đào trung đạo

 

Thông Din Lun

 Martin Heidegger

(46)

Kỳ 1,  Kỳ 2,  Kỳ 3,  Kỳ 4,  Kỳ 5,  Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14 Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, , Kỳ 39, , Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63,  Kỳ 64,  Kỳ 65Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96,  Kỳ 97, Kỳ 98,  Kỳ 99,  Kỳ 100,  Kỳ 101, Kỳ 102,  Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105,  Kỳ 106, Kỳ 107,  Kỳ 108, Kỳ 109, Kỳ 110, 

 

Chỉ dẫn (có tính) h́nh thức (formale Anzeige) – đôi khi c̣n được gọi là “chỉ dẫn tạm thời” – đóng vai tṛ chủ yếu về phương pháp thông diễn trong Sein und Zeit/Hữu và Thời . Thực ra phương pháp thông diễn này đă được Heidegger nhắc tới nhiều lần trong những bài viết và giáo tŕnh trước Sein und Zeit/Hữu và Thời. Lần đầu tiên Heidegger dùng từ này là trong bài B́nh luận về quyển Tâm lư học về Thế giới quan của Karl Jaspers viết năm 1919 (in trong Wegmarken GA9) và sau đó trong Grundprobleme der Phänomenologie GA58, Phämenologische Interpretationen zu Aristoteles GA 61, Logik. Die Frage nach der Wahrheit GA21, và Die Grundbegriffe der Metaphysik. Welt-Endlichkeit-Einsamkeit GA29-30. Như vậy chúng ta có thể coi Karl Jaspers là người đă gợi ư cho Heidegger khai triển ư niệm “chỉ dẫn h́nh thức” để dẫn tới bước ngoặt thông diễn luận. Tuy dùng từ này rất nhiều lần nhưng Heidegger không đưa ra một định nghĩa rơ rệt. Karl Jaspers dùng chữ “chỉ dẫn h́nh thức” hiểu như Hiện sinh/Existenz và Heidegger nhấn mạnh đến vấn đề phương pháp khi phê b́nh quyển Tâm lư học về Thế giới quan của Karl Jaspers. Vào thời điểm những năm 20s này Heidegger rất “kỵ” dùng danh từ thời thượng Hiện sinh/Existenz, thay vào đó ưa dùng chữ Erleben hay Erlebnis/kinh nghiệm sống trải hơn. Có thể nói Heidegger đă khai triển ư niệm “chỉ dẫn h́nh thức” rơ ràng nhất trong giáo tŕnh Mùa Hè 1925 Prolegomena zur Geschichte des Zeitbegriffs GA20. Một cách tổng quát, Heidegger đi tới ư niệm “chỉ dẫn h́nh thức” qua việc t́m kiếm một ư niệm có thể biểu đạt một cách toàn diện đời sống kiện tính của Tại/Hiện thể/ Dasein. Điểm quan trọng nhất trong giáo tŕnh Mùa Hè 1925 đưa tới việc Heidegger tách rời khỏi Husserl là: Heidegger nh́n nhận công tŕnh khám phá của Husserl về ư hướng tính, trực giác phạm trù và nghĩa mới mẻ của tiên thiên, nhưng phê phán Husserl là đă đặt ưu tiên cho “sự hiện diện thân xác” của những sự vật được tri giác trên hiện tượng thế giới “làm hiện diện” (appresents) các sự vật. Trong giáo tŕnh Mùa Hè 1925 này, dưới ảnh hưởng của Husserl qua tác phẩm đột phá Khảo sát Luận lư, Heidegger nỗ lực triển khai hai  ư niệm Jeweiligkeit/Thờ tính đặc thùAppräsentation, appräsentieren / Làm hiện diện  để đi tới một ư niệm về thời gian nhưng khi viết Sein und Zeit Heidegger thay chữ Jeweiligkeit bằng Jemeinigkeit/Đặc thời và chữ appräsentieren bằng chữ gegenwärtigen/làm hiện diện  là những chữ thích hợp hơn với ngôn ngữ thông diễn luận. Hơn nữa khi dùng những chữ này để chỉ ư niệm thời gian Heidegger cho thấy ‘thế giới’ là hiện diện nguyên ủy, thế giới làm cho mọi sự vật hiện diện chứ không phải ngược lại là những sự vật có mặt làm cho có thế giới. Điều này cũng có nghĩa: sự phơi mở tính chất có ư nghĩa của thế giới do sự kiện muốn am hiểu thế giới, thế giới được làm cho hiện diện (appresented)  dẫn tới mọi sự vật trở thành có ư nghĩa. Nhưng “làm cho hiên diện, hiện diện hóa” khi được thông diễn theo am hiểu sẽ chỉ về hướng thời gian, chính là thời gian.

   “Chỉ dẫn h́nh thức” như một đặc tính nền tảng nhất của Dasein, của “thực thể chính tôi là trong mỗi thời khoảng” đước Heidegger dùng chũ Zu-sein/Hữu hiện  để nhấn mạnh tới tính chất thời gian đặc biệt trong mô tả Dasein. Theo Heidegger Zu-sein nói lên được thời tính, hoàn cảnh đặc thù của mỗi người trong chúng ta hơn chữ Existenz. “Tôi là Dasein” theo nghĩa đen  tức “tôi hữu” ở đây và lúc này. Cần lưu ư đến việc Heidegger muốn chỉ ra tính chất tiền-phản-tư của Zusein như chuyển động căn bản của chính Dasein giúp chúng ta có được cảm thức về thời gian tính của hữu và đồng thới cũng nói lên được “phận người” và kiện tính của đời sống.  Việc biểu đạt bằng khái niệm để tiếp cân đời sống này nhằm chống lại ngả tiếp cận lư thuyết, và qua thôgn diễn kiện tính của đời sống chúng ta đạt được nhận thức/am hiểu có tính hiện sinh và lịch sử và việc diễn giải này đưa đến hậu quả là tri thức nằm ở cấp độ dưới nhân thức, tính chất chính của nhận thức này là quan tâm (Sorge). Ta thấy rơ nỗ lực đưa ra ư niệm thông diễn “chỉ dẫn h́nh thức” của Heidegger là để triệt hủy kiểu khái niệm hóa có tính lư thuyết của triết học siêu nghiệm và cũng để thay thế ư niệm về đời sống của triết lư đời sống khá mơ hồ trong triết lư của Kierkegaard và Jaspers. Việc mô tả đời sống và kiện tính  bằng thong diễn luận đạt được toàn thể tính chất thong diễn chính trong khả năng của sự thấu hiểu rằng diễn giải không thể được coi như phụ tùy như trong mô tả một thực trạng nào đó một cách lư thuyết khách quan chung chung mà thực ra tính chất di64n giải ( (interpretedness) căn cỗi  đă nằm sẵn trong mọi sự mô tả, nh́n, nói, và kinh nghiệm. Lư thuyết thuần túy như vậy có gốc gác từ diễn giải nguyên ủy này và chỉ là một dạng thức của hữu khi giao dịch với thế giới và chính v́ vậy không thể có sự mô tả thuần túy được cho nên ta phải bỏ thứ ngôn ngữ của lư thuyết để trở lại với ngôn ngữ phát sinh từ đ̣i sống hàng ngày, để cho mọi sự vật được nh́n trong tính chất diễn giải của chúng. Trong Sein und Zeit Heidegger dẫn chứng thí dụ về cái búa: ta coi cái búa trước hết là một dụng cụ để đóng dinh vào tường chứ không là một sự vật trung tính có tính chất trọng lượng. Trong GA63  Heidegger minh bạch khẳng định thong diễn luận không là một ngành của khoa học nhân văn mà trở thành  việc “tự diễn giải kiện tính”, cũng không phải là khoa nhân học. Khi con người như là hữu mô tả thế giới trong toàn thể của nó cho nên thong diễn luận kết nối với hữu thể luận. Đó chính là lư di giải thích tại sao Heidegger đăt tự đề cho giáo tŕnh năm 1923 là Ontologie (Hermeneutik der Faktizität).

 (C̣n tiếp)

đào trung đạo

  

 

http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html

 

©gio-o.com 2011