đào trung đĄO
Thông Diễn Luận
Martin HeideggeR
(33)
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14 Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, , Kỳ 39, , Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99, Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108, Kỳ 109, Kỳ 110,
Chữ/câu hướng dẫn cho chúng ta những gợi ư. Nói chung có hai loại gợi ư. Loại thứ nhất là thứ gợi ư đơn giản và đồng thời lại rất đầy đủ khiến chúng ta giao phó ḿnh cho gợi ư này dẫn dắt mà chẳng hề nghi ngại gợi ư này có một nghĩa khác. Loại gợi ư thứ hai gợi theo một cách khác là, ngay từ lúc đầu và một cách dai dẳng, bảo chúng ta quay trở lại tính chất hồ nghi nó cảnh báo chúng ta phải chống lại, và để chúng ta trước hết chỉ nên nghi ngờ điều khả ức (memorable) mà gợi ư vẫy tay bảo chúng ta đi tới, như một vấn đề đáng để suy nghĩ tuy dạng thức suy nghĩ phù hợp với điều này lại chưa có sẵn. Heidegger nói rơ ra: “Gợi ư của chữ/câu hướng dẫn thuộc loại sau, bởi bản chất của ngôn ngữ chúng ta đă biết quá rơ qua nhiều loại qui định tính chất khác nhau mà một cách rất khó khăn chúng ta mới tránh xa được. Nhưng sự tránh xa tách ḿnh ra khỏi này phải không là cưỡng bức bởi v́ truyền thống vẫn được coi là rất phong phú về chân lư. V́ vậy sự gợi ư trước hết bảo ta cần phải suy nghĩ về những quan niệm thông thường về ngôn ngữ, dù chỉ rất khái lược, nhưng điều cần thiết khi làm như vậy là phải có tiền-ư (forethought) đối với điều được chỉ ra bởi khu xóm của hai loại cất tiếng là thi ca và ngôn ngữ, đó là: làm trong tính chất cận kề (Nȁhe) như sự Cất Tiếng.” (WL:96). Những quan niệm thông thường này bắt nguồn từ Aristotle trong tác phẩm De Interpretatione đă cho rằng các chữ là những dấu hiệu/chỉ của các âm thanh, các âm thanh lại là những dấu hiệu/chỉ của những kinh nghiệm trí óc như ư tưởng hay khái niệm, và những khái niệm này đến lượt chúng lại là những dấu hiệu/ chỉ sự vật. Như thế mối quan hệ dấu hiệu/chỉ tạo nên bộ xương, cái sườn của cấu thức ngôn ngữ. Nhưng dù rằng Aristotle quả thực đă dùng chữ σεμεια/semeia/ dấu/hiệu chỉ nhưng đồng thời cũng có nói tới chữ sumbola/συμβολα/ kư hiệu và chữ όμοιώματα/homoiomata/ bản sao, h́nh ảnh,vẻ ngoài, nhưng về sau chữ dấu chỉ/hiệu được dùng theo một nghĩa khác hẳn với nghĩa gốc của Aristotle. Theo Heidegger, điều quan trọng ở đây là ta cần luôn luôn lưu ư chú tâm tới toàn bộ cấu trúc của những liên hệ dấu hiệu/chỉ bởi v́ cấu trúc này đă trở thành chuẩn đích cho tất cả những nghiên cứu về ngôn ngữ về sau dù cho những nghiên cứu này đă được cải biến rất nhiều. Ngôn ngữ được tŕnh bày trong những quan niệm này căn cứ trên âm thanh phát ra từ miệng. Tuy không đánh giá thấp yếu tố vật lư, khía cạnh cảm giác của ngôn ngữ và nghiêng về mặt ư nghĩa và nội dung ư nghĩa tức khía cạnh tinh thần, nhưng điều quan trọng ở đây là phải xét xem có phải, trong bất kỳ cách thức nào trong nhiều cách thức, cứu xét bản chất của ngôn ngữ chúng ta vừa nêu ra yếu tố vật lư của ngôn ngữ, tính chất phát âm và chữ viết đó có được kinh nghiệm một cách toàn thể rốt ráo hay không, việc liên kết âm thanh chỉ với thân xác hiểu theo sinh lư học có là đủ chưa, và lại c̣n đặt bản chất ngôn ngữ trong khung khổ của cảm giác được quan niệm một cách siêu h́nh như thế có chuẩn xác không. Sự phát âm và âm thanh dĩ nhiên là có thể được giải thích dựa trên sinh lư học như là sự sản xuất âm thanh, nhưng vấn đề đặt ra là phải chăng bản chất thực sự của âm thanh và giọng nói có bao giờ được kinh nghiệm và được giữ lại trước mắt ta không. Thay v́ làm được như vậy chúng ta lại được bảo hăy qui chiếu về ḥa âm và nhịp điệu trong ngôn ngữ và kế đó là về sự giống nhau về tính chất giữa bài ca và lời nói. Nhưng mối hiểm nguy nằm ngay ở việc đă hiểu ḥa âm và nhịp điệu theo tính toán kỹ thuật. Heidegger đưa một thí dụ: đơn giản như việc người Đức trong những vùng khác nhau có nhiều cách nói khác nhau, nghĩa là những kiểu miệng khác nhau, sự kiện này quan niệm sinh-vật-lư về bản chất ngôn ngữ chẳng bao giờ để ư tới. Những khác biệt này chẳng phải là duy nhất hay trước hết do những kiểu miệng có chuyển vận khác nhau của những cơ quan phát âm. Theo Heidegger sự khác biệt đó do “quang cảnh, nghĩa là do từ trái đất, nói trong những sự khác biệt đó, mỗi thời mỗi khác. Hơn nữa miệng không đơn giản chỉ là một loại cơ quan của thân thể hiểu như một bộ máy, nhưng thân thể và miệng là một phần của ḍng lưu chuyển và phát triển của trái đất trong đó con người sinh ra và từ nơi đó con người nhận được tính chất âm thanh của gốc rễ của ḿnh. Nếu chúng ta đánh mất trái đất, dĩ nhiên chúng ta cũng sẽ mất gốc rễ.” (WL:98-99) Thế nên, tuy những quan niệm sinh-vật-lư về bản chất của ngôn ngữ có tầm quan trọng nhất định nhưng lại không dẫn tới kết luận chỉ ra yếu tính của ngôn ngữ là ǵ.
Trích dẫn khổ thứ năm trong bài tụng ca “Germanien” của Hőlderlin:
Und Heimlich, da du trȁumtest, lieβ ich Và một cách bí mật, trong lúc ngươi nằm mơ, giữa trưa
Am Mittag scheidend die ein Freundeszeichen Ra đi tôi để lại sau một vật kỷ niệm của t́nh bạn
Die Blum des Mundes zurȕk und du redetest einsam Bông hoa của miệng sau lưng, và ngươi nóitrong cô đơn
Doch Fȕlle der golderen Worte sandtest du auch Nhưng ngươi, kẻ tràn ân sủng, cùng với những going sông
Glȕkseelige! Mit den Strőmen und sie quillen Gửi đi cả một kho báu những chữ vàng, và những chữ này
Unerschőpflich măi măi không ngừng nghỉ
In die Gegenden all. Đang đi vào mọi miền.
Heidegger chỉ ra quan niệm của Hőlderlin cho rằng ngôn ngữ là bông hoa của miệng, trong ngôn ngữ trái đất nở rộ hướng về sự rực rỡ của bầu trời. Heidegger viện dẫn thêm khổ đầu của bài bi ca “Tản bộ trong Quê Nhà” cũng của Hőlderlin như một chạm dừng chân trước khi tiếp tục bài thuyết tŕnh, Heidegger khuyên nhủ người nghe hăy suy nghĩ về những câu thơ trích dẫn của Hőlderlin để mai sau sẽ hiểu được tại sao bản chất của ngôn ngữ là Cất Tiếng. Tuy nhiên có một chữ thi sĩ nói về chữ ta không thể bỏ qua, chữ này ta sẽ nghe thấy khi chịu lắng nghe từ cuộc quần tụ của những câu thơ ở phần cuối trong khổ thứ năm của bài bi ca “Brod und Wein/Bánh ḿ và Rượu vang”:
So ist der Mensch, wenn da ist das Gut, und es Con người là như vậy, khi của cải có đó, và không kém
sorget mit Gaaben một thần linh trong
Selber ein Gott fȕr ihn, kennet und sieht er es nicht Kẻ dâng hắn một tặng phẩm, hắn vẫn đui mù,chẳng để ư.
Tragen muβ er, zuvor, nun aber nennt er sein Liebstes Ban đầu hắn phải đau đớn, nhưng giờ đây hắn đặt tên
cho sự sở hữu kho báu quí giá nhất của hắn
Nun, nun mȕssen dafȕr Worte, wie Blumen, entstehn. Bởi giờ đây kho báu nảy chữ giống như những bông hoa
nhảy tung ra sống động hắn phải kiếm t́m.
Trong thơ Hőlderlin chữ hiện ra trong vùng miền xác định trái đất và bầu trời là những vùng miền của thế giới và làm cho đất trời gặp gỡ nhau. Chữ như những đóa hoa, nhưng Heidegger không quên nhắc nhở chúng ta không nên hiểu lời của Hőlderlin như những ẩn dụ theo kiểu suy tưởng siêu h́nh. Nhân dịp này Heidegger cũng đưa ra phản bác quan niệm của Gottfriede Benn trong bài “Những vấn đề của Thơ Trữ t́nh” khi cho rằng chữ “như” không là một một nhận định quan yếu mà chỉ để lát đường cho sức căng của ngôn ngữ, và đó là một yếu kém của biến đổi sáng tạo. Theo Heidegger, lối giải thích này có thể có giá trị với phần đông thi sĩ lớn nhỏ nhưng không có giá trị đối với sự cất tiếng của Hőlderlin v́ Gottfriede Benn đă coi thi ca của Hőlderlin không là ǵ khác hơn một thứ “herbarium” tức là tập hợp những cây cỏ khô héo. Heidegger khẳng định: “Chữ, như những bông hoa, không phải là một “sự rạn nứt trong nhăn quan” nhưng là một sự tỉnh thức của tầm nh́n rộng khắp nhất; không có cái ǵ được “viện dẫn” ở đây cả, nhưng ngược lại chữ được trao trả lại trong sự ǵn giữ cội nguồn hữu của chữ. Ở đây không thiếu một “nhận định tiên khởi,” bởi v́ ở đây chữ được đem thẳng ra từ việc thu nhận nó; cũng không có “sự yếu kém của biến đổi sáng tạo” nhưng là sức mạnh nhu ḥa của khả năng nghe của riêng ḿnh và hồn nhiên.” (WL:100-101). Heidegger nại vào thơ của Hőlderlin để bảo lưu quan niệm sự cất tiếng của ngôn ngữ cấu trúc vùng/miền như thế giới, thế-giới-tứ-lĩnh (Geviert) gồm trời/thiên và đất/địa, con người/nhân và thần linh/thần [thiên-địa-nhân-thần]. Cũng cần nhắc lại khi thông diễn bài thơ Ein Winterabend/Một Đêm Đông của G. Tralk thế-giới-tứ-lĩnh do ngôn ngữ gọi sự vật ra và đặt tên, quần tụ mọi vật trong bốn vùng trời và đất, thần và người, nghĩa là ngôn ngữ gọi tên mọi vật để bốn vùng/tứ lĩnh xuất hiện và ở giữa con người. Sự quần tụ và cho/để ở giữa này Heidegger gọi là das Dingen der Dinge, và thế giới là tứ lĩnh hợp phối để cư ngụ do sự “cầu đảo” của ngôn ngữ. Trong bài diễn thuyết thứ ba này Heidegger nói rơ hơn: trong cất tiếng của ngôn ngữ thế giới được làm cho xuất hiện, sự cất tiếng của ngôn ngữ ḥa hợp những kích thước/chiều kích của cấu trúc thế giới và ḥa tấu những kích thuớc này trong một bản đồng ca: “Âm thanh của ngôn ngữ, tính chất trái đất của ngôn ngữ được giữ lại với bản ḥa âm phối hợp những vùng miền của cấu trúc thế giới, tŕnh tấu chúng trong một bản đồng ca.” (WL:101). Vẫn biết rằng tất cả những điều vừa tŕnh bày nghe có vẻ lạ lẫm và tối tăm nhưng sự chỉ dẫn này cốt nhắm tới những hiện tượng rất đơn giản. Chúng ta có thể thấy những hiện tượng này một khi chúng ta chú ư hơn vào con đường trên mọi ngả chúng ta ở trong khu xóm của những dạng thức Cất Tiếng trong đó thi ca và tư tưởng là hai dạng thức ưu việt nhất. Khu xóm của thi ca và tư tưởng không phải do t́nh cờ mà có, hay từ một nơi nào khác đến như thể thi ca và tư tưởng tự chúng có thể là chúng như vậy dù rằng chúng tách rời khỏi khu xóm. Như đă nói ở trên, khu xóm không trước hết tạo ra sự cận kề (Nȁhe), nhưng đúng ra sự cận kề tạo ra khu xóm. Vậy cận kề nghĩa là ǵ?
Muốn trả lời câu hỏi này theo Heidegger chúng ta phải cam kết theo đuổi một con đường tư tưởng dài. Nhưng trong hoàn cảnh hiện tại của bài thuyết tŕnh, chúng ta chỉ thể bước một vài bước. Nhưng những bước này không đưa chúng ta tiến tới mà là quay trở lại nơi chúng ta đă ở đấy. Những buớc này không tạo thành một chuỗi lần lượt từ nơi này đến nơi kia. Hơn nữa những bước này không những không theo một chuỗi tuần tự mà luôn luôn tới lui hướng tâm tới cùng một sự việc/vật. Đó là chuyển động của tư tưởng trên ṿng tṛn thông diễn như Heidegger mô tả: “Cái thoạt nh́n tưởng như một sự giật lùi thật ra là chuyển động hiện thời riêng biệt trên con đường và nhờ con đường này khu xóm được xác định. Và đó là sự cận kề.” (WL:102) Luận bàn về khái niệm gần/cận kề và xa/cách khoảng Heidegger không quên nh́n sang những khái niệm này trong khoa học hiện đại. Tuy trong đời sống hàng ngày chúng ta quá quen thuộc với sự đối nghịch gần/xa như sự khác biệt về độ lớn khoảng cách giữa hai đối tượng, và sự đo đạc khoảng cách xa gần bằng thước đo có những đơn vị đếm được. Khi dùng cái thước để đo khoảng cách xa hay gần như vậy chúng ta đă đi theo sự tuần tự thời gian, và khoảng không gian từ bên này qua bên kia (kế bên, phía trước, phía sau, phía trên, phía dưới) của những điểm nơi này nơi kia tức là không gian. Đối với đầu óc đang tính toán th́ không gian và thời gian được coi như những thông số đối với việc đo đạc sự gần hay xa và những thông số này là những khoảng cách tĩnh (bất động). Heidegger cho rằng khoa học hiện đại, kể cả thuyết tương tối, lư thuyết lượng tử, lẫn vật lư nguyên tử với những phương pháp đo lường không gian và thời gian đă không thay đổi được ǵ tính chất thông số của không gian và thời gian, nhưng điều quan trọng ở đây là gần/xa được đo đạc khoảng cách không gian và thời gian quan niệm như những thông số không thể đem áp dụng vào khái niệm cận kề và khu xóm v́ không thể trải nghiệm được hai tính chất này. Theo Heidegger: “Tính chất cận kề khu xóm không tùy thuộc vào quan hệ không-thời-gian. Tính chất cận kề do đó, trong bản chất của nó, nằm ngoài và độc lập với không gian và thời gian.” (WL103) Con người sống cận kề nhau không cần quan hệ nhau, ở cạnh nhau, nhưng mối quan hệ giữa con người với nhau là sự chạm mặt. Trong những bài thuyết tŕnh này chúng ta giới hạn việc mặt-chạm-mặt chỉ trong khu xóm cùa thi ca và tư tưởng như những dạng thức cất tiếng. Heidegger đề nghị từ nay hăy để ngỏ vấn đề xem sự giới hạn này là một hạn chế hay một là sự tháo bỏ tuy rằng hiện hữu mặt-đối-mặt với nhau có nguồn gốc từ rất xa xưa, sự kiện này phát sinh từ khoảng cách giữa đất và trời, thần và người vươn tới gặp gỡ nhau. Heidegger viện dẫn Goethe và Mőrike là những người đă rất ưa dùng câu nói “mặt-đối-mặt người/vật này với người/vật kia” không chỉ với con người mà cả với mọi vật trong thế giới nữa. Heidegger khuyến cáo: để có được kinh nghiệm về mặt-đối-mặt của tất cả mọi sự vật theo cách phơi mở, vươn tới nhau, vẫn giữ được ta là ta, canh giữ cho nhau như một che phủ, trước hết ta phải vứt bỏ cái khung tính toán trong đầu. “Chuyển vận nằm trong tâm điểm của bốn vùng thế giới, cái chuyển động làm cho các vùng vươn tới nhau và ôm giữ các vùng trong sự gần gũi của khoảng cách của từng vùng chính là tính chất cận kề. Chuyển vận này lót đường cho hữu mặt-chạm-mặt (das Gegen-einander-ȕber). Heidegger gọi sự cận kề về phương diện này của chuyển vận đó là “Nahnis/tính chất bên nhau. ” (WL104) Chữ “tính chất bên nhau” thoạt nh́n có vẻ như được sáng chế ra, nhưng sự thực chữ này nảy phát sinh từ chính vấn đề trong kinh nghiệm tư tưởng, kinh nghiệm này có thể được lập lại tùy ư muốn, và chữ này cũng tương tự như những chữ “tính chất hoang dă” gốc từ chữ “hoang dă” mà ra hay “tính chất giống nhau” lấy từ chữ “giống nhau”. Bản chất bền vững của cận kề không phải là khoảng nứt ở giữa nhưng là chuyển vận lót đường cho mặt-chạm-mặt của bốn vùng thế giới của thế-giới-tứ-lĩnh. Chuyển vận này là tính chất cận kề trong bản chất của gần bên. Sự cận kề nguyên ủy này không thể nào luận bàn xa hơn nữa, và không gian thời gian quan niệm như những thông số không thể đem sự cận kề này gần lại chúng ta hơn hay đo lường sự cận kề này được. Heidegger cho rằng kể cả quan niệm của Aristotle về thời gian lẫn quan niệm “cổ điển” về không gian đều không thể cho chúng ta tiếp cận được bản chất của sự cận kề bởi cả hai quan niệm này đểu loại bỏ khả năng có sự mặt-chạm-mặt. Chính v́ lư do này mà ta có thể nói rằng với những tương quan đơn giản ngầm chứa trong sự cận kề nguyên ủy th́ kiểu suy nghĩ tính toán đo đạc măi măi hoàn toàn không thể tiếp cận được.
Sau khi phản bác quan niệm về không gian và thời gian trong triết học cổ điển cũng như trong khoa học hiện đại đă bất lực trong việc t́m hiểu bản chất của sự cận kề Heidegger kết luận bài thuyết tŕnh bằng cách đưa ra một quan niệm thời gian mới, có tính nguyên ủy: “Về thời gian ta có thể nói: thời thời gian hóa (Zeit zeitigt.) Về không gian ta có thể nói: không gian không gian hóa (Raum rȁumt.” (WL:106) Nh́n nhận kiểu nói như vậy thật ngang ngược đối với lối nói thông thường nhưng Heidegger cho rằng chúng ta có thể học hỏi để hiểu và thấy giá trị của những khái niệm này nếu chúng ta có thể tiến tới một kinh nghiệm tư tưởng về nhất tính (identity). Heidegger giải thích: “Zeit zeitigt/ thời gian thời gian hóa – nghĩa là, làm cho chín mùi, làm cho dâng/nổi lên và lớn lên. Đúng thời là cái ǵ trồi/mọc lên trong sự dâng/nổi lên. Vậy thời gian thời gian hóa là ǵ? Là cái xảy ra đồng thời (das Gleich-Zeitige), nghĩa là, cái dâng/nổi lên cùng với thời của nó. Và cái đó là ǵ vậy? Từ lâu chúng ta đă biết đó là cái ǵ, nhưng chúng ta không nghĩ về điều này như là thời gian trôi qua (timing). Thời gian thời gian hóa cùng lúc (das Gleich-Zeitige der Zeit) : cái đă-qua, hiện tại (Anwesenheit), và cái lúc này đang chờ đợi (Gegen-Wart) gặp gỡ chúng ta và thường được gọi là tương lai. Thời gian cần được hiểu trong hợp nhất quá khứ-hiện tại-tương lai. Thời gian trong sự diễn ra/trôi qua trong thời gian của nó cuốn hút phấn kích chúng ta (entrȕckt uns) vào trong ngưỡng đồng thời của nó, do đó chuyển dịch chúng ta trong khi tŕnh ra cho chúng ta thấy sự phơi mở của cái hiện hữu trong cùng một thời gian, tính chất là một (oneness) của cái đă-là, hiện tại, và thời khắc hiên nay chờ đợi gặp gỡ. Bằng cách chuyển dịch chúng ta và đem đến phía chúng ta, thời gian di chuyển cái do đồng-thời-tính nhượng bộ và quăng mở về phía ḿnh trên lộ tŕnh của nó: không gian-thời gian (Zeit-Raum). Nhưng tự nó thời gian, trong cái toàn thể của bản chất của nó, không di chuyển: thời gian ngưng nghỉ trong sự tĩnh lặng.” (WL:106). Tương tự như vậy về không gian: không gian không gian hóa, ném mở tính chất vị trí và nơi chốn, làm trống chỗ của chúng và đồng thời cho không chúng tất cả mọi sự vật và nhận được cài ǵ đồng thời như không gian-thời gian. Không gian cũng ngưng nghỉ trong tĩnh lặng. Sự di dời và đem tới cho chúng ta của thời gian, và sự ném mở, nhận và thả của không gian – tất cả cùng thuộc về cái Cùng Một, cuộc diễn/cờ của tĩnh lặng (das Spiel der Stille), là một cái ǵ đó ở đây chúng ta không thể suy nghĩ xa hơn nữa. Cái Cùng Một giữ thời gian và không gian thu tập trong bản chất của chúng có thể được gọi là phạm vi tự do của thời-không (Zeit-Spiel-Raum), nghĩa là, cái thời gian-không gian đă cho mọi sự vật phạm vi tự do. Thời gian diễn ra và không gian mở ra, cái Cùng Một chuyển dịch sự chạm mặt của bốn vùng/miền thế giới: đất và trời, thần và người – cuộc diễn của thế giới (das Weltspiel).” (WL:106)
Trước khi kết thúc Heidegger đặt câu hỏi: điều vừa được chỉ ra có nói lên được ǵ về bản chất của ngôn ngữ không? Có: làm chúng ta đối diện với một khả tính chịu đựng một kinh nghiệm với ngôn ngữ, sao cho mối quan hệ của chúng ta với ngôn ngữ trong tương lai sẽ trở thành đáng ghi nhớ, đáng suy tưởng. Nhưng chúng ta đă với tới một khả tính như vậy chưa? Heidegger lập lại: nói có nghĩa là tŕnh ra, làm xuất hiện, là đề nghị chiếu sáng-che dấu-buông thả thế giới và sự cận kề tự thể hiện như sự chuyển dịch trong đó bốn vùng của thế giới gặp mặt nhau. Từ đó bật ra một khả tính nh́n xem Cất Tiếng, như hữu của ngôn ngữ, ṿng lại đi vào sự có mặt của cận kề ra sao. Xét một cách thầm lặng thôi cũng thấy tính cận kề và Cất Tiếng, hữu của bản chất bền bỉ của ngôn ngữ, cùng là Một. Do đó ngôn ngữ không chỉ là một khả năng của con người hay một “sự vật” con người có thể có một mối liên hệ giữa con người và ngôn ngữ. Tính chất của ngôn ngữ thuộc về chính tính chất của chuyển động của sự gặp gỡ mặt-đối-mặt của bốn vùng thế giới. Cũng từ đó ta có thể rút ra kết luận: Ngôn ngữ là, như sự chuyển vận thế giới của Cất Tiếng, mối tương quan/hệ của tất cả mọi tương quan/hệ. Ngôn ngữ liên hệ, duy tŕ, đón chào, và làm phong phú cuộc gặp mặt của bốn vùng thế giới, nắm chặt và giữ chúng lại, trong việc tự nó ngôn ngữ giữ ḿnh lại – Cất Tiếng – trong kho dự trữ. Tự dự trữ kiểu này ngôn ngữ quan tâm tới chúng ta những con người thuộc về bốn miền/vùng thế giới, và chúng ta chỉ thực sự nói khi chúng ta đáp lời ngôn ngữ. Khi đă nhận rằng chuyển động giữ vững bốn vùng/miền thế giới duy nhất trong sự cận kề của sự gặp gỡ mặt-đối-mặt trong Cất Tiếng, tất nhiên chỉ có Cất Tiếng ban bố cho cái chúng ta gọi bằng một con chữ nhỏ xíu “hữu/là ”, Cất Tiếng buông “là” vào trong sự tự do được thắp sáng, và thêm nữa, vào trong sự an ninh của tính khả tưởng của nó. Một khi chữ này đă được buông thả chúng ta có thể lập lại chữ “hữu/là này theo cất tiếng nguyên ủy của chính ngôn ngữ.
“Cất tiếng như một chuyển động mở đường của bốn vùng thế giới, qui tụ mọi sự vật vào trong sự cận kề của cuộc gặp gỡ mặt-đối-mặt, và làm như vậy một cách lặng lẽ, cũng lặng lẽ như thời gian thời gian hóa, không gian không gian hóa, lặng lẽ như cuộc diễn cùa thời-không được khởi hoạt.” (WL:108) Heidegger đăt tên cho tiếng gọi qui tụ đó là sự rung vang của tĩnh lặng, tức là ngôn ngữ của Hữu.
Để kết thúc bài thuyết tŕnh Heidegger quay lại với câu thơ của Stefan George “Kein ding sei wo das wort gebricht/ Nơi nào chữ biến mất th́ không vật/cái ǵ có thể hiện hữu” để nhắc nhở thính giả rằng câu thơ này để lại dư vị khiến ta phải suy nghĩ về ư nghĩa của “một sự vật là” cũng như mối tương quan của con chữ được cất tiếng bởi chữ này không thiếu mất chữ “là/hữu”. Nay ở trong khu xóm của thi ca và tư tưởng Heidegger cho rằng chúng ta giả thiết có thể coi câu thơ trên theo cách khác là: “Một chữ “là/hữu nổi hiện nơi chữ biến mất.” Biến mất ở đây có nghĩa con chữ cất tiếng trở lại trong tính chất vô âm, quay trở lại nơi nó được thừa nhận: trong sự rung vang của tĩnh lặng, như Cất Tiếng, chuyển dịch bốn vùng thế giới vào cận kề. Và chính sự biến mất của con chữ là bước trở lại thật sự trên con đường tư tưởng.
(c̣n tiếp)
đào trung đĄO
gio-o.com 2011