đào trung đąo

3-Zero

±± triết học ±± lư thuyết văn chương ±± phê b́nh văn chương

≤≤ cùng một khác

(68)

 

 Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, Kỳ 54, Kỳ 55, Kỳ 56, Kỳ 57, Kỳ 58, Kỳ 59, Kỳ 60, Kỳ 61, Kỳ 62, Kỳ 63, Kỳ 64, Kỳ 65, Kỳ 66, Kỳ 67, Kỳ 68,

 

   Blanchot giải thích câu nói của Char “Comment vivre sans inconnu devant soi?”: đây là một câu nói vừa hỏi vừa xác định (question-affirmation), câu nói này đặt chúng ta vào chỗ bị chững lại, và cái khó nằm ở chỗ nó đặt chúng ta dưới đích hướng tới của nó. Thế nhưng cái đích này lại trốn chạy tuy dưới một dạng thức dường như là chắc ăn nên chúng ta phải t́m kiếm nó. “Cái không biết là một cái trung tính. Cái không biết chẳng phải là đối tượng hay chủ thể. Điều này muốn nói rằng tư tưởng cái không biết không bao giờ là cho rằng đó là “cái chưa được biết”, đối tượng của mọi nhận thức rồi sẽ tới, nhưng điều này càng không phải là chuyển nó thành cái “tuyệt đối bất khả tri”, là chủ thể của siêu nghiệm/vượt thuần túy, từ chối mọi cách thế hiểu biết và diễn tả.  Ngược lại, chúng ta hăy đặt (có thể là độc đoán) rằng sự t́m kiếm – sự t́m kiếm trong đó thi ca và tư tưởng, trong cái không gian của riêng chúng, tự khẳng định, bị tách rời, không thể tách rời – có cái không biết như phần tiền đặt, với điều kiện luôn luôn minh định: sự t́m kiếm liên quan tới cái không biết như không biết. Câu này nghe cũng thật đáng ngạc nhiên, bởi nó đề ra việc “tạo quan hệ” với cái không biết đúng như tư cách không biết. Nói thế khác, chúng ta giả thiết một mối liên hệ trong đó cái không biết sẽ được khẳng định, làm rơ, ngay cả trưng bày ra nữa: sự khám phá – nhưng dưới diện mạo nào? chính bởi điều này giữ vững được cái không biết. Vậy nên cái không biết, trong mối tương quan này, sẽ vén mở  trong sự để cho nó bị phủ kín. Đó có phải là mâu thuẫn không? Đúng vậy. Để mang vác tốt trọng lượng của mâu thuẫn này, chúng ta hăy thử diễn tả mâu thuẫn này một cách khác đi.  Cuộc t́m kiếm – thi ca, tư tưởng – đặt quan hệ với cái không biết như không biết. Mối quan hệ này phơi mở cái không biết, nhưng lại là một sự phơi mở để nguyên cái không biết bị che đậy; do mối tương quan này, có sự “hiện diện” của cái không biết; cái không biết, trong sự hiện diện này, được cho hiện diện, nhưng luôn luôn vẫn là không biết. Mối tương quan này phải được để nguyên trạng – không đụng chạm tới – cái nó mang theo và không phơi mở cái nó phơi mở. Đó sẽ không là một tương quan của sự phơi mở. Cái không biết sẽ không được vén mở, nhưng được chỉ ra.” (1)

   Đoạn trích dẫn dài thượng dẫn chỉ ra phản bác của Blanchot đối với quan niệm về “phơi mở/che dấu” của Heidegger. Vấn đề chính yếu ở đây là diễn giải sự khác biệt hữu thể luận (différence ontologique) mối tương quan giữa vật hiện sinh và hữu. Heidegger trong giai đoạn đầu của Sein und Zeit tuy đă bước qua quan niệm về Hữu của những triết gia cổ Hy Lạp nhưng vẫn bảo lưu quan điểm hữu là ư nghĩa và khám phá ư nghĩa của hữu qua sự soi sáng (aletheia/άλήϑεια), nghĩa là qua soi sáng hữu vừa được phơi mở vùa bị che đậy. Nhưng theo Blanchot, cái không biết không phải được phơi mở mà là được chỉ ra. Blanchot cũng như Derrida hoàn toàn bác bỏ sự “hiện diện/présence” của Hữu. Chính v́ nhận ra sự bế tắc của diễn giải về khác biệt hữu thể luận trong Sein und Zeit nên Heidegger đă không thể tiếp tục hoàn thành Phần II SZ như dự tính và từ sau Bước ngoặt tư tưởng (Kehre) – vào cuối năm 1930 Heidegger khám phá ra rằng tính chất ẩn dấu thực sự của sự soi sáng thích hợp khiến cho ngả nghiên cứu của SZ là không hoàn chỉnh nên Heidegger từ bỏ chủ trương siêu nghiệm (transcendentalism) quay sang ngả đặt câu hỏi về hữu trong lịch sử triết học (seinsgeschichtlich) – chữ sử (Geschicht) ở đây hoàn toàn không có nghĩa môn lịch sử (Historie) – nhưng dùng để chỉ cách làm sao cho những h́nh thái (configurations) của việc soi-chiếu-t́m-ư-nghĩa trong suốt lịch sử siêu h́nh học phương Tây khả hữu và thích đáng. (Xem Martin Heidegger, Beiträge zur Philosophie ‘Vom Ereignis’/Những đóng góp cho triết học’Về Tương hữu. Heidegger viết xong Beiträge năm 1934 nhưng măi sau khi Heidegger từ trần tác phẩm này mới được xuất bản vào năm 1976). Thế nên những phê b́nh và phản bác Heidegger của Blanchot và Derrida phần nào là thiếu sót v́ đă không thể qui chiếu quyển Beiträge.

   Blanchot nhấn mạnh: “Cái không biết như trung tính giả thiết một mối tương quan xa lạ với mọi sự bó buộc đồng nhất tính và đơn nhất tính, nghĩa là sự hiện diện/có mặt.” (2) Điểm quan trọng khác nữa là: Đặt tương quan với cái không biết mà không phơi mở nó, bằng một tương quan của sự không-hiện diện (relation de non-présence), và tương quan này không phải là một sự khám phá. “Điều này có nghĩa một cách thật chính xác rằng cái không biết ở trung tính không thuộc về ánh sáng, mà nó thuộc về một “phạm vi/vùng” xa lạ với sự khám phá hoàn thành trong và bởi ánh sáng này. Cái không biết không bày ra dưới cái nh́n, tuy không lẩn khuất dưới cái nh́n: không kiến cũng chẳng bất kiến hay nói cho đúng hơn là quay mặt khỏi bất kỳ kiến hay bất kiến nào.”(3) Theo Blanchot, những điều tŕnh bày trên chỉ có ư nghĩa khi nó đạt tới mục tiêu là đặt vấn đề về giả thuyết rằng tri thức về kiến-bất kiến vẫn cứ là tri thức mà thôi, và ánh sáng cũng như sự vắng mặt ánh sáng phải cung cấp mọi ẩn dụ tư tưởng qua mối tương quan này  đi trước cái mà tư tưởng muốn tư duy, rằng chúng ta chỉ thể “nhắm tới/viser” cái ǵ đến với chúng ta trong sự hiện diện của ánh sáng, mọi cái nh́n (vue) chỉ là cái nh́n của toàn thể (vue d’ensemble). Theo Blanchot giả thiết này đặt cơ sở một cách ẩn tàng nơi toàn bộ tư tưởng phương Tây.

   Trong phần “Mở/đóng ngoặc/Parenthèses” kế tiếp (in chữ nghiêng) trong L’Entretin infini Blanchot đặt dấu ±± trước những lời đối thoại  giữa hai người và một người thứ ba ẩn tàng (không có mặt) giống như phần thoại mở đầu quyển L’Entretin infini nhằm quảng diễn phần luận giải trong bài René Char et la pensée du neutre. Chẳng hạn: ±± Cái trung tính, chữ này hiểu ra sao?” – “Rất có thể là chẳng có ǵ để hiểu cả.” – Vậy trước hết hăy loại bỏ những h́nh thức dưới những h́nh thức này, do truyền thống, chúng ta là những kẻ mạo muội nhất để ḿnh tiếp cận cái trung tính: khách quan tính của một nhận thức; đồng nhất tính của một môi trường; tính chất khả dĩ giao hoán của những yếu tố; hay hơn thế nữa là sự bất biệt cơ bản, nơi đó sự vắng mặt của cái nền và sự vắng mặt của sự khác biệt cặp kè nhau.” – “Trong trường hợp này th́ đâu là điểm áp dụng của một từ/chữ  như vậy?”(4) Blanchot tiếp tục đưa ra những lời thoại về trung tính khá lư thú như: Hăy tiếp tục loại bỏ và gạch bỏ, cái trung tính đi vào ngôn ngữ bởi ngôn ngữ, nói rằng là trung tính kẻ nào không can dự vào điều ḿnh nói ra, tương tự như vậy lời nói có thể được coi là trung tính khi lời nói phát ra mà không để ư tới kẻ phát ra lời nói hay chẳng lưu ư ǵ ngay cả đến lời nói nữa như thể trong khi nói lời không nói, mà để cho cái không thể tự cất tiếng phát ngôn trong cái phải nói ra…Hữu của trung tính có tính chất mờ đục (opacité) của sự trong suốt (transparence)  hay một cái ǵ đó mờ đục hơn cả sự mờ đục bởi cái thu giảm sự mờ đục không thu giảm cái nền của sự trong suốt, điều này xảy ra trong vị thế của sự vắng mặt, cưu mang sự mờ đục và làm cho nó thành hữu. “Chính xác là hữu của nó: hữu của sự trong suốt.” – “Chính xác, tôi sẽ không nói điều đó ra, mà nói rằng: trung tính của cái chúng ta gọi là hữu và nó đă đặt hữu vào trong ngoặc kép và theo một cách nào đó nó có trước và luôn luôn đă trung tính hóa hữu, chẳng phải bằng một thao tác hư vô hóa mà đúng ra là bằng một thao tác không-thao tác (5) và c̣n nhiều lời thoại khác rất trừu tượng mới nghe có vẻ nghịch lư, khó hiểu nhưng suy xét kỹ lại hóa ra khá thâm trầm giống như những câu nói của Héraclite, Parménide, Anaximande...

   Như ở một phần trên đă nói ngôn ngữ và ư nghĩa không bao giờ đi đôi với nhau, trong khi có rất nhiều ư nghĩa nhưng lại chỉ có một số từ giới hạn để diễn tả, và ngược lại có quá nhiều từ chỉ để diễn tả một số ít ư nghĩa, và đó là nguyên lư về sự nghèo nàn và phong phú quá độ, treo lửng và biến thể, xóa bỏ và quá độ/phồn thực: và đó chính là trung tính theo Blanchot, một cái tên cho tính chất không có tên của cái tên, một ư niệm có mục đích ư niệm hóa cái ǵ có trước mọi ư niệm. Leslie Hill nhận xét: “Theo cách đó, tương tự như chính ngôn ngữ, có lẽ cái trung tính được hiểu hay nhất là một chuyển động miên tục của sự xóa bỏ và ghi lại lần nữa cái đúng lư ra có trước mọi sự phân biệt.”(6)  Chẳng hạn kiến/bất kiến, hiện diện/vắng mặt, khả tri/khả cảm…Chính v́ thế trung tính ở vị thế quá độ/phồn thực (in excess) đối với mọi tính chất định vị (positionality) và mọi nguyên lư của hữu hay vô hữu, chủ thể tính hay chân lư. “Thế nhưng trong khi ở ngoài lề tư tưởng, trung tính lại là nền tảng đối với tư tưởng; bởi v́ cái nó đặt tên, bằng đường quay ṿng trở lại, trong chính sự đối kháng việc đặt tên của nó, trong cái không thể tư tưởng và cái lề bất khả hữu của chính tư tưởng, tha tính nằm nơi cội nguồn của mọi tư tưởng như thế.”

__________________________________

(1)     Maurice Blanchot, Entretien infini trang 442: L’inconnu est un neutre. L’inconnu n’est ni objet ni sujet. Cela veut dire que penser inconnu, ce n’est nullement se proposer “le pas encore connu”, objet de tout savoir à venir, mais ce n’est pas advantage le dépasser en “l’absolument inconnaissable”, sujet de pure transcendance, se refusant à toute manière de connaître et de s’exprimer. Au contraire, posons (peut être arbitrairement) que la recherche – celle où la poésie et la pensée, dans leur espace propre, s’affirment, séparées, inséparables – a pour enjeu l’inconnu, à condition toutefois de préciser: la recherche se rapport à l’inconnu comme inconnu. Phrase tout de même déconcertante, puisqu’elle se propose de “relater” l’inconnu en tant qu’il est inconnu. Autrement dit, nous supposons une relation où l’inconnu serait affirmé, manifesté, voire exhibé: découverte – sous quel aspect? précisément en cela qui le retient inconnu. L’inconnu, dans ce rapport, se découvrait donc en cela qui le laisse à couvert. C’est une contradiction? En effet. Pour bien porter le poids de cette contradiction, essayons de la formuler autrement. La recherche – la poésie, la pensée – se rapport à l’inconnu comme inconnu. Ce rapport découvre l’inconnu, mais d’une découverte qui le laisse à couvert; par ce rapport, il y a “présence” de l’inconnu; l’inconnu, en cette “présence”, est rendu présent, mais toujours comme inconnu. Ce rapport doit laisser intact – non touché – ce qu’il porte et non dévoilé ce qu’il découvre. Ce ne sera pas un rapport de dévoilement. L’inconnu ne sera pas révélé, mais indiqué.

 

(2)     Sđd trang 443: L’inconnu comme neutre suppose un rapport étranger à toute exigence d’identité et d’unité, voire de présence.

 

 

(3)      Sđd trang 443: Cela signifie très précisément que l’inconnu au neutre n’appartient pas à la lumière, qu’il appartient à une “région” étrangère à cette découverte qui s’accomplit dans et par la lumière. L’inconnu ne tombe pas sous le regard, sans être cependant caché au regard: ni visible ni invisible ou plus justement se détournant de tout visible et de tout invisible.

 

(4)     Sđd trang 447: Parenthèses:

±± “Le neutre: qu’entendre par ce mot?” – “Il n’y a alors peut-être rien à entendre.” – “Donc, d’abord  exclure les forms sous lesquelles, par la tradition, nous sommes le plus tentés de nous en approcher: objectivité d’une connaissance; homogénéité d’un milieu; interchangeabilité d’éléments; ou encore indifférence fondamentale, là où l’absence de différence de fond et l’absence de différence vont l’un avec l’autre.” – “Dans ce cas, où serait le point d’application d’un tel mot?”

 

(5)     Sđd trang 447: “Précisément son être: l’être de la transparence.” – “Précisément, je ne dirai pas cela, disant: le neutre de ce que nous nommons être et qui déjà le met entre parenthèses et en quelque sorte le précède et l’a toujours déjà neutralisé, moins par une opération nihilisante que par une opération non  opérante.

 

(6)     Leslie Hill, Blanchot, extreme contemporary, trang 132: In this way, like language itself, the neutre is perhaps best understood as a movement of perpertual effacement and re-inscription that is logically prior to all conceptual distinctions.

 

 

(7)     Sđd, 132-133: But while being marginal to thought, it is also fundamental to it; for what it names, by a detour, in its own resistance to naming, in the unthinkable and impossible margin of thought itself, the alterity that is at the origin of all thought as such.

 

(c̣n tiếp)

đào trung đąo

 

http://www.gio-o.com/daotrungdao.html

 

 

© gio-o.com 2015