đào trung đąo

3-Zero

± triết học ± lư thuyết văn chương ± phê b́nh văn chương

≤ cùng một khác

(52)

 

 Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, 

 

Trong bản viết của Blanchot có một số từ/chữ - chúng tôi tránh gọi là ‘khái niệm’ ở đây – cần được làm rơ nghĩa như: désœuvrement/giải tác, l’espace littéraire/không gian văn chương, le dehors/cơi ngoài, désastre/thảm họa, t́nh thân hữu/amitié, cộng đồng/communauté  v.v…Quả thực nếu chúng ta không hiểu nghĩa những từ của riêng Blanchot này một cách tương đối sẽ dễ dàng bị lạc lối, chạy ṿng quanh không dẫn tới đâu khi đọc Blanchot như nhận xét của Paul de Man, hay gặp trở ngại trong việc thấu hiểu văn luận thuyết cũng như văn sáng tác của Blanchot. Leslie Hill nhận xét về những từ này - cũng không hẳn nên gọi là từ - một cách khá xuyên suốt: “một cách chính xác[chúng] không hẳn là những từ, không phải là những điểm đứng chốt, nhưng, sự thể đă cho thấy, như những đoạn rời của một cái cá biệt, là ngôn ngữ khác vẫn chưa được nói ra hay một ngôn ngữ đă bị quên lăng lâu ngày, hay là ngôn ngữ của tính chất khác, được tạo nên bởi những chữ hay những nét vạch không ngừng bị xóa bỏ từ bên trong bởi những thay đổi vị trí lạ lùng chúng lặng lẽ làm chứng nhân, luôn luôn đang phá bỏ những đối nghịch luận giải trong đó chúng hoạt động.”(1) Hay dùng h́nh ảnh René Char th́ đó là sự “Commune Présence/Hiện diện Chung cùng” vừa khai mở vừa che dấu “Trung tâm” sở cứ cơi ngoài của cái “Trung tính/le Neutre”. Cho nên muốn hiểu về cái Trung tính – trung tâm tư tưởng của Blanchot được triển khai rải rác trong tất cả các bản viết – chúng ta cần hiểu rơ nghĩa những từ nêu trên. Nhưng cũng cần lưu ư điều này: Blanchot luôn di chuyển (chứ không thay đổi) ư nghĩa của những từ nêu trên trong các bản viết khác nhau tùy theo văn cảnh khiến người đọc nhiều khi ngỡ ngàng, khó nắm bắt. Chính v́ lư do này hiếm khi Blanchot đưa ra một định nghĩa rơ ràng dứt khóat cho những từ đó. Tương tự như vậy, phần đông những chuyên gia về Blanchot cũng né tránh đưa ra một định nghĩa rơ ràng cho mỗi từ trong bài viết của ḿnh. Thế nên ta phải hiểu trong văn cảnh nào, trong chuyển vận triển khai ở thời điểm nào, một trong những từ nêu trên cần được hiểu theo nghĩa Blanchot   hàm ư.

    Ở một phần trên chúng tôi đă tạm thời đưa ra nghĩa của từ désœuvrement/giải tác. Nay đến từ l’espace littéraire/không gian văn chương. Trong quyển sách mang cùng tựa đề L’Espace littéraire/Không gianVăn chương Blanchot không đưa ra định nghĩa của từ này mà chỉ gián tiếp cho người đọc hiểu nghĩa của nó khi bàn về Tiếp cận Không gian Văn chương (Approche de l’espace littéraire).Thế nhưng qua gợi ư trong chương sách này ta cũng nhặt ra được những gợi ư về nghĩa của cụm từ không gian văn chương khi Blanchot cho rằng đó là “sự thân thiết mở toang ra giữa người viết và người đọc”, là “không gian được mở rộng một cách bạo động bởi sự cùng nhau đối kháng của sức mạnh của việc nói ra và việc thấu hiểu.”(2) Trong Phần I “L’œuvre et la parole errante/Tác phẩm và lời nói lang thang” thuộc Chương III “ L’espace et l’exigence de l’œuvre/ Không gian và sự đ̣i hỏi của tác phẩm” Blanchot cũng đưa ra một số nét, đặc điểm (traits) của không gian văn chương: trong không gian văn chương ngôn ngữ không phải là khả năng nói ra, không phải là ngôn ngữ nhà văn nói, nhưng ngôn ngữ nói như một khiếm diện, là lời của tính chất trung tính, lời trung tính thiết yếu vô sở cứ, luôn luôn ở ngoài chính nó, nó chỉ ra cơi ngoài, giống như tiếng vang không chỉ vang lên lời thầm th́ nhưng lẫn vào sự mênh mông thầm th́, là niềm im lặng trở thành không gian vọng động, cái cơi ngoài trống không của mọi lời nói.(3). Alain Milon trong bài Maurice Blanchot, lecteur de René Char? giải nghĩa từ này: “Không gian này là một không gian của sự tạo lập bản văn, một thứ không gian chờ đợi trong đó Kafka chờ đợi Blanchot cũng như Blanchot chờ đợi Kafka, không gian của sự chờ đợi này không hậu thuẫn cho bất cứ một diễn giải thông thái nào. Nhà văn khi đó chỉ là một yếu tố đơn thuần mang tới những lần/cách đọc trong tương lai để trao cho kẻ nào thật sự muốn đọc chúng.” (4) Định nghĩa này của Milon có thể coi như tóm tắt được ư chính của Blanchot nhưng lại đánh mất sự đối kháng của người viết cũng như của người đọc, một sự cùng đối kháng có tính chất bạo động và ngôn ngữ trung tính trong không gian văn chương. Đó chỉ là hai thí dụ chúng tôi đưa ra. C̣n những từ đặc biệt quan trọng khác của Blanchot sẽ lần lượt được làm rơ ư nghĩa khi chúng tôi theo dơi sự chuyển vận và triển khai để nhận ra cái Trung tính trong các bản viết của Blanchot. Cũng cần nói rơ: tất cả những định nghĩa của những từ/khái niệm quan trọng của Blanchot chúng tôi đưa ra chỉ là tạm thời, không chắc chắn cố định, và nên coi chúng như những hướng dẫn trong việc đọc Blanchot. Và đó cũng chính là chủ ư của Blanchot khi sử dụng những từ, khái niệm này.

   V́ cái Trung tính xuất hiện đan chéo tiến lui trong toàn thể văn nghị luận phê b́nh cũng như văn sáng tác của Blanchot nên câu hỏi về cách thức nghiên cứu được đặt ra: bằng ngả nào? xét văn sáng tác hay văn phê b́nh trước? Hơn nữa, theo Christopher Biden, có thể xét cái Trung tính như một tri niệm (percept) hay khái niệm (concept) trên bốn b́nh diện: thứ nhất, trên những bản viết sáng tác và phê b́nh của Blanchot trong đó từ này hiện ra dần dần; thứ nh́, trên b́nh diện lịch sử của văn phạm, triết học, kư hiệu học, và tâm phân học trong đó chính sự xuất hiện của cái Trung tính nơi Blanchot đă gây ra nhiều tranh luận; thứ ba, trên b́nh diện thẩm mỹ học, cái trung tính hiện ra theo nhiều cung cách bị nhận ch́m đó như một trong những điểm hội tụ chính của toàn thể nghệ thuật thế kỷ 20; và sau chót cũng cần xét cái trung tính về phương diện chính trị v́ từ này không dễ năm bắt và rất có khả năng trở thành sự hiểu lầm trầm trọng bởi những lư do có tính chất huyền thoại hay hệ tư tưởng. Ngoài ra Bident cũng đề nghị nên xét đến b́nh diện thứ năm về tương quan của cái Trung tính với chủ nghĩa hư vô và với hủy thể .(5) Đây là một công việc thật lớn lao cho đến nay chưa được thực hiện và Bident trong bài viết chỉ khiêm tốn xét đến b́nh diện thứ nhất bằng cách đi theo những mạch, những sợi chỉ dẫn lối (threads) nối nhau, chồng chéo nhau, gặp gỡ nhau, rời xa nhau, và quấn lại nhau nơi từng bản viết của Blanchot. Ba sợi chỉ dẫn lối Bident là: sợi triết học, sợi thi pháp về cái trung tính, và sợi cuối cùng dẫn tới tri niệm hay khái niệm cái Trung tính. Cách làm này của Bident tuy không nói rơ xét bản văn phê b́nh hay sáng tác trước nhưng trên thực tế Bident đă bắt đầu bằng sợi dẫn lối thứ nhất trong những bản văn phê b́nh và kế tiếp là hai sợi dẫn lối thứ nh́ và thứ ba. Nhưng Bident cũng rất khiêm tốn cho rằng những điều ḿnh tŕnh bày chỉ là sơ thảo mà thôi. C̣n việc nghiên cứu tường tận quả thực đ̣i hỏi những công tŕnh dài hơi trong tương lai. Trước Christopher Biden trong quyển Blanchot, Extreme Contemporary Leslie Hill dành Chương 3 “Writing the Neuter” theo con đường từ đi từ khái niệm désœuvrement/worklesness trong văn chương và triết học nơi Blanchot rồi kết thúc bằng một duyệt xét chuyển động tư tưởng của Blanchot về hướng cái Trung tính một cách khái lược tính từ thời điểm khởi sự “July 1948: writing, dying; dying, writing/Tháng Bảy 1948: viết, chết; chết viết” là năm xuất bản quyển La Part du feu với bài La Littérature et le droit à la mort xuyên suốt những tác phẩm sau này của Blanchot cả phê b́nh, triết học lẫn văn chương. Cách làm này của Hill quả thực quá khái quát và điểm nhấn lại nằm ở viết/writing/văn tự/écriture chứ không ở cái Trung tính. Nhưng chính v́ sự “trượt tay” này Hill đă nói lên được chuyển vận viết về cái Trung tính của Blanchot. Bù lại Hill đă có những nhận xét giá trị về cặp “le neutre, le fragementaire/cái trung tính cái đoạn rời” nghĩa là mối quan hệ giữa cái Trung tính và đ̣i hỏi viết đoạn rời được Blanchot nói tới trong quyển Entretien infini/Kết đàm vô tận (EI) (1969).(6)

   Trung tính có gốc La tinh ne-uter nghĩa là không là cái này cũng chẳng là cái khác. Trung tính (le Neutre) do đó không phải là một từ do Blanchot lần đầu đặt ra kể cả việc dùng từ này như một danh từ thay v́ như một tính từ. Chẳng hạn trong Toán học người ta nói tới “yếu tố trung tính” (element neutre)”, trong Hóa học có từ “môi trường trung tính” (medium neutre), trong Vật lư học cũng có “vật thể trung tính” (corps neutre) hay “hạt” (particle), c̣n trong sinh học trung tính có nghĩa không có giống tính.Trong chính trị cũng như luật quốc tế từ này thường được hiểu là “trung lập”. Có những dấu hiệu cho thấy từ trung tính có mặt rất sớm nơi Blanchot. Chúng ta biết rằng Blanchot từ thời trẻ tuổi là một nhà bỉnh bút chính trị nhưng trong các bản viết chính trị chữ trung tính tuy không thường được dùng tới nhưng như Christopher Biden chỉ ra trong một bài báo của tờ Journal des débats năm 1932 Blanchot khi bàn về mối quan hệ giữa nhà văn và chính trị đă thẳng thừng bác bỏ luận cứ về sự vô tư hay không vô tư của nhà văn dựa trên đạo đức luân lư và đưa ra chủ trương nhà văn phải có tính trung tính/dung tích cực. Kế đến, trong truyện kể Thomas l’Obscure/Thomas U minh Blanchot bắt đầu viết từ năm 1932 nhưng măi đến năm 1941 mới cho cho xuất bản chữ trung tính được dùng như tính từ “Những tia sáng của đời sống không bao giờ xâm nhập vào một thân xác trung tính (ĐTĐ in nghiêng) hơn, ít bị tổn thương hơn. Thomas  đi dọc theo những xác chết, ngó chằm chằm vào những cái xác này với sự lạnh lùng của một kẻ khiêng xác trong thời dịch hạch, và trong khi cái xác xốp xộp của Anne, chỉ riêng trường hợp cô ta thôi, là đă tránh được sự lây nhiễm của cái chết, đang đầu hàng dưới sức nặng của sự đam mê, th́ hắn lại đang trải qua sự náo nức của đêm tối mà chẳng hề hấn và hay biết ǵ cả.” Cũng không nên quên rằng Blanchot đă sử dụng khái niệm trung tính chủ yếu này để phản bác quan niệm văn chương dấn thân của Sartre.

   Trước khi xét khái niệm trung tính của Blanchot trong những bản viết phê b́nh và triết học chúng tôi xin trích dẫn một đoạn văn tuy khá dài trong đó Blanchot đă trực tiếp nói đến cái trung tính một cách rộng khắp so với các bản văn khác:

   “Chúng ta luôn luôn có thể tự tra hỏi vế cái trung tính. Cái trung tính trước hết được xác định với chúng ta bởi một số văn phạm. Chữ to trong tiếng Hy lạp có lẽ là sự can thiệp sớm sủa nhất vào trong truyền thống của chúng ta, nhưng lại thật đáng ngạc nhiên v́ nó không gây được sự chú ư mấy, thật vậy chữ này đánh dấu một dấu/chỉ hiệu, giữa những dấu hiệu khác, của sự quyết định của một ngôn ngữ mới, một thứ ngôn ngữ rất lâu sau triết học nhận là của ḿnh, nhưng với cái giá của việc cái trung tính này dẫn triết học vào ngôn ngữ mới này. Cái trung tính ở số ít chỉ danh một vật nào đó vuột khỏi việc chỉ danh, nhưng lại không làm ồn, cũng chẳng có sự ồn ào nào của sự bí ẩn. Một cách khiêm tốn,  vô tâm, chúng ta gọi nó là sự vật. Sự vật: bởi thật hiển nhiên, những sự vật thuộc về một trật tự khác và  rằng những sự vật là cái rất thân quen, khiến chúng ta sống trong một môi trường của những sự vật, dù rằng chúng chẳng trong suốt. Sự vật được chiếu sáng, nhưng lại không để sự sáng rơ đi qua, mặc dù chính chúng được cấu tạo bởi những hạt ánh sáng, thế nên nó thu giảm ánh sáng vào sự mờ tối. Sự vật, cũng như cái nó/hắn, cũng như cái trung tính hay cái cơi ngoài, chỉ về một tính chất số nhiều, tính chất này có đặc điểm là tự làm ḿnh thành số ít và v́ không thể hiện ra nên đặt ḿnh  trên sự bất định. Rằng có thật sự vật có tương quan với cái Trung tính không: giả thiết quá đà và cuối cùng là không thể chấp nhận, trong chừng mực cái trung tính không thể ngừng lại trong một danh từ đứng làm chủ từ, danh từ đứng vai chủ từ này phải chăng sẽ chỉ chung nhiều sự vật, lại cũng có cái chuyển động quay trở lại tất cả cái ǵ nó áp dụng vào do bản bản chất lúc thế này lúc thế khác, do ư nghĩa và định nghĩa của nó. Nếu nói “Sự vật có tương quan với cái Trung tính” th́ lập tức chúng ta buộc phải nghĩ rằng cái trung tính biến tương quan thành không-tương quan, và biến Sự vật thành một sự vật khác và cái trung tính hóa thành không thể là chính cái Trung tính nữa, cũng chẳng phải cái nó trung tính hóa. Rất có thể - một thứ rất có thể cũng có ư nói là chắc chắn – phải chăng chúng ta đă mắc sự sai lầm, trong việc chỉ danh cái trung tính, là đă chỉ danh nó, như thể nó không phải là “chính nó” với cái trung tính, ngoài ra c̣n quên mất rằng, trong tư cách một phạm trù văn phạm, th́ trước hết nó cũng thuộc vào ngôn ngữ, được chuyên chở bởi toàn thể ngôn ngữ, như thể ngôn ngữ “nói chung” là trung tính, bởi v́ ngôn ngữ triển khai, trên cái nền của cái trung tính, mọi h́nh thức và mọi khả hữu trong việc xác định hay phủ định. Như vậy cái trung tính được ngầm chứa trong sự tác hoạt của mọi ngôn ngữ, trong khi vẫn ở vị trí im lặng và trong khi việc ngăn cản nó lại không bị thu giảm vào một tṛ phiền toái của những cấu trúc có thể xác định, cũng như đối với sự có mặt trầm lắng của lời nói sống động nào đó. […] (7)

________________________________

(1)     Leslie Hill, Blanchot, Extreme Contemporary, nxb Routlege 1997, trang 3: [these terms]…are precisely not terms, not stable points of anchorage, but, as it were, fragments of a singular, still unspoken other language or long forgotten other language, or language of otherness, made up of words or traces constanly being effaced from within by the strange displacements to which they silently bear wirness, always already undoing the discursive oppositions within which they function.

(2)     Maurice Blanchot, L’Espace littéraire trang: C’est pourquoi l’œuvre est œuvre seulement quand elle devient l’imtimité ouverte de quelqu’un qui l’écrit et de quelqu’un qui la lit, l’espace violemment deployé par la contestation mutuelle du pouvoir de dire et du pouvoir d’entendre.

(3)     Maurice Blanchot, L’Espace littéraire, trang 55-56.

(4)     Alain Milton, Maurice Blanchot, lecteur de René Char? trong Maurice Blanchot, de proche en   proche, Éditions Complicités, Collection Companie de Maurice Blanchot, 2008, trang 210: Cet espace est un espace de fabrication du texte, une sorte d’espace d’attente dans lequel Kafka attend autant Blanchot que Blanchot attend Kafka, espace d’attent qui ne supporte aucun commenataire érudite. L’écrivain ne serait alors qu’un simple facteur qui porte, à qui veut bien les lire, des lectures à venir.

(5)     Christophe Biden, The Movements of the Neuter in After Blanchot, University of Delaware Press trang 14.

(6)     Leslie Hill, Maurice Blanchot and Fragmentary Writing, nxb Continium 2012, trang 21.

(7)     Maurice Blanchot, Le pas au-delà, Gallimard 1973, trang 101-103: Nous pouvons toujours nous interroger sur le neutre. Le neutre nous est d’abord affirmé par certaines grammaires. Le to grec est peut-être dans notre tradition la première intervention, étonnante par son peu d’éclat, qui marque d’un signe, il est vrai, parmi d’autres, la décision d’un langage nouveau, un langage réclamé plus tard par la philosophie, mais au prix de ce neutre qui l’introduit. Le neutre au singulier nomme quelque chose qui échappe à la nomination, mais sans faire de bruit, sans même le bruyant de l’énigme. Nous l’appelons, modestement, inconsidément, la chose. La chose: parce que, de toute évidence, les choses appartiennent à un autre ordre et que les choses sont ce qu’il y a de plus familier, nous faisant vivre dans un environnement de choses, sans que cependant elles soient transparentes. Les choses sont éclairées, main ne laissent pas passer la clarté, fussent-elles elle-mêmes faites de grains de lumière, réduisant alors celle-ci à l’opacité. La chose, comme le il, comme le neutre ou le dehors, indique une pluralité qui a pour trait de se singulariser et pour défaut de paraître se reposer dans l’indéterminé. […]

 

(c̣n tiếp)

đào trung đąo

 

 http://www.gio-o.com/daotrungdao.html

 

© gio-o.com 2014