đào trung đạo
Thông Diễn Luận
Martin Heidegger
(41)
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14 Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, , Kỳ 39, , Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99, Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108, Kỳ 109, Kỳ 110,
Trước khi đi vào những vấn đề căn cốt đặt ra trong Die Grundprobleme der Phänomenologie chúng ta hăy trở lại với §83 “Phân tích hiện hữu-thời tính (existential-temporal) Hiện thể, và vấn đề hữu thể luận nền tảng về ư nghĩa của Hữu nói chung” trong Sein und Zeit v́ phần này được coi là chuyển tiếp từ Phân mục 2 trong Sein und Zeit sang Phân mục 3 là quyển Grundprobleme. “Phân tích hiện hữu-thời tính Hiện thể” đă hoàn thành trong Phân mục 1 và 2. Cho nên “và vấn đề hữu thể luận nền tảng về ư nghĩa của Hữu nói chung” là nhiệm vụ của Phân mục 3, tức của Grundprobleme. Xin nhắc lại mục tiêu của Sein und Zeit là thông qua tŕnh bày sự tạo lập Hữu của Hiện thể nhắm mục đích chuẩn bị cho vấn đề Hữu nói chung. “Tuy nhiên phân tích hiện sinh trước hết cần ánh sáng của khái niệm Hữu nói chung, khái niệm này trước hết phải được minh giải. Điều này đặc biệt quan trọng nếu chúng ta gắn bó với nguyên lư chúng ta đă nói rơ trong phần nhập đề của chúng ta như một nguyên lư nhờ đó bất kỳ một sự khảo cứu triết học nào cũng sẽ được lượng định: nguyên lư đó là: triết lư “là hữu thể học hiện tượng luận phổ quát”, và hữu thể học này lấy điểm khởi hành từ thông diễn Hiện thể, thông diễn được coi như một phân tích hiện sinh đă tức thời được dùng làm sợi dây hướng dẫn cho mọi khảo cứu triết học chính ở điểm nơi nghiên cứu triết học xuất hiện và quay trở lại.” (GA2:436; R&M:487). Heidegger cho rằng luận điểm này không phải là một giáo đ́ều vơ đoán nhưng là một phát biểu có hệ thống vấn đề của nguyên lư hiện vẫn c̣n bị “che phủ” đó là: liệu ta có thể cung cấp những nền tảng hữu thể luận (ontological grounds) cho hữu thể luận không, hay nguyên lư này cũng đ̣i hỏi một nền tảng thể tính (ontical foundation)? Ở những ḍng cuối của Sein und Zeit Heidegger cũng nh́n nhận dù rằng sự phân biệt giữa Hữu của Hiện thể hiện sinh với Hữu của những thực thể như Thực tại có vẻ tỏa sáng soi đường nhưng đó vẫn chỉ là điểm khởi hành cho vấn nạn hữu thể học. Như vậy Hiedegger cũng đă hiểu rằng sự khác biệt về hữu thể luận (ontological difference) là một vấn đề cần được giải quyết. Thế nên với khởi điểm là sự khác biệt này trong đoạn cuối của §83 Heidegger cho rằng vấn đề ư nghĩa của Hữu nói chung là nhiệm vụ chung quyết của Sein und Zeit. Phân mục 3 có nhiệm vụ làm công việc tŕnh bày theo hiện tượng luận “một cách thế nguyên ủy của việc thời gian hóa chính thời gian thăng xuất” và cách thế này phải tự nó tŕnh ra được như một cách thế thời gian hóa làm cho “sự phóng chiếu thăng xuất” khả hữu. Nói cách khác phải làm sao chứng minh được thời gian hóa thời gian thăng xuất khởi từ một cách thế của thời gian nguyên ủy dẫn tới ư nghĩa của Hữu như thế nào, nghĩa là đứng trên quan điểm hiện tượng luận thời gian nguyên ủy này chứng tỏ được là chân trời cung phát tất cả những tính chất và dạng thức của hữu và những tùy thuộc của chúng vào ư nghĩa thời gian của chúng.
[Phụ chú: Trong phần Nhập đề giáo tŕnh Prolegomena zur Geschichte der Zeitbegriffs Heidegger qua việc giải thích tựa đề của giáo tŕnh “Khái luận cho Hiện tượng luận về Lịch sử và Thiên nhiên” đă nêu rơ quan niệm những khoa học thiên nhiên và lịch sử/nhân văn phải được đặt trên cơ sở của Hữu thể luận nền tảng là khoa học về hữu, lư do v́ những khoa học này có đối tượng là (những) hữu và đối tượng này chưa bao giờ được đặt thành vấn đề, nghĩa là đối tượng của các khoa học chỉ là hữu chứ không phải Hữu nói chung, và v́ vậy chưa đạt tới thực tại chân thực. Chẳng hạn khoa sử học chưa bao giờ đưa ra được “xác nhận có phải tri thức sử học về thực tại lịch sử có bao giờ giúp chúng ta nh́n lịch sử trong sử tính của lịch sử” không. Chính v́ ư nghĩa của Hữu là Thời cho nên đề tựa của giáo tŕnh đúng ra là “Khái luận về Lịch sử Ư niệm Thời gian”.]
Trong §1 của phần Nhập đề Die Grundprobleme der Phänomenologie Heidegger chỉ rơ “Giáo tŕnh này đặt cho chính nó nhiệm vụ nêu ra những vấn đề căn bản của hiện tượng luận, nghiên cứu kỹ lưỡng những vấn đề này, và từ đó, trong một mức độ nào đó, đi tới giải đáp cho những vấn đề này. Hiện tượng luận phải triển khai ư niệm của nó từ cái ǵ nó lấy làm chủ đề và truy t́m đối tượng của nó ra sao. Những nhận xét của chúng ta được hướng về nội dung gắn liền và những tương quan nội tại có hệ thống của những vấn đề căn bản. Mục tiêu là hoàn tất việc minh giải căn bản những vấn đề này.” (The Basic Problems of Phenomenology, bản Anh ngữ của Albert Hofstadter trang 1-2). Bỏ sang một bên những vấn đề xoay quanh những hoàn cảnh lịch sử của trào lưu triết học được gọi là hiện tượng luận Heidegger chỉ giới hạn vào việc xem xét hiện tượng luận giải quyết chính chủ đề của nó ra sao và “Điểm chính yếu trong giáo tŕnh này không phải để thủ đắc một sự hiểu biết nào đó về triết học mà là làm sao có thể triết lư.” Cần nhấn mạn điểm quan trọng đối với Heidegger: đến với triết học không phải để thu thập kiến thức nhưng để triết lư, để tư tưởng. Như chúng ta đă biết Heidegger coi hiện tượng luận là phương pháp của Hữu thể luận nền tảng. Trả lời câu hỏi “làm thế nào chúng ta tiến tới những vấn đề căn bản?” Heidegger trả lời: “Không trực tiếp nhưng bằng đường ṿng thảo luận một số vấn đề cá biệt” để từ đó nhận ra những vấn đề căn bản và định rơ sự liên kết nội tại có hệ thống của những vấn đề này. Dàn bài giáo tŕnh được Heidegger tạm thời đưa ra: 1. Khảo sát hiện tượng luận cụ thể dẫn tới những vấn đề căn bản; 2. Những vấn đề căn bản của hiện tượng luận trong trật tự hệ thống và nền tảng; 3. Đường lối khoa học để giải quyết những vấn đề này và khái niệm về hiện tượng luận. Sau khi đă quyết định chọn con đường đi từ những vấn đề cá biệt để tiến tới những vấn đề căn bản Heidegger đặt câu hỏi: từ điểm khởi hành nào? Làm sao chọn lựa và khoanh vùng những vấn đề cá biệt? T́nh cờ hay vơ đoán? Để tránh t́nh trạng này Heidegger đề nghị cần có lời dẫn nhập đưa tới những vấn đề cá biệt. Có thể nào rút từ những vấn đề hiện tượng luận cá biệt cụ thể từ khái niệm về hiện tượng luận không? Nhưng theo Heidegger con đường này đă khép chặt cho nên việc t́m ra những vấn đề cá biệt cụ thể không cần trước hết phải qua khái niệm hiện tượng luận là ǵ. Thay vào đó hăy làm quen với với cái mà thời thượng vẫn được cho là “hiện tượng luận.” Quả thực, ngay trong nội bộ nghiên cứu hiện tượng luận người ta đă đưa ra nhiều định nghĩa cũng như bản chất hiện tượng luận khác nhau. Nhưng dù cho người ta có đi đến một sự đồng ư về một định nghĩa hiện tượng luận th́ quả thực chưa hẳn việc này sẽ dẫn tới những vấn đề cụ thể được chọn ra, bởi chúng ta phải trước hết biết chắc rằng việc khảo cứu hiện tượng luận ngày nay có đă tiến tới được trung tâm của những vấn đề triết học chưa và tự nó đă định nghĩa được bản chất của nó qua ngả những khả tính của nó chưa. Nhưng sự thực lại không phải vậy, và v́ thế theo Heidegger, một trong những mục tiêu chính của giáo tŕnh này là chỉ ra rằng , được quan niệm theo khuynh hướng căn bản của nó, nghiên cứu hiện tượng luận có thể tiêu biểu cho không ǵ khác hơn là sự hiểu biết triệt để và minh bạch hơn khái niệm về một triết lư khoa học vốn đă được những triết gia từ thời thượng cổ cho tới Hegel t́m cách thực hiện hoài hủy qua những nỗ lực bền bỉ khác nhau. Dù cho rằng hiện tượng luận là một khoa học dự bị cho triết học đi nữa th́ ngay trong định nghĩa này đă có biết bao vấn đề từ truyền thống trong các bộ môn triết học (luận lư học, đạo đức học, mỹ học, và tôn giáo) đă được thâu tóm mà không hề được đặt thành vấn đề và lại đă được hiện tượng luận bỏ ra ngoài không xét đến. V́ vậy Heidegger đặt câu hỏi: Có phải chính trong hiện tượng luận có chứa đựng khả tính lật ngược sự tha hóa của triết học vào trong những bộ môn kể trên và phục sinh cũng như tái thích ứng trong những khuynh hướng căn bản của nó cái truyền thống vĩ đại của triết lư bằng những câu trả lời thiết yếu của nó? Heidegger đi đến kết luận: “Chúng ta sẽ giữ vững ư kiến rằng hiện tượng luận không phải chỉ là một trong những khao học, hay đó là khoa học dự bị cho những khoa học khác, thay v́ vậy danh xưng “hiện tượng luận” đúng ra để chỉ phương pháp của triết lư có tính khoa học nói chung.”( The Basic Problems of Phenomenology, bản Anh ngữ của Albert Hofstadter, trang 3). Một cách vắn tắt, Heidegger quan niệm triết lư có tính khoa học này chính là khoa học về Hữu, tức là Hữu thể học nền tảng. Đây cũng là điểm bất đồng quan trọng giữa Husserl và Heidegger về vấn đề có nhất thiết cần khảo chứng toàn bộ triết học truyền thống, nhất là những triết gia quan trọng trong lịch sử hay không.
Chính v́ vậy trong §4 của Nhập đề cho Die Grundprobleme Heidegger đưa ra “Bốn luận đề về hữu và những vấn đề cơ bản của hiện tượng luận”. Nếu như trong Sein und Zeit hiện tượng luận chỉ được Heidegger đưa ra những nét chính tạm thời th́ trong Die Grundprobleme Heidegger đă chi tiết hơn. Ở một phần trên chúng ta đă lược duyệt chi tiết “Bốm luận đề căn bản về Hữu” nay xin chỉ nhắc lại sơ lược bốn luận đề đó là: Luận đề của Kant, luận đề của hữu thể luận trung cổ, luận đề của hữu thể luận hiện đại, và luận đề của khoa luận lư hiểu theo nghĩa rộng nhất. Phê phán chung của Heidegger về những luận đề này là: tất cả những luận đề này không thể nêu ra một cách đầy đủ, ngay cả chưa là những vấn đề, chừng nào vấn đề nền tảng của khoa học về Hữu chưa được đặt ra và có câu trả lời cho ư nghĩa của Hữu nói chung. Và “Việc thảo luận vấn đề ư nghĩa của Hữu nói chung và những vấn đề nổi lên từ vấn đề này sẽ tạo thành toàn bộ những vấn đề căn bản của hiện tượng luận trong trật tự thống hệ và nền tảng của những vấn đề này.” (Basic Problems, trang 16). Phản bác ư kiến cho rằng vấn đề ư nghĩa của Hữu là một vấn-đề-giả ((pseudo-problem), ư kiến này tồn tại măi măi khi cho rằng ư niệm về Hữu là một ư niệm đơn giản nhất, Heidegger cho rằng Hữu tự phát lộ cho chúng ta trong am hiểu/nhận thức về hữu nằm trong cội rễ của tất cả những hành xử của chúng hướng về (những) hữu đều tùy thuộc vào hữu của Hiện thể. Và trong phân tích hữu thể luận Hiện thể, cấu tạo nguyên ủy của hữu của Hiện thể được khám phá là thời tính., thời gian chính là đường chân trời từ đó Hữu trở thành khả tri. “Chủ đề nền tảng của nghiên cứu trong hữu thể luận , như sự qui định ư nghĩa của Hữu theo con đường của thời gian, là Thời tính. (Basic Problems, trang 17). Về vấn đề khác biệt hữu thể luận giữa Hữu và (những) hữu Heidegger khẳng định “Thật dễ dàng nhận ra rằng sự khác biệt hữu thể luận chỉ được giải quyết và hoàn thành một cách không mơ hồ cho việc nghiên cứu hữu thể học nếu như, và khi nào, ư nghĩa cũa Hữu nói chung đuợc đem ra ánh sáng một cách minh bạch, điều này có nghĩa, chỉ khi nào sự khác biệt hữu thể học vạch ra được làm thế nào thời tính làm cho tính phân biệt khả hữu giữa Hữu và (những) hữu.”(sdd trang 18)
Sang §5 “Tính chất của phương pháp hữu thể luận. Ba thành tố căn bản của phương pháp hữu thể luận” Heidegger đưa ra quan niệm riêng về hiện tượng luận khác với hiện tượng luận của Husserl ở những điểm quan trọng. Truớc hết về giảm trừ hiện tượng luận (phenomenological reduction) Heidegger viết: “Trong việc nắm bắt lĩnh hội Hữu, việc khảo sát hữu thể học luôn luôn, trước tiên và thiết yếu, hướng tới hữu nào đó; nhưng sau đó, theo một cách đúng lúc, việc lĩnh hội này được dẫn ra khỏi hữu đó và dẫn trở lại Hữu của nó. Chúng tôi gọi thành tố căn bản của phương pháp hiện tượng luận này – việc dẫn trở lại hay tái-giảm trừ của nhăn quan tra cứu từ một hữu được lănh hội một cách giản đơn tới Hữu – là giảm trừ hiện tượng luận.” Heidegger chỉ rơ ra là chỉ dùng danh từ của Husserl này theo nghĩa đen chứ không chấp nhận nội dung của nó v́ “Đối với Husserl, giảm trừ hiện tượng luận, được ông hoàn tất lần đầu tiên một cách rơ ràng trong quyển Những ư niệm về một Hiện tượng luận thuần túy và Triết học hiện tượng luận (1913), là phương pháp dẫn dắt nhăn quan hiện tượng luận từ thái độ tự nhiên của nhân hữu có cuộc sống can dự vào thế giới của những sự vật và con người quay trở lại đời sống siêu nghiệm của ư thức và những kinh nghiệm kinh nghiệm-được kinh nghiệm (noetic-noematic) của ư thức trong đó những đối tượng được tạo nên như những tương liên (correlates) của ư thức. Đối với chúng tôi giảm trừ hiện tượng luận có nghĩa dẫn dắt nhăn quan hiện tượng luận trở lại từ việc nắm bắt lĩnh hội một hữu bất kể tính chất của việc lĩnh hội này có thể là ǵ đi nữa, trở lại Hữu của hữu đó (phóng chiếu trên cách thế nó bị che lấp)”. Không cho rằng giảm trừ hiện tượng luận là phương pháp trung tâm, Heidegger c̣n quan niệm cái nh́n trở lại từ hữu đến Hữu đồng thời đ̣i hỏi chúng ta phải tự đưa ḿnh tiến tới một cách tích cực về chính Hữu, nghĩa là cần có một sự hướng dẫn v́ Hữu không trở thành có thể tiếp cận được như một hữu, không đến trước mặt chúng ta. Để được tŕnh ra Hữu phải được đem ra trước cái nh́n trong sự phóng chiếu tự do. Việc phóng chiếu cái hữu được cho trước đó trên Hữu của nó và những cấu trúc của Hữu của nó chúng tôi gọi là xây dựng hiện tượng luận.” (phenomenological construction) (sđd trang 21-22) Chúng ta thấy rơ Heidegger không chấp nhận loại bỏ kiện tính của hữu và những khả hữu tiếp cận của từng hữu riêng lẻ là rất rộng chứ không chỉ được thu hẹp là đối tượng khoa học như Husserl đă làm. Hơn nữa Hiện thể là có tính lịch sử trong hiện sinh của nó, và những khả hữu tiếp cận và mô thức diễn giải (những) hữu cũng rất đa tạp, thay đổi theo những hoàn cảnh lịch sử khác nhau. Để biện minh cho quan niệm của ḿnh và biện minh này dẫn tới khái niệm giải cấu hiện tượng luận (phenomenological destruction) Heidegger đưa con mắt khảo cổ đào bới lịch sử triết học và thấy rằng từ rất sớm sủa khá nhiều phạm vi của hữu như thiên nhiên, không gian, linh hồn đă được khám phá, tuy nhiên chúng đă không được thấu hiểu, đặt thành vấn đề và đinh nghĩa trong Hữu của chúng. Ngay cả Plato là người đă nh́n rơ ra là linh hồn, với logos của nó, là một hữu khác hẳn với hữu có thể cảm nhận nhưng ông ta đă không đứng ở vị trí để có thể vạch rơ biên giới của cách thế riêng biệt cũa Hữu của thực thể này với cách thế của Hữu của bất kỳ hữu hay vô-hữu nào khác. Thay vào đó, đối với Plato cũng như với Aristotle và những triết gia kế thừa họ cho tới tận Hegel, tất cả những những khảo sát hữu thể học đều được thực hành nội trong một ư niệm về hữu b́nh thường nói chung. Nh́n nhận rằng việc khảo sát hữu thể học ngày nay không tránh khỏi ảnh hưởng của những ư niệm kế thừa từ truyền thống nhưng Heidegger không những chỉ nh́n nhận mà c̣n đ̣i hỏi trong việc xây dựng hiện tượng luận về hữu một giải cấu (Destruktion) hiện tượng luận, nghĩa là “một diễn tŕnh phê phán trong đó những ư niệm truyền thống, lúc đầu tất nhiên ta phải dùng tới, phải được giải cấu tới tận những nguồn cội từ đó chúng được rút ra. Chỉ bằng phương tiện của sự giải cấu này hữu thể luận mới có thể vững tin trong cách thức hiện tượng luận về tính chất đúng thực của những ư niệm của hữu thể luận.” (sđd trang 23).
Tóm lược: Trong Die Grundprobleme der Phänomenologie Heidegger đă đưa ra bốn câu trả lời cho những vấn đề về: sự khác biệt hữu thể luận, biểu đạt căn bản về Hữu, những biến cải của Hữu và đồng nhất tính trong phức tính của Hữu, và cuối cùng là tính chân lư của Hữu. Thật ra, như đă nói ở trên Die Grundprobleme der Phanomenologie là một giáo tŕnh dở dang – lư do v́ khóa học kết thúc – nên trong sách Heidegger mới chỉ tŕnh bày cặn kẽ vấn đề thứ nhất về sự khác biệt hữu thể luận. Tuy nhiên để t́m câu trả lời cho ba vấn đề sau chúng ta có thể căn cứ vào §4 của phần Dẫn nhập và những chương sách trong Phần I. Ngoài ra chúng ta cũng c̣n có thể tham khảo quyển Kant und das Problem der Metaphysik để hiểu rơ Heidegger thực hành giải cấu hiện tượng luận về Kant như thế nào, và nhất là cần đọc quyển Beitrage zur Philosophie (Vom Ereignis) GA 65 trong đó Heidegger giải cấu toàn bộ lịch sử hữu thể luận một cách rốt ráo hơn. V́ mục đích giới hạn trong việc tŕnh bày thông diễn luận của Heidegger nên chúng tôi không đi vào chi tiết những vấn đề căn bản của hiện tượng luận hơn nữa.
(c̣n tiếp)
đào trung đạo
http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html
©gio-o.com 2011