đào trung đąo

3-Zero

± triết học ± lư thuyết văn chương ± phê b́nh văn chương

≤ cùng một khác

(53)

 

 Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3, Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6, Kỳ 7, Kỳ 8, Kỳ 9, Kỳ 10, Kỳ 11, Kỳ 12, Kỳ 13, Kỳ 14, Kỳ 15, Kỳ 16, Kỳ 17, Kỳ 18, Kỳ 19, Kỳ 20, Kỳ 21, Kỳ 22, Kỳ 23, Kỳ 24, Kỳ 25, Kỳ 26, Kỳ 27, Kỳ 28, Kỳ 29, Kỳ 30, Kỳ 31, Kỳ 32, Kỳ 33, Kỳ 34, Kỳ 35, Kỳ 36, Kỳ 37, Kỳ 38, Kỳ 39, Kỳ 40, Kỳ 41, Kỳ 42, Kỳ 43, Kỳ 44, Kỳ 45, Kỳ 46, Kỳ 47, Kỳ 48, Kỳ 49, Kỳ 50, Kỳ 51, Kỳ 52, Kỳ 53, 

 

Theo Blanchot, khi được văn phạm trao quyền như một danh từ và được ngầm hiểu với và trong toàn thể ngôn ngữ bằng cái phần của nó th́ sự dự phần của cái trung tính là không tiêu cực cũng chẳng tích cực, không ở vị thế nội hay ngoại động từ (sa part ni transitive ni intransitive) một cách sao cho việc nói giữ lại được sự bắt buộc phải nói, nên sự bắt buộc phải nói này không ngừng sinh sôi nảy nở thành huyền thoại và chẳng bao giờ được hiểu rơ. Và chúng ta tưởng rằng đă nắm bắt được cái trung tính khi viện dẫn, do t́nh cờ hay may rủi, những h́nh thức của hành động thụ động của vô thức, của dấu vết và của tṛ chơi (jeu). Và cũng c̣n có nhiều h́nh thức khác nữa được viện dẫn ra nhưng không bao giờ những h́nh thức này là thỏa đáng, chẳng hạn như mối tương quan giữa cái thiêng liêng (le sacré) với thần linh (dieu), khiếm diện ( l’absence) với hiện diện (la présence), văn tự (l’écriture) với lời nói (la parole), hữu (être) với hiện sinh (existence), tha nhân (l’autre) với tôi (moi), sự khác biệt (la différence) với cái Một (l’Un). Như vậy cái trung tính tuy không tự nó lộ diện để người ta nhận biết nhưng nó lại có vai tṛ trong mỗi từ kể trên, những từ này có đặc điểm là không thể được khái niệm hóa một cách dễ dàng và rất có thể là không thể được khái niệm hóa được bởi chúng đem theo cùng với chúng một khả tính phủ nhận (possibilité négative) thuộc một loại rất đặc thù người ta không thể cho đó là phủ nhận hay không phủ nhận. “Cái Trung tính, do một sự đồng h́nh đúng nghĩa, ngả về Đêm tối, dù rằng chẳng có cái ǵ đưa chúng [Trung tính, Đêm tối] lại gần nhau xét về ngữ nghĩa. Cái Trung tính không có những danh xưng huyền thoại cổ xưa mọi đêm tối đem theo với nó. Cái trung tính đảo ngược, một cách thật đơn giản, một sự phủ nhận thành hai hạn từ: trung tính, không là cái này cũng chẳng là cái khác. Không là cái này cũng chẳng là cái khác: không có ǵ chính xác hơn thế.”(1) Vậy nên sự hủy bỏ phủ nhận đă có trước khi xác định là xác định, và trước hết là sự hủy bỏ phủ nhận (dénégation) cái phần trung tính của nó: cái này cái kia (l’un l’autre), cái nào trong hai cái?. Điều này cũng có nghĩa một trong hai và như thể luôn luôn là cái chẳng bao giờ là một cả. Về mặt luận lư khi nói “Cái này và cái kia/L’un et l’autre”, do nhị phân vừa không đều nhau vừa không được xác định rơ ràng này, dường như ám chỉ tới sự thiết yếu cổ xưa (la nécessité archaïque) của một cách đọc tưởng như nhị giá (như thể tất cả phải bắt đầu bằng cả hai), nhưng đó lại là một thứ nhị phân tính (binalité) lập tức mất đi giá trị đối nghịch và rồi tự đa hóa (se pluraliser) đến mức độ thành cái không được xác định rơ. Cách đọc này cứ đi đi lại lại hoài hủy từ một hạn từ sang hạng từ thứ nh́ v́ “cái kia”(l’autre) bao giờ luôn luôn cũng vẫn cứ là cái kia trốn chạy trong khi vuột khỏi chúng ta. Rơ ràng là cách nói “Cái này, cái kia” trong khi chỉ định một sự phân chia nhắm làm rơ giữa cái này với tất cá phần c̣n lại, nhưng đồng thời tất cả phần c̣n lại này lại chỉ là khác, kể cả cái khác của tất cả phần c̣n lại. Thế nên cách đọc này được đánh dấu là “bị biến thành khác, altérée” do sự thượng phong quái đản của cái khác. “Cái trung tính có thể chỉ làm cái công việc đón nhận tính chất quái đản của cái khác này trong khi làm cho nó càng quái đản hơn bởi cái bóng che phủ nó mà không làm tan đi cái bóng này, không đi tới một sự phủ nhận thực sự (cũng chẳng, nhân đôi lên và không lật ngược, một sự phủ nhận của phủ nhận) có khả năng dừng lại hay có khả năng soi sáng. Cái trung tính lấy lại cái kia/khác vào bản thân nó dưới một tấm voan che mỏng (nhưng lại không nh́n thấu qua được), tấm voan này dường như chỉ đẩy từ cái kia/khác sự xác định không ngừng của nó rằng duy nhất cái hủy tính được cho ra để nắm bắt: cái khác của cái khác, cái không được biết của cái khác, sự từ chối không để được nghĩ rằng như cái khác với cái này, và sự từ chối của nó chỉ là Cái Khác hay vẫn là “khác với”. Cái trung tính làm cho tất cả điều đó mềm đi, nhưng thu hồi một cách lặng lẽ sư ngưng lại/nghỉ. Cái trung tính, do h́nh thức danh từ, tức là tích cực/xác nhận, để cho – làm cho chúng đóng vai tṛ – một sự xác định và một loạt không định rơ những sự phủ nhận: cái h́nh thức danh từ này không đặt chúng lại với nhau cho một sự đảo nghịch biện chứng; đó chính là một trong những tính chất cá biệt của sự cung cấp của nó; sự xác định theo đó cái ǵ đang giữ vai tṛ, cái đó sẽ không là cái này hay cái kia – sự xác định không ngừng tự gây tiếng vang trong chính nó cho đến khi biến mất, biến mất đi tới tận khi sự im lặng biến mất, - thực sự không phải là xác định hay tác hoạt; công việc của nó gồm có việc che dấu cái khác trong khi làm cho cái khác này có giá trị dưới tấm che phủ và cũng làm cho sự vô hạn tồi tệ (đang h́nh thành trong cái khác) ngưng lại, nhưng lại làm vậy bằng cách ném sự vô hạn này trở lại bằng một biến tấu nhịp điệu có tính chất phủ nhận, công việc này của nó chỉ là một giả-công việc.  Một cái ǵ đó đang h́nh thành do cái trung tính, cái ngay sau đó là công tŕnh/tác phẩm của sự giải tác. Nhưng công tŕnh này lại không là hậu quả của một cái Trung tính nếu hiểu Trung tính như nguyên nhân hay sự vật. “Cái Trung tính, danh từ nghịch lư: dường như nó không nói năng ǵ hết, một từ câm, đơn giản, thế nhưng lại luôn luôn lộ diện, luôn luôn di chuyển ra khỏi ư nghĩa của nó, tác hoạt một cách không nh́n thấy được sự tác hoạt trên chính nó này trong khi chấm dứt tự ngừng xoay quanh, trong sự bất động của vị trí của nó, vị trí này cự tuyệt chiều sâu. Việc nó trung tính hóa, (tự) trung tính hóa như vậy cũng gợi ư (chỉ làm gợi ư thôi) chuyển động của Aufhebung/Vượt bỏ, nhưng nếu như nó làm ngưng/treo lửng và giữ lại, th́ nó chỉ giữ lại cái chuyển động của việc làm ngưng trệ, nghĩa là khoảng cách nó tạo nên bởi sự kiện trong khi chiếm cứ lănh địa, nó làm cho khoảng cách này biến đi. Như vậy cái Trung tính có nghĩa sự khác biệt trong sự không khác biệt, sự tối tăm trong sự trong suốt, sự trương ra một cáhc tiêu cực của cái này, cái khác chỉ thể tự sản xuất bởi sức hút tránh xa – bỏ quên – của cái kia. Ngay cả sự phủ nhận của cái Trung tính cũng bị che dấu. Thế nên cái trung tính đánh dấu “hữu” không đưa nó trở lại tính chất thô sơ của không-hữu, nhưng luôn luôn đă tháo túng, làm vụn thành từng mảnh chính hữu như cái chẳng bao giờ tự hiến cho cái này hay cho cái khác, cũng từ chối không chịu lộ diện trong sự hiện diện đơn giản, chỉ có thể nắm bắt được qua ngả phủ nhận, dưới tấm voan bảo vệ  của cái không. Nếu đọc hữu, viết hữu ở dạng trung tính, th́ đó không phải cái trung tính luôn luôn hơn hữu, hay chỉ [có ư nói rằng] hữu tự hiến dưới tấm che mặt của sự khác biệt giữa hữu và vật hiện sinh không hữu cũng không vật hiện sinh (hay đúng ra bên ngoài cả hai hay nằm phía dưới của giữa hai), nhưng [có ư nói rằng] cái trung tính từ khước hữu trong khi can ngăn hữu đừng hiện diện bằng mọi kiểu một cách dịu dàng, dù cho đó là hiện diện một cách tiêu cực, trung tính hóa hữu tới mức ngăn cản hữu lên tiếng là hữu của cái trung tính, kết cục kéo hữu vào trong sự sói ṃn vô tận của sự lặp lại phủ nhận. Cái Trung tính đánh dấu hữu, hiệu quả của mọi dấu đánh: hữu được đánh dấu nơi cái trung tính  không tự nhận biết và luôn luôn quên lăng, dưới hào quang của hữu, ngay cả hào quang của cái dấu này cũng chỉ là một hậu quả. Cái Trung tính không ưu tiên, muôn thưở là cái theo sau, cái theo sau này lại đi trước như thể cái trung tính không ở đâu cả, hoạt động trong ngôn ngữ ở mọi nơi như tṛ chơi của dấu vạch, nếu cái đánh dấu xóa bỏ dấu vết và, cuối cùng, trung tính hóa cho tới đường phân chia đó tới mức nó không thể c̣n là tra vấn/câu hỏi nữa, nó vượt qua sự tra vấn của việc vượt qua. Sự vượt qua hoàn tất như không đang tự hoàn tất, nếu nó cũng tự xác định ở trung tính, trong tính chất trung tính của một mồi nhử không bao giờ có mặt, sự vượt qua này không thể nào, ít ra là với tư cách một mệnh đề, đánh dấu cái trung tính như thể chính xác cái đó sẽ là cái để vượt qua, luôn luôn tham dự trong sự vượt qua. Như viết, cái chuyển động viết không ngưng nghỉ, sẽ giải thoát chúng ta khỏi tṛ chơi viết.”(2)

   Sau khi lư giải cái Trung tính một cách triết lư hết sức trừu tượng Blanchot u buồn khi cảm nhận cái Trung tính chính là nỗi Khổ đau Chia ĺa (3) v́ cái Trung tính là tự chia ĺa, là sự cấm đoán dịu dàng không cho phép ta chết đi, nơi  từ ngưỡng này sang ngưỡng kế tiếp con mắt không có cái nh́n (œil sans regard) của cái Trung  tính ám ảnh chúng ta, là niềm im lặng đưa chúng ta vào sự gần cận của nơi xa (la proximité du lointain), xa mà gần, gần mà xa. Cũng là lời nói ra cơi ngoài của những kẻ đang c̣n sống và những người đă chết, làm chứng cho sự vắng mặt của sự làm chứng (témoignant pour l’absence d’attestation). Khi chúng ta bên nhau người này nhớ kẻ kia quên, nhớ nhớ quên quên, như thể chúng ta đang đi từ cái ngưỡng (cửa) này sang ngưỡng kia, nhớ quên như thể đậu lại trên ngưỡng cửa để rồi một ngày nào đó nhớ quên sẽ hiểu rằng chúng ta biết vậy. “Thời gian đến ở nơi thời gian sẽ đến/Le temps vient où le temps viendra.” Blanchot mô tả sự nghịch lư của cái Trung tính: Cái Trung tính khi là trung tính là cái tự trốn chạy trong khi trốn chạy và trốn chạy ngay cả hành vi trốn chạy dù rằng không có cái ǵ của biến mất hiện ra, là hậu quả thu giàm vào sự vắng mặt hậu quả: cái trung tính, biểu đạt của kiến-bất kiến (le visible-l’invisible), tính chất không ngang bằng của sự ngang bằng, là câu trả lời thiếu kiên nhẫn: cái nào trong hai cái. Nhưng câu trả lời này dường như đón nhận câu hỏi “cái này cái kia, không là cái này cũng chẳng là cái kia?” làm biến đổi cấu trúc của câu hỏi bằng sự từ chối không những việc chọn lựa nhưng cả việc đặt ḿnh dưới khả hữu của một chọn lựa giữa hai hạn từ như cái này hay cái kia, có hay không, ngày hay đêm, thượng đế hay con người “Cái nào trong hai cái?” – Chẳng là cái này cũng không là cái kia, cái kia, cái kia” như thể cái Trung tính bao giờ cũng nói bằng tiếng vang,   nhưng lại làm cho cái kia vĩnh tồn bằng sự lập lại rằng sự khác biệt, luôn luôn được hiểu nơi cái khác kia, dù cho dưới h́nh thức của sự vô hạn không tốt đẹp, không ngừng kêu gọi, như sự lấy thăng bằng của cái đầu của một người bị trao thân cho sự giao động tới lui ngàn đời.” Phải chăng chính Blanchot kẻ viết cái trung tính, nói cái trung tính (écrire le neutre, parler le neutre) cũng là kẻ “bị trao thân cho sự giao động tới lui vĩnh cửu” trong khổ h́nh của việc tra vấn, truy t́m cái Trung tính? Và chính đó là sự Khổ đau (Soufrance).

   Giọng điệu của Blanchot trong trích đoạn thượng dẫn viết vào năm 1973 trong Le pas au-delà này cho thấy sự mệt mỏi, bế tắc khi theo ngả triết lư để đi t́m, nhận diện cái Trung tính. Trước đó (năm 1969) trong quyển L’Entretien ifini/Kết đàm bất tận (EI) Blanchot cũng đă nhận ra, như nhận xét của Eric Marty rằng “Để tiếp cận cái Trung tính, để đặt/gọi tên nó, để đẩy nó đi tới một h́nh thức của tính chất khả thị – một sự ép buộc đặc biệt – th́ phải ra khỏi triết lư”(5) Như chúng ta đă biết Blanchot quan niệm văn chương không thể thiếu triết lư nhưng văn chương phải đối kháng sự trị v́ của triết lư. Trong phần “Mở ngoặc” cho L’Absence de livre/Sự vắng mặt Quyển sách (EI các trang 447-450) với dấu ±± Blanchot viết: “Cái trung tính, luôn luôn tách rời khỏi trung tính bởi cái trung tính, trước khi để được giải thích bởi cái đồng nhất, vẫn là cái thặng dư không thể đồng nhất/nhận diện.”(6) Cũng trong quyển này, trong bài René Char et la pensée du neutre/René Char và tư tưởng về trung tính, Blanchot cho rằng khi thơ của Char chỉ về phía cái “không/chưa biết/inconnu” th́ kinh nghiệm về cái trung tính đă ẩn tàng trong mọi tương quan với cái “không/chưa biết/inconnu” đó. Và Blanchot cũng chú giải thêm rằng “Bằng một sự giản lược rơ ràng là ép uổng, người ta có thể nhận ra, trong toàn bộ lịch sử triết học, đă có một nỗ lực hoặc để làm thích nghi và thuần hóa “cái trung tính” bằng cách thay thế vào chỗ đó [chỗ của cái trung tính] luật tắc của cái vô ngă và sự trị v́ của cái phổ cập/quát, hoặc để lên án cái trung tính trong khi khẳng định sự ưu tiên đạo đức của cái Tôi-Chủ thể, của khát vọng huyền hoặc về một cái Duy nhất riêng biệt. Cái Trung tính như vậy luôn luôn bị đẩy ra khỏi những ngôn ngữ của chúng ta và ra khỏi những chân lư của chúng ta.”(7) Blanchot cho rằng dù triết lư của Heidegger có thể được hiểu như một trả lời cho sự tra vấn về cái trung tính và một thử nghiệm tiến gần cái trung tính một cách không khái niệm (d’une manière non conceptuelle) nhưng chúng ta cũng phải hiểu triết lư đó lại là một sự tháo lui mới trước cái ǵ tư tưởng dường như chỉ có khả năng đón nhận bằng cách loại bỏ nó đi. Điều này cũng có nghĩa Heidegger đă đi vào bế tắc trước nan đề về sự khác biệt hữu thể luận (différence ontologique) giữa hữu và vật hiện sinh (être#étant). Dĩ nhiên nhận định này của Blanchot chỉ dừng lại ở quyển Sein und Zeit  và những tác phẩm nhỏ của Heidegger đă cho xuất bản vào cuối thập niên 60 và dầu 70 thế kỷ trước nên vào thời điểm Blanchot viết EI Blanchot chưa đọc quyển Beiträge zur Philosophie/Những Đóng góp cho Triết học khi đó chưa được Heidegger cho xuất bản.

________________________________

(1)     Maurice Blanchot, Le pas au-delà, trang 103-104: Le Neutre, par une simple affinité littérale, incline vers la Nuit, sans que rien sémantiquement les rapproche. Le Neutre n’a pas les titres mythologiques anciens que toute nuit apporte avec elle. Le Neutre dérive, de la manière la plus simple, d’une négation en deux termes: neutre, ni l’un ni l’autre. Ni l’un ni l’autre, rien de plus précis.”

(2)     Sđd, trang 105-106: Le Neutre, nom paradoxal: il ne parle presque pas, mot muet, simple, cependant toujours se voilant, toujours se déplaçant hors de son sens, opérant invisiblement sur lui-même en ne cessant de se désenrouler, dans l’immobilité de sa position qui répudie la profondeur. Il neutralise, (se) neutralise, ainsi évoque (ne fait qu’évoquer) le mouvement de l’Aufhebung, mais s’il suspend et retient, il retient seulement le mouvement de suspendre, c’est-à-dire la distance qu’il suscite par le fait qu’occupant le terrain, il la fait disparaître. Le Neutre désigne alors la différence dans l’indifférence, l’opacité dans la transparence, la scansion négative de l’autre qui ne peut se repoduire que par l’attrait conjuré – omis –de l’un. Même la négation du Neutre est dérobée.  Le Neutre qui marquerait l’ “être” ne le renvoie donc pas à la grossièreté du non-être, mais a toujours déjà dispersé l’être même comme ce qui, ne se donnant jamais ni pour ceci ni pour cela, se refuse aussi à se présenter dans la présence simple, saisissable seulement par voie négative, sous le voile protecteur du non. Si l’être se lit, s’écrit au neutre, ce n’est pas toutefois que le neutre prime l’être, ou seulement que l’être se donnerait sous le voile de la différence entre être et étant ni être ni étant (plutôt l’au-delà des deux ou l’en-deçà de l’entre-deux), mais que le neutre le conjure en le dissuadant doucement de toute présence, fût-elle négative, le neutralisant jusqu’à l’empêcher de se dire l’être du neutre, tout en l’entraînant dans l’érosion infinite de la répétition négative. Le Neutre marque l’être, effet de toute marque: l’être marqué au neutre ne se remarque pas et oublie toujours, sous l’éclat de l’être, cette marque dont même l’éclat n’est qu’un effet. Le Neutre ne prime pas, éternel suivant qui precède, de sorte que le neutre n’est nulle part, fonctionnant dans le langage à toute place comme jeu de marque, si ce qui marque démarque et, à la fin, neutralise jusqu’à cette ligne de démarcation qu’il ne saurait être question, la franchissant, de franchir. La transgression qui s’accomplit comme ne s’accomplissant pas, si elle aussi s’affirme au neutre, dans la neutralité d’un leurre jamais présent, ne saurait, du moins au titre d’une proposition, marquer le neutre comme cela même qui serait, toujours en jeu dans la transgression, précisément à transgresser. Comme si écrire, le mouvement incessant d’écrire, nous libérait du jeu de l’écriture.

(3)     Maurice Blanchot, Entretien infini trang 450: Khi quan niệm cái Trung tính như một cách thế chia ĺa thuần túy nghĩa là cái Trung tính chia cách với chính nó như Blanchot viết: Le neutre, toujours séparé du neutre par le neutre, loins de se laisser expliquer par l’identique, reste le surplus inidentifiable/ Cái trung tính, luôn luôn tách rời khỏi trung tính, thay v́ tự để  được giải thích bằng cái đồng nhất, th́ lại vẫn là cái thặng dư không thể đồng nhất.Đó là sự khổ đau của chia ĺa.

(4)     Sđd, trang 108: “Lequel des deux?” – “Ni l’un ni l’autre, l’autre, l’atre”’ comme si le Neutre ne parlait jamais qu’en echo, cependant perpétuant l’autre par la répetition que la différence, toujours comprise en l’autre, fût-ce sous la forme du mauvais infini, appelle sans cesse, balancement de tête d’un home livré au branle éternel.

(5)     Éric Marty, Maurice Blanchot, Roland Barthes, le neutre en question trong L’Herne, Cahier Blanchot, Éditions de L’Herne, 2014, trang 348: Pour acceder au Neutre, pour le nommer, pour le faire accéder à une forme – forcément particulière – de visibilité, il faut sortir de la philosophie.

(6)     Maurice Blanchot, xem chú giải (3).

(7)     Sđd, trang 441: En une simplication évidemment abusive, l’on pourrait reconaïtre, dans toute l’histoire de la philosophie, un effort soit pour acclimater et domestiquer le “neutre” en y substituant la loi de l’impersonnel et le règne de l’universel, soit pour récuser le neutre en affirmant la primauté éthique du Moi-Sujet, l’aspiration mystique à l’Unique singulier. Le Neutre est ainsi constamment repoussé de nos languages et de nos verities.

(c̣n tiếp)

đào trung đąo 

 http://www.gio-o.com/daotrungdao.html

 

© gio-o.com 2014