đào trung đąo

3-Zero

± triết học ± lư thuyết văn chương ± phê b́nh văn chương

cùng một khác

(18)

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18,

 

Sang đến Thử nghiệm Thứ hai Barthes nhấn mạnh tới thực hành viết với câu hỏi tiên quyết về việc sửa soạn để viết. Nhưng cái khó của việc đi từ dung tưởng về tác phẩm tới thực hành tác phẩm (praxis) là không những phải đấu tranh với sự bất quyết (indecision) mà c̣n với Thời gian nghĩa là sẽ để ra bao lâu để viết xong tác phẩm. Và thường thường thời gian này khá dài nên giữa thời gian dành để viết và thời gian của cuộc sống có sự tranh chấp. Một mặt giả thiết nếu thực hành một cách lư tưởng ta có thể gạt bỏ thời giờ làm các việc khác để dành thời gian cho việc viết nhưng mọi sự không giản dị như vậy v́ ngay thực hành đă có những khó khăn nội tại, những xáo trộn, những nghịch thời (contre-temps). Thế nên điều căn bản của Thử nghiệm Thứ hai là sự Kiên tŕ (Patience) gồm kiên tŕ ngoại tại (patience externe) gồm những thúc phọc từ bên ngoài và kiên tŕ nội tại (patience interne) nghĩa là tương quan của nhà văn với chính nhiệm vụ viết. Thế nên thử nghiệm này gồm hai phần: tổ chức vật chất cho đời sống để viết hay người ta cũng c̣n gọi là tổ chức một đời sống ngăn nắp, có phương pháp (vie méthodique), và thực hành viết khi đó phải đối phó với sức cản, những đe dọa từ bên trong Barthes gọi là những tŕ hoăn (ralentissements) trong lúc thực hành; tŕ hoăn liên quan tới sự kiên nhẫn.

   Để có th́ giờ viết nhà văn phải chiến đấu sinh tử chống lại những kẻ thù đe dọa thời gian dành để viết, tách rời thời gian này với thời gian của thế giới đời sống bên ngoài, của xă hội bằng quả quyết chọn lựa và luôn luôn canh chừng bản thân. Giữa Tác phẩm và Thế giới bên ngoài luôn có một sự tranh chấp (rivalité) khốc liệt: Kafka là điển h́nh của cuộc chiến đấu này, đă phải trải nghiệm một cách đớn đau sự căng thẳng giữa một bên là ngoài đời văn chương bị đố kỵ, bên kia là những khuôn mặt khắc nghiệt của người cha, của nơi kiếm sống, và của phụ nữ. Về sự đối nghịch giữa Tác phẩm và Thế giới/Xă hội: Trong đa số trường hợp nhà văn không thể sống bằng nghề viết (ngoại trừ những tác giả có sách bán chạy),  phải làm một nghề tay trái để kiếm sống và nghề tay trái này lại chiếm hầu hết thời gian hàng ngày cho nên bị đặt vào hoàn cảnh khắc nghiệt bán trí năo sức lực cho việc kiếm miếng cơm manh áo: đó là một h́nh thức vong thân hàng ngày. Với Kafka văn tự là máu huyết của riêng ḿnh, cũng là cái giá của máu. Theo chúng tôi nhận xét chỉ có nghề giảng dạy là khả dĩ nhất đối với nhà văn. Ở Mỹ phần lớn những nhà văn đều kiếm một ghế giảng dạy ở đại học hoặc viết báo văn học. Nhưng giảng dạy tuy được gần gũi với chữ nghĩa nhưng cũng chiếm khá nhiều thời gian. Sinh thời David Foster Wallace sau khi nổi tiếng với tiểu thuyết Infinite Jest chỉ ao ước sao khỏi phải đi dạy học để có toàn phần thời gian để viết tác phẩm lớn kế tiếp. Về mối tương quan giữa nhà văn với xă hội: đây là một tương quan chồng chéo nghịch/thuận. Nghịch v́ những buổi họp mặt, gặp gỡ, tiệc tùng giao hữu rất mất thời gian và nhiều khi không mấy bổ ích. Thuận v́ có giao du với xă hội mới có thêm kinh nghiệm, quan sát người đời là chất liệu phong phú làm vốn cho tác phẩm, và cũng là cơ hội để thực hiện viết như sự chống lại cái Ác, sự Ngu xuẩn ngoài xă hội. Trường hợp Maurice Blanchot khá đặc biệt: Blanchot ít xuất hiện ở tiền trường văn chương tư tưởng, không thích để người khác chụp h́nh đăng báo, dấu mặt tuy tích cực tham dự vào những sự biến chính trị (chẳng hạn là cố vấn của cuộc nổi dậy của sinh viên năm 1968), tranh biện với những người viết cùng thời chỉ trên bản viết. Tuy nhiên trong cái cái ṿng xoay thuận nghịch của tương quan với xă hội cũng có một khâu thật quư giá: sự nấy nở và cưu mang của t́nh bạn, t́nh thân hữu (amitié). Nhưng bạn hữu, t́nh bạn lại là một thứ không thể so sánh và nếu cộng lại tất cả những cái không thể so sánh này lại sẽ dẫn đến t́nh trạng bị đặt vào hoàn cảnh bị cưỡng ép nói chung: không thể giữ hết nên bỏ hết, Tất cả hay Không ǵ hết (Tout ou Rien). Cũng có một loại tương quan với người đời cần chỉ ra: sự dan díu với những kẻ qua đường (attachement aux créatures passagères) như Pascal mô tả, hay Barthes dùng một từ thuộc thế kỷ 18 gọi đó là những ham muốn trần tục (Concupiscenses), c̣n nói theo kiểu ngày nay đó là  những h́nh thức ong bướm lượn lờ (dragues), nghĩa là một thứ sở thích không cưỡng lại được nhắm tới khoái lạc, chinh phục, lân la, buông xả chốc lát với người này rồi lại nhanh chóng chuyển sang người khác. Theo Barthes đây cũng là một h́nh ảnh của sự mất thời giờ: bỏ bẵng tác phẩm (là cái Thiêng liêng) sẽ dẫn tới mang mặc cảm tội lỗi tức khắc và rất đời thường. Barthes viết: “chắc chắn cùng với khiếm khuyết đối với Thiêng liêng của Tác phẩm (được giả định như một cứu cánh tuyệt đối) thêm vào đó là khiếm khuyết có tính chất văn hóa, thừa hưởng từ tôn giáo: lỗi lầm, sự yếu đuối của xác thịt. Sự đối nghịch giữa ham muốn trần tục (ong bướm lượn lờ) với Văn tự: một cái ǵ đó tinh tế - và cũng mơ hồ - bởi có sự tham dự của “sự khác biệt nhỏ bé nhất” (khái niệm của Freud): a. Được đẩy tới cùng cực sự Lượn lờ ong bướm giống như văn tự của đời sống: nó “xóa bỏ”, ghi vết, vạch dấu, chiếm hữu lănh địa của Thời gian bằng năng lượng của sự ghi dấu, hoàn toàn suy thoái (hơn cả văn tự), bởi nó không sản xuất ra cái ǵ “nó không sinh sản”). “Lượn lờ ong bướm có thể được trải nghiệm – có thể có cùng dạng thức ẩn dụ - như một sự t́m kiếm, một sự Khai lối: chính là Văn tự→ đó là sự đối nghịch của hai lực đồng h́nh.” (1)

   Về t́nh yêu đối với người viết văn ở đây hiểu theo nghĩa người yêu dấu (être aimé) chứ không phải là ham muốn trần tục (Concupiscenses) có sự đồng hóa người yêu với tác phẩm v́ người yêu là nguồn hứng khởi. Nhưng giữa người yêu và tác phẩm lại cũng có sự tranh chấp khá phức tạp: đối với người yêu tác phẩm là đối tượng của sự ghen tuông (objet de jalousie) trong khi nhà văn lại nghiêng về tác phẩm một cách ích kỷ. Kafka từng khốn khổ v́ sự giằng co giữa vị hôn thê và văn chương, bị hôn nhân quyến rũ nhưng đă không dám quyết định. Balzac thú nhận một mặt muốn viết nhà văn phải tuyệt đối tách ḿnh khỏi t́nh yêu, mặt khác lại thành thực tin tưởng rằng mục đích thực sự của ḿnh không phải là văn chương mà là niềm hạnh phúc do t́nh yêu đem lại. Thế nên giữa đời sống thực (la vraie vie) và đời sống dành cho văn chương khó có thể ḥa giải: văn chương và hạnh phúc gia đ́nh là hai cực đối nghịch bất khả chọn lựa? Nếu tận hiến cho văn chương nhà văn sẽ cảm thấy đau khổ, trái tim ḿnh thành khô héo v́ sống tách biệt mọi người, nhiều khi bị lên án hay tự ḿnh lên án là ích kỷ. Tác phẩm khi đó sẽ là một giá trị nằm trên giá trị (Sur-Valeur) một giá trị điên khùng (Valeur folle) xă hội khó chấp nhận. Đâu là giải pháp? Chính Barthes cũng đă ở trong t́nh cảnh này, không thành công trong việc t́m ra nhưng vẫn tiếp tục đi t́m một giải pháp. Dẫn lời Kafka: “Trong cuộc vật lộn giữa ngươi với thế giới, hăy đặt thế giới xuống hàng thứ cấp.”(2) Giải thích câu nói của Kafka nêu trên Barthes cho rằng “đặt thế giới xuống hàng thứ cấp” nghĩa là đưa thế giới một cách đáng yêu vào tác phẩm, giảm thiểu hay biến đối sự ích kỷ, biến người yêu dấu thành linh hồn hướng dẫn, dẫn khởi cho Tác phẩm. “Đặt thế giới xuống hàng thứ cấp cũng có nghĩa hướng tác phẩm tới sự hiện diện của thế giới, làm cho thế giới cùng hiện diện với Tác phẩm: thế giới, nói chung nghĩa là tất cả những ǵ tôi nói tới như những trở ngại có tính nhất thời đối với việc viết: xă hội, thời thượng, những ham muốn trần tục, t́nh yêu, qui phạm.” (3) Nhưng khi đưa thế giới vào tác phẩm nhà văn cũng phải cứng rắn với thế giới nghĩa là không để những hành xử đời thường như một chứng ung thư hủy hoại thực hành viết. Muốn làm được như vậy người viết văn về phần ḿnh phải dứt khoát cứng rắn, nghĩa là coi ḿnh như một người không không sẵn sàng cho xă hội, xa cách xă hội, không bao dung. “Nghịch lư của việc “đặt thế giới xuống hàng thứ cấp” với “hiến ḿnh cho Tác phẩm” có thể được diễn tả dưới dạng sau: không ích kỷ nhưng chấp nhận ḿnh phải ích kỷ.” (4)

____________________________

(1)     La Préparation, 269-270: sans doute parce qu’au manquement au Sacré de l’Œuvre (postulée comme une fin absolue), s’ajoute le manquement culturel, hérité de la religion: faute, défaillance de la chair. Le conflit Concupiscence (Drague)/Écriture: quelque chose d’aigu – et même d’ambigu – parce que participant de “la plus petite difference” (notion freudienne): a) Poussée radicalement, la Drague est comme une écriture de vie: elle “raye”, inscrit, trace, occupe le terrain du Temps par une énergie d’inscription, entièrement perverse (plus que l’Écriture), puisqu’elle ne produit rien (elle “n’enfante pas”). b) La “Drague” peut être vécue – peut avoir le même dessin allégorique – comme une quête, une Initiation: ce qu’est l’Écriture → Conflit de deux forces isomorphes.

(2)     Franz Kafka, Aphorismes, 52 do Marthe Robert trích dẫn: Dans le combat entre toi et le monde, seconde le monde.

(3)     La Préparation, 273-274: Seconder le monde veut dire diriger l’œuvre vers la présence du monde, faire le monde co-présent à l’Œuvre: le monde, c’est-à-dire en somme tout ce que j’ai dit comme étant les obstacles temporels à l’écriture: la société, le mondain, les concupiscences, la norme.

 

(4)     La Préparation, 274: Le paradoxe du “seconder le monde” et “se dévouer à l’Œuvre” peut s’exprimer dans cette nuance: ne pas être égoiste, mais accepter d’être egoiste.

 

(c̣n tiếp)

 

đào trung đąo

 

http://www.gio-o.com/daotrungdao.html

 

 

© gio-o.com 2014