đào trung đẠO
Thông Diễn Luận
Martin heidegger
(29)
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14 Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, , Kỳ 39, , Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99, Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108, Kỳ 109, Kỳ 110,
Nếu chúng ta nh́n kỹ vào diễn giải ngôn ngữ của Heidegger trong giai đoạn này ta sẽ nhận ra dường như hơi đặc biệt v́ Heidegger lấy khởi điểm là thi nghệ để đi tới thi ca. Nhưng trước khi nói về thi ca rơ ràng Heidegger lại quay trở về kết quả thông diễn ngôn ngữ trước đó, cho thấy yếu tính của ngôn ngữ đồng nhất với yếu tính nghệ thuật. Một cách cụ thể, ngôn ngữ trong hành vi đặt tên được Heidegger vạch rơ: “Việc đặt tên này trước tiên đề cử một hữu cho Hữu của nó, và từ Hữu đó. Việc đặt tên như thế là một sự phóng chiếu ánh sáng trong đó bày tỏ cái cách thế hữu tiến vào trong chỗ mở toang.”(HW:60). Như vậy ở giai đoạn Der Ursprung der Kunstwerkes/Nguồn gốc của Công tŕnh Nghệ thuật Heidegger quan niệm thi nghệ là điều kiện căn bản của tất cả mọi nghệ thuật trong đó có ngôn ngữ được coi như một nghệ thuật. Ở đây chúng ta rất dễ ngộ nhận tưởng rằng Heidegger đồng hóa ngôn ngữ với nghệ thuật hiểu theo nghĩa hẹp một nghệ thuật nào đó như thi ca chẳng hạn. Có điều ở giai đoạn này Heidegger đặt cho ngôn ngữ một vị trí ưu đăi trong phơi mỏ Hữu nhưng đến khi thông diễn thơ Hőlderlin và Trakl thi ca lại được Heidegger cho một vị trí ưu đăi hơn ngôn ngữ. Tuy vậy ngôn ngữ thi ca và ngôn ngữ tư tưởng vẫn được Heidegger đặt ngang tầm nhau.
Chúng ta lại nhận ra một chuyển động tư tưởng khác của Heidegger nữa khi đặt câu hỏi: “phải chăng nghệ thuật, đặc biệt khi được hiểu trong mọi cách thế thể hiện từ kiến trúc cho đến thi ca, có làm cạn kiệt yếu tính của thi nghệ không?” (HW:61). Câu hỏi này theo đuổi Heidegger cho đến cuối đời và được biểu lộ rất rơ trong những tác phẩm cuối cùng. Nh́n ra sự bế tắc nếu chỉ giới hạn vào nghệ thuật để kinh nghiệm thi ca cho nên Heidegger gợi ư phải quay về tư tưởng để hiểu thi ca.
Sau khi đă nắm được những điểm chính trong quan niệm về ngôn ngữ của Heidegger trong hai giai đoạn trước nay chúng ta sẽ thấy dễ dàng hơn khi đi vào t́m hiểu chặng đường cuối tư tưởng về yếu tính ngôn ngữ của Heidegger trong ba bài thuyết tŕnh mang chung tựa đề Das Wesen der Sprache /Yếu tính của Ngôn ngữ (trong Unterwegs zur Sprache (US) GA12, bản Anh văn On the Way to Language (WL)/The Nature of Language của Peter D. Hertz). Đây là ba bài thuyết tŕnh Heidegger đă tŕnh bày tại đại giảng đường của đại học Freiburg vào ngày 4 và 18 tháng Chạp năm 1957 và tiếp theo vào ngày 7 tháng Hai năm 1958. V́ địa điểm thuyết tŕnh là ở đại giảng đường nên thành phần thính giả không phải chỉ là những người theo ngành triết mà đa số theo các ngành khoa học nên diễn giả đă chủ ư dùng cách diễn giải tương đối sáng sủa dễ hiểu. Trong bài mở đầu Heidegger dẫn dắt người nghe bằng kinh nghiệm thi ca để đi vào kinh nghiệm ngôn ngữ, chỉ ra chuyển động đi lại giữa hai khu vực kề cận thi ca và tư tưởng. Sang đến buổi thuyết tŕnh thứ hai tiếp cận vấn đề trừu tượng hơn Heidegger bàn về cách thức chuyển động này như thế nào và đưa ra phương pháp tư tưởng. Đến buổi thuyết tŕnh thứ ba Heidegger mới thực sự t́m cách giúp người nghe làm sao để có kinh nghiệm với ngôn ngữ. Chủ đích của ba bài thuyết tŕnh được Heidegger nêu rơ ngay từ lời mở đầu trong bài thuyết tŕnh thứ nhất là: “đưa chúng ta đến chạm mặt với khả năng trải nghiệm với ngôn ngữ. Heidegger minh xác chịu đựng trải qua kinh nghiệm với cái ǵ đó (mit einer Sache eine Erfahrung machen) – dù đó là một sự vật, một con người, hay một thần linh – ào đến chúng ta, áp đảo và làm thay đổi chúng ta. Khi chúng ta nói về “chịu đựng trải qua” một kinh nghiệm, chúng ta đặc biệt có ư nói rằng cái kinh nghiệm đó không phải do chúng ta làm ra; chịu đựng trải qua ở đây có nghĩa chúng ta cam chịu nó, khốn khổ v́ nó, nhận chịu nó khi nó giáng vào chúng ta và ta qui phục nó.”(US:159; WL:57). V́ ngôn ngữ là sở cứ của con người nên một kinh nghiệm nếm trải với ngôn ngữ sẽ đụng sát tới mối liên hệ xâu thẳm nhất của hiện hữu. Chính v́ ở trong, sống trong ngôn ngữ ḿnh nói cho nên con người dần dần bị biến đổi bởi những kinh nghiệm với ngôn ngữ đó.
Trong bài thuyết tŕnh thứ nhất này để hiểu rơ cụm từ mối quan hệ với ngôn ngữ Hiedegger dùng ta cần qui chiếu với lời giải thích Heidegger đă đưa ra trong bài Aus einem Gesprach von der Sprache/Một cuộc đối thoại về ngôn ngữ (WL:31-34). Trước hết quan hệ với ngôn ngữ này là một mối quan hệ thông diễn của nhị thể (two-fold) của sự hiện diện và những hữu hiện diện, “con người đứng trong quan hệ thông diễn với nhị thể”. Nhưng câu nói này phải được hiểu là ‘con người chỉ thực là con người khi được cần tới và sử dụng để duy tŕ nhị thể v́ chỉ có nhị thể mới dọn đường cho con người phân biệt được những hữu và sự hiện diện. Nhưng trong những lời mở đầu bài thuyết tŕnh Heidegger chưa đi xâu vào mối tương quan với ngôn ngữ như sau này được tŕnh bày trong Aus einem Gesprach von der Sprache, mà chỉ nhắc nhở người nghe không nên nóng vội muốn có một câu trả lời, thay vào đó nên t́m ra một mạch hướng dẫn và một điểm qui chiếu để từ đó dẫn tới vấn đề một cách an toàn hơn. Mối quan hệ của con người với ngôn ngữ đặt con người trong một hoàn cảnh lạ lẫm khó hiểu v́ ta chỉ đến gần được ngôn ngữ bằng việc nói ngôn ngữ của ta, nhưng quả thực mối liên hệ này thật mờ nhạt, tối tăm, hầu như không thể diễn tả được. Heidegger đề nghị chúng ta trước hết hăy gạt bỏ “thói quen luôn luôn chỉ nghe cái ǵ đă hiểu” (WL:58), và trải nghiệm mối tương quan với ngôn ngữ không có nghĩa chỉ là thu thập thông tin về ngôn ngữ do khoa ngôn ngữ học hay tâm lư học hoặc triết học phân tích cung cấp v́ những thông tin này càng ngày càng tăng tới mức vô tận. Ở đây Heidegger phê phán triết học phân tích đă sản xuất ra một thứ “siêu ngôn ngữ”, và chính triết học phân tích là một siêu ngôn ngữ, một thứ siêu h́nh học. Tuy phê phán như vậy nhưng Heidegger không phủ nhận sự quan trọng của triết học phân tích. Nhưng có thông tin khoa học và triết học về ngôn ngữ là một chuyện, việc chúng ta trải nghiệm ngôn ngữ lại là chuyện khác. “Dù cho việc thử đưa chúng ta mặt đối mặt với khả năng có một kinh nghiệm như vậy có sẽ thành công đi nữa, và nếu như thực sự thành công, th́ câu hỏi việc có thể thành công này sẽ dẫn mỗi người chúng ta đi được bao xa – điều này lại không tùy thuộc bất kỳ ai trong chúng ta.” (WL:59). Cho nên chỉ c̣n cách chỉ ra những con đường đưa chúng ta đến chạm mặt với khả tính trải nghiệm ngôn ngữ. Theo Heidegger những con đường này từ lâu đă có sẵn nhưng không được sử dụng theo đúng cách để kinh nghiệm khả hữu với ngôn ngữ được cất tiếng và đặt vào ngôn ngữ, chính ngôn ngữ tự nó đưa vào ngôn ngữ. V́ khi ta nói ngôn ngữ có biết bao nhiêu thứ được lên tiếng khi ta nói nhưng ngôn ngữ th́ không, chính bởi trong việc nói năng hàng ngày ngôn ngữ không tự đưa ḿnh vào ngôn ngữ mà lại tự giữ lại. Câu hỏi đặt ra là: Khi nào th́ ngôn ngữ tự nói ra như ngôn ngữ? Heidegger đưa ra nhận xét: Thật kỳ khôi khi ta không thể t́m được đúng chữ cho một cái ǵ đó ta quan tâm, đem chúng ta rời xa, thúc ép hay khuyến khích ta th́ chúng ta lại cứ để điều đọng lại trong tâm trí không được nói ra đáng lẽ thay v́ phải suy nghĩ về điều này lại cam chịu những khoảnh khắc trong đó chính ngôn ngữ đă chạm tới chúng ta từ xa xa và lẩn khuất bằng hữu thiết yếu của nó. Nhưng khi vấn đề được đặt ra là làm sao đặt vào ngôn ngữ một cái ǵ đó chưa bao giờ được nói ra th́ mọi sự lại tùy thuộc vào việc ngôn ngữ có cho ta hay giữ lại chữ/từ thích đáng hay không. Theo Heidegger đó là kinh nghiệm của thi sĩ trong việc đem vào ngôn ngữ cái kinh nghiệm phải chịu đựng với ngôn ngữ của ḿnh. Để dẫn chứng cho kinh nghiệm mô tả trên Heidegger dùng bài thơ Das Wort/Chữ của Stefan George:
Das Wort Chữ
Wunder von ferne oder traum Thắc mắc hay mơ tưởng từ vùng xa
Bracht ich an meines lands saum Tôi mang về bờ quê hương
Und harrte bis die graue norn Và chờ đợi tới khi nữ thần hoàng hôn đến
Den namen fand in ihrem born - Để t́m được cái tên bên trong biên giới của nàng -
Drauf konnt ichs greifen dicht und stark Rồi tôi sẽ chụp lấy kề sát bên ḿnh và gh́ xiết
Nun blȕht und glȁnzt es durch die mark… Cái tên giờ đây nở rộ và lấp lánh khắp mặt
Einst langt ich an nach gutter fahrt Một khi tôi trở lại từ một chuyến tàu hạnh phúc
Mit einem kleinod reich und zart Tôi có một phần thưởng thật giá trị và mỏng manh
Sie suchte lang und gab mir kund: Từ lâu nàng kiếm t́m và ban lời:
“So schlȁft hier nichts auf tiefem grund” “Không phải thứ này những vực xâu này phơi bày.”
Worauf es meiner hand entrann Và lập tức cái tên biến mất khỏi tay tôi,
Und nie mein land den schatz gewann Kho báu chẳng bao giờ được ban cho quê hương tôi…
So lernt ich traurig den verzicht: Nên tôi chối từ và buồn bă nhận ra:
Kein ding sei wo das wort gebricht. Nơi đâu chữ biến mất chẳng có cái ǵ có thể hiện hữu.
(c̣n tiếp)
đào trung đẠO
http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html
© gio-o.com 2011