đào trung đĄO
Thông Diễn Luận
Martin Heidegge
(30)
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14 Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, , Kỳ 39, , Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99, Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108, Kỳ 109, Kỳ 110,
Cấu trúc bài thơ Das Wort của Stefan George gồm bảy khổ mỗi khổ hai câu thơ có thể được phân ra bốn mảng, mỗi mảng gồm hai khổ nhưng mảng chót chỉ có một khổ. Theo Heidegger mảng chót “So lernt ich traurig den verzicht:/Kein ding sei wo das wort gebrichtThế nên tôi từ bỏ và buồn bă nhận ra:/Nơi nào chữ biến mất th́ không cái ǵ có thể hiện hữu” có vị thế đặc biệt quan trọng nên cần chú ư hơn v́ “Gịng chót làm nên chữ của ngôn ngữ, làm cho chính ngôn ngữ tự đưa ḿnh vào ngôn ngữ, và nói đến một điều ǵ đó về mối quan hệ giữ chữ và sự vật. Nội dung của gịng cuối này có thể chuyển thành một lời nhận định, rằng: không có sự vật hiện hữu nơi chữ biến mất…Biến mất ở đây có nghĩa thiếu, không có…Không có cái ǵ hiện hữu nơi không có chữ, chữ đặt tên cho vật có đó. Vậy ‘đặt tên’ nghĩa là ǵ?” (WL:60) Tuy Stefan George là thi sĩ chứ không phải là nhà tư tưởng nhưng thi sĩ đă dùng những từ tên và chữ theo một nghĩa không phải là dấu chỉ, dấu vạch, biểu hiện, hay báo hiệu, v́ như trong hai câu thơ ở khổ thứ nh́ “Und harrte bis die graue norn/Den namen fand in ihrem born-/Và chờ đợi nữ thần hoàng hôn/T́m được cái tên ở trong biên giới của nàng-” Stefan George khi nói chữ trong đầu đă có ư nói tên. Thêm nữa, trong câu thơ cho thấy cả người t́m ra tên là vị nữ thần của bài thơ lẫn nơi cái tên được t́m thấy đều ở trong biên thùy của nàng khiến người đọc phân vân trong việc có nên hiểu “tên” theo nghĩa vật chỉ định, và cho rằng rất có thể cái tên và đặt tên ở đây định ư của thi sĩ được hiểu theo những thành ngữ chẳng hạn như “nhân danh Hoàng đế” hay “nhân danh Chúa”. Heidegger dẫn chứng trong một bài thơ của Gottfried Benn nhà thơ này viết “Nhân danh ngài kẻ ban cho giờ giấc” thành ngữ “nhân danh” có ư nói “theo lời kêu gọi, do mệnh lệnh”. Như vậy cho thấy khi dùng hai tiếng chữ và tên Stefan George đă suy nghĩ rất kỹ, dùng hai chữ này khác với thói thường, cho nên những từ này không thể được hiểu là những dấu chỉ. Tuy không thể phủ nhận phần tư tưởng trong một bài thơ của một thi sĩ đă đạt tới cấp thi hào như bài thơ này nhưng tư tưởng của thi sĩ ở đây không từ khoa học hay triết học v́ vậy ta phải tự chế và thận trọng, suy nghĩ xâu xa hơn về câu thơ “Kein ding sei wo das wort gebricht/ Nơi nào chữ biến mất th́ không vật/cái ǵ có thể hiện hữu”. Về chữ ding/vật, chữ này cũng phải được hiểu theo nghĩa rộng nhất như trong truyền thống có nghĩa bất kỳ sự vật ǵ là, ngay cả thần linh cũng là một sự vật. Do đó chỉ khi nào một chữ được t́m ra cho sự vật đó th́ sự vật này mới là/hữu một sự vật. Thế nhưng người ta có thể đặt câu hỏi: Tại sao chỉ một cái chữ đơn giản mà lại có thể hoàn thành được điều này – nghĩa là đem một sự vật vào hữu? Thực tế th́ điều ngược lại mới đúng. Heidegger lấy thí dụ hỏa tiễn spunik: hiển nhiên vật này là/hiện hữu độc lập với cái tên người ta đặt cho nó sau đó. Nhưng có lẽ những vật như hỏa tiễn, bom nguyên tử, động cơ phản lực khác hẳn với thứ thi sĩ đặt tên trong khổ thơ thứ nhất: “Wunder von ferne oder trauma/Bracht ich an meines lands saum/Kỳ quan hay mộng tưởng từ xứ sở xa xôi/Tôi đem theo về bến bờ quê hương tôi”. Tuy vậy vẩn không ít người coi “cái vật” spunik này thấy như đó là một kỳ quan, và cũng có rất nhiều người cho đấy như một giấc mộng trong thế giới khoa học kỹ thuật hiện đại này. Như vậy chữ là thứ sau cùng người ta gán cho một vật. Hành động chứ không phải chữ nghĩa mới quan trọng trong phép đại số của việc tính toán vũ trụ. Heidegger khuyên ta chớ nên vội nghĩ như vậy. Chắc chắn là một vật chỉ là cái nó là và theo cách nó là trong cái tên của nó. Nhưng có phải chỉ có hữu khi nơi đó có chữ thích hợp được nói ra? Từ đâu có sự thích hợp của chữ? Nếu như ta đọc bài thơ mà chỉ nghe sơ qua thôi th́ chưa đủ v́ thi sĩ không nói ǵ về điều ta thắc mắc. Nhưng câu thơ cuối hóa ra bao gồm nhận định: “Hữu của bất kỳ vật ǵ hiện hữu cũng cư ngụ trong chữ. Do đó lời nhận định này là chân lư: Ngôn ngữ là căn nhà của Hữu.” )WL:63). Nhưng làm theo cách này dường như chúng ta đă viện dẫn từ thi ca để có một sự xác nhận thật đẹp đẽ cho một nguyên lư tư tưởng mà trước đây trong quá khứ chúng ta đă đưa ra, chúng ta đă qui giảm vai tṛ của thi ca vào vai làm người giúp việc như một chúng cớ tài liệu cho việc tư tưởng của chúng ta, và chính v́ vậy đă coi nhẹ tư duy. Heidegger khuyến cáo: thật ra chúng ta đă hoàn toàn quên mất vấn đề chính yếu ở đây là chịu đựng nếm trải một kinh nghiệm với ngôn ngữ trước khi trở lại với hai câu thơ chót “So lernt ich traurig den verzicht:/Kein ding sei wo das wort gebrichtThế nên tôi từ bỏ và buồn bă nhận ra:/Nơi nào chữ biến mất th́ không cái ǵ có thể hiện hữu” và đặc biệt lưu ư tới dấu hai chấm (:) ở cuối câu thứ nhất. Thông thường về văn phạm sau dấu (:) là một diễn ngôn trực tiếp với động từ “là” nhưng ở đây Stefan George lại viết “có thể là”. Như vậy thi sĩ không dùng dấu hai chấm theo sau là câu giải thích mà lại là một câu chối, phủ nhận. Nhưng câu chối đi sau cũng không nói chối điều ǵ hay phủ nhận sự kiện nơi nào chữ biến mất th́ có thể không có ǵ hiện hữu. Sự phủ nhận, chối bỏ thi sĩ đă học hỏi được đúng ra được ngầm hiểu rằng thi sĩ nh́n nhận rằng không có ǵ hiện hữu nơi chữ biến mất. Thêm nữa câu đặt sau dấu hai chấm không chỉ ra điều thi sĩ phủ nhận mà chỉ ra lănh giới sự phủ nhận phải đi vào, tức là vào nơi mối quan hệ giữa sự vật và chữ đang được trải nghiệm. Điều thi sĩ đă học hỏi để phủ nhận chính là cái nh́n thân thương trước đây về mối quan hệ giữa sự vật và chữ, cái quan hệ thi tính với chữ từ trước tới giờ thi sĩ vẫn trau dồi. Nếu quả thật như vậy th́ “có thể” ở đây đúng là một mệnh lệnh từ nay thi sĩ sẽ tuân theo và bảo lưu. Diễn giải chữ “chối từ” Heidegger cho rằng chữ này tương đương với chữ “thoái vị” lấy từ gốc La-tinh dicere nghĩa là nói, và từ chữ Hy Lạp deinumi nghĩa là bày ra, chỉ ra, chỉ định. Trong lời chối từ của ḿnh thi sĩ thoái vị, từ bỏ mối quan hệ trước đây của ḿnh với chữ nghĩa. Và đó là một lời hứa, một mệnh lệnh từ nay thi sĩ không thể chối bỏ. Sự buồn bă khi phải chối từ mối quan hệ với chữ nghĩa trước đây nhưng sự chối từ này không phải là một mất mát mà là việc đă học hỏi được quan hệ với chữ nghĩa qua kinh nghiệm với ngôn ngữ. Cho nên sự buồn bă này là một nỗi buồn chân chính nên rất ḥa điệu với niềm vui cực độ. Heidegger nhận định: “Qua học hỏi đượ sự từ bỏ này, thi sĩ chịu đựng trải nghiệm với sự thống trị cao quí của chữ. Anh ta tiếp nhận sự hiểu biết nguyên ủy thế nào là trách nhiệm được giao phó cho sự phát biểu thi ca, thế nào là những sự quan yếu tối thượng và bền lâu được hứa hẹn cho trách nhiệm này nhưng cũng được rút lại từ trách nhiệm đó. Thi sĩ sẽ chẳng thể kinh qua kinh nghiệm hắn chịu đựng với chữ nếu kinh nghiệm đó không ḥa điệu với nỗi buồn, với cảm thức được buông bỏ để đi vào sự cận kề với cái được rút lại nhưng đồng thời cũng được cất giữ để dành cho một biến cố độc đáo.” (WL:66) Ư tưởng này của Heidegger cho thấy ảnh hưởng của Nietszche. Làm rơ nghĩa thêm chữ kinh nghiệm (erfahren) Heidegger chỉ ra nghĩa “đi dọc theo một con đường”, eundo assequi với nghĩa đạt được một cái ǵ đó dọc theo con đường, bằng cách lên đường. Thi sĩ không phải đạt được thêm kiến thức nhưng là đạt tới lối đi vào mối quan hệ giữa chữ và sự vật. Đây không phải là mối quan hệ giữa một bên là sự vật và bên kia là chữ nhưng “Chính chữ là mối quan hệ trong mỗi trường hợp giữ sự vật lại trong nó theo cách thế như thể chữ “là” một sự vật.” (WL:66) Nhưng kinh nghiệm của thi sĩ xảy ra như thế nào? Để trả lời câu hỏi này Heidegger quay lại với câu thơ “So lernt ich traurig den verzicht:/Kein ding sei wo das wort gebricht./ Thế nên tôi từ bỏ và buồn bă nhận ra:/Nơi nào chữ biến mất th́ không cái ǵ có thể hiện hữu”. Heidegger nhấn mạnh ở chữ “So” trong câu “So lernt ich traurig den verzicht:” và đặt câu hỏi: từ bỏ như thế nào? Câu trả lời nằm trong sáu khổ thơ đầu mô tả thi sĩ đứng trước kinh nghiệm nếm trải với ngôn ngữ. Sáu khổ này soi chiếu ư nghĩa cho khổ chót: có một điều ǵ đó đâp mạnh vào trí tưởng thi sĩ và làm thay đổi quan hệ của thi sĩ với chữ nghĩa. Câu thơ của khổ thứ tư đột nhiên bắt đầu bằng chữ “Einst” với nghĩa “trước đây”, đă có thới, nói về kinh nghiệm trước đây với ngôn ngữ, và kinh nghiệm này là kinh nghiệm đă đi theo một con đường. Con đường này dẫn tới một cảnh giới và quê hương của thi sĩ, và việc cư ngụ của nữ thần hoàng hôn, vị nữ thần của số mệnh, cũng thuộc về cảnh giới này. Nàng cư ngụ nơi biên giới của cảnh giới thi ca, canh chừng biên giới của nàng và cái giếng nước xâu thẳm nàng kiếm t́m những cái tên nàng sẽ đem lên. “Chữ, ngôn ngữ thuộc về lănh địa của cảnh giới ẩn mật này trong đó lời thơ đậu trên những đường biên giới nằm trên cội nguồn sinh mệnh của lời nói.” (WL:67) Trước đây thi sĩ cứ tưởng ḿnh có thể dùng lời thơ chau chuốt để nói lên những kỳ quan làm ḿnh sửng sốt, những mộng mơ làm ḿnh say đắm, v́ ngôn ngữ phong phú đă có sẵn khi cần dùng. Tất cả mọi sự vật đă có đấy sẵn sàng trong Hữu, thi sĩ chỉ cần đặt tên cho chúng để chúng hiện diện. Nhưng một ngày nào đó thi sĩ chợt nhận ra rằng: đúng như trong câu thơ của Hőlderlin đă chỉ ra “Nhưng cái tồn tại lâu dài là do thi sĩ đặt nền”, cũng như sự kiện những cái tên thi sĩ đặt cho sự vật được nữ thần hoàng hôn cho biết là “không phải như thế”, thi sĩ mới tỉnh ngộ nhận ra rằng kho tàng chữ nghĩa quư báu mỏng manh trong tay ḿnh không đạt tới hữu của sự vật, đó chẳng phải là một kho báu của quê hương, nên thi sĩ trở nên thinh lặng, thấu hiểu điều tuy đó không c̣n là kho báu vật nữa nhưng nó giúp ḿnh có kinh nghiệm với ngôn ngữ, cho thi sĩ cơ hội học cách chối từ mối quan hệ với ngôn ngữ trước đây, và “những sự vật thơ không hiện hữu chừng nào chúng chưa được đặt tên.”
Sau khi thông diễn bài thơ Das Wort của Stefan George thính giả được Heidegger dẫn quay trở lại vấn đề mối tương quan giữa thi ca và tư tưởng. Trước thắc mắc về mối hiểm nguy phải chăng v́ ta tư tưởng quá độ bài thơ nên không c̣n rung cảm với thơ Heidegger ngược lại cho rằng sự hiểm nguy hóa ra lại nằm ở chỗ ngày nay người ta đă tư tưởng quá ít và bác bỏ ư tưởng rằng “kinh nghiệm đích thực với ngôn ngữ chỉ có thể là một kinh nghiệm tư tưởng, trên hết là như vậy bởi thi ca cao quí của tất cả mọi công tŕnh thơ vĩ đại luôn luôn ngân vang trong lănh địa tư tưởng. Nhưng nếu như điều quan trọng trên hết là một kinh nghiệm tư tưởng với ngôn ngữ th́ sao lại phải nhấn mạnh đến kinh nghiệm thi ca như vậy?” (WL:69) Câu trả lời là: bởi v́ đến lượt tư tưởng đi theo con đường của nó trong vùng lân cận hàng xóm láng giềng của thi ca, là hàng xóm với nhau nên thi ca và tư tưởng cần có nhau theo cách riêng mỗi bên khi đụng tới những điều cơ bản. Heidegger cũng cảnh báo thiên kiến từ lâu cho rằng tư tưởng là vấn đề lư trí hóa, vận dụng lư trí, nghĩa là tính toán theo nghĩa rộng, cho nên chỉ đơn giản nói đến một khu lân cận của tư tưởng với thi ca th́ thật là chuyện đáng ngờ vực. Để xóa bỏ thiên kiến này Heidegger trước hết nhấn mạnh tư tưởng không phải là một phương tiện để đạt được kiến thức, “tư tưởng rạch đường cày vào mảnh đất của Hữu”. Dẫn lời Nietszche: “Việc tư tưởng của chúng ta phải có một hương thơm ngát, giống như một cánh đồng lúa ḿ vào một đêm hè” Heidegger tự hỏi ngày nay có bao người trong chúng ta vẫn c̣n có được những cảm giác về mùi hương đó. Quay trở lại tựa đề của bài thuyết tŕnh “Bản chất của ngôn ngữ” Heidegger muốn đặt một dấu hỏi cho tựa đề này, thay đổi tựa đề thành: Bản chất?- của Ngôn ngữ? để chỉ ra không chỉ ngôn ngữ là một vần đề mà ư nghĩa của bản chất cũng được đặt thành câu hỏi, hơn thế nữa vấn đề giờ đây là có phải, và bằng cách nào bản chất (hữu thiết yếu) và ngôn ngữ lại tùy thuộc vào nhau.
Để kết thúc bài thuyết tŕnh thứ nhất Heidegger nhấn mạnh cần phải hiểu chữ yếu tính như thế nào và sự kiện bất kỳ ai đặt câu hỏi về yếu tính của ngôn ngữ đều giả thiết rằng ḿnh đă có phần nào sự am hiểu ngôn ngữ và yếu tính là ǵ trước khi đặt câu hỏi: Điều này cũng có nghĩa là cả hai ngôn ngữ lẫn yếu tính phải là đă được ban bố cho chúng ta; mọi sự đặt một câu hỏi đều xảy ra bên trong việc trao gửi của cái được được đặt thành vấn đề trong đó. Sau cùng ta phải lưu ư rằng “thái độ chính đáng nhất của tư tưởng không phải là đặt những câu hỏi mà là lắng nghe lời trao gửi.” (WL:71). Tuy đúng là từ lâu nay trong truyền thống tư tưởng được định nghĩa trong tương quan với với việc đặt câu hỏi; cái mà tư tưởng đặt những câu hỏi ở đây là cái gốc rễ của mọi vật hiện hữu, cái radix, cái nền (Grund) đầu nhất và tối thượng, và cái nền này luôn luôn được xem là chính yếu tính, hay đúng hơn là das Wesende des Wesens. Bằng mọi giá, một nỗ lực tư tưởng theo cách này trên căn bản là một h́nh thức của tra hỏi. Heidegger nhắc lại trong bài thuyết tŕnh “Die Frage nach der Technik/Vấn đề liên quan tới Kỹ thuật” (in trong tập GA7 Vortrȁge und Aufsȁtze) trước đây đă có nói “Tra vấn là sự trung thành với tư tưởng”, chữ trung thành/hiếu thảo (Frőmmigkeit) được hiểu theo nghĩa cổ là vâng lời, tuân phục, trong trường hợp này là tuân phục cái mà tư tưởng suy nghĩ về.
Vậy nay có thể đă rơ ràng là trước khi ta đặt những câu hỏi về ngôn ngữ và về yếu tính của ngôn ngữ th́ điều thiết yếu trước tiên là chính ngôn ngữ tự nó nói với/cất tiếng/trao gửi với ta và ta phải tuân phục lời của ngôn ngữ. Nếu và khi nào điều này xảy ra th́ yếu tính của ngôn ngữ khi đó trở thành sự cất tiếng của chính ngôn ngữ của Hữu. V́ vậy đầu đề bài thuyết tŕnh nay được đặt lại thành: hữu của ngôn ngữ - ngôn ngữ của hữu. Thật ra đây không phải là một tựa đề mà trở thành một hướng dẫn chúng ta trên đường đi của tư tưởng. “Trên con đường tư tưởng này, kinh nghiệm thi ca với chữ chúng ta nghe từ đầu đến giờ trở thành người bạn đồng hành của chúng ta.” (WL:72).
(c̣n tiếp)
đào trung đẠO
gio-o.com 2011