ thể và lịch sử của am hiều bản thân của Tại thể/Dasein là bán-siêu nghiệm (quasi transcendentale) trong mức độ am hiểu này tạo lập một chiều kích được cho sẵn và không thể xuyên thủng một cách có phán đoán. Một hoàn cảnh như vậy hoạt động trên thực tế như là một tiên thiên a priori ngẫu nhiên của một dạng thức đời sống; thứ nh́, sự tạo lập ư nghĩa trong một hoàn cảnh lịch sử đi trước câu hỏi làm sao có thể biết là như vậy để biện minh một ư nghĩa; sau chót, chân lư và khách quan tính ở tầm mức liên chủ thể của những mệnh đề  có thể thu giảm vào sự phơi mở những hữu sinh trong một hoàn cảnh lịch sử ngẫu nhiên. Những hậu quả này thật rơ ràng sau Sein und Zeit khi Heidegger quay sang những thi sĩ và tŕnh bày tư tưởng của ông như sự lắng nghe tiếng nói của Hữu, sự chiếu sáng thế giới không phải là một sự kiện của việc sử dụng những dấu chỉ trong đới sống hàng ngày một cách thực dụng nhưng sự chiếu sáng này chỉ xảy đến do khả năng phơi mở của những chữ thơ làm cho những sự vật hiện ra dưới những hướng dẫn mới. Apel bác bỏ cả ba hậu quả này. Về tính cách bán tiên thiên của hoàn cảnh lịch sử của Dasein/Tại thể Apel nhấn mạnh trên sự khác biệt căn bản giữa hai vị thế: một bên là việc tiến tới để đưa ra chính những giả định riêng của chúng ta một cách có hiệu quả và đúng như sự kiện, bên kia là tham vọng đưa những giả định này ra ánh sáng, tham vọng này là đặc thù của diễn ngôn triết học hiểu như một công đoạn phê b́nh mọi diễn ngôn khác. Apel cho rằng Heidegger đă có lư khi cho rằng, về mặt lịch sử cũng như về mặt sự kiện, mọi triết học đều phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử và văn hóa của nó. Tuy nhiên, tham vọng này của triết học lẽ ra là phải là để vượt qua chính hoàn cảnh lịch sử và kiện tính của nó mới đúng. Chính v́ đă không đưa ra những phân định này mà Heidegger khi thừa nhận ngôn ngữ như là một định chế kiện tính (institution factuelle) nên không thấy được tư cách “siêu định chế” (méta-institution” của ngôn ngữ.

 (c̣n tiếp)

đào trung đąo   

 

http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html

 

©gio-o.com 2012