đào trung đąo

Thông Din Lun

Martin Heidegger

(77)

Kỳ 1,  Kỳ 2,  Kỳ 3,  Kỳ 4,  Kỳ 5,  Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14 Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, , Kỳ 39, , Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63,  Kỳ 64,  Kỳ 65Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77,

Maurice Merleau-Ponty (1908-1961) : Ảnh hưởng của Heidegger trên Merleau-Ponty có thể chia ra hai giai đoạn với giai đoạn thứ nhất trong quyển Phénoménologie de la perception Hiện tượng luận về tri giác và giai đoạn sau rơ nhất từ tác phẩm chưa hoàn tất  Le visible et l’invisibe/ Cái khả thị và cái bất khả thị và trong Notes de cours 1959-1961/Ghi chú giáo tŕnh 1959-1961. Khác hẳn với Jean-Paul Sartre chỉ đọc Heidegger chính yếu là quyển Sein und Zeit, và một vài tác phẩm của Heidegger viết trước năm 1939, và sau khi viết xong L’Être et le Néant Sartre đă không tiếp tục theo dơi những tác phẩm ở giai đoạn sau đó của Heidegger nữa.(1). Merleau-Ponty trong Le visible et l’invisibe/ Cái khả thị và cái bất khả thịNotes de cours 1959-1961/Ghi chú giáo tŕnh 1959-1961 cho thấy đă theo dơi sát tư tưởng của Heidegger ở giai đoạn sau như những quyển Aus der Erfahrung des Denken (1947), Holzwege (1949), Einführung in die Metaphysik (1952) Vorträge und AufsätzeVom Wesen der Wahrheit (1954), Was heiβt Denken? (1954) Zur Seinsfrage (1956) Der Satz vom Grund (1957),  Identität und Differenz (1957), và Nietszche (1961) – nghĩa là hầu hết những sách Heidegger cho xuất bản trước hay đầu năm 1961 mấy tháng sau đó Merleau-Ponty đột ngột từ trần v́ bệnh tim. Chính v́ vậy nếu như trong Phénoménologie de la perception Merleau-Ponty c̣n phân vân giữa hai đường lối tư tưởng của Husserl và của Heidegger th́ trong những năm cuối đời Merleau-Ponty đă nghiêng hẳn về Heidegger.

      Vận động tư tưởng của Merleau-Ponty trong Phénoménologie de la perception nhằm vượt bỏ và đẩy xa giới hạn : vận động thứ nhất dùng mô tả hiện tượng luận về vai tṛ của thân xác trong thế giới được tri giác để vượt bỏ sự đối nghịch giữa chủ nghĩa duy trí (intellectualisme) theo khuynh hướng Tân-Kant thời bấy giờ (đại diện tiêu biểu là Léon Brunsvicg và P. Lachièze-Rey) và chủ nghĩa chủ nghiệm ( empiricism) điển h́nh là thuyết hành cử (behaviorisme). Vận động thứ nh́ nhằm vượt qua ảnh hưởng của hai “Bậc Thầy” Husserl và Heidegger trong Phần Thứ Ba ‘L’Être-pour-soi et l’être-au-monde/Hữu-qui-nội và hữu-trong-thế-giới’, nhất là trong chương II ‘La Temporalité/Thời tính’ được coi như cây cầu bắc ngang Phần I Le Cogito/Cái tôi-suy-tư’ với Phần II ‘La Liberté/Tự do’. Trong Phần I này Merleau-Ponty vẫn tâm đắc với một thứ chủ nghĩa duy lư kiểu Descartes (theo cách diễn giải của P. Lachièze-Rey) được canh tân cộng thêm ảnh hưởng tư tưởng của Bergson. Ta cũng cần lưu ư về ảnh hưởng của Husserl: đó là Husserl ở giai đoạn sau, trên hết với Vorlesungen zur Phänomenologie des inneren Zeitbewusstseins/Giảng thuyết về Hiện tượng luận Ư thức Thời gian nội tạiFormale und tranzdentale Logik/Luận lư h́nh thức và Luận lư siêu nghiệm; c̣n ảnh hưởng của Heidegger vẫn chỉ giới hạn trong Sein und Zeit, Was ist Metaphysik, và Kant und das Problem der Metaphysik. Chỉ cần nh́n tựa đề Phần III ‘‘L’Être-pour-soi et l’être-au-monde’ ta cũng dễ nhận ra ở nửa đầu là bóng dáng Husserl và nửa sau là ‘In-der-Welt-Sein’ của Heidegger.  Thật ra trong phân tích ‘Le Cogito’ Merleau-Ponty đă khẳng định thao tác phản tư và siêu vượt năng động là không thể tách rời nhau, Cogito ném phóng ư thức ra khỏi chính nó. ‘Siêu vượt năng động’ (transcendence active) này trong mô tả của Merleau-Ponty có tính lai ghép giữa ư hướng tính của Husserl với hiện-hữu-trong-thế-giới của Heidegger. Chính việc Merleau-Ponty phủ nhận ư thức tạo lập trong hiện tượng học của Husserl mở đường tiến gần Heidegger. Nhưng ảnh hưởng của Husserl qua Formale und tranzdentale Logik  cũng vẫn được thấy rơ trên hiện tượng luận của Merleau-Ponty về khái niệm độ dầy thời gian của Cogito: “Sau hết chúng tôi cho Cogito một độ dầy thời gian.”(2). Từ Husserl vận động tư tưởng của Merleau-Ponty tiến gần Heidegger trong quan niệm về Cogito ngầm hiểu (Cogito tacit) thầm lặng được coi như sự gắn bó của tôi với thế giới có trước bất kỳ ư thức nào, suy tư thầm lặng này kinh trải một phóng chiếu toàn thể hay một luận lư của thế giới. Merleau-Ponty đi tới kết luận: “Điểm căn cốt là nắm bắt chắc chắn cái dự phóng/chiếu của thế giới mà chúng ta là.”(3). Tóm lại cái Cogito thầm lặng và dự phóng/chiếu nguyên ủy chỉ là một. Quả thực thiên tài của Merleau-Ponty nằm ở chỗ đă chuyển từ Husserl sang Heidegger để rồi vượt qua cả hai bậc thầy, hóa giải hai quan điểm đối nghịch này để đưa ra quan điểm riêng của ḿnh một cách thật độc đáo.  Nếu không đọc kỹ toàn tác phẩm nhất là Chương I này khá nhiều người cho rằng tư tưởng của Merleau-Ponty có tính chất hai mặt, nước đôi hàm hỗn (ambiguité). Nói vậy v́ người ta quên rằng vận động tư tưởng triết học của Merleau-Ponty chính là sự tra hỏi (interrogation) tức là tranh biện qua tra hỏi và vượt qua không ngừng nghỉ. Đó cũng là lư do chuyển vận tư tưởng của Merleau-Ponty không đi đến một kết luận rơ ràng chứ không hẳn v́ cái chết đột ngột khi triết gia mới ngoài năm mươi tuổi.

      Vận động chuyển hóa ảnh hưởng của Husserl và Heidegger càng rơ hơn trong Chương II khi Merleau-Ponty phân tích ư niệm thời gian tính. Trước hết là sự khẳng định “Không có thời gian trong những sự vật.” (Pas de temps dans les choses). Như vậy để nhận thức thời gian như một gịng chảy  cần có ư thức chứng nhân: “Chính trong “hiện trường của tôi “ hiểu theo nghĩa rộng – nghĩa là thời điểm tôi dùng để làm việc, ở phía sau thời điểm này, là đường chân trời của một ngày trôi qua và, phía trước nó, đường chân trời của buổi chiều và buổi tối, - do đấy tôi liên hệ với thời gian, tôi học hỏi để hiểu biết gịng chảy thời gian…Tất cả mọi thứ  đem tôi trở lại hiện trường như kinh nghiệm nguyên ủy trong đó thời gian và những kích thước của thời gian hiện ra nơi con người, không có khoảng cách xen kẽ ở giữa và trong một sự hiển nhiên cùng tận.” (4) Merleau-Ponty trở lại với mô tả hiện tượng thời gian tính như lược đồ  của Husserl đưa ra trong Vorlesungen zur Phänomenologie des inneren Zeitbewusstseins như một mạng lưới ư hướng tính được đánh dấu bởi sự trao đổi giửa những tác động vươn nhập (protensions) và tồn lưu (rétensions)  và hiện trường theo một đường chân trời những thời điểm “bây giờ”. Merleau-Ponty phê phán quan niệm của Husserl dựa trên luận điểm của Heidegger đặt ưu tiên gịng thời gian phải được coi như một toàn thể duy nhất chứ không phải một toàn thể được cấu tạo hay như tṛ chơi của những ư hướng tính như Husserl quan niệm, và ngoài những tương quan giữa quá khứ, hiện tại, và tương lai cần phải hiểu rơ chính việc thời gian trôi chảy v́ “Không có vô số những hiện tượng nối kết với nhau, nhưng chỉ có một hiện tượng của gịng chảy mà thôi,”  và lược đồ của Husserl chỉ biểu trưng cho “một trắc diện tức thời của thời gian.” Merleau-Ponty chuyển sang Heidegger trong nhận định sau đây: “Nguồn gốc của thời gian khách quan với những tụ điểm cố định dưới cái nh́n của chúng tôi không phải được t́m kiếm trong một tổng hợp vĩnh cửu, nhưng trong sự ḥa hợp và sự chồng lên nhau của quá khứ và của tương lai đi qua hiện tại, trong chính gịng thời gian.”(5)   Nếu ta chưa quên quan niệm của Heidegger trong Sein und Zeit “thời gian thời gian hóa” được Merleau-Ponty trích dẫn: “Thời gian tính tự thời gian hóa như tương lai-khi-đi-vào-quá-khứ-bằng-cách-đến-hiện tại.”(6) hay dễ hiểu hơn như bản dịch của Macquarrie và Robinson: “Thời gian tính tự thời gian hóa như một tương lai làm cho nó thành hiện tại trong diễn tŕnh của việc làm thành quá khứ.”(7) Theo Merleau-Ponty chính trong tâm điểm của thời gian có một cái nh́n, hay nói như Heidegger có một ai đó (Augen-blick) qua đó chữ như thể có thể có nghĩa. Nhưng Merleau-Ponty đă đi xa hơn Heidegger khi cho rằng “Phải hiểu thời gian như một chủ thể và chủ thể như thời gian” (8) v́ “chúng ta nói rằng thời gian là một người nào đó, nghĩa là những kích thước thời gian như chúng măi măi phủ lên nhau, cái này xác định cái kia, măi măi chẳng làm lộ ra cái  đă ẩn tàng trong mỗi kích thước, biểu lộ tất cả những kích thước này như một sự bùng dậy hay một đẩy tới duy nhất đó chính là chủ thể tính.”(9) Tiếp theo, ngược hẳn với quan niệm cùa Heidegger về thời gian đặt điểm tối thượng ở tương lai, Merleau-Ponty cho rằng “có thời gian với tôi bởi tôi có hiện tại ” và rằng “Thời gian lịch sử của Heidegger, thời gian này chảy ra từ tương lai và nó, bằng sự quyết định dứt khóat, sẵn trước tương tai của nó và chỉ tự cứu bản thân khỏi bị tan ră một lần cho măi măi, là bất khả theo chính tư tưởng của Heidegger: bởi v́, nếu như thời gian là một xuất ngoại/vượt khỏi, nếu hiện tại và quá khứ là hai kết quả của sự xuất ngoại này, th́ làm sao chúng ta hoàn toàn thôi không nh́n thời gian ở điểm đứng hiện tại, và làm thế nào chúng ta thoát ra hẳn khỏi sự không chính đáng? Chính ngay ở hiện tại chúng ta trụ, chính từ hiện tại xuất phát những quyết định của chúng ta.” (10)

 

(1)     Dominique Janicaud, Heidegger en France Hachette trang 184 kể lại Sartre nói: “Peut-être devrais-je lire Heidegger?” khi tỏ ra tiếc nuối đă không tiếp tục đọc Heidegger với Jean Hyppolite và Maurice Merleau-Ponty sau khi Sartre làm một buổi thuyết tŕnh cho những ‘normaliens” vào Mùa Đông 1960-1961.

(2)   Maurice Merleau-Ponty, Phénoménologie de la perception,  Gallimard 1945 trang 456: En somme nous rendons au Cogito une epaisseur temporelle.

(3)     PP trang 463-464: Le point essentiel est de bien saisir le projet du monde que nous sommes.

(4)     Ibid, trang 475-476:  C’est dans mon “champ de présence” au sens large, - ce moment que je passe à travailler avec, derrière lui, l’horizon de la journée écoulée, devant lui, l’horizon de la soirée et de la nuit, - que je prends contact avec le temps, que j’apprends à connaître le cours du temps…Tout me renvoie donc au champ de presence comme à l’expérience originaire ou le temps et ses dimensions apparaissent en personne, sans distance interposée et dans une évidence dernière.

(5)     Ibid, trang 480: L’origine du temps objectif avec ses emplacements fixes sous notre regard ne doit pas être cherchée dans une synthèse éternelle, mais dans l’accord et le recouvrement du passé et de l’avenir à travers le present, dans le passage même du temps.

(6)     Ibid, trang 480-481: La temporalité se temporize comme avenir-qui-va-au-passé-en-venant-au-présent.

(7)     Being and Time, trang 401:  Temporality temporizes itself as a future which makes present in the process of having been.

(8)     PP trang 483: Il faut comprendre le temps comme sujet et le sujet comme temps.

(9)     PP trang 482-483. Nous disons que le temps est quelqu’un, c’est-à-dire que les dimensions temporelles, en tant qu’elles se recouvrent perpétuellement, se confirment l’une l’autre, ne font jamais qu’expliciter ce qui était impliqué en chacune, expriment toutes un seul éclatement ou une seule poussée qui est la subjectivité même.

(10) PP trang 489: Le temps historique de Heidegger, qui coule de l’avenir et qui, par la décision  résolue, a d’avance son avenir et se sauve une fois pour toutes la dispersion, est impossible selon la pensée même de Heidegger: car, si le temps est une ex-tase, si présent et passé sont deux resultats de cette extase, comment cesserions-nous tout à fait de voir le temps du point de vue du présent, et comment sortirions-nous définitivement de l’inauthentique? C’est toujours dans le présent que nous sommes centrés, c’est de lui que partent nos décisions…

 

(c̣n tiếp)

 

đào trung đąo

 

http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html

 

©gio-o.com 2012