đào trung đạo
Thông Diễn Luận
Martin Heidegger
(38)
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14 Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, , Kỳ 39, , Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99, Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108, Kỳ 109, Kỳ 110,
Tưởng cũng cần phân biệt hai từ điểm khởi hành (Ausgang) và khởi đầu (Ansatz) theo nghĩa Heidegger dùng hai từ này trong thông diễn luận triết học. Điểm khởi hành ở đây là tính chất có sẵn của hữu về mặt h́nh thức của Dasein/Hiện thể, tính chất này được lấy làm cơ sở cho việc phân tích. Khởi đầu dùng để chỉ ngả vào trước tiên và sự triển khai của Dasein/Hiện thể toàn bộ những giả định cấu thành hoàn cảnh thông diễn của việc diễn giải. Như trên đă tŕnh bày, chính tra vấn (Fragen) là sự mở ra nơi chốn tụ hội và của das Erfragte, das Gefragte, và das Befragte, nơi chốn này mở ra để cái được triệu dẫn, cái được hỏi về, và cái bị tra vấn xuất hiện và sau đó trở lui dấu kín khép lại. Trong triết lư Heidegger cái được triệu dẫn là Hữu có bản chất mở/khép. Khi áp dụng hiện tượng luận để khai giải Hữu – nghĩa là soi sáng và am hiểu Hữu như nó là – từ tính chất đă có sẵn hữu của tra vấn, của câu hỏi, và của Dasein/Hiện thể, Heidegger nhấn mạnh đến việc phải cẩn trọng (Vorsicht) không thể thiếu chú tâm v́ tính chất có sẵn/cho sẵn này không phải là hiển nhiên. Cũng nên nhắc đến sự khác biệt giữa quan niệm hiện tượng luận của Husserl và của Heidegger. Điểm khác biệt căn bản là trong khi Husserl khởi đi từ trực giác (intuition) trong mô tả hiện tượng luận th́ Heidegger lại khởi đi từ tiền-nhận-thức tiến tới nhân thức (understanding). Điều này cho thấy ảnh hưởng của Dilthey trên Heidegger.
Từ khởi đầu câu hỏi/vấn đề Hữu bằng tiền-nhận-thức của Dasein/Hiện thể đă giả định điểm khởi hành nằm ở sự khác biệt giữa Hữu và (những) hữu nằm sẵn trong tiền-nhận-thức. Khởi hành khi đă ở dạng nhận thức cho rằng Hữu như là Hữu của (những) hữu được tŕnh ra qua mô tả hiện tượng luận, nhưng ư nghĩa của nhận thức này không rơ rệt nên cần được diễn giải. Trong Sein und Zeit Heidegger đă dành trọn Phần I tác phẩm (không có Phần 2) với tựa đề “Diễn giải Hiện thể theo Thởi gian tính, và Minh giải Thời gian như Chân trời siêu vượt của Câu hỏi/Vấn đề Hữu” để chỉ ra ư nghĩa của câu hỏi/vấn đề chính là thời gian. Tuy vậy, khi bắt đầu câu hỏi/vấn đề Hữu bằng sự (khác) biệt giữa Hữu và (những) hữu chưa được xác định ư nghĩa thế nên điểm khởi đầu này mang dấu vết của sự bất-biệt (indifference) hay tính bất biệt (Undifferenz) vậy, và Heidegger coi tính bất biệt này chính là điểm khởi hành (Ausgang) của phân tích Hiện thể.
Sau khi xác định điểm khởi hành của câu hỏi/vấn đề Hữu là bất biệt Heidegger dùng phương pháp hiện tượng luận được quan niệm như diễn giải thông diễn luận (hermeneutic interpretation) về Hiện thể. Để hiểu rơ hơn về diễn giải thông diễn luận này chúng ta hăy quay trở lại với ba tác phẩm Heidegger khai triển vấn đề này là các giáo tŕnh chuẩn bị cho Sein und Zeit như Prelegomena zur Geschichte des Zeitbegriffs GA20 (1925), Sein und Zeit GA2 và nhất là giáo tŕnh Die Grundprobleme der Phȁnomenologie GA24(1927) chính Heidegger măi tới năm 1975 mới cho phép xuất bản trong bộ Gesamtausgabe/Toàn Tập Tác phẩm quyển thứ 24, và coi công tŕnh này như “một soạn thảo mới cho Phân mục 3 của Phần I quyển Sein und Zeit” [Khi được xuất bản SuZ chỉ gồm Chương Mở đầu và Phần I với 2 Phân muc, không thấy có Phần II như dự kiến. Khi viết giáo tŕnh này Heidegger coi Die Grundprobleme der Phȁnomenologie như bổ túc cho SuZ với Phân mục 3 cho Phần I.]
Một cách sơ lược ta có thể tóm tắt: Trong Prelegomena zur Geschichte des Zeitbegriffs Heidegger dành phần mở đầu để tŕnh bày “Ư nghĩa và Nhiệm vụ của Nghiên cứu Hiện tượng luận” gồm 3 chương để tŕnh bày quan niệm về Hiện tượng luận khác với quan niệm của Husserl về nhiều điểm, nổi bật nhất khi Heidegger cho rằng Husserl đă không chú tâm tới vấn đề Hữu và mô tả hiện tượng luận phải đặt trên cơ sở kinh nghiệm tiên thiên và nhận thức thay v́ trên trực giác. Sang đến Sein unde Zeit, Heidegger không tŕnh bày đầy đủ phương pháp hiện tượng luận để áp dụng vào phân tích Hiện thể, chỉ cho biết trong phần nhập đề ở §7 một “khái niệm khởi đầu về hiện tượng luận” coi hiện tượng luận như một khái niệm về phương pháp và mô tả hiện tượng luận là diễn giải và hiện tượng luận về Hiện thể là thông diễn luận. Heidegger cũng đưa ra bản khái lược/đề cương của diễn giải như “sự triển khai” (Ausbildung) của nhận thức. Trong “Cấu trúc Hiện hữu của Tại/Da” chủ đề của phân tích hiện tượng luận là cấu trúc “như/as” lấy làm nền tảng cho diễn giải. Diễn giải được Heidegger hiểu là việc chuẩn bị (Ausarbeitung) của những khả tính được phóng chiếu trong nhận thức đặt cơ sở trên tiền-hữu (Vorhabe), tiền-nhăn (Vorsicht), và tiền-niệm (Vorgriff). Sang đến Phân mục II Heidegger chỉ ra rằng cả ba yếu tố này vốn là những giả định (Voraussetzungen) được dùng để xây dựng nên hoàn cảnh thông diễn của việc phân tích. Thật ra hoàn cảnh thông diễn cũng chính là nơi chốn hay điểm khởi hành của khởi đầu cho câu hỏi/vấn đề Hữu như đă tŕnh bày ở phần trên: việc tra vấn (Fragestellung) như một hữu kết hợp đồng hóa câu hỏi/vấn đề cũng là hữu, với hữu của người tra hỏi trong đó tra vấn Fragestellung là tiền-hữu (Vorhabe) của diễn giải trong tiền nhăn (Vorsicht) Hữu của (những)hữu thiết lập cho diễn giải. Hai yếu tố tiền-hữu và tiền-nhăn này chính chúng kéo theo nhận thức Hữu của (những) hữu này như tiền-nhận-thức đưa đến việc t́m kiếm khái niệm thích đáng cho Hữu qua ngả tiền-niệm. Phải nhận rằng tŕnh bày của Heidegger tuy khá phức tạp nhưng không phải không chặt chẽ.
Để bổ túc quan niệm về Hiện-tượng-luận của ḿnh sau khi Sein und Zeit được xuất bản Heidegger trong Die Grundprobleme der Phȁnomenologie trong Phần 3 của giáo tŕnh này (tuy không hoàn tất) khá chi tiết về phương pháp hiện-tượng-luận. Trong §5 phần Dẫn nhập “Tính chất phương pháp của hữu-thể-luận. Ba yếu tố căn cốt của phương pháp hiện-tượng-luận” là giảm trừ hiện-tượng-luận (phenomenological reduction), xây dựng hiện- tượng-luận (phenomenological construction) và giải cấu hiên-tượng-luận (phenomenological destruction). Giảm trừ hiện-tượng-luận: đưa Rơi nh́n/Sehen khảo sát ra khỏi ra khỏi chính hữu để vươn tới chân trời Hữu (tra vấn được xác định như hữu để cái nh́n của nhà hiện-tượng-học hướng tới chân trời của cái được cho trước như vậy); Xây dựng hiện-tượng-luận: việc chuyển hướng cái nh́n đ̣i hỏi một hướng dẫn tích cực đó là viễn tượng hướng tới Hữu được cung cấp bởi tiền-nhăn trong diễn giải; Giải cấu hiện-tượng-luận: trong tiền-niệm tính chất khái niệm của Hữu được h́nh dung trong diễn giải mà diễn giải lại có tính chất lịch sử , điểm khởi hành của câu hỏi/vấn đề Hữu vốn đă ngầm chứa những quan niệm truyền thống cho nên cần giải cấu truyền thống bằng phương pháp hiện-tượng-luận.
Một cách tổng quát, việc chuẩn bị câu hỏi/vấn đề Hữu được thu vào dạng diễn giải giảm trừ/xây dựng/giải cấu hiện-tượng-luận được coi như sự triển khai những khả tính được phóng chiếu ttrong tiền-nhận-thức. V́ Hiệnthể/Dasein được coi như hữu khả là nơi chốn câu hỏi/vấn đề Hữu xuất hiện được chỉ định cho nên vấn đề/câu hỏi Hữu chính là diễn giải Hiện thể/Dasein. Vấn đề đặt ra là: cấu trúc của diễn giải cũng trùng khớp với cấu trúc của Hiện-thể/Dasein: Hiện thể/Dasein nơi bắt đầu có phải cũng là chỗ kết thúc của câu hỏi Hữu? Như ta đă biết câu hỏi về Hữu xuất hiện từ một tiền-nhận-thức không rơ rệt trong đó ngầm chứa một nhận thức đặc biệt về Hữu. Câu hỏi được cho sẵn kiểu này tự tŕnh ra như một hữu, hữu này đặt câu hỏi về kẻ tra hỏi cũng là hữu. Cấu trúc “như thể” này là yếu tố tạo lập của sự diễn giải coi như chuẩn bị cho, triển khai, và ra mặt dành lấy (Zueignen) cái được cho sẵn trong tiền-nhận-thức. Cấu trúc “như thể” đặt cơ sở trên tiền-hữu, tiền-nhăn, và tiền-niệm tương ứng với (những) hữu, Hữu, và khái niệm về Hữu đă ngầm chứa ư nghĩa ch́m trong đó.. Những “tiền-“ trong các cấu tố này là điểm qui chiếu tới quỹ tích căn cơ của nhận thức, nhận thức này ứng trước (những) hữu như thể là vậy từ chân trời hướng đến Hữu. Tính chất bất biệt trong khởi đầu thông diễn theo Heidegger “sớm sủa hơn” tính chất sẵn có của (những) hữu, câu hỏi/vấn đề Hữu là câu hỏi về sự sớm sủa nhất này. Trong Sein und Zeit Heidegger đặt câu hỏi: “Làm cách nào chúng ta quan niệm/nắm bắt được tính chất của cái “tiền-“ này? Có phải chúng ta đă làm như vậy v́ như thể chúng ta đă nói một cách chính thức đó là “tiên thiên” (apriori)? Tại sao nhận thức mà chúng ta chỉ định như phạm trù hiện hữu nền tảng (fundamental existentiale) của Dasein lại tự nó có riêng cái cấu trúc này? Bất kỳ cái ǵ được diễn giải, như cái được diễn giải, đều có cái cấu trúc “như thể” này của riêng nó; và điều này có mối quan hệ với cấu trúc “tiền-“ như thế nào? …cái cấu trúc “tiền-“ của nhận thức và cấu trúc “như thể” của diễn giải có cho thấy một mối gắn kết hiện sinh-hữu thể luận (existential-ontological connection) với hiện tượng phóng chiếu không? Và hiện tượng này có chỉ ngược về một trạng thái nguyên ủy của Hữu của Dasein không? (GA2:150-151; MR:192). Căn cứ trên khái niệm In-der-Welt-Sein/Hiện hữu trong Thế giới Heidegger cho rằng “Khi (những) hữu nằm trong thế giới được phơi mở cùng với Hữu của Dasein – nghĩa là, khi chúng được nhận thức – chúng ta nói rằng chúng có ư nghĩa (Sinn). Nhưng cái được hiểu/nhận thức đó nói cho thật sát nghĩa, không phải là ư nghĩa nhưng là hữu, hoặc khác đi là Hữu. Ư nghĩa là cái sự phóng chiếu đặt trên đó (Woraufhin) được cấu trúc bởi tiền-hữu, tiền-nhăn, và tiền-niệm, để từ đó một cái ǵ đó được nhận thức/hiểu như một cái đó.” (GA2:151-152; MB:192-193) Qua những trích dẫn này ta có được câu trả lời cho câu hỏi nêu trên: việc chuẩn bị đi t́m ư nghĩa của Hữu nghĩa là việc phát biểu bằng khái niệm , nghĩa là diễn giải cái chân trời trên đó (những) hữu được nhận biết, và làm vậy theo cách làm công việc tŕnh bày sự gắn kết bền chặt giữa cấu trúc”tiền-“ của nhận thức với cấu trúc “như thể” của diễn giải. Việc tŕnh ra đường chân trời hợp nhất của tiền-hữu, tiền-nhăn, và tiền niệm của nhận thức sẽ giới hạn điểm khởi hành (Ausgang) từ đó vấn đề Hữu bắt đầu bằng tiền-nhận-thức về Hữu, và đó cũng là chỗ được chấm dứt bằng việc tŕnh bày ư nghĩa của Hữu.
(c̣n tiếp)
đào trung đạo
http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html
©gio-o.com 2011