đào trung đąo
Thông Diễn Luận
Martin Heidegger
(73)
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14 Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, , Kỳ 39, , Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73,
Jean-Paul Sartre (1905-1980): Lịch sử mối quan hệ ảnh hưởng của Heidegger trên Sartre là một quan hệ có tính chất sáng tạo của một thứ “génie francaise” với tinh thần tự do, ư thức lịch sử, và niềm kiêu hănh của một nền văn hóa đă được nh́n nhận là tinh hoa nhân loại trong quá khứ khi phải cọ xát với nền triết học Đức đă chủ tŕ lục địa Âu châu trong hơn hai thế kỷ. Thêm vào đó, ảnh hưởng này lại càng đặc biệt hơn v́ Sartre không những là một triết gia mà c̣n là người viết tiểu thuyết và kịch bản một thời được yêu mến hâm mộ nồng nhiệt. Nói vậy để nhắc nhở đến không những hai niềm đam mê văn-triết luôn ở trạng thái tương tranh nơi Sartre (đó là chưa kể đam mê dấn thân chính trị nhiều khi đầy ảo tưởng nhưng có khả năng lôi cuốn đám đông đáng kể), hai niềm đam mê này luôn tranh chấp chiếm lấy phần thời gian lớn hơn trong đời sống của một thiên tài.
Nhưng cũng chính thiên tài ồn ào Jean-Paul Sartre đă biến tiếng tăm Heidegger ở Pháp thành một quả bom: tiếng nổ luôn có hai tác dụng tích và tiêu cực. Về mặt tích cực, cái tên Heidegger được nói đến nhiều hơn trong giới trí thức và sinh viên thời bấy giờ. Về mặt tiêu cực, tuy được nhắc đến trên cửa miệng nhờ danh tiếng của Sartre nhưng tư tưởng triết học của Heidegger không những không được thấu hiểu hơn bằng cách đọc trực tiếp Heidegger mà lại hiểu qua Sartre – về triết học Sartre cũng không phải là dễ hiểu - một cách hời hợt nông cạn. Hơn nữa những đối thủ lúc bấy giờ của Sartre là những người theo Thiên chúa giáo bảo thủ cực đoan và những người Mắc-xít cộng sản (sau này lại thêm những đệ tử của Jean Beaufret) đă đưa ra những phê phán phe phái thiếu công b́nh và phi triết học về Sartre, một cách gián tiếp nhắm tới Heidegger, tạo thành một trở ngại lớn cho việc t́m hiểu triết học của Heidegger một cách nghiêm túc như được phản ánh trong lời nhận định của Francoise Dastur chúng tôi đă nhắc tới ở phần trên. Nổi bật hơn hết là sự kiện đáng hổ thẹn này: ảnh hưởng của Heidegger trên Sartre trong quyển L’Être et le néant/Hữu và Vô (tuy tên Heidegger được nhắc đến rải rác rất nhiều lần trong quyển sách dày 722 trang này) không phải dễ nhận ra – v́ L’Être et le néant/Hữu và Vô là một cuốn sách pha trộn những trang rất dễ hiểu với những trang thuần triết học khó đọc đối với những người không thông thạo triết học, nghĩa là một quyển sách vừa đọc được (lisible) vừa khó/không đọc được (illisible). Ngay ở Pháp trong nhiều năm sau khi L’Être et le néant/Hữu và Vô xuất bản, ngoài giới giảng dạy triết, quyển này tuy được coi là “Kinh hiện sinh” nhưng đối với nhiều người vẫn ở t́nh trạng là vật làm dáng, trang sức, nhất là trong đám thanh niên. Ở Pháp c̣n vậy cho nên chẳng trách ở Miền Nam trước 1975 có hiện tượng “phong trào” ở một số người trong giới viết lách và nhất là một vài “trí thức giả cầy” trong giới giảng dạy đại học: trên cửa miệng và cả trong những trang viết và giáo tŕnh không những tên Sartre được nhắc tới như một lá bùa, một lời thần chú, (có kẻ c̣n tự nhân ḿnh là “con hoang của Sartre”), luôn miệng lập lại như con két nào là “buồn nôn”, “ngụy tín”, “tha nhân là địa ngục”, “thân xác”, “cái nh́n”, “dấn thân”… nhưng khi được truy hỏi những chủ đề này đă phát sinh từ đâu th́ lảng tránh v́ không đọc được những “trang khó” trong L’Être et le néant/Hữu và Vô Sartre tranh biện với Heidegger, Husserl, Hegel… về những chủ đề triết học hàn lâm dẫn tới những khái niệm kể trên vốn là sáng tạo của Sartre chứ không phải của Heidegger. Thế rồi đến năm 1960 khi Sartre cho in tác phẩm đồ sộ về lư trí lịch sử Critique de la Raison dialectique/ Phê b́nh Lư trí lịch sử tập I th́ những người trước đây hay nói đến Sartre tuyệt nhiên coi như cuốn sách này không hề tồn tại! Tác động của hiện tượng này cần được vạch rơ: thứ nhất, Sartre đă bị bóp méo, ngộ nhận và sự ca tụng lố lăng đă khiến không ít người phản cảm một cách vô lư với ngay chính cái tên Jean-Paul Sartre. Thứ nh́, những sách vở do những người kể trên viết ra trước đây mặc dù không có giá trị là bao nhưng hiện nay lại được một số không nhỏ sinh viên trong nước t́m đọc!
Điều đáng ngac nhiên rất ít người nhắc tới: xuất hiện vào năm 1943 L’Être et le néant/Hữu và Vô không thu hút sự chú ư của người đọc ngoài giới chuyên giảng dạy triết học. Có hai lư do: Thứ nhất, ở thời điểm đó Sartre đang rất nổi tiếng với tiểu thuyết La nausée/Buồn nôn (1938), tập truyện ngắn Le Mur/Bức tường (1939), và vở kịch Les mouches/Ruồi (1943) tuy trước đó Sartre đă biên soạn những quyển sách triết như L'imagination (1936), La transcendance de l'égo (1937), Esquisse d'une théorie des émotions (1939) , L'imaginaire (1940). Thứ nh́, vào những năm đầu thập niên 40s thế kỷ 20 ở Pháp như chúng tôi đă tŕnh bày, triết học của Heidegger chưa được phổ biến (ngoài giới giáo sư đại học triết thông thạo Đức văn), bản dịch quyển sách ngắn Was ist Metaphysik/Siêu h́nh học là ǵ? của Heidegger in năm 1938 của Henri Corbin tuy có giá trị cột mốc lịch sử dịch và phổ biến Heidegger nhưng giá trị dịch thuật lại không cao (chẳng hạn dịch Dasein ra “réalité humaine” không trung thành với ư nghĩa của Heidegger tuy Corbin có giải thích trong Lời nói đầu quyển sách dịch).
Để hiểu rơ ảnh hưởng của Heidegger trên Sartre chúng ta có thể căn cứ vào hai nguồn: thứ nhất là chính lời lẽ của Sartre trong Les carnets de la drôle de guerre in năm 1983 sau khi Sartre chết, và sau đó là dựa trên chính quyển L’Être et le néant/Hữu và Vô, và một số trích dẫn từ những sách có bàn tới mối quan hệ Heidegger-Sartre.
Hồi ức về ảnh hưởng của Heidegger đối với ḿnh Sartre cho rằng mối liên hệ này có hai phần quan trong nhất: số mệnh và con người tự do dấn thân của Sartre. Trong Carnets Sartre đôi khi thú nhận sự gặp gỡ triết học Heidegger của ḿnh là do “mệnh trời” (une rencontre providentielle). Tất nhiên dưới ng̣i bút của một Sartre vô thần chữ này không thể hiểu theo nghĩa tôn giáo mà phải được hiểu theo nghĩa bóng có ư mô tả sức mạnh và phẩm chất của sự gặp gỡ. Phần số mệnh Sartre nói tới ở đây chính là yêu tố lịch sử, sau khi thế chiến thứ hai chấm dứt đ̣i hỏi một cách nh́n mới mẻ, một cách đọc mới những biến cố lịch sử và nhân loại. Sartre cho rằng ảnh hưởng của Heidegger như do mệnh trời v́ nó “tới chỉ bảo cho tôi về tính chất chính đáng, và tính chất lịch sử đúng vào lúc chiến tranh đă khiến những khái niệm này là không thể thiếu đối với tôi” (cette influence est venue m’enseigner l’authenticité et l’historicité just au moment où la guerre allait me render ces notions indispensables, Carnets, p.224). Chính v́ vậy Sartre cho rằng vào thời điểm đó Heidegger chính là phát ngôn nhân của thời đại. Nhưng v́ Sartre là con người của tự do đối mặt với số mệnh: Sartre tiếp thu ảnh hưởng của Heidegger trong tự do. Ta t́m thấy trong Carnets nhiều đoạn Sartre ám chỉ những phê phán Heidegger, chẳng hạn sự bất đồng của Sartre về quan niệm ‘sống-để-đi-tới-cái-chết’ của Heidegger v́ Sartre cho rằng con người chết v́ bất cẩn, v́ đăng trí, và con người tự do chống lại cái chết chứ không như Heidegger cho rằng tự-do-để- chết. Như chúng ta đă biết vào năm 1934 Sartre được học bổng tu nghiệp ở Đức và Husserl đă thu hút sự chú ư và hầu hết thời giờ đọc sách của Sartre (phần thời giờ c̣n lại kia được dành cho việc dong chơi với Simone de Beauvoir ở Berlin) hơn là đọc kỹ quyển Sein und Zeit đă mua của Heidegger v́ từ ngữ của Heidegger quá khó hiểu. Đây cũng là nét chung của những triết gia Pháp như Maurice Merleau-Ponty, Paul Ricoeur, Emmanuel Levinas, Jacques Derrida… chứ không riêng ǵ Sartre: buổi đầu họ đến với Husserl rồi sau đó mới đọc Heidegger. Chính v́ vậy nhiều khi họ đọc Heidegger nhưng c̣n mang nặng những dấu vết tư tưởng Husserl. Sartre chỉ thực sự bắt đầu đọc Sein und Zeit từ mùa xuân năm 1939, và trước đó đă đọc bản dịch của Henri Corbin quyển Was ist Metaphysik/Siêu h́nh học là ǵ? của Heidegger in năm 1938. Năm 1934 Sartre đă một lần bị ‘dội’ trước sách của Heidegger, không thể nhai được những từ ngữ của Heidegger. Và rồi đến năm 1938 khi đọc bản dịch của Corbin thêm một lần Sartre cảm thấy ghê tởm thứ triết học ‘mọi rợ’ (barbare) chẳng chút uyên bác nảo của Heidegger. Lư do chính theo chúng tôi nghĩ khiến Sartre không thể đọc được Heidegger lúc ban đầu v́ Sartre đă được đào luyện trong truyền thống triết học Pháp với những từ ngữ triết cổ điển như thuyết duy tâm, duy thực, chân lư và sai lầm v.v… vẫn được các giáo sư ở Pháp giảng dậy bấy lâu nay trong khi Heidegger giải cấu siêu h́nh học truyền thống – một điều quá mới mẻ - cho nên tạo ra cảm nghĩ Heidegger đă đoạn tuyệt với những chủ đề triết học truyền thống.
(c̣n tiếp)
đào trung đąo
http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html
©gio-o.com 2012