đào trung đąo
Thông Di
n Lun
Martin Heidegger

(66)

 

Kỳ 1,  Kỳ 2,  Kỳ 3,  Kỳ 4,  Kỳ 5,  Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14 Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, , Kỳ 39, , Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63,  Kỳ 64,  Kỳ 65Kỳ 66,

 

Trước khi tiếp tục tŕnh bày phê phán sau cùng của Apel về Heidegger tưởng cũng không nên quên rằng những phê phán này cần được xem xét trên cái nền là quan điểm của Apel về nhiệm vụ của triết học hôm nay: Apel (cũng như Habermas) vẫn cương quyết theo đuổi tham vọng hoàn tất đề án Khai Minh (ngược hẳn với tinh thần vượt bỏ siêu h́nh học Tây phương – nhất là triết học Khai Minh – của Heidegger) bằng cách xây dựng một Chuyển biến/Biến đổi Triết học qua ngả một học thuyết thực dụng siêu nghiệm (pragmatique transcendentale) và áp dụng học thuyết thực dụng siêu nghiệm này để triển khai một đạo đức học của tranh biện và của trách nhiệm. Apel thực hiện đề án Chuyển biến/Biến đổi Triết học bằng cách tổng hợp và phản biện ba chuyển hóa triết học chính của thế kỷ 20: thông diễn luận của Heidegger, triết học phân tích của Wittgenstein, và thuyết thực dụng của Pierce với tham vọng đưa ra một tái định thức (reformulation) nghiên cứu triết học dựa trên kư hiệu học siêu nghiệm.

   Sau khi khảo sát lại cách giải thích Kant của Heidegger trong quyển Kant und das Problem der Metaphysik [KM] trong chiều hướng coi Sein und Zeit như một sự triệt để hóa triết học siêu nghiệm của Kant, Apel nhận định: “Trên cơ sở diễn giải của Heidegger về Kant, tầm mức của vấn đề này [vấn đề liệu có thể đem áp dụng sự phân chia giữa thời gian “nguyên ủy” với thời gian “đời thường” vào phân biệt của Kant giữa “tổng hợp siêu nghiệm” với thời gian thường nghiệm được coi như “thời gian liên nội” (intra-temporalité) không? ĐTĐ chú thích] với tôi dường như đă trở thành khá rơ: nếu như sự phân biệt kể trên giữa những ư niệm về thời gian bằng cách suy luận tương đồng với sự khác biệt có tính chất siêu nghiệm của Kant th́ liệu suy luận tương đồng này có đứng vững không, trong khi người ta có thể giả định là Kant đă có lư do vũng chắc khi không đề cập tới thời gian tính trong giải đáp vấn đề về những điều kiện khả hữu của giá trị khách quan của tư tưởng và của nhận thức. Thật vậy, sự phụ thuộc (siêu nghiệm!) của giá trị vững chắc (validité) của tư tưởng và của nhận thức đối với bất kỳ h́nh thức nào của thời gian tính nội liên – và sẽ cần phải chứng minh điều này theo học thuyết đa-sử hậu-Heidegger (panhistoricisme post-heideggérien) của triết học hiện thời – chính nó cũng không thể nghĩ rằng hay tự nhận là có giá trị.” (Transformation:200). Sau khi cho rằng diễn giải siêu nghiệm của Heidegger về sự phân biệt giữa thời gian “nguyên ủy” với thời gian “đời thường” là không đứng vững Apel tiếp tục đặt câu hỏi: việc giải cấu triết học siêu nghiệm với mục đích cho thời gian sự ưu tiên liệu có thể là không thể tránh khỏi hay không? Apel cho rằng Heidegger trong quyển Kant und das Problem der Metaphysik đă đưa ra những chỉ dẫn cho rằng sự phân biệt giữa “thời gian tính liên nội” do kinh nghiệm và thời gian xuất thể (temporalité extatique) của tổng hợp thuần túy là đối nghịch với trực giác do đó quan điển này của Heidegger không đứng vững. Apel cũng c̣n nhận thấy diễn giải của Heidegger về quyển Phê b́nh Lư trí Thuần túy trong chiều hướng bênh vực cho “hữu thể luận nền tảng” của ḿnh là khiên cưỡng, nói cách khác, khi Heidegger phá tung kiến trúc siêu nghiệm của Kant dù cho Heidegger đă cho “đột hiện/biến cố xảy đến” (advenir) của nhận thức Hữu trong Dasein/Tại thể  vai tṛ thiết lập nên “chủ thể tính siêu nghiệm” của chủ thể được coi như sự hữu hạn của lư trí như Heidegger đă chỉ ra trong Kant und das Problem der Metaphysik: “siêu h́nh học về Dasein không chỉ là một siêu h́nh học sơ lược về Dasein mà thôi, nhưng đó là một siêu h́nh học thiết yếu đột hiện/xảy ra như Dasein…Sự siêu vượt [của Dasein] này tự hoàn tất (geschieht), dù rằng chỉ theo cách ẩn dấu và thường không được định rơ, như dự phóng của Hữu của sinh hữu nói chung…Sự am hiểu/nhận thức của hữu, dự phóng và hồi phóng của nó, tự hoàn tất trong chính Dasein. “Siêu h́nh học” là biến cố” căn bản hiện ra với sự tràn vào trong sinh hữu của hiện sinh cụ thể của con người.” (KM:208). Apel cho rằng quan niệm về tổng hợp siêu nghiệm của Heidegger đă thất bại nên sau “bước ngoặt” Heidegger nói về “biến cố” của “sự chiếu sáng” (éclaircie) đồng thời cũng là sự “tái ẩn/che phủ” (recouvrement) của Hữu được hiểu như “thời gian hóa” và “không gian hóa” những chân trời của ư nghĩa của thế giới sống trải hiểu như là biến cố  xảy ra trong thế giới đă bị thời gian hóa. Ngoài ra Heidegger cũng c̣n nói về “những biến cố” có tính cách từng thời đại nối tiếp nhau trong lịch sử của Hữu, những thời đại này có thể coi như tương ứng với những thời đại trong lịch sử triết học: người Hy Lạp đặt nền tảng cho siêu h́nh học, người Ư và Thiên chúa giáo biến đổi nền tảng này, và sau cùng bằng sự tái xây dựng do khoa học và kỹ thuật hiện đại tạo ra. Quả thực quan niệm đặt giới hạn cho thời gian tính bán tiên thiên của Heidegger là một thách thức đối với triết học siêu nghiệm theo kiểu Kant quan niệm rằng sự xây dựng/thiết lập thế giới có giá trị phổ quát là nhờ những phương tiện của những khả năng tổng hợp của tri năng hay của lư trí, v́ theo Heidegger, triết học về “chủ thể siêu vượt/nghiệm”, và triết học nói chung, được hiểu như công việc của logos hay của “lư trí” nay phải được hiểu , theo giá trị của nó, như kết quả có giới hạn của biến cố xảy ra trong lịch sử của Hữu. Apel đặt câu hỏi cho sự thách thức này: làm thế nào có thể tư tưởng điều nói trên hoặc phát biểu nó với giả định là có giá trị? Hơn nữa, thời gian hiểu theo nghĩa cổ điển, như Permenide và Plato đă từng nghĩ tới, như là sự đe dọa nặng nề nhất đối với giá trị khả hữu của tư tưởng, phải chăng một lần nữa lai được coi là quan trọng hơn lư trí. Sau khi cho rằng triết lư của Heidegger về thời gian dẫn tới sự huỷ phá triết học siêu nghiệm Apel đặt nghi vấn: phải chăng dự án của Heidegger thực sự có trả lời cho vấn đề về những điều kiện khả hữu về sự xây dựng/thiết lập ư nghĩa và thế giới hay không, hay hậu quả của nó nhất thiết đưa đến một chuyển biến/biến đổi triết học siêu nghiệm bởi v́ “ư thức siêu nghiệm thuần túy” không thể nào giải nghĩa được sự xây dựng/thiết lập của tiền-nhận-thức cụ thể của thế giới làm khởi điểm cho mọi nhận thức. Theo Apel th́ giả định của Heidegger rằng thời gian tính và sử tính như hai yếu tố tạo lập ư nghĩa và là đặc trưng của nhận thức thế giới không thể nào phù hợp với câu trả lời của Kant về những điều kiện khả hữu của giá trị của nhận thức thế giới, giá trị này phải là khách quan, phổ quát và, trong chừng mực này, đơn giản chỉ là liên chủ thể. Tuy nhiên Apel cũng nh́n nhận rằng quan niệm của Heidegger là trung gian cho việc giải-siêu-nghiệm-hóa triết học, một mặt biện minh được tính chất diễn ra trong lịch sử (historialité) của sự xây dựng ư nghĩa và thế giới cũng như giả định của chúng  cho những phán đoán của nhận thức đúng sai, mặt khác cũng biện minh được rằng những phán đoán này có giá trị phổ quát và phi thời gian.

   Apel qua việc so sánh quan niệm về tṛ chơi ngôn ngữ của Wittgenstein với thông diễn luận của Heidegger cho rằng cả hai đă không xét tới tính chất phê phán của triết học, yếu điểm nội tại này được coi như một sự tự hủy hay một “sự tê liệt” của lư trí triết học, nhất là trong những trào lưu triết học khởi hứng từ hai triết gia này. Apel chê trách cả Heidegger lẫn Wittgenstein đă bỏ quên logos (Logosvergessenheit), một cách nào đó  đă trở thành chính nạn nhận của thiên tài của chính ḿnh liên quan tới sức mạnh biểu đạt của ngôn ngữ và đă từ chối điểm cốt tử triết học Hy Lạp đă đạt tới là: ta có thể vượt lên trên sự hiện-diện-trong-thế-giới của chính ḿnh hay tṛ chơi ngôn ngữ của ḿnh, trong khi cả Wittgenstein lẫn Heidegger  đều cho rằng logos chỉ là một trong những cách thức để quan hệ với thế giới và để làm cho có ư nghĩa trong thế giới. Trong trường hợp Heidegger, tuy đă mở ra con đường cho việc tự-sắp-hạng (auto-hiérarchisation) trong việc phân biệt nhân thức “hiên sinh” và nhận thức “hiện thể” nhưng lại từ chối đi theo con đường này. Theo Apel, nguyên nhân của sự thất bại này là v́ cả hai đă giữ quan điểm cho rằng ta không thể nào đi ra phía sau cái cơ sở kiện tính và ngẫu nhiên được gọi là thế giới đời sống. Với Wittgenstein cái thế giới sống trải đó được tạo nên bởi những thói quen và phong tục, nghĩa là những h́nh thức của đời sống. C̣n với Heidegger, thế giới sống trải là một thế giới hay một truyền thống được tạo nên trong lịch sử. Như vậy cái thế giới này trên thực tế đă được ban ân huệ có chức năng bán-siêu-nghiệm,  và tiên thiên (a priori) trở thành ngẫu nhiên có tính chất lịch sử. Như vậy đối với Heidegger chân lư có tính chất tương đối lịch đại tùy theo từng giai đoạn lịch sử của Hữu thế nên tính chất hữu lư do biện giải chỉ có thể được hiểu như phản xạ của thói quen ngẫu nhiên hay của truyền thống.

   Qua tất cả những điểm Apel dă phê b́nh Heidegger đă được tŕnh bày chúng ta nhận rơ một điều quan trọng là Apel dường như đă không đọc quyển Beiträge zur Philosophie (Vom Ereignis) được xuất bản đánh số GA 62 năm 1989 khi viết bài “So sánh giữa Wittgentein và Heidegger” năm 1991. V́ nếu như Apel có đọc Beiträge th́ những phê b́nh Heidegger có lẽ sẽ khác đi khi đă theo dơi chặt chẽ lộ tŕnh tư tưởng của Heidegger sau Sein und Zeit, nhất là quan niệm của Heidegger về Ereignis. Đây là một từ khá khó hiểu (việc chuyển ngữ từ này sang tiếng Anh cũng có tranh luận và khác biệt, khi th́ được dịch là “e-vent, event) như William J. Richardson và Theodore Kiesiel hoặc “Enowning” như Parvis Emad và Kenneth Maly khi dịch quyển Beitrage). Theo Günter Figal (The Heidegger Reader, 29-30) chữ Ereignis được Heidegger dùng theo nhiều nghĩa khác nhau. Theo nghĩa thứ nhất, trong GA 11 Identität und Differenz Heidegger dùng chữ này theo nghĩa động từ cổ eräugen hiểu như nh́n thấy sự vật, qua việc nh́n gọi cái ǵ đó về ḿnh. Hiểu theo nghĩa này th́ Ereignis là cái nh́n của Hữu được hoàn tất trong động tác tư tưởng. Xa hơn nữa, chữ này nhắc nhở ta nhớ tới một “sở hữu” (Eigemtum) của “thuộc về” (zu eigen sein), và do vậy chỉ ra rằng tư tưởng, bằng cách thuộc về Hữu, là được “sở/chiếm hữu” (übereignet) nơi Hữu. Sau hết, trong cách dùng theo ngôn ngữ thông thường, chữ này mô tả sự xảy ra/đến(occurrence) của sự cùng-thuộc-về của tư tưởng và Hữu; sự thuộc về này không chỉ đơn giản hiện hữu, nhưng đúng ra là không ngừng “xảy ra” một cách khác nhau. Như vậy sự xây dựng ư nghĩa và thế giới nh́n dưới nhăn quan Ereignis vấn đề về những điều kiện khả hữu của siêu vượt/nghiệm cũng như vấn đề biện minh cho giá trị nhận thức không c̣n được đặt ra.

(c̣n tiếp)

đào trung đąo

 

http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html

 

©gio-o.com 2012