đào trung đąo

3-Zero

± triết học ± lư thuyết văn chương ± phê b́nh văn chương

cùng một khác

(15)

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15,

 

 

Dựa trên quan niệm của Mallarmé về Quyển Sách (le Livre) Barthes cho rằng có hai loại tác phẩm (types d’œuvre), cũng là hai h́nh thức dung tưởng (deux forms fantasmées) là Quyển Sách và Quyển Album. Quyển Sách được kiến trúc và quan niệm từ trước (architectural et prémédité), hiểu quyển sách đúng nghĩa th́ chỉ có một mà thôi, trong khi quyển Album là tập hợp những hứng khởi t́nh cờ, dù rằng những hứng khởi này có là tuyệt vời vẫn là t́nh cờ. Từ khi Jacques Scherer cho xuất bản quyển Le Livre de Mallarmé vào năm 1957 gồm những hồ sơ tài liệu của Mallarmé viết về Quyển Sách giới chuyên khảo về Mallarmé có cơ hội t́m hiểu rơ hơn về những tác phẩm của Mallarmé. Một trong những người viết về quan niệm  Quyển Sách của Mallarmé sớm sủa nhất là Maurice Blanchot (1) và tất nhiên Barthes trong La Préparation du roman khi nói về Quyển sách theo Mallarmé đă chịu ảnh hưởng của Blanchot. Le ‘Livre’ de Mallarmé của Jacques Scherer biên tập cho thấy Mallarmé từ năm 1866 đă có ư nghĩ về Quyển sách Toàn phần (Livre total), năm sau đó (1867) lại h́nh dung quyển sách là tác phẩm tổng hợp thơ và văn xuôi với mở màn với Kịch Thơ Herodiade (2) sau đó là bốn bài Thơ Xuôi về Hư vô. Như chúng ta đă biết trong tập Divagations Mallarmé đă phác họa bản dự thảo về Kịch  Crayonné au Théâtre. Nhưng từ 1873 cho đến 1885 Mallarmé bắt đầu suy nghĩ lại về Quyển sách Toàn phần rồi tạm thời dẹp dự án này sang một bên trong hai năm 1892-1893. Đến năm 1894 Mallarmé hoàn toàn bỏ dở công tŕnh này và hồ sơ lưu lại gồm 200 trang bản thảo. Nhưng những trang viết này không phải là nội dung Quyển sách Toàn phần mà là những suy tưởng về quyển sách, chỉ ra Quyển sách Toàn phần phải khách quan chứ không có tính cách cá nhân, tùy theo hoàn cảnh, và được cấu trúc. Barthes chỉ ra sự đối nghịch trong quan niệm về quyển sách của Mallarmé: Quyển sách Toàn phần được cấu thành bởi Vật lư của quyển sách (Physique du livre) nhưng quyển sách lại có tính cách siêu h́nh v́ là đỉnh cao của mọi quyển sách thượng thặng nhất, tạo dựng nên sự bùng phát của tinh thần, là một tác phẩm thuần túy (œuvre pure) đồng thời cũng là một dụng cụ reo trải (dissémination) không có giới hạn, một thứ Nghi lễ luôn được làm mới như Mallarmé tuyên bố: “Một quyển sách không bắt đầu cũng chẳng kết thúc: cùng lắm th́ quyển sách làm ra vẻ là như vậy thôi.”(2) Theo Barthes, Quyển sách Toàn phần của Mallarmé là kinh nghiệm giới hạn (expérience-limite) v́ một mặt quyển sách đó trống rỗng (Mallarmé để ra hai mươi năm chỉ để suy nghĩ về H́nh thức dung tưởng của quyển sách) mặt khác lại rất cụ thể (Mallarmé ghi chép dự tính giá tiền mua vé vào dự Kịch bản Quyển sách Toàn phần, tính toán giá tiền quyển sách, v.v…) thế nên nếu vượt ra ngoài kinh nghiệm giới hạn này có thể đưa đến một sự ham muốn hai h́nh thức quyển sách là Quyển sách Tổng kê (Le Livre-Somme) và Quyển sách Thuần túy (Le Livre Pur). Trong Quyển sách Tổng kê người ta cho vào đó hết thảy cuộc đời ḿnh, những nỗi khổ đau cũng như vui sướng, nghĩa là tất cả thế giới và tất cả sự hiểu biết của ḿnh. Đó là một cuốn bách khoa người viết đưa ra một ư nghĩa về thế giới và về công việc ḿnh làm, và như vậy văn tự (écriture) vượt lên trên quyển sách. Theo Barthes, ư nghĩa này chính là màu sắc của quyển sách bởi v́ tất cả sự hiểu biết và thế giới được điểm tô. Trong trường hợp người viết bị sự hiểu biết thôi thúc như Flaubert nói lên trong bức thư gửi cho George Sand, tâm sự rằng khi viết quyển tiểu thuyết Salambô ông đă phải học hỏi không biết bao nhiêu thứ,  nào là về khảo cổ, lịch sử và nhiều thứ khác trước đó chẳng có chút hiểu biết nào. Barthes nhấn mạnh đến sự thúc đẩy của nhận thức khiến người viết muốn lặn sâu vào sự hiểu biết mới, ban đầu sự thúc đẩy này đối nghịch với văn tự nhưng nhưng sau đó ḷng ham muốn giải quyết và hợp nhất sự đối nghịch với văn tự đưa đến kết quả là viết ra được quyển tiểu thuyết, quyển tiểu thuyết hiểu theo Barthes: “Tiểu thuyết, đó là một tác phẩm tổng quan có những đường biên không rơ ràng nhưng chính những đường biên này giải quyết sự đối nghịch giữa tri thức về thế giới và văn tự, giữa những kiến thức và văn tự.” (3) Quyển sách loại này cũng có thể có một màu sắc khác khi cái Tôi của tác giả chiếm hữu toàn thể lịch sử sống trải. Chẳng hạn quyển Les Mémoires d’outre-tombe/Những kư ức bên ngoài mộ phần của Chateaubriand có giá trị v́ tác giả có kiến thức về cả hai thế giới cổ điển lẫn đương đại, là người đứng ở cả hai bên cuộc Cách mạng và giữ hai vai tṛ vừa là con người chính trị (Chateaubriand là đại sứ Pháp ớ Anh quốc) tham dự vào và cũng là nhân chứng trong cuộc Cách mạng và lại  vừa là nhà văn nữa. Quyển sách cũng lại có thể có một màu sắc khác khi tác giả đưa tổng số những hiểu biết của ḿnh vào sách để mở ra một thế giới mới chẳng hạn sách của Rabelais hay Diderot viết cho tương lai. Ngược lại sách của Dante tŕnh bày những sự hiểu biết về phép tu từ, thi ca, đạo đức, chính trị, khoa học, thần học cũng như tiểu thuyết của Balzac nói lên sự cáo chung của lịch sử, như cuốn sách Khải huyền của giai cấp tư sản. Barthes buồn bă đưa ra câu hỏi: C̣n hôm nay th́ sao? Theo Barthes, trước hết nay hầu như không thể nắm vững được hết thảy sự hiểu biết v́ kiến thức ngày nay trải rộng và bội tăng, tri thức luận đă thay đổi v́ hiện nay không có Khoa học hiểu theo nghĩa chung (la Sciences) mà là những khoa học (les sciences), kiến thức cũng bị phân nhánh, nhuốm mầu sắc ư thức hệ (sự cáo chung của phổ quát tính). Thế nên dự án bách khoa cuối cùng (dernier projet ancyclopédique) là một Vở Hài (Farce) như trong truyện Bouvard et Pécuchet của Flaubert. Không quên nhắc tới Proust: Barthes cho rằng theo một nghĩa nào đó quyển À la Recherche là tổng số hiểu biết về tâm lư nhưng theo một nghĩa khác cao cấp hơn th́ quyển tiểu thuyết này thiết yếu là một quyển sách hướng dẫn, khai tâm (livre initiatique), là lịch sử của sự hướng dẫn tâm hồn. Về Quyển sách Thuần túy, ngược lại với Quyển sách Tổng kê, đó là quyển sách cô đọng, ngắn gọn như Mallarmé đă chỉ ra vào năm 1869 rằng bên cạnh dự án lớn [Quyển sách Tổng kê] là “ư tưởng về một quyển sách nhỏ bé lạ lùng, thật ẩn mật, kiểu như sách giảng đạo của các Cha, thật tinh lọc và ngắn gọn…”(5) Barthes cũng đưa ư kiến, theo sở thích riêng, th́ Monsieur Teste của Paul Valéry là một quyển sách cô đọng nhưng mặt khác lại cũng là một quyển sách “toàn phần” v́ ngầm chứa đựng kinh nghiệm của toàn thể ư thức.

   Quyển sách dưới h́nh thức Quyển Album: thiết yếu có sự chọn lựa. Mallarmé lên án h́nh thức sách này tuy có làm bài thơ Albums trong tập Vers de circonstance/Thơ Vịnh. (6) và tập thơ xuôi Divagations. Mlallarmé không ưa thích sách dưới h́nh thức Album (7). Album được tạo nên với hai yếu tố: Tùy hoàn cảnh và Không liên tục, rải rác, được ghi lại theo từng ngày một cách t́nh cờ nên không có cấu trúc. Thế nên Album hoàn toàn trái ngược với Quyển sách. Nhưng dĩ nhiên cũng có những thi sĩ ưa thích loại h́nh sách Album này, coi đó là một h́nh thức có tính chất của sự bày tỏ Niềm hân hoan cực độ (Rhapsodique) trước sự gợi hứng của ngoại giới và sự t́nh cờ của hoàn cảnh như quan niệm của Baudelaire. Schumann cho rằng Album có thể coi như sự h́nh dung thế giới như thể không thiết yếu (la représentation du monde comme inessentiel). Nhưng Barthes cũng bênh vực “Đoạn rời” (Fragments), không cho rằng đoạn rời thiết yếu thuộc về Album, chẳng hạn có người cho rằng quyển À la recherche  của Proust là một thảm dệt những đoạn rời (tissu de fragments) được kiến trúc như kiểu kiến trúc âm nhạc, kiến trúc này không phải là thứ tự dàn bài nhưng là thứ tự tái hồi (ordre du retour) Proust đă tiên liệu nghĩa là đă tính toán từ trước. Ngay Nietszche cũng viết những đoạn rời nhưng theo một cấu trúc rất phức tạp chồng chất những đoạn rời với nhau. Nhạc sĩ cách tân tiền phong Mỹ John Case phân biệt Phương pháp (Methode) với Cấu trúc (Structure) khi nói về nhạc của Schönberg, cho rằng Schönberg sử dụng phương pháp chuyển từ âm thanh này sang âm thanh khác giống như khi ta bước đi, chân này đi trước chân kia theo sau, và người ta cũng có thể bước đi bằng mười hai âm thanh hay bằng đối âm (contrepoint), c̣n Cấu trúc với Schönberg lại là sự phân chia một tác phẩm thành nhiều phần khác nhau v́ “Khi người ta sử dụng âm sắc, cấu trúc tùy thuộc vào nhịp điệu, bởi chính chỉ có nhịp điệu cho phép giới hạn những phần của tác phẩm âm nhạc.”(8) Theo Barthes sở dĩ người ta hoài nghi giá trị của Album v́ sự đối nghịch giữa Văn tự với Lời nói, văn tự th́ bền vững c̣n lời nói lại mong manh (fragile) nên mất giá trị ngay sau khi được thể hiện. Nhưng nếu Album đặt cơ sở trên sự ghi chú (notation) như trong trường hợp Nhật kư th́ khi đó lại là một cách làm trung gian rất dễ đánh lừa giữa Lời nói và Chữ viết/Văn tự v́ ghi chú đă là chữ viết nhưng đồng thời vẫn là từ Lời nói mà ra. Kafka ghi trong Nhật kư: “Khi tôi nói cái ǵ đó th́ cái đó lập tức và dứt khoát mất đi sự quan trọng của nó. Khi tôi ghi lại, tuy cái đó cũng mất đi, nhưng từ đó lại có được cái khác.”    

____________________________

(1)     Maurice Blanchot, Le Livre à venir, Gallimard 1959, trang 301-332.

(2)     Stéphane Mallarmé, Poésies, Gallimard, trang 77-86.

(3)     Jacques Scherer, Le ‘Livre’ de Mallarmé, trang 181 :Un livre ne commence ni ne finit: tout au plus fait-il semblant.

(4)     Roland Barthes, La Préparation, 248: (Ghi chú 22): Le roman, c’est une œuvre générale aux contours imprécis mais qui précisément  résout la contradiction entre la connaissance du monde et l’écriture, entre les saviors et l’écriture.

(5)     Stéphane Mallarmé, Œuvres complètes, trang 851, “Notes 1869”.

(6)     Stéphane Mallarmé, Vers de corconstance, Gallimard, trang 137

(7)     Stéphane Mallarmé, Vers de corconstance/ Divagations, trang 77: Un livre comme je ne les aime pas, ceux épars et privés d’architecture. Nul n’échappe décidément, au journalism ou voudrait-il, en produit pour soi et tel autre espérons, sans qu’on jette par-dessus les têtes, certaines verités, vers le jour.

(8)     Barthes trích dẫn cuộc đối thoại giữa John Cage và Daniel Charles vào tháng Mười năm 1970 được in lại trong quyển Pour les oiseaux: Quand on se sert de la tonalité, la structure dépend de la cadence, parce que c’est la cadence seule qui permet de délimiter les parties d’une œuvre musicale.

((c̣n tiếp)

 

đào trung đąo

 

http://www.gio-o.com/daotrungdao.html

 

 

© gio-o.com 2013