đào trung đạo

3-Zero

±± triết học ±± lư thuyết văn chương ±± phê b́nh văn chương

≤≤ cùng một khác

(98)

Blanchot/Hölderlin

                                    

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68, Kỳ 69, Kỳ 70, Kỳ 71, Kỳ 72, Kỳ 73, Kỳ 74, Kỳ 75, Kỳ 76, Kỳ 77, Kỳ 78, Kỳ 79, Kỳ 80, Kỳ 81, Kỳ 82, Kỳ 83, Kỳ 84, Kỳ 85, Kỳ 86, Kỳ 87, Kỳ 88, Kỳ 89, Kỳ 90, Kỳ 91, Kỳ 92, Kỳ 93, Kỳ 94, Kỳ 95, Kỳ 96, Kỳ 97,

 

Khi sự điên loạn đă phủ chụp lên Hölderlin th́ sự tập trung, vững vàng, sức căng của tinh thần hầu như không c̣n có thể chịu đựng được người đọc cảm nhận: trong những bài tụng ca cuối cùng Hölderlin t́m đến sự ngơi nghỉ, tĩnh lặng, giọng điệu thơ dịu xuống. Blanchot cho rằng không thể biết được tại sao như vậy. Beda Allemann trong quyển Hölderlin und Heidegger cho rằng dường như Hölderlin đă bị nỗ lực chống cự lại cái đà xô đẩy ḿnh về sự quá độ của cái Tất cả (le Tout) đập vụn nát, và để chống cự lại sự đe dọa của sự man dại của đêm thi sĩ cũng đă đập tan sự đe dọa này, hoàn thành cuộc trở lại, như thể giữa ngày và đêm, giữa đất và trời, từ nay mở ra một lănh thổ thuần túy và hồn nhiên, một vùng thi sĩ có thể nh́n thấy mọi sự vật trong sự sáng rơ của chúng, và bầu trời hiển nhiên là trống không. Và trong sự trống không này hiện ra khuôn mặt xa xa của Thượng đế. Blanchot trích dẫn một số câu thơ trong những bài tụng ca cuối cùng Hölderlin nói về Thượng đế như “Hỡi Thượng đế, phải chăng người là bất tri? Phải chăng Thượng đế cũng rộng mở như bấu trời? Tôi tin điều này.”, “Thượng đế là ǵ?Bất tri. Thế nhưng, nơi cách xa người, khuôn mặt của người bầu trời cung cấp cho chúng ta tràn đầy phẩm chất.” B́nh luận những câu thơ rực rỡ điên cuồng như “Phải chăng tôi muốn là một ngôi sao băng? Vâng. Bởi những ngôi sao băng có sự nhanh nhẹn của những con én, những ngôi sao băng này nở bừng trong lửa và ở trong sự thuần khiết như những đứa trẻ” Blanchot cảm nhận được đối với thi sĩ trong sự thuần khiết được đảm bảo do sự nghiêm túc đáng kể, đă có thể thực hiện sự ham muốn kết hợp với lửa, với ngày, và thật chẳng đáng ngạc nhiên về sự hóa thân này, một sự hóa thân nhanh như cánh chim bay lặng lẽ từ nay đưa thi sĩ vào bầu trời, bông hoa của ánh sáng, tinh tú tuy thiêu đốt nhưng biến đi một cách hồn nhiên thành những bông hoa.

    Đọc những bài thơ cuối cùng của Hölderlin quả thực chúng ta cảm nhận được sự trầm lắng, ngơi nghỉ, tĩnh lặng tuy nhuốm màu nuối tiếc đắng cay sau cuộc hóa thân thi sĩ trở lại nơi bản địa. Chẳng hạn trong bài Das Angenehme dieser Welt…/Những thứ tuyệt vời trên đời…:

                               Những thứ tuyệt vời trên đời là của tôi để hưởng thụ,

                               Những ngày tháng của tuổi trẻ, từ bao lâu chúng đă qua đi!

                               Tháng Tư đă xa vời, Tháng năm, xa vời, Tháng Bảy;

                               Giờ đây tôi không là ǵ hết, và tôi tiếp tục sống không mục đích.

 

                               Das Angenehme dieser Welt hab’ ich genossen,

                               Die Jugendstunden sind, wie lang! wie lang! verflossen,

                               April und Mai und Julius sind ferne,

                               Ich bin nichts, ich lebe nicht mehr gerne!

 

Ich bin nichts! Tôi không là ǵ cả! Tuy đây là một lời than nhưng là một lời than có sức mạnh tự xác định bản thân khi thi sĩ sau hóa thân đă như cánh én tung bay trong bầu trời mênh mang. Hölderlin ở giai đoạn cuối đời đă làm những bài thơ tuyệt vời về mùa màng: Trong Freidrich Hölderlin, Poems and Fragments Michael Hamberger trích dịch ba bài về mùa Xuân, năm bài về mùa Hạ, hai bài về mùa Thu, và hai bài về mùa Đông c̣n trong Hölderlin, Œuvres do Philippe Jaccottet chủ biên trích dịch năm bài về mùa Xuân, bốn bài về mùa Hạ, hai bài về mùa Thu, và năm bài về mùa Đông. Trong tất cả những bài thơ về mùa màng thời tiết này Hölderlin ngợi ca vẻ đẹp của tự/thiên nhiên cũng như đời sống con người ḥa hợp với mùa màng trong tuần hoàn của vũ trụ:

                               Cuộc sống tự t́m thấy chính nó trong ḥa hợp mùa màng

                               Das Leben findet sich aus Harmonie der Zeiten

 

   Trong bài  Kafka et l’éxigence de l’œuvre (L’Espace littéraire trang 70) khi bàn tới sự kiện Kafka sống trong nghịch cảnh, trong những nỗi tuyệt vọng như được ghi lại trong Nhật kư (1915) Blanchot đưa ra so sánh: cũng tương tự như vậy Hölderlin đă phải chống trả lại ư muốn của mẹ nhất quyết muốn con trai trở thành một thày tu, bản thân Hölderlin không thể nào gắn bó được với một bổn phận nhất định, không thể giữ liên hệ được với người ḿnh yêu và thi sĩ lại chỉ yêu chính kẻ ḿnh không thể giữ liên hệ được nên đă hiểu những xung đột cùng độ này đă đánh ngă, làm ḿnh suy xụp cho nên kể từ 1800 Hölderlin đă tự coi ḿnh như không c̣n hiện hữu “Ich bin nichts”. Có lẽ nhờ thấu hiểu Hölderlin nên trong Beiträge zur Philosophie (Vom Ereignis) Heidegger đă quan niệm Seyn=Nichts. Trong Écriture du désastre/Văn tự của thảm họa Blanchot sau khi đặt câu hỏi “Tại sao lại Thượng đế Một? Tại sao Một cách nào đó lại ở trên Thượng đế, vị Thương đế có một cái tên có thể đọc lên được?” (Pourquoi le Dieu Un? Pourquoi Un est-il en quelque sorte au-dessus de Dieu, du Dieu qui a un nom prononçable?) và khi người ta ngăn cản cái Một thành công cái ǵ sẽ xảy ra, làm cho cái Một thất bại có lẽ chỉ bằng cách nói về nó và chắc chắn đó là cuộc chiến đấu của thảm họa. Blanchot đă nhắc đến cuộc chiến đấu cho cái Một chống lại cái Một của Kafka và trích dẫn lời Hölderlin: “Vậy giữa những con người do đâu mà có sự ham muốn bệnh hoạn rằng sẽ chỉ có cái một thôi và rằng sao chỉ cần cái một là đủ?”(1)

   Khi luận về nhịp điệu của câu thơ (vers) như một đường thẳng gián đoạn  nhưng quay trở lại trong chuyển động tới-và-lui (va-et-vient) Blanchot trong L’Entretien infini nói về nhịp điệu thi ca: “Dĩ nhiên chắc chắn sự trở lại đă được cho từ trước để cho lời nói quay trở lại trong sự quặn xoắn của câu thơ. Cái ṿng quay thứ nhất này, cái cấu trức nguyên ủy của sự quay lại (sau đó dăn ra trong nhịp tới lui theo đường thẳng, là thi ca”(2) Blanchot dẫn lời Hölderlin theo như Saint Clair và Bettina kể lại: “Tất cả là nhịp điệu; toàn thể sinh mệnh con người chỉ là một nhịp điệu thiên không, cũng giống như tác phẩm nghệ thuật là một nhịp điệu duy nhất.”(3) Trong L’Écriture du désastre Blanchot giải thích câu nói “Tất cả là nhịp điệu” của Hölderlin: “Đó không phải là vũ trụ trong một sắc điệu đă được xếp đặt tùy theo việc duy tŕ sự tùy thuộc của nhịp điệu. Nhịp điệu không tùy theo tự nhiên, ngôn ngữ hay ngay cả “nghệ thuật” trong đó dường như nó chiếm ưu thế. Nhịp điệu không phải là sự luân phiên đơn giản của Có và Không, của việc “cho-lấy”, của hiện diện-khiếm diện, của sống-chết, của sản xuất-hủy triệt. Nhịp điệu, trong khi giải phóng cái đa phức mà tính đơn nhất của nó trốn chạy, trong khi hoàn toàn như thể được điều chỉnh và tuân theo qui tắc, nhưng lại đe dọa tính đơn nhất này, bởi nó luôn luôn vượt qua tính đơn nhất bằng một sự quay trở lại, sự quay trở lại này tự ḿnh làm đối tượng gây tranh căi hay đang thực hiện trong nhịp th́ nó lại không nhịp theo ở đó.”(4)

________________________________

(1)     Maurice Blanchot, L’Écriture du désastre trang 212: Hölderlin: “D’où vient donc parmi les hommes le désir maladif qu’il n’y ait que l’un et qu’il n’y ait que de l’un?”

(2)     Maurice Blanchot, L’Entretien infini trang 42: Sans doute, mais il faut bien que le retournement soit déjà donné pour que la parole se retourne dans la torsion du vers. Ce premier tour, cette structure originelle du tournant (qui se détend plus tard dans le va-et-vient linéaire, est la poésie.

(3)     Sđd, trang 42: “Tout est rythme; le destin tout entier de l’homme est un seul rythme céleste, de même que l’œuvre d’art est un unique rythme.”

(4)     Maurice Blanchot, L’Écriture du désastre trang 173: Rappelons-nous Hölderlin. “Tout est rythme”,  aurait-il dit à Bettina d’après un témoignage, celui de Sinclair, qu’elle imagine peut-être. Comment l’entendre? Ce n’est pas le cosmique dans une tonalité déjà ordonnée dont il appartiendrait au rythme de maintenir l’appartenance. Le rythme n’est pas selon la nature, selon le langage ou même selon “l’art” où il semble prédominer. Le rythme n’est pas la simple alternance du Oui et du Non, du “se donner-se retirer”, de la présence-absence, ou du vivre-mourir, du produire-détruire. Le rythme, tout en dégageant le multiple dont l’unité se dérobe, tout en paraissant réglé et s’imposer selon la règle, menace celle-ci cependant, car toujours il la dépasse par un retournement qui fait qu’étant en jeu ou à l’œuvre dans la mesure, il ne s’y mesure pas.

 

 

   Hết

 

 đào trung đạo

 

http://www.gio-o.com/DaoTrungDao.html

 

© gio-o.com 2015