đào trung đąo
Thông Diễn Luận
Martin Heidegger
(78)
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14 Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, , Kỳ 39, , Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78,
Một cách tổng quát có thể nói ảnh hưởng của Heidegger trên Merleau-Ponty đă giúp Merleau-Ponty t́m đường chuyển từ Hiện-tượng-luận sang Hữu-thể-luận (từ Phénoménologie de la perception sang Le visible et l’invisible). Diễn tiến tư tương này được t́m thấy bắt đầu từ những tác phẩm Signes (1960), L’oeil et l’esprit (1961) , và cuối cùng là (chưa hoàn thành) Le visible et l’invisible (1964) Merleau-Ponty viết trong mấy năm trước khi từ trần. Những tác phẩm này được viết ra chính yếu dựa trên kết quả nghiên cứu để giảng dạy được ghi lại trong Notes de cours 1958-1959 và 1959-1961. V́ vậy để hiểu L’oeil et l’esprit, Signes và Le visible et l’invisible ta phải quay trở lại quyển Notes, và quyển sách này cho măi tới năm 1996 mới được xuất bản. Nhưng những ghi chú trong Notes rất vắn tắt, nhiều ư không được diễn giải thành câu trọn vẹn, và Le visible et l’invisible lại là tác phẩm viết dở dang, nhiều chỗ không được triển khai rơ ràng cho nên có thể coi tác phẩm này như Phần Nhập đề cho một công tŕnh Merleau-Ponty dự tính hoàn thành.
Trong Notes diễn tiến con đường tư tưởng của Heidegger từ giai đoạn trước sang giai đoạn sau được Merleau-Ponty đề cập tới trong những ghi chú với chủ đề La Philosophie aujourd’hui/Triết học hôm nay gồm ba phần: Phần I Notre état de non-philosophie/T́nh trạng không-triết học của chúng ta, Phần II. La Philosophie en face de cette non-philosophie/Triết học đối diện với không-triết học này với mục [A] dành cho việc tŕnh bày diễn tiến tư tưởng của Husserl qua ba giai đoạn từ Logische Untersucchungen/Nghiên cứu Luận lư học qua những quyển Ideen I và II tới Méditations cartésiennes/Tư duy siêu h́nh học Descartes, và kết thúc ở giai đoạn chót qua Bài diễn văn ở Vienne, quyển Krisis I, II, và III; Phần III Être et parole/Hữu và Ngôn ngữ, và Phần IV Sein und Zeit. Tư tưởng Heidegger ở giai đoạn sau được Merleau-Ponty đề cập tới chính yếu trong mục B Heidegger: La philosophie comme problème/Heidegger: triết lư như một vấn đề. Chúng tôi bỏ qua phần nói về Husserl và chỉ đề cập tới phần nói về Heidegger. Trong toàn bộ những trước tác của Merleau-Ponty để lại đây là lần đầu Heidegger được nói đến nhiều nhất. Nhưng mục đích rơ rệt khi nói về Heidegger của Merleau-Ponty là: “Không tŕnh bày về Heidegger mới và cũ, nhưng lọc ra từ Heidegger mới điều ǵ có liên hệ tới vấn đề của chúng ta: [sự] khả hữu của triết học.” (1) Việc Merleau-Ponty chia ra Heidegger cũ và Heidegger mới tương tự như sự phân biệt Heidegger I và Heidegger II của William W. Richardson sau này vào năm 1963 trong quyển Heidegger: Through Phenomenology to Thought. Trước hết Merleau-Ponty chỉ ra không có sự đổi ngược quan điểm giữa Heidegger cũ và mới. Điều này cho thấy Merleau-Ponty thấu hiểu Heidegger, và đă đi trước trong nhận định này so với những chuyên gia nghiên cứu Heidegger sau này. Giải thích sự thay đổi đường lối tư tưởng của Heidegger cũ sang Heidegger mới (nhất là ở nhưng bài viết ngắn) Merleau-Ponty cho rằng đó không phải là một thay đổi đơn giản nhưng rất có ư nghĩa. Trong bài tựa quyển Sein und Zeit Heidegger đưa ra mục tiêu thực hiện một cách triệt để tra hỏi siêu h́nh học về Hữu khởi từ phân tích Dasein/Tại thể . Nhưng theo Merleau-Ponty mục tiêu này là bất khả thi v́ những lư do về mặt nguyên tắc như: ngôn ngữ của chúng ta hiện nay, bản chất của chân lư, và ngay cả bản chất của triết học. Thế nên triết học phải được thay thế bằng Denken/Tư tưởng (hiểu như một động từ). Theo Merleau-Ponty: “Sự triển khai [tư tưởng của Heidegger] không phải là [một] sự đảo nguợc từ nhân học sang huyền học về Hữu: khởi đầu không phải là nhân học và kết thúc – có thay đổi nhưng cũng vẫn cùng là một nghịên cứu nhưng được đào xâu, với những di chuyển điểm nhấn, và kinh nghiệm về sự bất khả thi – Thay đổi, chính ngay trong những cách lập thành vấn đề như: Tự do, Con người, và Chân lư…”(2). 1. Trước hết về Tự do theo Merleau-Ponty, trong Wesen des Grundes Heidegger cho rằng “ Trong hành vi tạo lư, tự do cho đi và nắm lấy một lư.” (3) và “như lư đó, (…) tự do là hố thẳm của Dasein/Tại thể. (4). Trong Der Satz vom Grund Heidegger lại cho rằng Hữu chính là Lư. Heidegger nói rơ hơn trong Wesen der Wahrheit: “ (…) tự do (…) nhận lấy chính yếu tính của nó từ yếu tính nguyên ủy nhất của chân lư duy nhất thực sự tinh yếu.” (5) 2. Về Con người trong Was ist Metaphysik? Heidegger cho rằng con người là “Platzhalter des Nichts” c̣n trong “Brief über den Humanismus Heidegger lại cho rằng con người là “kẻ canh giữ Hữu”. Theo Merleau-Ponty hai câu nói này không loại bỏ nhau nhưng Heidegger đă đặt điểm nhấn khác nhau. 3. Sau cùng về Chân lư Merleau-Ponty nhận xét trong SuZ (trang 217) Heidegger viết “Mọi chân lư là thiết yếu tùy thuộc vào cách thế tương quan của Dasein/Tại thể với Hữu, tức là quan hệ với Hữu của Tại thể. (6) Nhưng qua năm 1929 trong Was ist Metaphysik ta thấy Heidegger lại cho rằng “với Dasein điều có nghĩa là cái một khi, trên hết thảy, được nghiệm sinh như một nơi chốn, nghĩa là, như một khung cảnh của chân lư của Hữu, khi được tư tưởng một cách thích ứng.”(7) Như vậy chân lư trước hết phụ thuộc vào tiền-khai-mở về những hữu, như trong Wesen der Wahrheit Heidegger chỉ ra sự tiền-khai-mở bao gồm việc để cho những hữu hiện thể (Seinlassen von Seiendem), sự khai mở này không mất đi trong hữu nhưng duy tŕ một khoảng cách theo một cách nào đó để phơi mở hữu. Ánh sáng của Dasein là khoảng cách được dàn xếp bởi sự Khai mở này. Như vậy Da/Tại chính là tính chất khai mở của sự Khai mở (die Offenheit des Offenen). Heidegger cho rằng chân lư không là cái có sẵn nhưng là cái không bị che dấu: chân lư là không bị che dấu aletheia άλήθεια. Nhưng điều này không phải là một sự hiển nhiên bởi v́ sự để cho hiện hữu (Seinlassen) được duy tŕ do đó đóng vai tṛ của tính khai mở (Verborgenheit) trong sự khai mở. Ẩn mật (Geheimnis) nằm ở cách thế mọi khai mở của một hữu là sự lăng quên rằng không phải tất cả được khai mở, tính chất ẩn/che dấu chính là cái bị ẩn/che dấu trước hết. Merleau-Ponty viết: “Geheimnis/Ẩn mật: mọi sự phơi mở của một sinh hiện là sự quên lăng cái không được phơi mở, Verbergung sự che dấu là một erstlich Verborgene bị ẩn dấu trước hết. Trong đó, Unwahrheit không-chân lư không phải sự sơ xuất của con người (cũng vậy Chân lư không phải là sản phẩm con người tạo ra, cũng không là kết quả của một hành vi, một h́nh/ư tượng (réprésentation)…Chân lư không thể được định nghĩa theo tính chất thiết yếu. Từ đó có thể nói rằng cái “tặng phẩm” của Hữu cũng là “sự rút lui”của Hữu (8). Để củng cố lư luận này Merleau-Ponty viện dẫn lời Héraclite φύσις κρύπτεσθαι φιλεῖ Thiên nhiên ưa thích tự ẩn ḿnh. Cũng cần lưu ư cũng câu này Heidegger lại dịch là “Hiện lên (từ sự-ẩn dấu) ban ân sủng cho sự tự-ẩn dấu.”(9). Ngược với ư kiến của phần đông người đọc Heidegger cho rằng tư tưởng Heidegger khó hiểu Merleau-Ponty cho rằng nếu ta “khởi đi từ những khái niệm Khai mở vả Chân lư th́ khái niệm Hữu của Heidegger không có ǵ là khó hiểu cả.” (10) Theo Merleau-Ponty cần phân biệt: 1. Hữu, vật hiện sinh, yếu tính: Sein, Seiende, Wesen: Merleau-Ponty lấy thí dụ Heidegger nêu ra trong Einführung in die Metaphysik về Hữu của ngôi trường trung học là kinh ngiệm tiếp cận như thế nào của những học sinh đang học tại trường và của những người đă học ở đó nay hồi ức về ngôi trường này: “Hữu của những ṭa nhà thuộc loại này, người ta cũng có thể nói “thở hít xâu” Hữu vào và người ta thường vẫn có mùi hương trong mũi sau hàng chục năm sau: mùi hương cho Hữu của vật hiện sinh này rất tức thời và thực sự hơn sự mô tả hay viếng thăm không thể nào trung chuyển chúng được.” (11). Viện dẫn Proust cho rằng ở đây không phải là việc chỉ định những “nội dung” mới như cảm nhận hay mùi hương của kư ức hữu thể luận (mémoire ontologique) nhưng là kỷ niệm hữu thể luận (souveneir ontologique) của sự khai mở, một đơn nhất có trước sự phân biệt yếu tính-hiện hữu, ούσία-die Dinge-τὰ ὄντα. Tương tự, trong mô tả hai rặng núi Alps và Pyrénées có những khác biệt về yếu tính phát sinh từ những cách thế khác nhau trong việc Hữu uốn ḿnh (moduler). V́ vậy Sein (là) nguồn gốc của yếu tính và những sự vật nhập nội Hữu. Lấy thí dụ bức tranh của Van Gogh với những câu hỏi: Bức tranh ở đâu? Trên khung vải? Bên ngoài khung vải như một chỉ nghĩa? Không, bức tranh không ở trong đầu óc tôi, người ta không thể nói rằng người ta để mặc một ḿnh tôi với nó. Heidegger nắm bắt cái hữu của công tŕnh nghệ thuật như một kiểu mẫu của hữu ngay cả hữu tự nhiên không theo cái nghĩa của cá vật hóa trong không-thời gian, nhưng như “sự hiện ra” trong was và daß của nó không thể tách rời nhau. “Cái Sein (không phải là trương độ bất tận và vô am hiểu, ngược lại Sein là bao hàm khuếch đại với trương độ, bởi nó là cái làm cho một sự vật hiện hữu và, là cái khác với cái khác [chính] yếu tính động hay nói ra bằng lời, cái làm cho thế giới là thế giới, và một vật là vật…) ”(12) 2. Hữu và Grund/Lư: Theo Heidegger hữu (bông hồng chẳng hạn) là chính khả hữu của nó, nghĩa là có một sự tự sinh liên tục của bông hồng và chính đó là Bông hồng-hữu (Rose-sein) – sự kiên vững, sự tái khai sinh của bông hồng. Trong Wesen des Grundes Heidegger viết: “Bông hồng hiện hữu không tại sao, nở bông bởi v́ nó nở bông/ Không ưu tư về chính nó, không ham muốn được ngắm nh́n.” (13) Sau này trong Der Satz vom Grund Heidegger nh́n nhận quan niệm của ḿnh chưa thỏa đáng, đă chỉ nói về GrundLư theo nghĩa Seinede/Vật hiện sinh , chưa chứng minh được Hữu như một nguyên lư thuần túy phi nhân quả. Merleau-Ponty chỉ ra Heidegger trong Der Satz vom Grund cho rằng không có Grund der Sein (Lư của Hữu) mà chính Sein (Hữu) là Grund (Lư) của tất cả mọi thứ c̣n lại, Hữu đặt ra Lư một cách tích cực cho mọi thứ bao gồm, mọi Be-gründung cho có Lư. Điều này được đưa ra cùng với chính ư niệm Hữu như tự hữu, như bông hồng “nở bông v́ nó nở bông.” Như vậy phải chăng Sein/Hữu là der Grüdung, Sein là Ungrund, và Grund là Urgrund, Ab-grund? Theo Merleau-Ponty dường như Heidegger chọn trường hợp sau cùng. 3. [Người ta có thể nói ǵ về Sein?] Trước hết không thể có mệnh đề nào để nói về Sein được v́ Sein dị ứng với những qui đinh thông thường như Yếu tính, Hiện hữu, Lư. V́ đă là mệnh đề th́ phải có một nơi chốn, ở quá khứ chứ không trong Hữu hữu (este). Do đó người ta chỉ có thể có tư tưởng đang lên đường đưa ra một mệnh đề như: “Sein und Grund: das Selbe” (Hữu và Lư: cùng là Một). Merleau-Ponty trích dẫn Heidegger: “Khi chúng ta nói về một vật nào đó rằng nó hiện hữu, nó là cái này hay cái kia, nó được biểu trưng như đă là trong những mệnh đề thuộc loại này. Chỉ có vật hiện hữu, đă-hiện hữu, ‘là’ cũng chính nó ‘là’. Cái ‘Hữu’ không ‘là’.”(14) Về mối tương quan giữa ngôn ngữ và hữu, chính “hữu gắn chặt với một từ theo một nghĩa hoàn toàn khác, và thiết yếu hơn thế, không có một hiện sinh nào không là hữu.” Trong Einführung in die Metaphysik Heidegger cho rằng động từ “là” vọt ra cho chúng ta trong cái nói cho nên ngôn ngữ hay thi ca khai mở Hữu (Wortwerden des Seins). Ư nghĩa chênh vênh của động từ “Hữu/Là” có nghĩa chúng ta “am hiểu” động từ này với ư tất cả mọi cái không phải là Không-hữu (Nichtsein), như gồm thâu những phạm trù, mô tả Hữu trong đơn nhất, kết hợp và trộn lẫn chặt chẽ cái khác biệt trong nguyên ủy. Chính v́ sự phong phú này nên Sein trở thành Seyn hay Sein bị gạch xóa. “Chúng ta t́m lại được mối quan hệ của Hữu với ngôn ngữ, quan hệ này muốn nói lên rằng, không phải Hữu là phát lời, nhưng ngôn ngữ là căn nhà của Hữu, sản phẩm của Hữu.” (15). 4. Hữu là “nơi chốn” hay “thành tố” của mọi vật, ngôn ngữ là ngôn ngữ của Hữu cũng như mây là mây của bầu trời, cũng là “chiều kích” (dimension) khoảng cách giữa Đất và Trời.
_____________________________________________
(1) Notes trang 91: Non pas exposer Heidegger, l’ancien et le nouveau, mais relever dans le nouveau ce qui concerne notre question: [la] possibilité de la philosophie.
(2) Ibid trang 93: Le dévelopment n’est pas [un] renversement d’anthropologie en mystique de l’Être: le début n’était pas anthropologie et la fin n’est pas mystique. Il y a un changement mais qui n’est pas renversement – qui est approfondissement de la même recherche, avec déplacement des accents, et experience de son impossibilité – Changement, dans les formules même:….La liberté….L’homme…La verité…
(3) Martin Heidegger, Vom Wesen des Grundes trang 44 : Gründen gibt die Freiheit und stimmt sie Grund…
(4) Ibid trang 53: …ist die Freiheit der Ab-grund des Daseins.
(5) Martin Heidegger, Wesen der Wahrheit trang 14: die Freiheit (…) ihr eigenes Wesen aus dem ursprünglicheren Wesen der einzig wesentlichen Wahrheit empfängt.
(6) SuZ trang 217: Alle Wahrheit is gemäβ deren wesenhaften daseinsmäβiger Seinsart relative auf das Sein des Daseins.
(7) Notes trang 97-98: à l’égard du Dasein “ (ist mit “Dasein” solches genannt, was erst einmal als Stelle, nämlich als die Ortschaft der Wahrheit des Seins erfahren und dann entsprechend gadacht warden soll.”
(8) Ibid trang 100: Geheimnis: tout dévoilement d’un étant est oubli de ce qui n’est pas dévoilé, Verbergung qui est das erstlich Verborgene (Wesen der Wahrheit, p.20). En cela, l’Unwahrheit n’est pas négligence humaine (pas plus que la Wahrheit n’est production humain, résultat d’un acte, d’une répresentation). [Nguyên văn của Heidegger: - die Verbergung des Verborgenen im Ganzen, des Seienden als eines solchen.] Par la, il faut dire que le “don” de l’etre est aussi “retrait.”
(9) Martin Heidegger, “Aletheia (Heraclitus, Fragment B16) trong Early Greek Thinking trang 114 bản Anh ngữ của David Farrell Krell và Frank A. Capuzzi : “Rising (out of self-concealing) bestows favor upon self-concealing.”
(10) Notes, trang 104: À partir des notions d’Offenheit et de Wahrheit la notion heideggerienne de l’Être n’est pas difficile.
(11) Ibid, trang 105: L’Être des bâtiments de ce genre, on peut pour ainsi dire le renifler (riechen) et on a souvent l’odeur dans le nez après des dizaines d’années: elle donne l’Être de cet etant beaucoup plus immediatement et vraiment qu’une description ou une visite ne pourraient les mediatiser.
(12) Ibid trang 107: Ce Sein (qui n’est pas extension infinie et compréhension null, qui est au contraire compréhension grandissant avec avec l’extension, parce qu’il est ce qui fait qu’une chose est et, est autre qu’une autre) [c’est] le Wesen actif ou verbal, ce qui fait que le monde weltet, et que la chose dingt…
(13) Die Ros ist ohn warum; sie blühet, weil sie blühet,/Sie acht nicht ihrer selbst, fragt nicht, ob man sie siehet.
(14) Ibid trang 110: Quand nous disons de quelque chose (von etwas) qu’elle est (“es ist”), qu’elle est ceci or cela, elle est, dans des propositions de ce genre, représentée comme être-été (als Seiendes vorgestellt). Seul le Seiend, l’être-été, “est” le “est” lui-même. Le “Sein” n’”est” pas (nur Seiendes “ist”, das “ist” selber, das “Sein” “ist” nicht).
(15) Ibid trang 112: Nous retrouvons rapport de l’être au langage, qui veut dire, non que l’être est verbal, mais que le langage est maison de l’être, produit de l’être.
(c̣n tiếp)
đào trung đąo
http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html
©gio-o.com 2012