đào trung đąo

3-Zero

±± triết học ±± lư thuyết văn chương ±± phê b́nh văn chương

cùng một khác

(37)

 

 Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37,

 

Đọc Hegel ở một nơi khác với nơi xảy ra diễn tŕnh biện chứng trong Hệ thống, đọc ngoài/bên lề tức là chống lại cái Không của Hủy tính để không quay trở lại Hữu, và để đọc lại và viết lại cái Không đó. Blanchot viết trong Fragmentaire: “Phê b́nh đúng đắn Hệ thống không bao gồm việc chỉ ra Hệ thống đó sai lầm hay diễn giải sự thiếu sót của Hệ thống nhưng làm cho Hệ thống thành vô địch, không thể phê b́nh được, hay, như người ta thường nói, không chạy ṿng quanh. Làm như vậy để không có ǵ thoát khỏi nhất tính bao trùm và thu tập mọi thứ, không c̣n nơi chốn cho viết đoạn rời (il ne reste plus de place à l’écriture fragmentaire) ngoại trừ việc  thoát ra như một bất khả thiết yếu (sauf à se dégager comme le nécessaire impossible): như vậy điều này có nghĩa viết nhân danh thời gian bên ngoài thời gian, viết trong một sự tạm ngưng/hoăn (suspension), không giữ lại cái ǵ (sans retenue), phả bỏ mối gắn kết của nhất tính, và chính là không phá bỏ mối gắn kết đó, nhưng để nguyên nó sang bên lề mà không ai hay biết.” Nói cho gọn, đó là cách đọc thứ ba khác với đọc và không đọc Hegel, cách đọc trung tính. Cách đọc này không phải là mưu chước biện chứng, nhưng làm cho Hệ thống là vô địch để chứng minh rằng chính “tính chất vô địch” này của Hệ thống lại bị giới hạn bởi v́ nó không chứa đựng “tính chất không vô địch/bị đánh bại” [Blanchot chơi chữ “invincibilité”/”vincibilité”] hay đúng ra làm công việc viết lại cái “tính chất vô địch” đó ở bên ngoài/lề Hệ thống. Giải thích này của Blanchot giúp chúng ta hiểu rơ hơn lư do tại sao Blanchot đă viết lời ghi chú: “V́ vậy những nhận định sau đây là rất xa với bản văn của quyển Hiện tượng luận và không t́m cách soi sáng bản văn đó.”(1) Không soi sáng nhưng viết lại bản văn đó ở bên lề.

 

   Nay hăy trở lại quan niệm của Hegel về “công tŕnh/công việc” của người b́nh thường đưa đến phê phán của Blanchot là Hegel đă sai lầm khi đồng hóa “công việc” của người b́nh thường với “tác phẩm” văn chương. Theo Hegel, như diễn giải của Kojève “Con người là Hành động. Khởi đầu của hắn là tức thời, khởi đầu đó cũng là mục tiêu của hắn, là Begierde/Ham muốn, ham muốn này sinh ra hành động, chính là sự phá hủy, sự phủ nhận hữu có sẵn. Hành động vuợt lên ư thức và ư thức tự thực hiện bởi hành động: cả hai tạo thành một khối. Ngay từ khởi đầu con người là hành động, và ở điểm kết thúc (do Hiện tượng luận) con người tự vượt (tự hiểu) như hành động. H́nh thức sơ khai của hành động là Begierde/Ham muốn (sự ham muốn hăy c̣n có tính chất sinh vật) tiếp đó là Anerkennung/Nh́n nhận: sự ham muốn có tính chất con người của việc nh́n nhận; rồi đến Kampf/đấu tranh, rồi đến Arbeit/Lao động; - vân vân và vân vân. Những điều kiện có sẵn của hiện hữu của con người, đó chính là Nicht-getan-haben/không-thành-có của hắn đă được tạo nên (sáng tạo) bởi kẻ khác. Bản chất bẩm sinh của cá nhân không hoàn toàn có tính chất sinh lư. Lợi ích con người có từ “bản chất” này là có tính chất người (triết lư); khi quan tâm, hắn chỉ quan tâm tới chính hắn.” Nhưng chúng ta hăy tạm thời gạt diễn giải Hegel của Kojève sang một bên và t́m về chính bản văn của Hegel. Đọc Blanchot chúng ta nhận thấy tuy Blanchot có nhắc người đọc t́m đọc quyển Introduction à la lecture de Hegel của Kojève nhưng thực ra Blanchot chỉ giới thiệu một quyển sách viết về Hegel đang được hâm mộ thời đó, thực ra Blanchot không những không căn cứ vào lối diễn giải của Kojève mà ở một mức độ nào đó c̣n bác bỏ lối diễn giải này, coi Kojève cũng chỉ là một người “đọc Hegel” [hay “không đọc” Hegel] dù hiểu hay hiểu sai giống như nhiều người khác trước đây đă đọc và viết về Hegel, nghĩa là vẫn nằm trong Hệ thống của Hegel. Tuy nhiên chúng ta vẫn cần tra cứu chính bản văn của Hegel để theo dơi lư giải của Blanchot.

 

   Trong quyển Hiện tượng luận Hegel viết: “Ư thức phải hành động chỉ để cái ǵ trong chính nó có thể trở thành rơ ràng cho nó; nói thế khác, hành động đơn giản chỉ là sự biến thành của Tinh thần như ư thức. Hành động trong chính nó, nó biết được từ chính nó hiện thời là cái ǵ. Theo lẽ đó, một cá nhân không thể biết hắn [thực sự] là ǵ cho măi tới khi hắn đă biến ḿnh thành một thực tại qua hành động. Song le, điều này dường như ngầm ám chỉ rằng hắn không thể nào xác định được Mục đích/Cứu cánh (Zweck) của hành động của hắn cho măi tới khi hắn hoàn thành Mục đích; nhưng đồng thời, chính bởi hắn là một cá nhân có ư thức, hắn trước đó phải có hành động trước mặt hắn như hoàn toàn là hành động của ḿnh, nghĩa là như một Mục đich. Do vậy dường như cá nhân kẻ sẽ hành động nhận ra ḿnh đang ở trong một ṿng tṛn trong đó mỗi thời đoạn đă giả thiết một thời đoạn khác, và như thế hắn dường như không thể t́m được một khởi đầu, bởi hắn chỉ biết được bản chất của riêng hắn, bản chất này phải là Mục đích của hắn, từ việc làm, trong khi đó, để hành động, trước đó hắn phải có Mục đích. Nhưng cũng chính v́ lư do này hắn phải lập tức (unmittelbar) hành động, và, bất kỳ trong hoàn cảnh nào, không đắn đo suy nghĩ về về sự khởi đầu, về phương tiện (Mittel), hay Mục đích, để tiến đến hành động; bởi yếu tính và bản chất đích thực (ansichseinde) của hắn là sự khởi đầu, phương tiện, và Mục đích, tất cả là một. Như sự khởi đầu, bản chất này có mặt trong những hoàn cảnh của hành động; và cái lợi ích mà cá nhân t́m thấy ở một cái ǵ đó là câu trả lời đă có sẵn cho câu hỏi ‘phải chăng hắn phải hành động, và cái ǵ phải hoàn tất trong một trường hợp nào đó’. Bởi cái dường như là một thực tại có đó trong chính nó là bản chất riêng biệt của hắn, bản chất này đơn giản chỉ là vẻ ngoài của một hữu [khách quan] – một vẻ ngoài ngầm chứa trong Ư niệm hành động với diện mạo kép của nó, nhưng nó lại tự bày ra là bản chất riêng biệt của hắn bởi lợi ích hắn đem vào đó. Tương tự như vậy, cái ‘làm thế nào’ hay phương tiện được qui định trong và cho chính nó. Tài năng cũng thế chẳng là cái ǵ cả mà chỉ là cá nhân tính được xác định riêng biệt được coi như một phương tiện nội tại, hay như một sự chuyển dịch từ Mục đích tới một thực tại được hoàn thành.”. (2) Như vậy theo Hegel, sự khởi đầu được cung cấp bởi những hoàn cảnh định sẵn (vorgefundene Umstände) của hành động; và lợi ích/quan tâm (Interesse) cá nhân đặt ra (setzt) cho ḿnh – đó là cái “cho chính nó” (das seinige) của cá nhân – và sự phối hợp và sự vượt bỏ sự đối nghịch này (die Verknüpfung und Aufhebung dieses Gegensatzes) là phương tiện. Nói tóm lại, lập tức hành động là phương tiện làm trung gian (mediation) giữa những hoàn cảnh của cá nhân với lợi ích, cái hắn t́m thấy và cái hắn đặt ra cho ḿnh, trong chính nó (an sich) và cho chính nó (für sich), diễn biến của tức thời qua trung gian/chuyển. Câu hỏi: con người/cá nhân – nhất là nhà văn – làm thế nào để thoát ra khỏi cái ṿng xoáy/tṛn Hegel đă chỉ ra?

 

   Blanchot đối chất quan niệm của Hegel về tác phẩm ở hai điểm chính: thứ nhất, tác phẩm văn chương khác với công tŕnh của người b́nh thường; thứ hai, chính v́ vậy mối tương quan giữa tác phẩm văn chương với chính tác gia và với công chúng (người đọc) cũng khác với điều Hegel quan niệm như đă tŕnh bày ở phần trên, nhất là lời lên án nặng nề rằng “Cái nước ‘Cọng ḥa của những kẻ có học’ [giới nhà văn nhà thơ] là một thế giới của những kẻ ăn cắp bị ăn cắp.” Đúng ra phải nói Blanchot không chỉ đối chất mà c̣n đọc lại và viết lại Hegel ở tư thế của một người có kinh nghiệm viết tiểu thuyết và phê b́nh văn chương.

 

   Về tương quan giữa tác phẩm với nhà văn và với công chúng độc giả: lợi ích/ quan tâm của công chúng khác với lợi ích/quan tâm của tác gia đối với tác phẩm, vả lại lợi ích/quan tâm của độc giả biến tác phẩm thành một cái ǵ khác so với tác gia quan niệm.  Chính v́ lẽ đó, với tác gia tác phẩm đă hoàn toàn biến mất, nay nó trở thành tác phẩm của người khác, một quyển sách có cái giá trị trong số những quyển sách giá trị khác, là độc đáo nếu không giống những quyển sách khác. Mâu thuẫn nảy sinh: nhà văn chỉ hiện hữu trong tác phẩm nhưng tác phẩm lại chỉ hiện hữu khi nó trở thành một thực tại công cộng, hoàn toàn xa lạ với tác gia.Với Blanchot kinh nghiệm này đối với nhà văn đặc biệt quan trọng và cần phải vượt qua. Nhà văn nếu muốn bảo vệ sự hoàn hảo của tác phẩm của ḿnh đă viết ra – tức là Chính Sự vật (die Sache selbst) hay thực tại tinh thần theo Hegel – phải giữ cho tác phẩm của ḿnh càng cách xa đời sống bên ngoài được bao nhiêu càng tốt. Tác phẩm là cái nhà văn đă tạo nên chứ không phải là quyển sách đă được mua với giá nào đó, đă được đọc, biến đổi trong gịng đời. Blanchot đặt câu hỏi: “Vậy th́ tác phẩm bắt đầu ở chỗ nào và chấm dứt ở chỗ nào? Nó hiện hữu trong thời khoảng nào? Tại sao lại phải làm cho tác phẩm thành công cộng? Tại sao, nếu phải duy tŕ cái vẻ đẹp của cái tôi thuần túy trong tác phẩm, lại  đem nó ra ngoài đời, thực hiện nó trong những chữ nghĩa của mọi người? Tại sao không tự rút lui vào trong một sự riêng tư khép kín và bí mật, không sản xuất ra một cái ǵ khác hơn một đối tượng trống rỗng và một tiếng vang giẫy chết? Cũng có một giải pháp khác, đó là tác gia chấp nhận tự loại bỏ ḿnh: chỉ có kẻ đọc tác phẩm là đáng kể. Độc giả làm nên tác phẩm; trong khi đọc hắn sáng tạo nên tác phẩm; hắn là tác gia đích thực, hắn là cái ư thức và thực thể sống động của vật được viết ra; cũng vậy phải chăng v́ thế tác gia chỉ c̣n có một mục đích duy nhất là viết cho độc giả và tự đồng nhất ḿnh với độc giả. Một ư định tuyệt vọng. Bởi độc giả không muốn một tác phẩm viết cho hắn, cái hắn muốn là một tác phẩm xa lạ hắn khám phá trong đó một cái ǵ đó hắn chưa biết, một thực tại khác, một tinh thần tách biệt có thể biến đổi hắn và hắn có thể tự biến đổi chính ḿnh. Thế nên một tác gia chỉ viết cho công chúng đồng nghĩa trên thực tế không viết ǵ hết: chính cái công chúng đó viết và, chính v́ lư do đó, công chúng này không thể là độc giả được; việc đọc chỉ là một bề ngoài, thực ra việc đọc này không là ǵ cả. Thế nên, sự vô nghĩa của những tác phẩm được làm ra để được đọc lại chẳng có ai đọc hết. Cũng từ điều này có mối hiểm nguy của việc viết cho người khác, để khua thức tiếng nói của người khác, và để họ tự khám phá ra họ: đó chính bởi người khác không muốn nghe tiếng nói của chính họ, nhưng là tiếng nói của người khác, một tiếng nói có thực, xâu lắng, làm cho khó chịu như một chân lư.” (2) Về vũ trụ của nhà văn Blanchot cho rằng nhà văn không thể rút lui vào chính bản thân hắn bằng không hắn phải từ chối viết v́ trong khi viết hắn không thể hy sinh cái đêm tối của những khả tính chỉ riêng của hắn lư, do là v́ tác phẩm chỉ sống động nếu như cái đêm tối đó – và không phải một đêm tối nào khác –trở thành ban mai. Nhà văn khi tự giao cho ḿnh nhiệm vụ viết ư thức được thao tác viết là độc lập với kết quả sau này v́ kết quả là cái ǵ không bền vững, không dứt khoát chắc chắn mà biến đổi không ngừng và tùy thuộc vào một tương lai không thể nắm chắc. Mối quan tâm người viết văn tự đặt ra cho ḿnh là trở thành một nhà văn và mối quan tâm này không thể bị những hoàn cảnh chi phối. Nhà văn, như Blanchot viết trong quyển Après coup “Từ chỗ chưa là đến chỗ “không c̣n là”, đó là con đường của cái người ta gọi là nhà văn.” (Du ‘ne pas encore’ au ‘ne plus,’ tel serait le parcours de ce qu’on nomme l’écrivain) khi không c̣n phương tiện duy nhất là viết, nhưng viết lại không là một phương tiện, viết không tức thời xảy ra như hành động theo quan niệm của Hegel mà viết lại luôn luôn xảy ra ở một nơi khác và ở một thời điểm tŕ hoăn (chưa là…không c̣n là), bị tạm ngưng, bị đứt quăng. Theo Blanchot, viết không có khởi đầu cũng chẳng có kết thúc: hai tiểu thuyết Thomas l’Obcure/Thomas U minhAminadab của Blanchot không có khởi đầu hay kết thúc v́ việc viết không có khởi đầu cũng chẳng có kết thúc: Hắn viết trong hoàn cảnh bất khả để khả hữu trở thành nhà văn. Thế nhưng, nếu viết nhất thiết phải được nh́n nhận như một h́nh thức cao nhất của công tŕnh th́, một mặt những điều kiện của viết thiết yếu phải là những điều kiện khả hữu (possibilité) của bất kỳ công tŕnh nào, nhưng ở một mặt khác, lại là những điều kiện của sự bất khả (impossibilité) của mọi công tŕnh chính v́ điều kiện của viết lại là tính chất không qua trung gian biện chứng của bắt đầu và kết thúc, hoàn cảnh và lợi ích/quan tâm, tức thời (immédiateté) và trung chuyển (médiation). Mâu thuẫn của Hegel ở đây chính là đă thay công tŕnh/tác phẩm của nhà văn vào chỗ công tŕnh của người b́nh thường tức là đă thay trật tự của sự dung tưởng bằng trật tự của cái làm cho dung tưởng khả hữu.

_________________________________

(1)     Maurice Blanchot, La littérature et le droit à la mort trong La Part du feu trang 307: Il est entendu que les remarques qui suivent restent fort loin du texte de La Phénoménologie et ne cherchent pas à l’éclairer.

(2)     G.W.F Hegel, Phänomenologie des Geistes trang 288 (bản in năm 1952) Bản Anh văn Phenomenology of Spirit của A.V. Miller trang 240: Consciousness must act merely in order that what is in itself may become explicit for it; in other words, action is simply the coming-to-be of Spirit as consciousness. What the latter in it self, it knows therefore from what it actually is. Accordingly, an individual cannot know what he [really] is until he has made himself a reality through action. Howerver, this seems to imply that he cannot determine the End of his action until he has carried it out; but at the same time, since he is a conscious individual, he must have the action in front of him beforehand as entirely his own, i.e. as an End. The individual who  is going to act seems, therefore, to find himself in a circle in which each moment already presupposes the other, and thus he seems unable to find a beginning, because he only gets to know his original nature, which must be his End, from the deed, while, in order to act, he must have that End beforehand. But for that very reason he has to start immediately, and, whatever the circumstances, without further scruples about beginning, means, or End, proceed to action; for his essence and intrinsic nature is beginning, means, and End, all in one. As beginning, this nature is present in the circumstances of the action; and the interest which the individual find in something is the answer already given to the question, ‘whether he should act, and what should be done in a given case’. For what seems to be a given reality is in itself his own original nature, which has merely the illusory appearance of an [objective] being – an appearance implied in the Notion of action with its twofold aspect, but which shows itself to be his own original nature by the interest he takes in it. Similarly, the ‘how’ or the means is determined in an for itself.

(3)     Maurice Blanchot, La littérature et le droit à la mort trong La Part du feu, trang 311.

(c̣n tiếp)

đào trung đąo

 http://www.gio-o.com/daotrungdao.html

 

© gio-o.com 2014