đào trung đąo
Thông Diễn Luận
Martin Heidegger
(109)
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14 Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, , Kỳ 39, , Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99, Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108, Kỳ 109,
Trong khoảng gần mười năm từ 1983 đến 1992 Derrida, ở những thời điểm khác nhau, không ngừng tranh biện với tư tưởng Heidegger về chủ đề “Geschlecht” (1) và xen kẽ giữa Geschlecht I, II. III là chủ đề “Geist/Esprit” (2) vào năm 1987 để rồi kết thúc với Geschlecht IV vào năm 1992. Giữa Geschlecht và Geist trong lộ tŕnh tư tưởng Heidegger có quan hệ mật thiết.
Như được nêu ra trong tựa đề Geschlecht I: Différence sexuelle, différence ontologique Biệt phân về giống, biệt phân hữu thể luận phân tích của Derrida căn cứ trên quyển Sein und Zeit (1927) và bài giảng Metaphysische Anfangsgründe der Logik im Ausgang von Leibniz/Những nền tảng siêu h́nh học của khoa luận lư khởi từ Leibniz (1928) [GA26] (3) để phê phán việc Heidegger đă ‘tảng lờ’ ‘giữ im lặng’một cách bướng bỉnh, đầy thách thức trong một thế kỷ nơi nơi người ta nói về vấn đề sự biệt phân về giống, vấn đề này đă trở thành một thứ “tiền tệ” lưu hành trong giới triết học và khoa học cũng như đạo đức và chính trị. Hầu hết các triết gia truyền thống đều có nói về biệt phân về giống, từ Platon, Kant, Hegel, Nietszche đến Husserl. Nhưng riêng Heidegger lại lặng thinh! Derrida không phải là người đầu tiên nhận ra Dasein/Tại thể của Heidegger phi-giống, không được định rơ là đực hay cái: Jean-Paul Sartre trong L’Être et le Néant (1943) khi phê b́nh Heidegger đă nêu ra vấn đề này. Derrida đặt câu hỏi: Phải chăng sự im lặng này có nghĩa là một sự bỏ sót, một sự chối bỏ, một sự loại bỏ ngay từ đầu, hay cũng có thể đó là một điều không được tư tưởng (impensée). Derrida đi t́m dấu vết vấn đề này trong phân tích Dasein/Tại thể của Heidegger và nhận ra, đối với Heidegger vấn đề về biệt phân về giống không xứng danh là một vấn đề (fragwürdig) tuy Dasein/Tại thể được Heidegger lấy làm kiểu mẫu hữu để diễn giải: “Tất cả diễn ra như thể, người ta có thể tiếp tục [nhận ra], một sự biệt phân về giống đă không ở đỉnh cao của biệt phân hữu thể luận, xét trong tương quan với vấn đề về ư nghĩa của hữu: nói chung cũng đáng bỏ qua như một sự biệt phân nào đó, một sự biệt phân được qui định, một thuộc tính hữu tại.” (4) Chữ “Geschlech” Derrida lấy từ một câu của Heidegger trong Metaphysische Anfangsgründe der Logik im Ausgang von Leibniz khi giảng giải về trung tính (neutralité) của Dasein/Tại thể trong đó Heidegger chỉ ra tính chất phi giống (asexualité/Geschlechslosigkeit) của Dasein/Tại thể. Ngay như người ta có giả thiết rằng qui chiếu về vấn đề biệt phân về giống cho thấy trong phân tích của Heidegger không hoàn toàn bị xóa bỏ hoặc vẫn ngầm chứa nhưng giả thiết như vậy chỉ khả hữu khi qui chiếu được t́m thấy trong những cấu trúc tổng quát Heidegger đă nói tới chẳng hạn như Hiện-hữu-trong-thế-giới như hiện-hữu-với người khác và với chính ḿnh (In-der-Welt Sein als Mit- und Selbstsein), âu lo/quan tâm (Sorge), ngôn ngữ (Sprache), Hữu đưa đến cái Chết (Sein zum Tode)…nhưng sự qui chiếu này chẳng bao giờ là sợi dây dẫn đường thiết yếu cho một tiếp cận ưu thế để đi tới những cấu thức này. Và tuy nhiên! Und dennoch! [Derrida riễu cợt Heidegger thường hay dùng cụm từ này không như một h́nh thức tu từ nhưng ngụ ư sẽ giải thích vấn đề đó sau này nếu như người ta không t́m thấy trong Sein und Zeit!]
Und dennoch! Theo chỉ dẫn của bằng câu nói có chấm than này Derrida đi t́m lời giải thích của Heidegger trong giáo tŕnh Metaphysische Anfangsgründe der Logik im Ausgang von Leibniz Derrida coi như bản văn ‘bên lề’ của Sein und Zeit. Trong giáo tŕnh này ở phần I Heidegger dành cho những vấn đề như cấu thức tổng quát của phán đoán, phán đoán và chân lư cùng những dạng thức của tri thức [phần này cũng để tưởng niệm Max Scheler], qui định thiết yếu về Hữu của hữu nguyên thuần, khái niệm cơ sở về Hữu như hữu, và cuối cùng là lư thuyết về phán đoán và khái niệm về Hữu cũng như tương quan giữa Luận lư học và Hữu thể học. Nhưng phần II của giáo tŕnh mới thật sự quan trọng đối với vấn đề biệt phân về giống, nhất là ở §10 Vấn đề về siêu vượt/nghiệm và vấn đề của quyển Hữu và Thời. (5) Trong phần này Heidegger nhắc lại những nguyên lư hướng dẫn chủ đề này, nhất là nguyên lư ‘phân giải hiện sinh về Dasein/Tại thể chỉ thể thực hiện trong viễn tượng một hữu thể luận nền tảng’. Nguyên lư này nhằm gạt bỏ nhân học và đạo đức học và nhấn mạnh phân giải Heidegger đưa ra trong Sein und Zeit chỉ là bước đầu chuẩn bị, “siêu h́nh học về Dasein/Tại thể ” này cũng chưa phải là chủ đề trung tâm của công tŕnh sẽ thực hiện cho một hữu thể luận nền tảng sau này.
Trong Sein und Zeit Heidegger chọn lựa và đặt tên cho Dasein/Tại thể làm kiểu mẫu để đọc ư nghĩa của Hữu. Nhưng theo Derrida, Heidegger đă không biện minh được một cách thuyết phục lư do của sự chọn lựa và đăt tên này dù cho lư do trên hết thảy Heidegger đưa ra Dasein/Tại thể là hữu duy nhất có khả năng tra hỏi (die Seinsmöglichkeit) “chúng tôi [Heidegger] đặt tên theo thuật ngữ là Dasein/Tại thể (fassen wir terminologisch als Dasein),” và dù cho Heidegger đă tận lực giảng giải về Da/Tại trong Sein und Zeit nhưng Derrida vẫn thấy “chọn lựa này là có giới hạn và tuyên bố đặt tên này có tính cách một chọn lựa bạo liệt và ngầm hiểu.”(6) Trong Metaphysische Anfangsgründe der Logik im Ausgang von Leibniz Heidegger giảng giải kỹ hơn về Dasein/Tại thể và đưa ra nét đặc trưng của Dasein/Tại thể là trung tính (neutralité), Heidegger coi đây là hữu trung tính và tránh dùng tên gọi hữ này là “con người” (Mensch). Khái niệm trung tính, theo Derrida thoạt nh́n tưởng như rất tổng quát và có mục đích thu giảm hay loại bỏ mọi sự qui định được đặt ra trước như khoa nhân học, đạo đức học hay siêu h́nh học truyền thống vẫn làm và cũng để chỉ duy tŕ một thứ tương quan tối thiểu của hữu như kẻ tra hỏi với Hữu. Và mối tương quan này dĩ nhiên không phải là của cái tôi, của một cá nhân với Hữu. Nhưng Dasein/Tại thể cũng để chỉ hữu “theo một nghĩa được định rơ” lại không “bất phân/dửng dưng/indifférent” với chính yếu tính của nó. Theo Derrida: “Thế nên trung tính này trước hết là là sự trung tính hóa mọi thứ không phải là nét trần trụi của cái tương quan với tự thân này, của sự quan tâm chỉ với hữu riêng tư của theo nghĩa rộng nhất của “sự quan tâm” này. (7) Nhưng điều đáng ngạc nhiên là Heidegger đă đột ngộ “nhảy cóc” từ trung tính sang trung tính về giống (neutralité sexuelle) và về một thứ phi-giống-tính (Geschlechtslosigkeit) của Dasein/Tại thể mà không giải thích lư do! Nếu như để gạt bỏ những qui định nhân học trong phân tích Dasein/Tại thể Heidegger đă, lâm vào t́nh trạng bối rối khi chọn lựa một qui định cụ thể hóa kiện tính ( concrétion factuelle) hợp với lư luận của việc diễn giải để bắt đầu việc trung tính hóa v́ “Nếu như trung tính của danh xưng “Dasein/Tại thể” là thiết yếu, đó chính bởi việc diễn giải hữu này – cái hữu chúng ta là – phải được đưa vào trước và ngoài một sự cụ thể hóa kiểu này. Thế nên thí dụ trước tiên của “việc cụ thể hóa” này thế tất phải là việc thuộc về một trong hai giống. Heidegger không nghi ngờ đó là hai giống” ‘Trung tính này cũng có nghĩa rằng Dasein/Tại thể không phải là một trong hai giống này’ [tôi nhấn mạnh, J.D.]”(8) Ngay cả ba mươi năm sau Sein und Sein và Metaphysische Anfangsgründe der Logik im Ausgang von Leibniz Derrida vẫn nhận thấy dù Heidegger cho chữ “Geschlecht” – một chữ không thể dịch sang ngôn gnữ khác – rất nhiều nghĩa khác nhau: giống, loại, tộc, gốc gác, chủng tộc, ḍng họ, thế hệ…ngay sau khi Heidegger chỉ ra tính chất con người trong chữ “Mensch” để loại khỏi phân tích th́ một rong rất nhiều tính chất của con người Heidegger trong việc cụ thể hóa chủ đích là loại bỏ chính là giống tính (sexualité). Heidegger đi từ ‘người đàn ông’ (Mensch, Mann) sang Dasein nghĩa là đi từ giống đực sang trung tính và trung tính này không phải là một đặc điểm của loại (générique) hay cũa hữu như Heidegger đă nói rơ trong Sein und Zeit (trang 38 bản tiếng Đức) : “Hữu như chủ đề căn bản của triết học không phải loại (keine Gattung) của một hữu…” và Heidegger chỉ định (mà không mô tả) trung tính như một cấu thức sinh hữu (structure existential) của Dasein. Derrida căn vặn: tại sao Heidegger phải đột nhiên nhấn mạnh điểm này trong khi không nói năng ǵ về việc xếp phi-giống-tính (asexuallité) lên hàng đầu trong những đặc điểm được kể tới? Derrida tỏ ra khá bao dung khi giải thích: lư do thứ nhất là v́ ngay chữ trung tính (Neutralität) (ne-uter) dẫn tới sự qui chiếu nhị tính (binarité) thế nhưng Dasein tuy là trung tính nhưng lại không là giống đực cho nên không bị đặt vào phân chia nhị tính nghĩa là sự biệt phân về giống. Tuy nhiên Derrida vẫn nêu thắc mắc: Tại sao trong Metaphysische Anfangsgründe der Logik im Ausgang von Leibniz Heidegger c̣n phải trở lại vấn đề này khi mọi sự đă được luận giải rơ ràng như vậy trong Sein und Zeit? Nghi vấn này đưa đến nhận xét phải chăng sự biệt phân về giống không chỉ đơn giản được suy ra từ tất cả những ǵ phân tích về Dasein mà phải và muốn trung tính hóa cả siêu h́nh học, đạo đức học, và nhất là khoa nhân học? Từ đó người ta có thể nghi ngờ rằng phải chăng sự biệt phân về giống không thể được thu giảm vào một chủ đề nhân học hay đạo đức? Việc Heidegger cẩn trọng nhấn mạnh đến biệt phân về giống khiến người ta phải nghĩ rằng mọi chuyện không rơ ràng hiển nhiên chút nào. V́ một khi đă trung tính hóa khoa nhân học và chứng minh rằng khoa nhân học không thể khảo sát vấn đề Hữu, một khi người ta nhớ lại rằng Dasein không những không thể được thu giảm vào nhân hữu (être humain), vào cái tôi, vào ư thức hay vào vô thức, vào chủ thể hay vào cá thể, ngay cả vào con vật có lư trí (animal rationale) th́ “người ta có thể tin rằng vấn đề biệt phân về giống không có cơ may để được xếp vào vấn đề về ư nghĩa của Hữu hay vào vấn đề về sự biệt phân hữu thể luận và rằng ngay cả sự vắng mặt được cho phép của biệt phân về giống không đáng được cứu xét riêng ra.”(9) Thế nhưng Heidegger ngay khi vừa nhấn mạnh đến trung tính của Dasein lại lập tức minh định: đó cũng là trung tính của biệt phân về giống! V́ vậy người ta không thể không nêu ra thắc mắc: thế về đời sống về giống (vie sexuelle) của Dasein th́ sao? Heidegger sau khi phủ nhận vấn đề về biệt phân về giống bằng cách nhấn mạnh đến tính chất phi giống (asexuallité) của Dasein/Hữu tại nhưng không v́ thế đă thoát khỏi được thắc mắc kế tiếp về tính chất phủ nhận của hai chữ Neutralität và Geschlechtslosigkeit, trái ngược hẳn với điều Heidegger vừa chỉ ra.
____________________________
(1) Tôn trọng ư định của Derrida để nguyên chữ “Geschlecht” trong cả bốn bài thuyết tŕnh nên chúng tôi không dịch ngay nghĩa chữ này trong bài viết. Trong chú thích đầu trang Geschlecht I Derrida đưa ra những nghĩa của “Geschlecht” : giới tính (sexe), chủng tộc (race), gia tộc (famille), thế hệ (génération), ḍng dơi (lignée), chủng loại (espèce), và thể loại (genre). Derrida minh xác đây là thảo luận về chữ “Geschlecht” chứ không phải về Geschlecht (Et il s’agit bien de “Geschlecht” (du mot pour sexe, race,….) et non du “Geschlecht”) nên đă để chữ này trong ngoặc kép “…”chủ ư giống như khi Derrida viết về Nietszche đă để trong “…” một số chữ quan trọng.
Geschlecht I&II được Derrida cho in lại trong tuyển văn Psyché: Inventions de l’autre I et II, nxb Galilée. Geschlecht I, Sự khác biết giới tính, sự khác biệt hữu thể luận là đóng góp của Derrida cho Cahiers de l’Herne số đặc biệt về Heidegger do Michel Haar chủ trương năm 1983; Geschlecht II:Bàn tay của Heidegger là bài thuyết tŕnh Derrida đọc trong cuộc hội thảo vào tháng Ba, 1985 do John Sallis tổ chức ở Loyola University Chicago. Chính tại cuộc hôi thảo này Derrida phát cho những hột thảo viên bản đánh máy Geschlech III tập trung phê phán quan niệm về ngôn ngữ trong thi ca của Heidegger qua thông diễn bài thơ Một Đêm Đông của Georg Trakl (Die Sprache im Gesdicht: Eine Erörterung von Georg Trakls Gedicht in trong tập Unterwegs zur Sprache). V́ Geschlech III chưa được xuất bản nên chúng tôi dùng tài liệu của David Farrell Krell trong quyển Daimon Life: Heidegger and Life-Philosophy. David Farrell Krell cũng là người đứng ra tổ chức cuộc hội thảo về Heidegger ở Essex năm 1986. Geschlech IV,Cái tai của Heidegger: Luận về triết học tranh biện (Philopolemology) in trong quyển Reading Heidegger: Commemorations do John Sallis biên tập.
(2) Tranh biện về “Geist” trong tư tưởng Heidegger được Derrida cho in thành sách Heidegger et la question: De l’esprit et autres essais, nxb Flammarion, 1987 [trong quyển này Derrida cũng cho in lại Geschlech I&II].
(3) Martin Heidegger, The Metaphysical Foundations of Logic, bản Anh ngữ của Michael Heim, Indiana University Press 1984. Đây là giáo tŕnh Mùa Hè 1928 của Heidegger ở đại học Marburg.
(4) Jacques Derrida, Heidegger et la question, 147: Tout se passe comme si, poursuivrait-on, une différence sexuelle n’était pas à hauteur de différence ontologique: aussi néglisable en somme, au regard de la question du sens de l’être, qu’une différence quelconque, une distinction determinée, un prédicat ontique.
(5) Martin Heidegger, The Metaphysical Foundations of Logic, 136-159.
(6) Jacques Derrida, Heidegger et la question, 151: Ce choix “terminologique” trouve sans doute sa justification profonde dans toute l’entreprise et dans tout le livre par l’explication d’un là et d’un être-là qu’aucune (presque aucune) autre prédétermination ne devrait commander. Mais cela n’ôte pas à cette proposition liminaire, à cette déclaration de nom son apparence décisoire, brutale et elliptique.
(7) Sđd, 152: La neutralité, c’est donc en premier lieu la neutralization de tout ce qui n’est pas le trait nu de ce rapport à soi, de cet intérêt pour son être propre au sens le plus large du mot “intérêt”.
(8) Sđd, 152-153: Si la neutralité du titre “Dasein” est essentielle, c’est justement parce que l’interprétation de cet étant – que nous sommes – doit être engagé avant et hors une concrétion de ce type. Le premier exemple de “concrétion”, ce serait donc l’appartenance à l’un ou à l’autre des sexes. Heidegger ne doute pas qu’ils soient deux: “Cette neutralité signifie aussi [je souligne, J.D.] que le Dasein n’est d’aucun des deux sexes (keines von beiden Geschlechtern ist).”
(9) Sđd, 155: “…on pouvait croire que la question de la différence sexuelle n’avait aucune chance d’être mesurée à la question du sens de l’être ou de la différence ontologique et que son congé même ne méritait aucun traitement privilégié.
Chữ kư của Jacques Derrida trên trang đầu (front page)
quyển Marges de la philosophie nhân dịp đến UC Irvine
đọc bài ‘Mémoires pour Paul de Man’ ngày 10 tháng 4, 1984.
(c̣n tiếp)
Đào trung đąo
http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html
©gio-o.com 2013