đào trung đąo
Thông Diễn Luận
Martin Heidegger
(104)
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14 Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, , Kỳ 39, , Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99, Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103, Kỳ 104,
Để hiểu rơ hơn tại sao ‘procès de propriation’ do ‘graphique de l’hymen’ tạo thành chúng ta phải quay trở lại De la grammatologie để t́m hiểu quan niệm của Derrida về ngôn ngữ. Theo Derrida, ngôn ngữ không chuyển tải ư nghĩa sự vật mà chỉ là một thứ ‘mồi nhử siêu nghiệm’(leurre transcendental). Trong phần kết luận chương I ‘La violence de la lettre: de Lévi-strass à Rousseau’(1) Derrida phản bác quan niệm của Lévi-Strauss cho rằng nơi những xă hội bán khai chỉ có lời nói (parole) mà không có văn tự (écriture) v́ Lévi-Strauss có ư hướng duy tŕ một thứ đạo đức “mồi nhử của sự hiện diện được chủ tŕ”(leurre de la présence maîtrisée). V́ ngôn ngữ không biểu trưng thực tại mà chỉ được sử dụng như một thứ mồi nhử, cho nên khi nhận biết được sự có mặt của văn tự trong ngôn ngữ chính là hiểu được rằng sự vắng mặt (absence) và sự khác biệt (différence) nằm trong cái toàn thể của lời nói cũng như văn tự. Ta không bao giờ làm chủ được sự hiện diện v́ không có cái ǵ hiện hữu chỉ là hiện diện, hiện diện luôn bao hàm khác biệt và khiếm diện cho nên khi đă hiểu được rằng khác biệt và khiếm diện có mặt/hiện diện trong lời nói là khởi đầu suy nghĩ được về mồi nhử. Ngôn ngữ luôn ‘nhử’ sự khác biệt nhưng chẳng thể vượt qua được sự khác biệt. Theo Derrida ‘procès de propriation’ là cách thế chiếm hữu nhưng trong trường hợp chiếm hữu phụ nữ khi ta vén tấm màn che này nơi phụ nữ th́ lại đụng phải một tấm màn che khác. Tương tự như vậy, ngôn ngữ - dù là ngôn ngữ nói hay viết – chẳng bao giờ chuyên chở được cái không phải là ngôn ngữ. Đúng ra ngôn ngữ chỉ ‘nhử mồi’ cái nó muốn chuyên chở. Ngược với quan niệm cấu trúc luận vẫn coi giữa cái biểu thị/đạt (le signifiant) và cái được biểu thị/đạt (le signifié) xảy ra đồng thời Derrida cho rằng trật tự này không phải như vậy v́ cái được biểu thị là một dấu vạch có một lịch sử của nó trong quá khứ, cái được biểu thị trong chính nó không phải là cái biểu thị, và khi ta đặt những câu hỏi như ‘cái được biểu thị là ǵ?’ và ‘cái biểu thị là ǵ?’ ta sẽ thấy ngay sự khác biệt v́ hỏi như thế có nghĩa là hỏi về sự khác biệt thiết yếu của chúng là ǵ (ti esti). Derrida t́m thấy ở bản viết của Nietszche quan niệm tương tự khi Nietszche luôn nghi ngờ khả năng h́nh dung sự vật của ngôn ngữ, và cho rằng viết là một thao tác đặc biệt, ngôn ngữ không phải là môi trường phơi mở cái được biểu thị.
Derrida cho rằng ‘Hữu tác/tư = propriation’ chính là một thứ mồi nhử v́ sự chiếm hữu người khác là một huyền thoại. Cho và nhận là nhử mồi được mưu tính xếp đặt trên ‘graphique de l’hymen’ bởi v́ trong hành vi xuyên thủng màng trinh người đàn ông rất có thể đă tưởng nhầm chiếm hữu được người phụ nữ nhưng thực ra hành vi cho/nhận không thay đổi được sự thực rằng hữu tác/tư tha nhân không bao giờ thành công trong việc vén mở sự hiện diện của tha nhân. Như Sarah Kofman nhận xét, đối với Derrida “luận lư” của hymen tác động theo quy luật ngả vào/ngoại giới (entre/antre), luận lư này loại trừ mọi khảo sát về ư nghĩa.(2)
Viết từ bên những lề (marges) bản văn của Heidegger viết về Nietszche, ngừng lại ở chỗ lộ tŕnh thông diễn của Heidegger ‘nằm ụ’ v́ vướng phải nên bỏ qua quan niệm của Nietszche về phụ nữ, và khi Heidegger đặt vấn đề Hữu dưới ánh sáng của Ereignis Derrida nhận ra ở bản văn của Heidegger phô bảy một thứ ‘lỗ hổng’ (déhiscence) khi t́m về Ereignis để khám phá Hữu có nghĩa Heidegger đă bỏ cuộc trong việc t́m kiếm cội nguồn chắc chắn của Hữu, điều này cũng có nghĩa Heidegger cho rằng nỗ lực của triết học không c̣n là sự thu hồi ư nghĩa Hữu trên đường chân trời thời gian xa thẳm nữa. “Lỗ hổng” ở đây cho thấy Heidegger đă sẵn sàng cho tất cả mọi thứ hiện ra trước mắt một trọng lượng, tầm quan trọng ngang nhau. Derrida viết: “Lỗ hổng này hiện ra mỗi khi Heidegger đặt, mở câu hỏi/vấn đề Hữu dưới câu hỏi/vấn đề về cái riêng ḿnh, về lấy làm của riêng, nhất là về Hữu tác/tư. Đó không phải là một sự cắt đứt hay chuyển hướng trong tư tưởng Heidegger. Sự đối nghịch giữa Tính chính đáng với Tính không chính đáng đă tổ chức tất cả diễn giải sinh hữu trong Sein und Zeit. Một sự đánh giá nào đó về cái riêng ḿnh và về Hữu tác tính – ngay chính sự đánh giá này – chẳng bao giờ tự ngưng lại. Chính đó là một sự thường trực phải xét tới và sự thiết yếu của nó phải được tra hỏi không ngừng. Nhưng một chuyển động xuyên ngang thường xáo trộn [làm lệch hướng] trật tự này và chuyển động xuyên ngang này ghi khắc chân lư của Hữu vào trong diễn tŕnh hữu tác/tư. Đó là một diễn tŕnh, để được thu hút bởi sự đánh giá của cái riêng ḿnh, bởi sự ưu ái không thể nào bật rễ được của cái riêng ḿnh, tất cả đều không tránh khỏi dẫn tới cấu trúc vực thẳm của cái riêng ḿnh. Cái cấu trúc vực thẳm này là một cấu trúc không-nền-tảng, vừa nông cạn của việc không có đáy, luôn luôn cứ là “phẳng ĺ”, trong cái cấu trúc này cái riêng ta bị cái đáy hút chụp, tăm tối trong vực nước của chính sự ham muốn của ḿnh chính nó chẳng bao giờ gặp mặt, nổi lên và buông mặc. Chuyển ḿnh vào kẻ khác.” (3) Căn cứ trên tuyên bố này của Derrida có thể rút ra kết luận: với Derrida không làm ǵ có ‘bước ngoặt’ trong tư tưởng Heidegger, đúng ra Heidegger đă đi chệch hướng khi đối nghịch siêu-h́nh-học với không-siêu-h́nh-học (métaphysique vs non-métaphysique) v́ đặt sự đối nghịch như vậy tức là đặt ra chính giới hạn của cấu trúc đối nghịch. Hơn nữa, nếu đó là một đối nghịch siêu h́nh học th́ mối tương quan giữa siêu h́nh học với cái khác nó, không siêu h́nh học, lại không thể là một sự đối nghịch.
Derrida t́m thấy ở chương cuối quyển Nietszche [Chương X, quyển II ‘Die Erinnerung in die Metaphysik/La remémoration dans la métaphysique theo bản dịch của Klossowski] Heidegger đă rơi xuống những hố thẳm của chân lư (Abîmes de la vérité) v́ “mỗi khi những câu hỏi siêu h́nh học và câu hỏi về siêu h́nh học được ghi dấu trong vấn đề/tra hỏi cực kỳ mănh liệt về hữu tác/tư th́ tất cả không gian này tự nó tái cấu trúc.”(4) Sự tái cấu trúc này ở Heidegger xảy ra khá đều đặn khi Heidegger đi từ “Das Sein selbst sich anfänglich ereignet/Chính Hữu tới/xảy đến bởi ereignet của riêng nó ngay từ khởi đầu ” (5) và rồi “…und so noch einmal in der eigenen Anfängnis die reine Unbedürftigkeit sich ereignen läßt, die selbst ein Abglanz ist des Anfänglichen, das als Er-eignung der Wahrheit sich ereignet’ (6), sau cùng đến “das Ereignis er-eignet” nghĩa là chính Hữu tự thu giảm, và cuối cùng Ereignis bị Heidegger tháo gỡ khỏi hữu thể luận, hữu tác/tư được đặt tên cho một cái ǵ đó không thuộc về riêng cái ǵ hay riêng ai, Ereignis chuyển vào trong cái không có đáy của vực thẳm cả chân lư lẫn không-chân-lư, cả khai mở lẫn che dấu, cả soi chiếu lẫn che đậy, “lịch sử của hữu như một lịch sử trong đó không có ǵ xảy ra cả, không có bóng dáng một sinh hữu nào ngoại trừ Ereignis, đặc tính [cái riêng ḿnh] của vực thẳm thiết yếu là vực thẳm của đặc tính/cái riêng ḿnh [Derrida chơi chữ bằng cách đảo ngược cú pháp- ĐTĐ], cũng là sự bạo động của một biến cố xảy đến không có Hữu.”(7)
______________________________
(1) Jacques Derrida, De la grammatologie, 201-202: L’éthique de la parole est le leurre de la présence maîtrisée…Reconaître l’écriture dans la parole, c’est-à-dire la différence et l’absence de parole, c’est commencer à penser le leurre. Il n’y a pas d’éthique sans présence de l’autre mais aussi et par conséquent sans absence, dissimulation, détour, différance, écriture.
(2) Sarah Kofman, Lectures de Derrida: 30-31
(3) Éperons,114: Cette déhiscense surviendrait chaque fois que Heidegger soumet, ouvre la question de l’être à la questin du propre , du proprier, de la propriation (eigen, eignen, Ereignis surtout). Ce n’est pas une rupture ou un tournant dans la pensée de Heidegger. Déjà l’opposition de l’Eigenlichkeit et de Uneigenlichkeit organisait toute l’analytique existentiale de Sein und Zeit. Une certain valorization du propre et de l’Eigenlichkeit – la valorization elle-même – ne s’interrompt jamais. C’est là une permanence don’t il faut tenir compte et don’t la nécessité doit être sans cesse interrogée. Mais un movement oblique dérange régulièrement cet ordre et inscrit la vérité de l’être dans le procès de propriation. Procès qui, pour être aimanté par la valorisarion du propre, par la préférence indéracinable pour le propre, n’en conduit pas moins à la structure abyssale du propre. Cette structure abyssale est une structure non-fondamentale, à la fois superficielle et sans fond, toujours encore “plate”, dans laquelle le propre s’envoie par le fond, somber dans l’eau de son propre désir sans jamais rencontrer, s’enlève et s’emporte – de lui-même,. Passe dans l’autre.
(4) Sđd, 118: Chaque fois que les questions métaphysiques et la question de la métaphysique sont inscrites dans la question plus puissante de la propriation, tout cet espace se réorganize.
(5) Martin Heidegger, Nietszche II: Klossowki dịch câu này ra tiếng Pháp “Être même vient initialement en son propre [ereignet], để nguyên chữ ereignet không dịch và trong chú thích cuối trang 391 giải thích không dịch chử ereignet v́ sẽ không thể hiểu nghĩa chữ này nếu ta không để ư tới những hiểu ngầm của Heidegger trong sự gần gũi về âm thanh giữa sich ereignen (se produire/tự sản xuất), eignen (être propre à/hữu riêng với), an-eignen (s’approprier/tự hữu ứng) và sau hết là Eigenthum (propriété/đặc tính) chẳng hạn Heidegger dùng trong câu das Eigenthum des Ab-grundes (la propriété de l’Ab-îme/Đặc tính của Hố-thẳm. Klossowski cũng đưa ra nhận xét Heidegger luôn luôn không nói an-eignen nhưng lại nói er-eignen như trong câu ‘das Ereignis er-gnet’ có nghĩa sự hiện xuất của Hữu trong chính nó (l’avènement de l’Être en son proper). Nhân dịp này Klossowski cũng giải thích chữ Ereignis: theo Klossowski chữ này bắt nguồn từ động từ er-äugen: nhận biết bằng mắt, tri giác – er-äugeln có nghĩa nhận được bằng ánh mắt tŕu mến (obtenir par des oeillades). Heidegger cũng dùng chữ Eräugniss để chỉ sự hiện bày (manifestation) hay hiển hiện (épiphanie). Klossowki cũng ghi ơn Jean Beaufret đă chỉ ra Heidegger đă hiểu ngầm trong Ereignis có chữ Er-äugniss được Heidegger diễn tả trong bài thuyết tŕnh “Weg zur Sprache/Con đường đến với Ngôn ngữ” chữ này được hiểu là “tia soi sáng của nhăn giới nội tại” nhằm thu hết hiện diện vào khai mở để đưa hiện diện vào “cái riêng” của nó. Derrida đă rất đồng ư với Klossowki không dịch chữ ereignet trong câu trích dẫn Heidegger kể trên.
(6) Martin Heidegger, Nietszche II, Bản dịch Klossowski:…et de la sorte laisse encore une fois venir à soi dans la propre initialité la pure absence de besoin, elle-même réfléchissant l’initial, lequel devient à lui-même en tant que “re-propriation” [Er-Eignung] de la vérité. (…và như thế một lần nữa trở về bản thân trong tự khởi của chính nó nhuơ sự vắng mặt thuần túy của nhu cầu, chính nó phản ánh sự tự khởi, tự khởi này tự đến với chính ḿnh như “sự hữu tác/tư” [Er-Eignung] của chân lư.
(7) Éperons, 118:…l’histoire de l’être comme histoire dans laquelle rien, aucun étant n’advient mais seulement le procès sans fond de l’Ereignis, la propriété de l’abyme (das Eigentum des Ab-grundes) qui est nécessairement l’abyme de la propriété, la violence aussi d’un évènement qui advient sans être.
(c̣n tiếp)
đào trung đąo
http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html
©gio-o.com 2013