đào trung đąo

3-Zero

± triết học ± lư thuyết văn chương ± phê b́nh văn chương

≤ cùng một khác

(30)

 

Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30,

 

Văn chương, tác phẩm phải là lưu truyền. Tính chất lưu truyền (filiation) được Barthes định nghĩa là tính chất di truyền những giá trị quí phái sang trọng (héridité des valeurs nobles) như một nhà quí tộc tuy không có tiền bạc, không có của cải cha ông để lại nhưng vẫn cứ là một người quí tộc và v́ vậy một văn tự/viết cần có tính chất di truyền. Barthes quan niệm tác phẩm phải có nhiệm vụ thay đổi và di truyền có nghĩa trượt lướt (glissement) chứ không phải là mô phỏng, cóp nhặt, sao chép (pasticher) mà phải là dịch thuật văn tự cổ trong cái vẻ đẹp cổ cũ của văn tự này đồng thời cũng không từ chối trượt lướt văn tự này qua những từ/chữ, những ẩn dụ  mới. Để làm rơ nghĩa hơn sự trượt lướt Barthes cũng nhắc tới quan niệm của Derrida về hủy tạo nhưng Barthes hiểu ‘hủy tạo’ theo nghĩa “chống lại những tha hóa chính trị của ngôn ngữ, sự ngự trị của những khuôn đúc, sự độc đoán của những tiêu chí.” (1) Trước đây trong ‘De l’œuvre au texte/Từ tác phẩm tới bản văn’ (1971) và trong ‘Plaisir du texte/Khoái lạc của bản văn’ (1973) Barthes cũng có những điểm rất gần với Derrida. Thế nên, khi đặt trượt lướt đối nghịch với hủy tạo không có nghĩa Barthes chống lại Derrida v́ trượt lướt rất gần với hai thao tác hủy tạo của biệt phân (différance) là truyền dẫn (contamination) và rải truyền (dissémination) của Derrida. Tuy nhiên Barthes tỏ ra bi quan về khả năng xă hội ngày nay chưa theo kịp – và có lẽ cũng chẳng bao giờ theo kịp hay đáp ứng được đ̣i hỏi “chống lại những tha hóa chính trị của ngôn ngữ, sự ngự trị của những khuôn đúc, sự độc đoán của những tiêu chí” v́ xă hội không ngừng bị tha hóa và một ngôn ngữ khó có thể được hủy tạo từ bên ngoài. Để thuyết phục nhà văn chấp nhận sự quí phái của văn tự Barthes trở lại với quan niệm vừa theo chủ trương phổ quát (universaliste) vừa quí tộc sang trọng (aristocratique) của Mallarmé về Quyển Sách (Le Livre) được đặt cơ sở trên quan niệm ngôn ngữ văn chương là ngôn ngữ thiết yếu như đă được Barthes khái lược trước đây trong giáo tŕnh.

   Sau hai tính chất thiết yếu của tác phẩm văn chương là đơn giản, quí phái lưu truyền, cuối cùng tác phẩm phải được yêu thích, ham chuộng (désirable). Đặt câu hỏi Tại sao người viết bất chấp những khó khăn trở ngại, hy sinh, vẫn cứ có sự ham muốn (Désir) viết tác phẩm? Để trả lời câu hỏi này Barthes vẫn dựa trên câu nói của Mallarmé “thế giới được tạo nên cốt chỉ để dẫn tới một quyển sách” (le monde était fait pour aboutir à un livre”. Nhưng tại sao lại quyển sách và quyển sách đưa/dẫn tới cái ǵ? Thật ra cũng khá đơn giản v́ “Tự nó, [quyển sách] đưa/dẫn tới chính nội tạng của nhà văn, tới một quyển sách đáng yêu thích v́: cho đi để yêu thích.” (2) Barthes nhắc lại quan niệm khá nghịch lư của ḿnh đă được tŕnh bày trong tác phẩm Le Discours amoureux/ Diễn ngôn yêu đương: Ham muốn chính là hữu của Vui Thú (Joie) chứ không phải của Lạc thú (Plaisir) hay Vui thỏa (Jouissance), Thiên đàng (Paradis) là sự sáng tỏa của những Ham muốn, ánh sáng thăng hoa của những Ham muốn tức là Vinh Quang (Paradis= embrasement rayonnant de Désirs, lumière saturée de Désirs = Gloire.) Barthes nói rơ hơn: “Tôi tin tưởng sâu xa, nghĩa là một cách không lay chuyển, nghĩa là vẫn tin tưởng, ngay từ khi tôi bắt đầu viết, và giờ đây hơn bao giờ hết rằng: Sự Ham muốn được đặt vào trong Quyển Sách = (là) sự ham muốn của ngôn ngữ - một sự ham muốn của ngôn ngữ nào đó – với tôi, như tôi đă nói trước đây, đó là sự Ham Muốn Pháp ngữ (điều này giải thích sự chọn lựa, không ngừng được chỉ ra suốt trong Giáo tŕnh, của một tác phẩm có tính chất lưu truyền.” Một nhà văn như Chateaubriand – nhất là trong quyển Les Mémoires d’outre-tombe – cho thấy đối với người đọc ngày nay hành động chính trị của ông ta là lỗi thời nhưng văn tự của Chateaubriand vẫn sống động, đáng yêu thích. Như vậy có thể nói cái libido dominandi/dục tính chủ trị chết đi ngay khi chủ thể chết đi, nhưng cái libido sentiendi/dục cảm (của những giác quan) có một sức mạnh của sự vĩnh cửu. Trong ư hướng này, đối với một nhà văn không phải là đạt tới sự “vĩnh cửu” mà là được yêu tích sau khi chết đi. Nhưng cũng cần hiểu rơ rằng ở trong sự Ham muốn Sang trọng quí phái hẳn khả hữu. Đẩy xa hơn nữa th́: nhà văn hăy làm cho Ham muốn là Ham muốn Sang trọng Quí phái. “Có một Mệnh lệnh, một Pham trù được tư tưởng, được quan nhận – hay được thừa nhận – bởi xă hội như một sự đảm bảo cho Ham muốn Quí phái: đó là tính chất Thẩm mỹ <…> Tác phẩm như cái được ưa chuộng là một trong những sức mạnh tích cực của cái Sức mạnh tích cực này: Mỹ học, chớ bao giờ bỏ rơi, bởi đó là Sức mạnh không thể thu giảm, không thể lầm lẫn, như Mallarmé đă nói và Nietszche cũng xác nhận trong bản phân loại mẫu người của ông ta, rằng đối nghịch với mẫu người Giao giảng (Chính trị, Oán hờn) là mẫu người Nghệ sĩ, một mẫu người tuyệt đối không thể nào thu giảm được. Và với tôi đó là cái “Dạng”, xát gần nhất (“một cách cận kề”), của Tác phẩm sẽ viết ra.” (4) 

           MỘT CHỮ/LỜI CUỐI (NHƯNG KHÔNG PHẢI LÀ TỐI HẬU)/UN DERNIER  MOT (MAIS NON ULTIME): Barthes nói rơ đây là “lời cuối” cho Giáo tŕnh nhưng không phải là “lời tối hậu”. V́ sao? V́ Barthes vẫn bị ám ảnh bởi “cái tác phẩm” [quyển tiểu thuyết] ḿnh đă không thể viết “ngay lập tức” (tout de suite), “vẫn chưa thể” (pas encore). Cũng v́ chưa vượt qua được Thử nghiệm Thứ nhất của sự Chọn lựa→ Tất cả những ǵ tôi có thể thêm vào, đó chính là một ư tưởng nào đó tôi có được về “chờ đợi” (của sự quyết định, của việc “bước lên tàu”) (5) Barthes cũng thố lộ ḿnh có một sự bối rối “luân lư” nào đó (un certain embaras “moral”) v́ đă giam ḿnh trong việc chỉ yêu thích những nhà văn của quá khứ (Flaubert, Mallarmé, Kafka, Proust) và “đóng ngoặc” những nhà văn đương thời. Và Barthes cho đó là sự Cố định (Fixation), Tụt lui (Régression) về ham muốn một quá khứ nào đó và v́ vậy cũng là một sự mù quáng về đương thời, về mối tương quan của Ham muốn hướng về việc không nh́n nhận rất nhiều những công tŕnh hiện thời, coi như một thứ khó bề chấp nhận: đó cũng chính là nỗi cô đơn và nghèo khó của sự Ngoan cố, Cứng đầu (solitude et pauvreté de l’Entêtement). Trước đây Barthes là người nồng nhiệt hậu thuẫn cho Tiểu thuyết mới (Nouveau roman) tại sao đến giai đoạn của Giáo tŕnh này Barhtes lại “đóng ngoặc” Văn chương đương đại? Sự thay đổi này từ đâu? Barthes giải thích bằng cách viện dẫn Nietszche đă đi tới được quan niệm về Zarathoustra vào năm 1881 khi lang thang trong rừng cây dọc theo hồ Silvaplana bỗng dừng chân lắng nghe tư tưởng về Tái hồi Vĩnh cửu (Éternel Retour): đó chính là sự nghe thấy mới mẻ về sự vật (nouvelle écoute des choses). Và cũng bởi Nietszche đă có sự “biến đổi đột nhiên và triệt để về sở thích âm nhạc (modification soudaine et radical de son goût en musique), một sự Tái sinh của nghệ thuật nghe (Renaissance de l’art d’écouter). Cũng vậy đối với Tác phẩm Mới, Tác phẩm sẽ viết (Œuvre Nouvelle, Œuvre à faire): để viết được tác phẩm mới cần lấy khởi điểm là sự biến đổi sở thích cổ điển để có một sở thích mới. Và Barthes vẫn đang chờ đợi một sự thay đổi về Nghe đến với ḿnh do âm nhạc là thứ Barthes rất yêu thích, một thứ diên thành biện chứng thực sự (le vrai devenir dialectique). Barthes dẫn lời Nietszche “Hăy trở thành kẻ chính bạn là như thế” (Deviens qui tu es) và Kafka “Hăy tự hủy…để biến đổi ḿnh thành kẻ ḿnh là” (Détruis-toi…afin de te transformer en celui que tu es). Như thế cũng có nghĩa xóa bỏ biên giới giữa Mới và Cũ, vạch ra con đường ṿng xoáy ốc của sự thay đổi. Barthes vốn là người hâm mộ Schönberg kẻ tạo dựng nền âm nhạc đương đại nhưng cũng là vị nhạc trưởng đă thay đổi âm nhạc cổ điển bằng cách viết tác phẩm nhạc theo thể Đô trưởng (Ut Majeur/C Major).

Barthes có thay đổi quan niệm về văn chương đương đại không? Từ đầu bài viết về Barthes này chúng tôi đă chỉ ra có “nhiều Barthes”. Nếu ta chú ư hơn về cái tên Barthes ta sẽ thấy như một định mệnh: cái tên này được viết ở số nhiều “Barthes”!  Nhận ra điều này nên Derrida đă đặt tên bài chiêu niệm Barthes là “Những cái chết cũa Barthes”. Bài này lần đầu được đăng trên tạp chí Poétique (1981) sau được cho vào tập Parages.(6)

______________________________

(1)     La Préparation, 381: Déconstruire? Certes, mot d’ordre tentant, car c’est lutter contre les aliénations politiques du langage, l’emprise des stéréotypes, la tyranie des normes.

(2)     La Préparation, 382: En soi, à l’intérieure de lui même, à un livre désirable: donner à désirer.

(3)     La Préparation, 382: Je crois profondément, c’est-à-dire obstinément, c’est-à-dire encore, depuis que j’écris et plus que jamais ce Désir qui doit être déposé dans le Livre = désir du language – un certain désir du langage – qui est pour moi, comme je l’ai dit, Désir de la lague française (ce qui explique le choix, sans cesse indiqué au long du Cours, d’une œuvre filiale.

(4)     La Préparation, 383: Il y a un Ordre, une Catégorie qui est pensée – ou concédée – par la société comme garante du Désir Noble: c’est l’Esthétique <…> l’Œuvre comme désirable est l’une des forces actives de cette Force active: l’Esthétique, à ne pas abandoner, car Force irréductible, in-confondable, comme le dit Mallarmé, et comme l’affirme Nietszche, en faisant dans sa typologie, face au type du Prêtre (Politique, Ressentiment), de l’Artiste, un type absolu que l’on ne peut réduire. Tel est pour moi le “Profil”, serré au plus près (“asymptotiquement”), de l’Œuvre à faire.

(5)     La Préparation, 383: Tout ce que je puis ajouter, c’est une certaine idée que j’ai de “l’attente” (de décision, d’ “embarquement”)

(6)     Jacques Derrida, Psyché: Inventions de l’autre I, Editions Galilée, 1986.

 

(c̣n tiếp)

đào trung đąo

http://www.gio-o.com/daotrungdao.html

 

 

© gio-o.com 2014