đào trung đąo
Thông Diễn Luận
Martin Heidegger
triết học nhiều kỳ
(52)
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14 Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, , Kỳ 39, , Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99, Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108, Kỳ 109, Kỳ 110,
Khi xét những điểm tương đồng (do ảnh hưởng) và dị biệt (sửa đổi, chuyển hướng) giữa Gadamer với Heidegger về thông diễn luận ta có thể khởi đẩu từ điểm mấu chốt sau đây: Gadamer có tham vọng xây dựng thông diễn luận triết học (philosophical hermeneutics) của ḿnh bằng cách nỗ lực kết nối hai giai đoạn tư tưởng thông diễn luận của Heidegger với nhau: Heidegger của những giáo tŕnh trong thập niên 20s kết thúc với Heidegger của Sein und Zeit và Heidegger sau “bước ngoặt” kể từ Der Ursprung des Kunstwerkes/Nguồn gốc của Công tŕnh Nghệ thuật và những bài thuyết tŕnh và khảo luận về ngôn ngữ sau đó, một việc Heidegger đă không thực hiện. Chứng cớ là từ sau “bước ngoặt” Heidegger không c̣n nhắc đến từ thông diễn luận nữa.
Quả thật nếu muốn truy t́m dầy đủ những vết tích của Heidegger trong toàn bộ các văn bản của Gadamer th́ phải viết cả một quyển sách dày. Thế nên, trong khuôn khổ phần này chúng tôi chỉ có thể khái lược nêu ra những chỉ dẫn khởi đầu và nói đến những điểm quan trọng nhất giới hạn trong việc khảo sát như đă nói ở phần trên: Wahrheit und Methode/Chân lư và Phương pháp, kế tiếp là bài “”Zur Einführung”(1959) viết cho loạt bài thuyết tŕnh Der Ursprung des Kunstwerkes/Nguồn gốc của Công tŕnh Nghệ thuật của Heidegger, bài Tựa cho lần tái bản quyển Wahrheit und Methode (1964), bài Text und Interpretation/Bản văn và Diễn giải (1981), và sau hết là Thư gửi Dallmay”(1985) và “Destrucktion und Dekonstruktion/Giải cấu và Hủy tạo”(1985).
Wahrheit und Methode/Chân lư và Phương pháp là một tác phẩm đồ sộ và khó đọc đối với giới không chuyên môn về triết. Để thực hiện tham vọng xây dựng một thông diễn luận triết học Gadamer không thể không trở lại truy cứu lịch sử thông diễn luận Đức ít ra kể từ Schleiermacher, von Humboldt, Droysen, Boeckh, nhất là quan niệm về thông diễn luận của Dilthey. Nhưng điều khiến cho Wahrheit und Methode trở thành khó tiếp cận nhưng cũng lại là ưu điểm (sự phong phú) của tác phẩm là ở chỗ Gadamer đă đặt chủ đề thông diễn luận trong toàn cảnh truyền thống của vấn đề cung cấp cơ sở phương pháp cho khoa học nhân văn, chủ đề chính yếu Dilthey đă đặt ra và có tham vọng giải quyết nhưng không hoàn thành. Đây là một vấn đề rất phức tạp, cho đến nay vẫn c̣n được tranh căi v́ có một số nan đề được đặt ra. Chẳng hạn, phương pháp của khoa học nhân văn có thể rút ra từ phương pháp của khoa học thiên nhiên không, phương pháp của khoa học nhân văn được đặt cơ sở trên luận lư học, tâm lư học hay tri thức luận… Kể từ sau Dilthey vấn đề không phải là hoàn chỉnh một lư thuyết về tri thức của khoa học nhân văn nữa mà là tranh luận về giả thiết nền tảng của sự khả hữu của một phương pháp luận riêng của các khoa học nhân văn có khả năng cạnh tranh với phương pháp của các khoa học tự nhiên. Trong công tŕnh của Dilthey giải pháp là: thông diễn luận được hiểu là một trong những lư thuyết về tri thức cho nên tranh luận về minh giải và nhận thức có thể giới hạn vào tranh luận về phương pháp (Methodenstreit). Chính ở dây Gadamer đă tiếp nhận quan điểm của Heidegger: nỗ lực của Heidegger giải cấu các công tŕnh tri thức luận đă chỉ ra rằng nằm bên dưới tri thức luận là những điều kiện hữu thể học. Thế nên, để hiểu rơ bản chất của nhận thức và diễn giải, tri thức luận phải nhường chỗ cho hữu thể học nền tảng. Nay thay v́ đặt câu hỏi “ta hiểu biết như thế nào” câu hỏi sẽ là “ hữu của cái hữu chỉ hiện thể trong nhận thức của chúng ta là dạng thức nào?” Đây có thể coi là cuộc cách mạng Copernic lần thứ hai trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Từ cơ sở hữu thể học này Gadamer đưa ra kết luận: thông diễn luận không phải là một phương pháp dùng cho các khoa học nhân văn.
Như trên đă nói Wahrheit und Methode khó đọc v́ Gadamer đă mở đầu Phần I “Vấn đề Chân lư như xuất hiện trong Kinh nghiệm Nghệ thuật” để đưa ra quan niệm chân lư đặt cơ sở trên hữu thể học nhằm phá bỏ những quan điểm xưa nay về phán đoán mỹ học, nhất là quan niệm chủ thể hóa mỹ học từ sau Kant. Trong phần này ảnh hưởng của Heidegger trong Der Ursprung des Kunstwerkes/ rất rơ rệt. Theo Richard E. Palmer: “Thật là rơ ràng trong Wahrheit und Methode Gadamer không chỉ tiếp nối dự án của Heidegger thôi; đúng ra ông ta có quan điểm riêng, dự án, và đóng góp của riêng ḿnh nữa. Dự án của ông ta là, bằng cách sử dụng Heidegger, phục hồi chân lư trong nghệ thuật và văn chương, và tấn công “việc chủ thể hóa mỹ học kể từ Kant”, nói đúng ra là tấn công khoa mỹ học. Đó là một dự án tấn công chủ nghĩa duy khách quan khoa học trong lịch sử và trong những khoa học nhân văn, bảo vệ giá trị của những công tŕnh cổ điển và truyền thống nhân bản nhằm chống lại một năo trạng đă được đúc khuôn bởi phong trào Khai minh hạ bệ truyền thống. Đó là một dự án nhằm trưng ra rằng Aristotle là hợp thời và quan trọng (cũng như Heidegger đă luận bàn) và khai phá việc áp dụng t́m thấy trong thông diễn pháp lư. Trong bản văn của Gadamer dường như Heidegger bị nhốt trong chính cái truyền thống triết học mà ông ấy đă tin rằng đă dắt lầm đường một cách dứt khóat.” (Question of Hermeneutics/Gadamer and Derrida, trang 261). Để thấy rơ hơn ảnh hưởng của Heidegger tŕnh bày trong Der Ursprung des Kunstwerkes chúng ta cần quay lại quan điểm này. Một cách thật tóm lược, trong Sein und Zeit Heidegger đă quay ngược vấn đề nhận thức khi cho rằng ư nghĩa của hữu xuất phát từ việc soi chiếu cái Tại (Da) của Dasein, tức là đi từ kiện tính. Cách đảo này được tiếp nối trong việc giải thích nguồn gốc của nghệ thuật: nếu như trước đây người ta vẫn quanh quẩn t́m nguồn gốc của nghệ thuật từ chù quan tính của nghệ sĩ th́ nay Heidegger đảo ngược cách nh́n khi cho rằng chính nghệ thuật (Kunst) là nguồn gốc công tŕnh nghệ thuật. Sự đảo ngược này biến đổi, tác động trên người diễn giải nghệ thuật, chứa đựng sự thật/chân lư “xảy đến” tới người diễn giải. Trong “thế giới” của sự diễn giải này Trái Đất là một cái ǵ đó tự trụ và rồi nổi lên/hiện bày, tự khai mở. Một tác phẩm nghệ thuật là sự phơi mở hữu của những chất liệu tạo thành theo một cách thế những đối tượng-không-phải-nghệ thuật không thể làm được. Trong bài ”Zur Einführung” nhập đề cho Der Ursprung des Kunstwerkes Gadamer sau khi cho rằng bài luận văn này của Heidegger là một nỗi kinh ngạc lớn vào tạo nên một “Xúc động triết lư” (eine philosophische Sensation) v́ tuy ư niệm “thế giới” đă từng là một phần trong tư tưởng Heidegger trong Sein und Zeit, - những sự vật trong thế giới được cho chúng ta như sẵn-trong-tầm-tay (zuhanden) trước khi trở thành có-mặt-sẵn-sàng (vorhanden) như những đối tượng, và trong nghệ thuật rơ ràng nghệ thuật nằm trong phạm vi của zuhanden, tuy trong Sein und Zeit Heidegger không khai triển chủ đề này. Nhưng Gadamer kinh ngạc v́ trong Der Ursprung des Kunstwerkes Heidegger đưa ra một ư niệm đối nghịch với Thế giới là Trái đất. Vào giai đoạn này Gadamer đă không t́m thấy mối liên hệ giữa Thế giới và Trái đất v́ chưa hiểu rơ quan niệm thế giới tứ lănh (das Geviert: trời-đất-thần-người) của Heidegger cho nên đă phê phán Trái đất là một ư niệm có một cái quầng huyền thoại và ngộ đạo (ein mythischer und gnostischer Urlaut), cái quầng ṿng quanh này bắt nguồn từ thi ca của Hölderlin mà Gadamer cho rằng vào thời điểm đó Heidegger đă say mê mănh liệt. Nhưng Gadamer cũng ghi nhận rằng tuy Hiện thể/ Dasein chỉ ra khuynh năng có tính chất hữu thể học (Befindlichkeit) biểu trưng cho một giới hạn tột cùng sự tự-nhận thức có tính chất lịch sử của Dasein không thể vượt qua được. Cũng theo Gadamaer, trong viễn tượng của Sein und Zeit, không có cách chi ta có thể đi từ ư niệm Befindlichkeit sang một ư niệm như ư niệm Trái đất được. Và nhiệm vụ c̣n lại của Der Ursprung des Kunstwerkes là cung cấp mối liên hệ đó: Trái đất là một “thành tố qui định thiết yếu của hữu của công tŕnh nghệ thuật.” Tuy nhiên, trong một bài nói chuyện ở Freiburg ngày 16 tháng Chạp năm 1977 Gadamer đă nhấn mạnh đến sự kiện Heidegger đă lấy Trái đất làm chủ đề suy tưởng triết học này có tính chất một sự khai thông trong tư tưởng của Heidegger cũng như trong toàn bộ triết học đương đại.
(c̣n tiếp)
đào trung đạo
http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html
©gio-o.com 2012