đào trung đąo
Thông Diễn Luận
Martin Heidegger
(49)
Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14 Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, , Kỳ 39, , Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97, Kỳ 98, Kỳ 99, Kỳ 100, Kỳ 101, Kỳ 102, Kỳ 103, Kỳ 104, Kỳ 105, Kỳ 106, Kỳ 107, Kỳ 108, Kỳ 109, Kỳ 110,
Trong Chương 4, Phần I giáo tŕnh Einleitung in die Phȁnomenologie der Religion [EPR] /Nhập môn Hiện tượng luận về Tôn giáo Heidegger định rơ: “Chúng ta sẽ đặt tên cách sử dụng có phương pháp một sự hiểu biết đă trở thành một hướng dẫn cho diễn giải hiện tượng luận, đó là “chỉ dẫn h́nh thức.” Những hiện tượng sẽ được xem xét theo cái ư nghỉa chỉ định h́nh thức mang theo trong chính nó. Qua việc xem xét một cách có phương pháp, cái ư nghĩa được chỉ định một cách h́nh thức này phải trở thành rơ rệt tại sao chỉ dẫn h́nh thức, mặc dù hướng dẫn việc xem xét, nhưng lại không thể đem vào những vấn đề cứu xét cái ư kiến đă được quan niệm từ trước, hay một cái ǵ đó thuộc về hoặc một sự cứu xét có tính chất thái độ, hay những phân cách theo vùng/miền người ta quan niệm như là tuyệt đối. Vấn đề “chỉ dẫn h́nh thức” thuộc về chính “lư thuyết”của phương pháp hiện tượng luận, theo nghĩa rộng, là thuộc về vấn đề lư thuyết, về hành vi lư thuyết, của hiện tượng biệt phân (differentiating).” (EPR trang 38). Hiện tượng luận, theo Heidegger, để có thể tiếp cận một cách đúng thực kích thước đời sống tôn giáo, phải tŕnh ra được tính chất đa diện của của đời sống theo phương pháp chỉ dẫn h́nh thức để rồi có thể đi vào đúng đường qua những chiều kích khác nhau. Nói khác đi, muốn làm được như vậy, chính triết học cần có một luận lư thích đáng hay một lư thuyết về xây dựng ư niệm. Nếu đối tượng nghiên cứu của triết lư tôn giáo là kinh nghiệm tôn giáo th́ ta phải xem xét tính chất tổng quát của đối tượng này. Ư nghĩa tổng quát của tính chất lịch sử thích hợp cho việc phân định một phạm vi riêng biệt trong toàn thể các hữu, và với sự phân định này ta có thể hoàn thành công tŕnh triết học trong chừng mực điều này tùy thuộc vào việc chia phần toàn thể các hữu của triết học và chỉ định việc nghiên cứu cho các vùng/miền cho các khoa học khác nhau. Nghiên cứu hữu thể học hiểu như phân loại các hữu trong chừng mực các hữu chỉ hữu hiện đối với một ư thức, thế nên sự phân loại hữu thể học tương ứng với một hữu có liên hệ tới ư thức (eine bewuβtseinsmäβige) trong đó những câu hỏi được đặt ra về những mối quan hệ giữa những “dạng thức của ư thức,” trong những dạng thức này các hữu “tự xây dựng”, nghĩa là trở thành được ư thức. Vấn đề này do Kant dă đặt ra nhưng không giải quyết, và chính hiện tượng luận của Husserl đă cung cấp những phương tiện để nghiên cứu một cách cụ thể. “Mỗi sự vật (jedes Gegenständliche) đứng trong h́nh thức của sự xây dựng này. Trong hiện tượng luận của Husserl, chính ư thức trở thành một vùng/miền, và vùng/miền này tùy thuộc vào việc cứu xét có tính chất vùng/miền.” (EPR trang 39) Đó là lư thuyết về xây dựng: những qui luật về xây dựng thuộc về ư thức, tính chất luật tắc này không những chỉ là nguyên lư nguyên ủy mà c̣n là nguyên lư tổng quát nhất. “Nguyên lư này tự nó bày tỏ một cách tổng quát và nguyên ủy trong hiện tượng luận siêu nghiệm/vượt.” (EPR trang 39). Như ta biết có nhiều vùng/miền khác nhau trong toàn thể các hữu v́ vậy theo Husserl, đẻ tiếp cận được tổng thể ta cần làm công việc tổng-quát-hóa và h́nh-thức-hóa. Lấy lại phân tích của Husserl về ư nghĩa của sự khác biệt giữa tổng-quát-hóa (Generalisierung) và h́nh-thức-hóa (Formalisierung) trong chương cuối của quyển Logische Untersuchungen I/Nghiên cứu Luận lư I và trong §13 quyển Ideen zu einer reinen Phänomenologie/Những khái niệm thuộc về Hiện tượng luận thuần túy Heidegger đẩy xa quan niệm của Husserl hơn nữa để giải thích ư nghĩa của “chỉ dẫn h́nh thức.”
Tổng quát hóa nghĩa là qui chung về cùng loại. Chẳng hạn: đỏ là một màu, màu là phẩm tính cảm giác. Nếu ta đi xa hơn nữa khi nói những phẩm tính như thế, những sự vật như thế là những yếu tính và rồi: đỏ, màu sắc, phẩm tính cảm giác, kinh nhgiệm, loại, hạng, yếu tính là những sự vật (Gegenstände) th́ lập tức câu hỏi được đặt ra là: việc đi từ “đỏ” sang “màu sắc” hay từ “màu sắc” sang “phẩm tính cảm giác” có giống như việc đi từ “phẩm tính cảm giác” sang “yếu tính” và từ “yếu tính” sang “sụ vật” có giống nhau không? Xét kỹ th́ câu trả lời là không. Việc đi từ “đỏ” sang “màu sắc” rồi sang “phẩm tính cảm giác” là tổng quát hóa; c̣n đi từ “phẩm tính cảm giác” sang “yếu tính” lại là h́nh thức hóa. Lại nữa: có phải xác định “phẩm tính cảm giác” qui định “màu sắc” theo cùng một nghĩa như qui định h́nh thức là “sự vật” (Gegenstand) bất kỳ cái ǵ ta muốn không? Hiển nhiên là không. Theo Heidegger, sự khác biệt giữa tổng-quát-hóa và h́nh-thức-hóa tuy vậy vẫn chưa thật rơ ràng. Thực ra, khi ta tổng-quát-hóa th́ việc này bị ràng buộc vào một phạm vi vật chất nào đó. Thứ tự những bước của “những tính chất tổng quát” (loại và hạng) được qui định theo chủ điểm cứu xét trong đó việc tính đến phạm vi vật chất là thiết yếu. Nhưng đối với h́nh-thức-hóa, chẳng hạn nói “Đá là một đối tượng” th́ thái độ (Einstellung) của ta khi h́nh thức hóa lại không bị ràng buộc vào tính chất vật chất của mọi vật, thái độ này hoàn toàn không bị ràng buộc bởi những nội dung vật chất hay thứ tự từng buớc h́nh thức hóa, nghĩa là không cần đi từ cấp độ thấp lên cấp độ cao hơn, nhưng lại phải được kích hoạt theo một cách nào đó, và sự kích hoạt này khởi từ chính ư nghĩa cũa tương quan thái độ (Einstellungsbezug): tôi nh́n thấy sự qui định “là ǵ” của sự vật (Wasbestimmtheit) không phải từ nơi đối tượng mà đúng ra tôi “đọc ra” qui định của đối tượng. Muốn vậy tôi phải quay mắt khỏi cái nội dung-là ǵ (Wasgehalt) và chỉ chú tâm vào sự kiện đối tượng là một cái được cho sẵn ở đấy, như một đối tượng được nắm bắt theo thái độ (attitudinally grasped object). Thế nên h́nh-thức-hóa xuất phát từ ư nghĩa tương quan của chính tương quan thái độ thuần túy chứ không từ cái nội dung là ǵ. Tương quan thái độ thuần túy phải được quan niệm như một sự kích hoạt th́ mới thấy được nguồn gốc lư thuyết của nó., và tư tưởng tri61t lư phải được quan niệm trong sự kích hoạt nguyên ủy của nó (Einstellungsvoltlzug) qua đó sự diễn giải hiện tượng luận và cử hoạt của tư tưởng được soi sáng. Nguồn gốc của tính h́nh thức nằm trong ư nghĩa tương quan. Tính chất đa phức của ư nghĩa tương quan được mô tả trong những phạm trù hữu-thể-luận h́nh thức khoanh vùng giới hạn thái độ lư thuyết không chính thực trong ư nghĩa tương quancủa chúng, nếu không được th́ trong sự kích hoạt nguyên ủy của thái độ này. Vậy khi nói đến “chỉ dẫn h́nh thức” th́ h́nh thức ở đây phải chăng có nghĩa của cái được h́nh thức hóa hay có một nghĩa nào khác? Tóm lại, trong khi tổng quát hóa vươn lên những cấp độ cao hơn của tính chất chung, c̣n h́nh thức hóa đi trở ngược lại những h́nh thức luận lư và phạm trù mà việc tổng quát hóa thường sử dụng. Điêu cần chú ư ở đây là điểm chung giữa tổng quát hóa và h́nh thức hóa là cả hai cùng ở trong ư nghĩa của “sự tổng quát” trong khi chỉ dẫn h́nh thức không có liện hệ ǵ tới tính chất tổng quát. Ư nghĩa của chữ “h́nh thức” trong cụm từ “chỉ dẫn h́nh thức” nguyên ủy hơn. Theo Heidegger, “Tính chất h́nh thức là cái tương quan. Chỉ dẫn h́nh thức trước hết phải chỉ định tương quan của hiện tượng - theo nghĩa phủ nhận, đúng thế, như thể để cảnh báo! Một hiện tượng phải được ước định thế nào cho ư nghĩa tương quan của nó được tạm thời tŕ hoăn. Ta phải tránh đừng coi ư nghĩa tương quan đó là từ nguồn gốc có tính chất lư thuyết một cách đương nhiên. Mối tương quan và sự tŕnh diễn của hiện tượng không trước tiên được xác định nhưng đuợc tŕ hoăn. Đó là một vị trí đối nghịch với khoa học ở một mức độ cao nhất. Không có việc đưa vào trong một phạm vi vật chất nào cả, nhưng đúng ra ngược lại: chỉ dẫn h́nh thức là một sự pḥng thủ (Abwehr), một đảm bảo an toàn trước hết, để cho tính chất kích hoạt vẫn được tự do. Sự cần thiết của biện pháp tiền cẩn trọng này là do bởi khuynh hướng tuột đi của kinh nghiệm đời sống kiện tính cứ luôn luôn đe dọa sẽ trôi tuốt vào tính chất khách quan, và v́ đă cẩn trọng từ trước nên chúng ta vẫn thu hồi được hiện tượng.” (EPR trang 44)
Tổng-quát-hóa và h́nh-thức-hóa được khởi động/khởi động hoặc một cách lư thuyết hoặc một cách có tính chất thái độ. Trong tổng-quát-hóa trật/thứ tự được kích hoạt trực tiếp, c̣n trong h́nh-thức-hóa lại là gián tiếp. Ngược hẳn lại, chỉ dẫn h́nh thức không quan tâm tới thứ tự. Chỉ dẫn h́nh thức chỉ có ư nghĩa đối với diễn giải hiện tượng luận mà thôi. Nếu như nhiệm vụ của triết học là qui định một cách tổng quát cái khách quan theo cách cứu xét hiện tượng luận th́ chỉ dẫn h́nh thức hoàn thành được nhiệm vụ này, có nghĩa chỉ dẫn h́nh thức là sự đặt vị trí (positing) của diễn giải hiện tượng luận. Chẳng hạn khi áp dụng để giải quyết vấn đề ư nghĩa của tính lịch sử, chỉ dẫn h́nh thức coi ư nghĩa này không được quan niệm như một ư nghĩa đă xác định ư nghĩa lịch sử của thế giới trong tính chất cơ cấu của nó hay như một qui định mô tả ư nghĩa tổng quát nhất của chính tính chất lịch sử này. Chỉ dẫn h́nh thức chỉ ra “thời tính” trước tiên phải được nh́n nhận như chưa được xác định v́ ta chưa biết rơ ḿnh nói về thời gian nào, do đó tránh được thiên kiến. Heidegger tuyệt đối phản bác quan điểm có tính chất lư thuyết đầy thiên kiến và bảo lưu quan điểm phải lấy điểm khởi hành từ kinh nghiệm đời sống kiện tính khi cứu xét tính chất lịch sử để t́m ra ư nghĩa của thời gian.
(c̣n tiếp)
đào trung đąo
http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html
©gio-o.com 2011